I. MỤC TIÊU.
- Nhận biết tổng của nhiều số.
- Biết cách tính tổng của nhiều số.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 2), Bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 3a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên : Viết nội dung BT1 lên bảng.
Học sinh : dụng cụ học toán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tuần 19 Thứ ngày tháng năm 201 Môn: Toán. TỔNG CỦA NHIỀU SỐ I. MỤC TIÊU. - Nhận biết tổng của nhiều số. - Biết cách tính tổng của nhiều số. + Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 2), Bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 3a. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên : Viết nội dung BT1 lên bảng. Học sinh : dụng cụ học toán. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 hoc sinh lên bảng làm bài tập sau: Tính: 2 + 5 = 3 + 12 +14 = - Nhận xét và cho điểm hoc sinh B.Bài mới 1. Giới thiệu bài Trong bài hôm nay, các em sẽ được học cách tính tổng của nhiều số. 2 . Giới thiệu các phép tính a. Hướng dẫn thực hiện 2 + 3 + 4 = 9 - GV viết: Tính: 2 + 3 + 4 lên bảng, yêu cầu hoc sinh đọc, sau đó yêu cầu hoc sinh tự nhẩm để tìm kết quả. - Vậy 2 cộng 3 cộng 4 bằng mấy? - Tổng của 2, 3, 4 bằng mấy? - yêu cầu 1 hoc sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc. - yêu cầu HS nhận xét và nêu lại cách thực hiện tính. b. Hướng dẫn thực hiện phép tính 12 + 34 + 40 = 86 - GV viết: Tính 12 + 34 +40 lên bảng (viết theo hàng ngang) và yêu cầu HS đọc. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách đặt tính theo cột dọc. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS nêu cách dặt tính - Khi ta tính cho một tổng có nhiều số, ta cũng tính giống như đối với tổng của hai số, nghĩa là đặt tính sao cho số hàng đơn vị thẳêng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm cách thực hiện tính. - Gợi ý: Khi thực hiện một tính cộng theo cột dọc, ta bắt đầu cộng từ hàng nào ? - Yêu cầu cả lớp nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu học sinh nêu lại cách thực hiện tính - Lưu ý: Nếu học sinh không tự tìm được cách đặt tính và thực hiện tính đã nêu trên thì giáo viên nêu, sau đó yêu cầu HS vừa thực hiện tính, vừa nêu lại cách tính c. Hướng dẫn thực hiện phép tính 15 + 46 + 29 + 8 = 98 - Tiến hành tương tự như trường hợp 12 + 34 + 40 = 86 3. Luyện tập Bài 1 - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Tổng của 3, 6, 5 bằng bao nhiêu ? + Tổng của 7, 3, 8 bằng bao nhiêu ? + 8 cộng 7 cộng 5 bằng bao nhiêu ? + 6 cộng 6 cộng 6 cộng 6 bằng bao nhiêu ? - nhận xét cho điểm học sinh. Bài 2 - Hãy nêu yêu cầu của bài tập 2 - Gọi 4 HS lên bảng thực hiện phép tính, cả lớp làm vào vở - Nhận xét và cho điểm học sinh. Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài và hướng dẫn thực hiện phép tính. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện với các đơn vị đo đại lượng. Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố dặn dò - Yêu cầu HS đọc tất cả các tổng được học trong bài. - Dặn dò HS về nhà thực hành tính tổng của nhiều số - Xem trước bài phép nhân. - Nhận xét tiết học. - 2 học sinh làm bài trên bảng lớp. 2 + 5 = 7 3 + 12 + 14 = 29 HS nhẩm: 2 cộng 3 bằng 5, 5 cọâng 4 bằng 9. - HS báo cáo kết quả: 2 + 3 + 4 = 9 - 2 cộng 3 cộng 4 bằng 9 - Tổng của 2, 3 và 4 bằng 9 - HS đặt tính và nêu cách thực hiện phép tính: +Đặt tính: Viết 2 rồi viết 3 xuống dưới 2, sau đó viết 4 xuống dưới 3 sao cho 2, 3, 4 thẳng cột với nhau. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang. +Tính: 2 cộng 3 bằng 5. 5 cộng 4 bằng 9, viết 9 - Học sinh đọc: + 12 cộng 34 cộng 40 (Tổng của 12, 34 và 40) - 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào giấy nháp. + 12 34 40 - Đặt tính: Viết 12 rồi viết 34 xuống dưới 12, sau đó viết tiếp 40 xuống dưới 34 sao cho các số hàng đơn vị 2, 4, 0 thẳng cột với nhau, các số hàng chục 1, 3, 4 thẳng cột với nhau. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang - Ta bắt đầu cộng từ hàng đơn vị. - HS suy nghĩ. Sau đó một học sinh lên bảng lớp để làm bài, cả lớp làm vào nháp + 12 34 40 86 - 2 cộng 4 bằng 6, 6 cộng 0 bằng 6, viết 6. - 1 cộng 3 bằng 4, 4 cộng 4 bằng 8, viết 8 - Đặt tính: lần lượt viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục. Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang. + 15 46 29 8 98 - Tính: 5 cộng 6 bằng 11. 11 cộng 9 bằng 20, 20 cộng 8 bằng 28, viết 8, nhớ 2 * 1 cộng 4 bằng 5, 5 cộng 2 bằng 7. 7 thêm 2 bằng 9, viết 9. Vậy tổng của 15, 46, 29, 8 bằng 98 - Làm bài cá nhân Tổng của 3, 6, 5 bằng 14 Tổng của 7, 3, 8 bằng 18 8 cộng 7 cộng 5 bằng 20 6 cộng 6 cộng 6 cộng 6 bằng 24 Tính HS làm bài và nêu cách tính theo yêu cầu của giáo viên. - HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bài trên bảng lớp. 12kg + 12kg + 12kg = 36kg 5l + 5l + 5l + 5l = 20l Nhận xét bài bạn. - Khi thực hiện tính tổng các số đo đại lượng, ta tính bình thường sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả. Tuần 19 Thứ ngày. tháng năm 201 Môn: Toán. PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU. - Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau. - Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân. - Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân. - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên : 5 Miếng bìa, mỗi miếng có gắn 2 hình tròn (như SGK).Các hình minh hoạ trong bài tập 1, 3. Học sinh : dụng cụ học toán. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: Tính: 12+35+45= 56+13+27+9= Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài Trong bài học hôm nay, các em làm quen với một phép tính mới, đó là phép nhân. 2. Giới thiệu phép nhân. - GV gắn một tấm bìa có hai hình tròn lên bảng hỏi: Có mấy hình tròn ? - Gắn tiếp lên bảng cho đủ 5 tấm hình, mỗi tấm có hai hình tròn. Hỏi tất cả có bao nhiêu hình tròn? - Yêu cầu HS đọc lại phép tính trong bài toán trên. Hỏi: 2 cộng 2 cộng 2 cộng 2 cộng 2 cộng là tổng của mấy số hạng ? - Hãy so sánh các số hạng trong tổng với nhau. - Như vậy tổng trên là tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng đều bằng 2, tổng này còn được thay bằng phép nhân 2 nhân 5, và được viết là 2x5. - Kết quả của tổng cũng chính là kết quả của phép nhân nên ta có 2 nhân 5 bằng 10 (vừa giảng bài vừa viết lên bảng) - Yêu cầu học sinh đọc lại phép tính. - Chỉ dấu x và nói đây là dấu nhân. - HS viết 2x5 = 10 vào bảng con. - Yêu cầu HS so sánh phép nhân với phép cộng: 2 là gì trong tổng 2+2+2+2+2? 5 là gì trong tổng 2+2+2+2+2? Giảng: chỉ có tổng của các số hạng bằng nhau chúng ta mới chuyển được thành phép nhân. Khi chuyển một tổng của 5 số hạng mỗi số hạng bằng 2 thành phép nhân thì ta được phép nhân 2x5. kết quả của phép nhân chính là kết quả của tổng. 3. Luyện tập. Bài 1. - Yêu cầu HS nêu đề bài. - Yêu cầu HS đọc bài mẫu. - Vì sao từ phép tính 4+4 = 8 ta chuyển được thành phép nhân 4x2=8? - Yêu cầu HS suy nghĩ để tự làm tiếp các phần còn lại của bài. - Yêu cầu HS giải thích vì sao ở phần b, ta lại chuyển từ phép cộng thành phép nhân 5 x3 = 15 và ở phần c lại chuyển được thành 3 x 4 = 12. Bài 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết lên bảng: 4 + 4 + 4 + 4+ 4 = 20 và yêu cầu HS đọc lại. - Yêu cầu HS suy nghĩ và chuyển tổng trên thành phép nhân tương ứng. - Vì sao ta lại chuyển được tổng 4 cộng 4 cộng 4 cộng 4 cộng 4 bằng 20 thành phép nhân 4 nhân 5 bằng 20? Bài 3 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS suy nghĩ để tự làm tiếp các phần còn lại của bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn, sau đó GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc lại phép nhân đã được học trong bài. - Hỏi: những tổng như thế nào thì có thể chuyển thành phép nhân? - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện tập thêm về cách chuyển tổng có số hạng đều bằng nhau thành phép nhân. - 2 HS làm bài trên bảng lớp. 12+35+45= 92 56+13+27+9=95 - HS nhắc lại phép nhân Có hai hình tròn. HS suy nghĩ và trả lời: Có tất cả 10 hình tròn. Vì 2+2+2+2+2 = 10. Đọc phép tính theo yêu cầu. Là tổng của 5 số hạng. Các số hạng trong tổng này bằng nhau và bằng 2. HS đọc: 2 nhân 5 bằng 10. - Viết bài vào bảng con 2 là số hạng của tổng. 5 là số các số hạng của tổng. Đề bài yêu cầu chúng ta chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. Đọc 4 + 4 = 8 thành 4 x 2 = 8 Vì tổng 4+4 là tổng của 2 số hạng, các số hạng đều là 4, như vậy 4 được lấy 2 lần nên ta có phép nhân 4 x 2 = 8. 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. b) 5 x 3 = 15 c) 3 x 4 = 12 - Viết phép nhân tương ứng với các tổng cho trước Đọc: 4 cộng 4 cộng 4 cộng 4 cộng 4 bằng 20. Trả lời: phép nhân đó là 4 x 5 = 20. Vì tổng 4+4+4+4+4 =20 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng là 4(hay 4 được lấy 5 lần). - Viết phép nhân tương ứng với các hình 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở. - Những tổng có số hạng đều bằng nhau thì chuyển đựơc thanøh phép nhân tương ứng. Tuần 19 Thứ ngày. tháng năm 201 Môn :Toán THỪA SỐ, TÍCH I. MỤC TIÊU. - Biết thừa số, tích. - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. - Biết tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. + Bài tập cần làm: Bài 1 (b, c), Bài 2 (b), Bài 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên : Dùng 3 miếng bìa ghi: Thừa số Thừa số Tích Học sinh : dụng cụ học toán. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ - GoÏi 2 HS chuyển các phép cộng sau thành các phép nhân tương ứng: 3+3+3+3+3 7+7+7+7 - Nhận xét và cho điểm HS. B. Bài mới 1.Giới thiệu bài Hôm nay sẽ giới thiệu với các em về tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân. 2. Giới thiệu “Thừa số – Tích” - Viết lên bảng phép tính 2 x 5 =10 và yêu cầu HS đọc phép tính trên. - Nêu: Trong phép nhân 2 x 5 = 10 thì 2 được gọi là thừa số, 5 cũng được gọi là thừa số, còn 10 gọi là tích. + 2 Gọi là gì trong phép nhân 2 x 5 =10 ? + 5 Gọi là gì trong phép nhân 2 x 5 =10 ? + 10 Gọi là gì trong phép nhân 2 x 5 =10 ? Thừa số là gì của phép nhân? Tích là gì của phép nhân ? 2 nhân 5 bằng bao nhiêu ? 10 gọi là tích, * 2 nhân 5 cũng gọi là tích - Yêu cầu HS nêu tích của phép nhân 2 x 5 = 10 3 Luyện tập Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Viết 3+3+3+3+3và yêu cầu HS đọc. - Tổng trên có mấy số hạng? Mỗi số hạng bằng bao nhiêu ? - Vậy 3 được viết mấy lần? - Hãy viết tích tương ứng của tổng trên. 3 nhân 5 bằng bao nhiêu? - Yêu cầu HS tự làm. - Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng sau đó đưa ra kết luận. - Yêu cầu HS gọi tên các thành phần và kết quả của phép nhân vừa lập được. Ví dụ: Nêu thừa số trong phép nhân 9 x 3 = 27. Tích của phép nhân 2 x4 là gì? - Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GọÏi HS nêu yêu cầu của bài. - Bài toán này là bài toán ngược s ... đựng 10 lít nước mắm, can to đựng nhiều hơn can bé 5 lít nước mắm. Hỏi can to đựng được bao nhiêu lít nước mắm? Bài giải Can to đựng số lít nước mắm là: 10 + 5 = 15 (l) Đáp số: 15 lít - Bạn Bình có 1000 đồng. Bạn mua một con tem để gửi thư hết 800 đồng. Hỏi bạn Bình còn mấy trăm đồng? Bài giải: Bạn Bình còn lại số tiền là: 1000 - 800 = 200 (đồng) Đáp số: 200 đồng. - HS lên bảng làm bài Tuần 34 Thứ ngày tháng năm 2011 Môn :Toán ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TT) I. MỤC TIÊU. - Nhận biết thời gian được dành cho một số hoạt động. - Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg, km. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: - Viết trước lên bảng nội dung bài tập1, 2, 3. Học sinh: viết, thước,. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. 2. Ôn tập Bài 1 - Gọi 1 HS đọc bảng thống kê các hoạt động của bạn Hà. - Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào? - Thời gian Hà dành cho việc học là bao lâu? Bài 2 - Cho HS đọc đề bài toán. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài. - Nhận xét bài làm của HS và cho điểm. Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài thống nhất phép tính sau đó yêu cầu các em làm bài. - Nhận xét bài làm của HS và cho điểm. 3. Củng cố – dặn dò - Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ; phê bình, nhắc nhở những HS còn học chưa tốt. - Xem trước bài mới. - Nhận xét tiết học - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - Hà dành nhiều thời gian nhất cho việc học. - Thời gian Hà dành cho việc học là 6 giờ. - Bình cân nặng 27 kg, Hải cân nặng hơn Bình 5 kg. hỏi Hải cân nặng bao nhiêu kilogam? Bài giải: Bình cân nặng là: 27 + 5 = 32 (kg) Đáp số: 32 kg. - HS đọc đề - Gọi 1 HS lên bảng làm bài Tuần 34 Thứ ngày tháng năm 2011 Môn :Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. MỤC TIÊU. - Nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật, đường thẳng, đường gấp khúc, hình tam giác, hình vuông, đoạn thẳng. - Biết vẽ hình theo mẫu. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: - Các hình vẽ trong bài tập 1, 2, 4 Học sinh: viết, thước,. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. 2. Ôn tập Bài 1 - Chỉ từng hình vẽ trên bảng và yêu cầu HS đọc yên của từng hình. Bài 2 - Cho HS phân tích để thấy hình ngôi nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, một hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tứ fiác làm mái nhà, sau đó yêu cầu các em vẽ hình vào vở BT. Bài 4 - Vẽ hình của bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình. - Hình bên có mấy tam giác, là những tam giác nào? - Có bao nhiêu tứ giác, đó là những hình nào? - Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào? 3. Củng cố – dặn dò - Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ; phê bình, nhắc nhở những HS còn học chưa tốt. - Xem trước bài mới. - Nhận xét tiết học - HS nhắc lại tựa bài - Đọc tên hình theo yêu cầu. - 3 HS làm bài trên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Có 5 hình tam giác, là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1+2) - Có 5 tứ giác, đó là hình (1+3), hình (2+4), hình (1+2+3), hình (1+2+4), hình (1+2+3+4). - Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1+3), hình (2+4), hình (1+2+3+4) Tuần 34 Thứ ngày tháng năm 2011 Môn :Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TT) I. MỤC TIÊU. - Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: - Các hình vẽ trong bài tập 1, 2, 3. Học sinh: viết, thước,. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. 2. Ôn tập Bài 1 - Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả. Bài 2 - Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính. - GV hướng dẫn HS nhận xét Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề - GV hướng dẫn cách làm - Hướng dẫn lớp nhận xét sửa sai 3. Củng cố – dặn dò - Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ; phê bình, nhắc nhở những HS còn học chưa tốt. - Xem trước bài mới. - Nhận xét tiết học - HS nhắc lại tên bài - Đọc tên hình theo yêu cầu. - HS thực hành tính - HS lên bảng làm bài Tuần 35 Thứ ngày tháng năm 2011 Môn :Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. - Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000. - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20. - Biết xem đồng hồ. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 (cột 1), Bài 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: - Các bài tập 1, 2, 3, 4. Học sinh: viết, thước, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. 2. Ôn tập Bài 1 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Bài 2 - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số, sau đó làm bài. - Nhận xét bài làm của HS và cho điểm. Bài 3 - Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả vào ô trống. - Gọi HS tính nhẩm trước lớp. Bài 4 - Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. 3. Củng cố – dặn dò - Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ; phê bình, nhắc nhở những HS còn học chưa tốt. - Xem trước bài mới. - Nhận xét tiết học - Làm bài, sau đó 3 HS đọc bài của mình trước lớp. - Thực hành nhóm. Ví dụ: 9 cộng 6 bằng 15; 15 trừ 8 bằng 7. Tuần 35 Thứ ngày tháng năm 2011 Môn :Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. - Thuộc bảng nhân, chia đã học để tính nhẩm. - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết tính chu vi hình tam giác. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: - Các bài tập 1, 2, 3. Học sinh: viết, thước, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. 2. Ôn tập Bài 1 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Bài 2 - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập. - Nhận xét bài làm của HS và cho điểm. Bài 3 - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài tập. - Chữa bài và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò - Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ; phê bình, nhắc nhở những HS còn học chưa tốt. - Xem trước bài mới. - Nhận xét tiết học - HS nhắc lại tựa bài - Làm bài, sau đó 4 HS lần lượt đọc bài làm của mình trước lớp. - 3 HS làm bài trên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Chu vi hình tam giác là: 3 + 5 + 6 = 14 (cm) Đáp số: 14 cm Tuần 35 Thứ ngày tháng năm 2011 Môn :Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. - Biết xem đồng hồ. - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số. - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính. - Biết tính chu vi hình tam giác. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3a, Bài 4 (dòng 1), Bài 5. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: - Các bài tập 1, 2, 3,4, 5. Học sinh: viết, thước, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. 2. Ôn tập Bài 1 - Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ. - Có thể tổ chức thành trò chơi thi đọc giờ trên đồng hồ. Bài 2 - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau, sau đó tự làm bài vào vở BT. Bài 3 - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập. Bài 4 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách thực hiện tính. - Nhận xét và chữa bài cho HS. Bài 5 - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, sau đó làm bài. - Nhận xét bài làm của HS và cho điểm. 3. Củng cố – dặn dò - Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ; phê bình, nhắc nhở những HS còn học chưa tốt. - Xem trước bài mới. - Nhận xét tiết học - HS nhắc lại tựa bài - Thực hiện yêu cầu của GV. - 3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở BT. - HS tự làm bài Chu vi của hình tam giác là: 5 + 5 + 5 = 15 (cm) Hoặc 5cm x 3 = 15cm. Tuần 35 Thứ ngày tháng năm 2011 Môn :Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU. - Biết so sánh các số. - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số. - Biết giải bài toán về ít hơn có liên quan đến đơn vị đo độ dài. + Bài tập cần làm: Bài 2, Bài 3, Bài 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: - Các bài tập 2, 3,4. Học sinh: viết, thước, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. 2. Ôn tập Bài 2 - Yêu cầu HS nêu lại cách làm và tự làm vào vở. Bài 3 - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hành tính theo cột dọc, sau đó làm bài tập. Bài 4 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét và chữa bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò - Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ; phê bình, nhắc nhở những HS còn học chưa tốt. - Xem trước bài mới. - Nhận xét tiết học - HS nhắc lại tựa bài - Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. - Làm bài, sau đó 2 HS đọc bài làm của mình trước lớp. - Tấm vải xanh dài 40m, tấm vải hoa ngắn hơn tấm vải xanh 16m. hỏi tấm vải hoa dài bao nhiêu mét? - Bài toán thuộc dạng toán ít hơn. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở BT. Bài giải: Tấm vải hoa dài là: 40 - 16 = 24 (m) Đáp số: 24m. Tuần 35 Thứ ngày tháng năm 2011 Môn :Toán KIỂM TRA CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: - Đọc, viết các số đến 1000. - Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số. - So sánh các số có ba chữ số. - Cộng, trừ, nhân, chia trong bảng. - Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số. - Giải bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ hoặc nhân hoặc chia (có liên quan đến các đơn vị đo đã học) - Số liền trước, số liền sau. - Xem lịch, xem đồng hồ. - Vẽ hình tứ giác, tính chu vi hình tứ giác, hình tam giác. II. ĐỀ BÀI: (Đề bài do Ban chuyên môn nhà trường ra. )
Tài liệu đính kèm: