Giáo án môn Toán 4 -Tuần 1 năm 2012

Giáo án môn Toán 4 -Tuần 1 năm 2012

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng trừ các số có đến 5 chữ số, nhân chia số có đến 5 chữ số với (cho số có 1 chữ số)

 - Luyện tính giá trị của biểu thức.

BT1, 2b, 3a,b

II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

A. Bài cũ:(4')

Kiểm tra việc học ở nhà của HS

B. Bài mới:(30')

Bài 1: GV cho HS tính nhẩm.

 

doc 25 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1346Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán 4 -Tuần 1 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2012
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng trừ các số có đến 5 chữ số, nhân chia số có đến 5 chữ số với (cho số có 1 chữ số)
 - Luyện tính giá trị của biểu thức.
BT1, 2b, 3a,b 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Bài cũ:(4')
Kiểm tra việc học ở nhà của HS
B. Bài mới:(30')
Bài 1: GV cho HS tính nhẩm.
HS nêu cách nhẩm cộng trừ, nhân, chia các số tròn chục, trăm
- HS nêu kết quả nhẩm 
- GV nhận xét.
 Bài 2- GV cho HS tự tính, sau đó chữa bài.
 GV HD HS chú ý cách đặt tính, phải đặt thẳng cột. (chú ý nhấn mạnh quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính).
HS làm vào vở
Bài 3: Tính giá trị biểu thức
-HS nêu cách tính: Thực hiện phép nhân chia trước 
 VD: 9000+1000:2 =9000+500 =14000
 GV cho HS tự làm, các bài sau đó nhận xét.
Bài 4: (HSKG)
GV cho HS nêu cách tính x.
4 em lên bảng làm - GVChấm, chữa bài
Bài 5: (HSKG)
- HS đọc bài toán và cho biết: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
 GV cho HS tự làm, sau đó gọi lên bảng giải.
GV nhận xét, cho điểm.
II. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:1'
GV nhận xét giờ học, dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau
TUẦN 2
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2012
Toán: 
T8: HÀNG VÀ LỚP.
I. Mục tiêu: 
- Biết được các hàng trong :- Lớp đơn vị gồm ( ba hàng: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm;) lớp nghìn( gồm ba hàng: Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.)
- Biết tính giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số
-Biết viết số thành tổng theo hàng. BT 1,2,3.
II.Đồ dùng dạy- học:
 Bảng kẻ sẵn như ở phần đầu bài học( chưa viết số).
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Giới thiệu lớp triệu, lớp nghìn(20')
- GV cho HS nêu tên các hàng đã học rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
- GV giới thiệu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
 Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
- GV viết bảng kẻ và nêu: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị, hay lớp đơn vị gồm có ba hàng: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- GV viết số 321 vào cột “ số” trong bảng rồi cho HS điền từng chữ số vào các cột ghi hàng.
Tương tự với các số: 654 000 và 654 321.
- GV lưu ý HS: khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn( từ phải qua trái). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút.
2. Thực hành(14')
Bài 1:- GV cho HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK.
- GV cho HS nêu kết quả các phần còn lại.
Bài 2: a) GV viết số 46 307 lên bảng, chỉ lần lượt vào các chữ số, yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng.
Tương tự với các số còn lại.
b) GV cho HS nêu lại mẫu, sau đó GV cho HS tự làm các phần còn lại vào vở( có kẻ bảng), sau đó HS thống nhất kết quả.
Bài 3: GV cho HS tự làm theo mẫu.
Bài 4: HSKG
 GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài(viết số, biết số đó gồm)
 Kết quả đúng là:
a) 5 trăm nghìn,7 trăm,3 chục và 5 đơn vị: 500 735.
b) 3 trăm nghìn,4 trămvà 2 đơn vị:300 402.
c) 2 trăm nghìn,4 nghìn và 6 chục :200 460.
d) 8 chục nghìn và 2 đơn vị :80 002.
Bài 5: HSKG:
GV cho HS quan sát mẫu rồi tự làm bài, sau đó chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò: (1')
GV nhận xét giờ học,dặn HS về nhà xem lại bài.
TUẦN 3
Thứ tư, ngày 7 tháng 9 năm 2011
Toán:
LUYỆN TẬP (TIẾP THEO)
 I. Mục tiêu:
- Đọc, viết thành tạo số đến lớp triệu .
 - Nhận biết giá trị của mõi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.( Bài1:chỉ nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số; Bài 2 (a/b); bài 3a; bài 4)
II. Các hoạt động dạy - học:
 1. Luyện tập:33’
BT1:Một HS nêu yêu cầu bài tập 
HS làm bài - chữa bài .
Bài 2: (a,b) KG làm cả - 1HS nêu yêu cầu bài tập
GV làm mẫu 1 bài, HS làm - chữa bài 
Bài 3(a) KG làm cả 
GV cho HS đọc số liệu dân của từng nước, sau đó trả lời miệng các câu hỏi sgk
Bài 4: GV y/c HS đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu: 100triệu đến 200 triệu, 300 triệu, 400 triệu,....900 triệu 
? Nếu đếm đến 990 triệu thì số tiếp theo số 900 triệu là số nào ?
GV: Số 1000triệu còn gọi là 1 tỉ 
1 tỉ viết là:1 000 000 000
? Nếu nói 1 tỉ đồng tức là bao nhiêu triệu đồng ? (1000 triệu đồng)
Gv cho HS nêu cách viết vào chỗ chấm 
 	Bài 5: HSKG 
 - Cho HS q/s lược đồ nêu số dân của một số tỉnh thành phố
2) Củng cố – Dặn dò:
chấm 1 số vở,nhận xét bài làm của HS .
- Nhận xét giờ học 
TUẦN 4
Thứ tư, ngày15 tháng 9 năm 2010.
Toán: 
YẾN, TẠ, TẤN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn. Mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và kilôgam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa tạ, tấn và kg.
- Biết thực hiện phép tính với các số đo tạ,tấn
BT1,2,3 (2phép tính)
II.Các hoạt động dạy-:
1.Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn: 15'
a)Giới thiệu đơn vị yến:
-GV cho HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học: kg, g.
- GV: “để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kg người ta còn dùng đơn vị yến”.
GV viết bảng 1 yến = 10 kg. HS đọc theo cả hai chiều.
GV: “Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?” (20 kg).
 “ Có 10 kg khoai tức là có mấy yến khoai?”( 1 yến).
b)Giới thiệu đơn vị đo tạ, tấn: Tương tự như trên.
 GV nêu một số VD như con voi nặng: 2 tấn, con trâu nặng 3 tạ ,
2.Thực hành: 18' 
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm.
	Cả lớp chữa bài,chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn HS làm chung 1 câu. Sau đó HS làm lần lượt các phần rồi chữa bài.
Lưu ý: HS chỉ viết kết quả cuối cùng vào chỗ chấm, không trình bày bước tính trung gian trong vở.
Bài 3: Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì?
HS làm bài rồi chữa bài. Lưu ý HS nhớ viết tên đơn vị trong kết quả tính.
Bài 4: HSKG
 HS tự đọc bài toán rồi làm bài và chữa bài.
Lưu ý: đổi 3 tấn =30 tạ.trước khi giải.
3. Củng cố- dặn dò: 2'
GV chấm 1 số vở ,nhận xét bài làm của HS .
GV nhận xét giờ học-dặn HS về nhà xem lại bài .
TUẦN 5
Thứ tư, ngày21 tháng 9 năm 2011.
 Toán:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp HS, củng cố về :
- Tính được trung bình cộng của nhiều số 
- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng. (BT 1,2,3)
II.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 5p
Vài em nhắc lại cách tìm số trung bình cộng.
2. Dạy bài mới: 28p
a)Giới thiệu bài:Tiết học hôm nay, giúp các em hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng.
b)Thực hành:
HS tự làm lần lượt các bài tập rồi chữa bài. .
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
VD: a) 96,121,và 143
 Số TBc của 96, 121, 143 là:
 (96+121+143):3=120
HS làm bài còn lại vào vở
Bài 2 -HS đọc yêu cầu bài 
Tự làm rồi chữa
chẳng hạn:
 TB mỗi năm số dân của xã đó tăng thêm là:
 (96+82+71):3=83 người
 Đáp số :83 người
Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài
HD HS cộng số đo của 5 bạn rồi lầy tổng đó chia cho 5
3. Củng cố- dặn dò:2p
 GV nhận xét giờ học- về nhà xem lại bài .
TUẦN 6
Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
 I/. Yêu cầu cần đạt:
-Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. 
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Tìm được số trung bình cộng.
II:Hoạt động dạy học 
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài 
	a)D b) B c) C d) D e) C
Bài 2: HS làm bài rồi chữa bài 
a) Hiền đã đọc 33 quỷên sách
b) Hoà đã đọc 40 quyển sách 
c) Hoà đã đọc nhiều hơn Thực 15 quyển sách 
d) Trung đọc ít hơn Thực 3 quyển sách 
e) Hoà đã đọc nhiều sách nhất 
đ) Trung đã dọc ít sách nhất 
g) TB mỗi bạn đã đọc được 
	(33+40+22+25) : 4=30 (quyển )
Bài 3: Dành cho hs khá giỏi
Bài giải:
Số mét vải bán được trong ngày thứ hai là
120 : 2 = 60(m)
Số mét vải bán được trong ngày thứ ba là
120 x 2 = 240( m)
TB mỗi ngaỳ cửa hàng đó bán được số m vải là
(120+60+240) : 3=140 (m)
Đáp số : 140 m 
 *Củng cố, dặn dò :GV nhận xét giờ học 
TUẦN 7
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2012
Toán
 TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I.Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
II.Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài tập ở nhà của học sinh.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng:
- GV kẻ sẵn bảng như SGK(các cột 2,3,4 chưa viết số), mỗi lần cho a và b nhận giá trị số yêu cầu HS tính giá trị của a + b và của b + a rồi so sánh hai tổng này.
- Cho HS nhận xét giá trị của a + b và của b + a? ( luôn luôn bằng nhau).
- GV ghi bảng: a + b = b + a. HS thể hiện bằng lời: 
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi (vài em nhắc lại).
- GV: câu mà các em vừa nêu chỉ tính chất giao hoán của phép cộng.
3. Thực hành.
- GV hướng dẫn HS thực hành và tập vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng.
Bài 1: GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
 (căn cứ vào phép cộng ở dòng trên, nêu kết quả phép cộng ở dòng dưới).
 a) 468 + 379 = 847 379 + 468 = 847
 b, c: tương tự
Bài 2: cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
(dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng để viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm).
Bài 3: HD hs khá giỏi làm bài. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Khi chữa bài GV cho HS giải thích vì sao viết dấu > hoặc < hoặc =
3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, về nhà học thuộc tính chất giao hoán của phép cộng.
TUẦN 8
Thứ tư, ngày 24 tháng 10 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP (tr.48)
I.Mục tiêu: 
Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
BT 1(a,b),2 ,4
II.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Giới thiệu bài: 2phút
2.Luyện tập. 30p
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài, khi chữa bài GV cho HS nhắc lại cách tìm số lớn, số bé khi biết tổng và hiệu của chúng.
Bài 2: Cho HS nêu bài toán, tự tóm tắt rồi làm bài và chữa bài.
Bài giải
Hai lần tuổi em là:
36 - 8 = 28 ( tuổi)
Tuổi em là:
28 : 2 = 14 ( tuổi)
Tuổi chị là:
14 + 8 = 22 (tuổi)
Đáp số: Chị 22 tuổi
Em 14 tuổi
Bài 3: HSKG
 HS tự giải bài toán.
 Đáp số: 41 quyển sgk
 24 quyển sách đọc thêm 
Bài 4: HS đọc bài 
GV tóm tắt -Bài toán cho biết gì?
(2 phân xưởng làm được 1200 sp.phân xưởng thứ nhất làm được it hơn phân xưởng 2 là 120 sp)
-Bài toán hỏi gì? HS tự giải rồi chữa 
Bài 5: HS tự làm rồi chữa bài.
GV: cần đưa về cùng đơn vị đo là tạ.
5 tấn 2 tạ = 52 tạ
Hai lần số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất là:
52 + 8 = 60 ( tạ)
Số thóc thu hoạch ở th ... ợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng .
- HS viết dưới dạng tổng quát:
a x b = b x a (a x b ) x c = a x ( b xc )
a x ( b + c ) = a x b + a x c a x (b – c ) = a x b – a xc
( a + b ) x c = a x c + a x b ( a – b ) x c = a x b – a x c
2. Thực hành :
 - HS đọc yêu cầu bài –> GV hướng dẫn cách làm bài.HS làm việc cá nhân .
 - 3 học sinh lên chữa bài
a.Bài 1: tính: ( HS làm dòng 1- dòng 2 dành cho hs khá giỏi )` 
 b) 642 x ( 30 – 6)
135 x ( 20 + 3) = 642 x 30 – 642 x 6
 = 135 x 20 + 135 x 3	= 19260 – 3852 = 15408
 = 2700 + 405 = 3105	 
b.Bài 2: a,b hs làm dòng 1, dòng 2 dành cho hs khá giỏi , HS làm rồi chữa bài 
c. Bài 3: Dành cho hs khá giỏi . Tổ chức cho hs làm bài rồi chữa bài.
c.Bài 4: HS đọc đề - Gv cho hs phân tích bài toán .Gv hướng dẫn giải.HS đại trà chỉ tính chu vi. HS khá giỏi tính thêm diện tích 
 Giải:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
180: 2 = 90 (m)
Chu vi sân vận động là:
(180 + 90 ) x 2 = 540(m)
Diện tích sân vận động là:
180 x90 = 16200 (m2)
Đáp số : 540 m
 16200m2
GV chấm bài - nhận xét.
3.Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
TUẦN 13
Thứ tư, ngày 28 tháng 11 năm 2012.
Toán:
 NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( Tiếp theo) (Tr.73)
I.Mục tiêu: 
- HS biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
- Bài tập cần làm 1,2.
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
A.Bài cũ :5'
Đặt tính rồi tính: 1324 x 212, 3424 x 231
HS làm vở nháp 
B.Bài mới :28'
1.Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- Cả lớp đặt tính và tính: 258 x 203, một em làm ở bảng lớp.
- Hãy nhận xét về các tích riêng?(Tích riêng thứ hai toàn chữ số 0).
- Muốn nhân số có ba chữ số mà có chữ số 0 ở giữa ta làm thế nào?( có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này mà vẫn dễ dàng thực hiện được).
- GV hướng dẫn HS viết vào vở dạng viết gọn. Lưu ý viết 516 lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất.
 258
 x 203 
 774
 516
 52374 
 2. Thực hành:
a. Bài 1: HS đặt tính rồi tính.
b. Bài 2: HS tự phát hiện phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai và giải thích vì sao?
c. Bài 3: Dành cho hs khá giỏi.
HS tự nêu tóm tắt, làm bài rồi chữa bài.
Bài giải:
Số thức ăn cần trong 1 ngày là:
104 x 375 = 39000 (g) = 30 (kg)
Số thức ăn cần trong 10 ngày là:
39 x 10 = 390 (kg)
Đáp số: 390kg
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố-dặn dò: 2' GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
 TUẦN 14
Thứ tư, ngày 05 tháng 12 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP (tr.78)
 I. Mục tiêu : 
- Giúp HS thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Biết vận dụng chia một tổng ( hiệu) cho một số.(BT cần làm bài 1, bài 2a, 4a)
 II. Các hoạt động dạy và học 
 1. Kiểm tra bài cũ (5’) 
 2HS lên bảng: 408090 : 5	301849 : 7	
2. Luyện tập : (28’)
 - Giới thiệu bài
Bài 1: HS đặt tính rồi tính.
a) Mỗi phép tính thực hiện 4 lần chia. 67494 : 7 (chia hết)
 42789 : 5 (chia có dư)
 b) Mỗi phép tính thực hiện 5 lần chia.
Bài 2: a) Một em đọc yêu cầu bài.Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng lần lượt là 42506 và 18427
HS làm vào vở rồi chữa.
Bài giải:
Số bé là: (42506 – 18472) :2 = 12017
 Số lớn là: 12017 + 18472 = 30489
Đáp số: 12017, 30489
b. HS khá giỏi làm 
Bài 3: HSKG - GV hd cho hs khá giỏi làm bài. Các bước tính:
- Tìm số hàng do ba toa chở.
- Tìm số hàng do 6 toa xe khác chở.
- Tìm số hàng trung bình mỗi toa xe chở.
Bài giải:
Số hàng do 3 toa chở là:
14580 x 3 = 43740 (kg)
Số hàng do 6 toa khác chở là:
13275 x 6 =79650 (kg)
Trung bình mỗi toa xe chở số hàng là:
(43740 + 79650) : (3 + 6) = 13710 (kg)
Đáp số: 13710 kg hàng
Bài 4: HS đại trà làm phần a. hs khá giỏi làm thêm phần b
- Áp dụng tính chất chia một tổng (hiệu) cho 1 số để làm: HS nêu cách chia một tổng cho một số và một hiệu chia cho một số.
- Giáo viên chấm 1 số vở, chữa bài
3. Nhận xét tiết học(2’)- HS chuẩn bị tiết sau 
 TUẦN 15
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
Toán:
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo) (tr.82)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số. (chia hết, chia có dư) (BT 1, 3a)
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ (5’) 
 2HS lên bảng: 469 : 67	397 : 56
	HS nhận xét và đối chiếu kết quả	
2. Bài mới : (28’)
- Giới thiệu bài
- GV giới thiệu phép chia 
a) Trường hợp chia hết:
- GV ghi bảng: 8192 : 64 = ?
+ Đặt tính.
+ Tính từ trái sang phải.
*Lần 1: * 81 chia 64 được 1; viết 1; 8192 64
-1 nhân 4 bằng 4; viết 4; 64 1
1 nhân 6 bằng 6; viết 6; 17
+81 trừ 64 bằng 17; viết 17.
*Lần 2: * Hạ 9, được 179; 179 chia 64 được 2; viết 2; 8192 64
- 2 nhân 4 bằng 8 viết 8; 64 12
2 nhân 6 bằng 12; viết 12; 179
+ 179 trừ 128 bằng 51; viết 51. 128.
 51
*Lần 3: * Hạ 2, được 512; 8192 64 
512 chia 64 được 8, viết 8; 64 128
8 nhân 4 bằng 32, viết 2 nhớ 3; 179
8 nhân 6 bằng 48, thêm 3 bằng 51, viết 51; 128
512 trừ 512 bằng 0, viết 0. 512
 512
 0
Chú ý: Tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
- 179 : 64 = ? có thể ước lượng: 17 : 6 = 2 (dư 5).
- 512 : 64 = ? có thể ước lượng: 51 : 6 = 8 ( dư 3).
b)Trường hợp chia có dư: 1154 : 62 =?
- Tương tự như trên.
c) Thực hành:
Bài 1: HS đặt tính rồi tính.
Bài 2: Gv hd hs khá giỏi làm bài. HS chọn phép tính thích hợp để làm.
- Đóng gói 3500 bút chì theo từng tá (12 cái) - chia 3500 cho 12
Bài giải:
Thực hiện phép chia ta có:
3500 : 12 =291 (dư 8)
- Vây đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và còn thừa 8 bút chì
Bài 3: Vài em nhắc lại quy tắc tìm một thừa số chưa biết; tìm số chia chưa biết.
 Sau đó hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.Tìm x: 75 x X=1800
 HS nêu cách tìm thừa số chưa biết X=1800:75 = 24 
1 em làm ở bảng, lớp làm vào vở rồi chữa.
- HS khá giỏi làm thêm phần b
3. Củng cố dặn dò:(2’)
 ? Nêu cách thực hiện phép chia 
GV nhận xét giờ học, về nhà hoàn thành bài tập.
 TUẦN 16
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012
Toán:
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tr.86)
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số.(chia hết, chia có dư)
BT cần làm 1a, 2b
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1.Trường hợp chia hết:
- GV ghi bảng: 1944 : 162 = ?
+ Đặt tính.
+ Tính từ trái sang phải.
- Lần 1: * 194 chia 162 được 1; viết 1; 1944 162
1 nhân 2 bằng 2; 4 trừ 2 bằng 2; viết 2; 032 1
1 nhân 6 bằng 6; 9 trừ 6 bằng 3; viết 3;
1 nhận 1 bằng 1; 1 trừ 1 bằng 0; viết 0;
- Lần 2: *Hạ 4, được 324; 324 chia 162 được 2; viết 2 1944 162
2 nhân 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0; viết 0; 0324 12
2 nhân 6 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0; viết 0 nhớ 1; 000
2 nhân 1 bằng 2; thêm 1 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0; viết 0.
*Chú ý: Tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
 2.Trường hợp chia có dư:
- GV ghi bảng: 8469 : 241 = ?
+Tương tự ví dụ 1.
 3.Thực hành:
Bài 1: HS đặt tính rồi tính. Dòng b (Dành nhiều thời gian cho hs làm bài tập này)
Bài 2: HS nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức (không có dấu ngoặc).
b) 8700 : 25 : 4 = 348 : 4
 = 87.
4. Củng cố-dặn dò: (2’) GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
TUẦN 17 
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2011
Toán:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Biết số chẵn và số lẻ.Bài tập cần làm bài 1,2
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
a)GV đặt vấn đề: (3’)Trong toán học cũng như trong thực tế, ta không nhất thiết phải thực hiện phép chia mà chỉ cần quan sát, dựa vào dấu hiệu nào đó mà biết một số có chia hết cho số khác hay không. Các dấu hiệu đó gọi là dấu hiệu chia hết. Việc tìm ra các dấu hiệu chia hết không khó. Hôm nay, ta tìm dấu hiệu chia hết cho 2- Ghi mục bài
1. GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2. (7’)
a)GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2: 
- Các nhóm thảo luận để tìm ra các số chia hết cho 2, các số không chia hết cho 2.
b)Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2:
- Một số em lên bảng viết kết quả các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2 tương ứng với các phép chia. Các HS khác bổ sung.
- HS quan sát, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2.
GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
2. GV giới thiệu cho HS số chẵn, số lẻ: (8’)
- GV nêu: “các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn”. HS nêu ví dụ.Số chẵn còn được phát biểu như thế nào nữa?(Các số có chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8 là các số chẵn”.
- GV nêu tiếp: “Các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ”.
Hoặc: “Các số có chữ số tận cùng là 1;3;5;7;9 là các số lẻ”.
3.Thực hành; (15’)
Bài 1: a)GV cho HS chọn ra các số chia hết cho 2. Sau đó GV cho một vài em đọc bài làm của mình và giải thích lí do tại sao chọn các số đó.
 Các số chia hết cho 2.: 98,1000,744,7536,5782,
Các số còn lại không chia hết cho 2
b) GV cho HS làm tương tự phần a
Bài 2:a) nêu yêu cầu bài- Viết 4 số có 2 chữ số, mỗi số chia hết cho 2.
HS nêu các số tự tìm được : 
	VD :a. 12, 16 , 18 , 46,..... 
- HS làm vào vở .Sau đó cho hs tự kiểm tra chéo
b) Làm tương tự phần a: b.2 21.3 25,4 45,5 57,.....
Bài 3: Dành cho hs khá giỏi .
a)HS tự làm vào vở, sau đó GV cho một vài HS lên bảng viết kết quả, cả lớp bổ sung.
b)GV cho HS làm tương tự như phần a.giảm
Bài 4: GV cho HS khá giỏi tự làm bài, sau đó cho một vài HS lên bảng chữa bài.
 4.Củng cố - dặn dò: (2’)
GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
TUẦN 18
Thứ 4 ngày tháng 12 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu : 
	- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 ,dấu hiệu chia hết cho 3,vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 ,vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3,trong một số tình huống đơn giản.BT 1,2,3
	II. Hoạt động dạy và học:
	 1. Ôn bài cũ:(5’)
	GV nêu câu hỏi HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
	Một số em nêu ví dụ minh hoạ
	? Căn cứ để nhận biết số chia hết cho 2 và 5
	? Căn cứ để nhận biết số chia hết cho 3 và 9
	 2. Thực hành:(28’)	GV hướng dẫn HS làm bài
	Bài 1: 1HS nêu yêu cầu đề bài, GV hướng dẫn HS làm bài.
	3 em chữa miệng
a.Các số chia hết cho 3 là:4563,2229,3576,66816,
b, Các số chia hết cho 9 là: :4563,66816
c,Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là:2229,3576	
Bài 2 : Một em nêu yêu cầu đề bài, HS làm bài. 2em lên chữa bài
	a.945
	b,225,255,285
 c,768,762
	Bài 3 : GV hướng dẫn HS làm tại chỗ.HS đọc thầm rồi nêu câu đúng ,sai.
	Bài 4 :HSKG. 	2em lên làm:
	Còn lại viết vào vở nháp
Chữa bài:
a.lập được các số :612,621,162,126,261,216
3. GV nhận xét và đánh giá tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan 4 thu 4 hoc ki 1.doc