Giáo án môn Toán khối 4 - Trần Thị Cương

Giáo án môn Toán khối 4 - Trần Thị Cương

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Bước đầu hệ thông hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

- Bài tập cần làm: bài 1 (cột 1), bài 2 (a, b), bài 3a

II. CHUẨN BỊ:

- SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 145 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán khối 4 - Trần Thị Cương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 31/08/2009	 Tuần: 4
Môn: Toán	 Tiết: 16 
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
	(Chuẩn KTKN: 59; SGK: 21)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Bước đầu hệ thôáng hoá một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: bài 1 (cột 1), bài 2 (a, b), bài 3a
II. CHUẨN BỊ: 
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
v Giới thiệu bài:
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên 
a) Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên
GV đưa từng cặp hai số tự nhiên: 100 và 99, 395 và 412, 95 và 95...
Yêu cầu HS nêu nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó)?
GV nêu: Khi có hai số tự nhiên, luôn xác định được số này lớn hơn, bé hơn hoặc bằng số kia. Ta có thể nhận xét: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
b) Nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên
Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: (100 và 99, 77 và 115...)
 + Số 100 có mấy chữ số?
 + Số 99 có mấy chữ số?
 + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: 
 + GV nêu ví dụ: 145 và 245 
 + Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó?
 + Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau?
- Trường hợp cho hai số tự nhiên bất kì:
 + GV yêu cầu HS cho hai số tự nhiên bất kì
 + Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào? (kiến thức này đã được học ở bài so sánh số có nhiều chữ số)
- Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên:
 + Số đứng trước so với số đứng sau như thế nào?
 + Số đứng sau so với số đứng trước như thế nào?
 + Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì?
- GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát
 + Số ở điểm gốc là số mấy?
 + Số ở gần gốc 0 so với số ở xa gốc 0 hơn thì như thế nào? (ví dụ: 1 so với 5)
 + Nhìn vào tia số, ta thấy số nào là số tự nhiên bé nhất?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về khả năng sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định
GVù viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK lên bảng
Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con.
Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó?
Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên?
GV chốt ý.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: cá nhân (HSY)
Chú ý: 
Khi sửa bài, yêu cầu HS đọc cả “hai chiều”: ví dụ: 1 234 > 999 ; 999 < 1 234
Bài tập 2: cá nhân
Viết số theo yêu cầu
8 136; 8 316; 8 361.
63 841; 64 813; 64 831.
Bài tập 3: cá nhân
1 984; 1 978; 1 952; 1 942.
4. Củng cố – dặn dò: 
Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
- HS nêu
Vài HS nhắc lại: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
+ Có 3 chữ số
+ Có 2 chữ số
+ Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
- HS nêu
- Hai số có số chữ số bằng nhau và từng cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
HS nêu
+ Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
+ Số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
+ Số đứng trước bé hơn số đứng sau và ngược lại.
+ Số 0
+ Số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn 
(1 < 5)
+ Số 0
HS làm việc với bảng con
- HS nêu
- Ta xếp được thứ tự các số tự nhiên vì bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên.
HS làm bài
HS sửa và thống nhất kết quả
- HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
HS nêu 
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 01/09/09	 Tuần: 4
Môn: Toán 	 Tiết: 17
LUYỆN TẬP
	(Chuẩn KTKN: 59; SGK: 22)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Viết và so sánh được các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5 (với x là số tự nhiên).
- Bài tập cần làm: bài 1, 3, 4
II. CHUẨN BỊ: 
- SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
GV yêu cầu HS nêu cách so sánh hai số 2 873 và 2 863.
GV nhận xét
3. Bài mới: 
v Giới thiệu bài:
Bài tập 1: Cá nhân (HSY)
- Yêu cầu HS nêu đề bài
0; 10; 100
9; 99; 999
Bài tập 3: Cá nhân
Viết chữ số thích hợp vào ô trống
Bài tập 4: Cá nhân (HSG)
GV giới thiệu bài tập 
- GV viết x < 5 hướng dẫn đọc là: “x bé hơn 5 “Tìm số tự nhiên x, x bé hơn 5.
 Các số tự nhiên bé hơn 5 là: 0, 1, 2, 3, 4.
 Vậy x là: 0, 1, 2, 3, 4.
b) Hương dẫn tương tự
 2 < x < 5.
4. Củng cố – dặn dò: 
Nêu lại cách so sánh hai số tự nhiên?
Nhận xét tiết họ
Chuẩn bị bài: Yến, tạ, tấn
HS nêu
HS nhận xét
HS làm bài
HS sửa
- HS làm bài
HS sửa
- HS làm bài
HS sửa
- Các số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là: 3, 4.
 Vậy x là: 3, 4.
- HS nêu.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 02/09/09	 Tuần: 4
Môn: Toán 	 Tiết: 18
YẾN, TẠ, TẤN
	(Chuẩn KTKN: 59; SGK: 23)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ của yến, tạ, tấn với kilôgam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam. 
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn. 
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính).
II. CHUẨN BỊ: 
- SGK
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
v Giới thiệu bài:
Hoạt động1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn
a) Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học (kilôgam, gam)
Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị khối lượng đã được học?
1 kg = .. g?
b) Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến
GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục kilôgam, người ta còn dùng đơn vị yến
GV viết bảng: 1 yến = 10 kg
Yêu cầu HS đọc theo cả hai chiều
Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kilôgam gạo?
Có 10 kg khoai tức là có mấy yến khoai?
c) Giới thiệu đơn vị tạ, tấn
Để đo khối lượng một vật nặng hàng trăm kilôgam, người ta dùng đơn vị tạ.
1 tạ = . kg?
1 tạ =  yến?
Đơn vị đo khối lượng tạ, đơn vị đo khối lượng yến, đơn vị đo khối lượng kg, đơn vị nào lớn hơn đơn vị nào, đơn vị nào nhỏ hơn đơn vị nào?
Để đo khối lượng nặng hàng nghìn kilôgam, người ta dùng đơn vị tấn.
1 tấn = kg?
1 tấn = tạ?
1tấn = .yến?
Trong các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn, kg, g: đơn vị nào lớn nhất, sau đó tới đơn vị nào và nhỏ nhất là đơn vị nào?
GV chốt: có những đơn vị để đo khối lượng lớn hơn yến, kg là tạ và tấn. Đơn vị tạ lớn hơn đơn vị yến và đứng liền trước đơn vị yến. Đơn vị tấn lớn hơn đơn vị tạ, yến, kg và đứng trước đơn vị tạ (GV ghi bảng: tấn, tạ, yến, kg)
GV cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn với kg
1 tấn =.tạ = .yến = kg?
 1 tạ = ..yến = .kg?
 1 yến = .kg?
GV có thể nêu ví dụ: Con voi nặng 2 tấn, con bò nặng 2 tạ, con lợn nặng 6 yến để HS bước đầu cảm nhận được về độ lớn của những đơn vị đo khối lượng này.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: cá nhân (HSY)
- Viết số đo khối lượng thích hợp
Khi chữa bài, nên cho HS nêu như sau: “con bò nặng 2 tạ, con gà nặng 2 kg , con voi nặng 2 tấn”
Bài tập 2: cá nhân
Đổi đơn vị đo
Đối với dạng bài 1yến 7 kg = kg, có thể hướng dẫn HS làm như sau: 1yến 7kg = 10kg + 7kg = 17kg.
Lưu ý: HS chỉ viết kết quả cuối cùng (17) vào chỗ chấm, phần tính trung gian hướng dẫn HS tính vào giấy nháp.
Bài tập 3: cá nhân
Lưu ý HS nhớ viết tên đơn vị trong kết quả tính.
4. Củng cố – dặn dò: 
Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng
- HS nêu: kg, g
1 kg = 1000 g
HS đọc
- 20 kg gạo
- 1 yến khoai
- 1 tạ = 100 kg
1 tạ = 10 yến
tạ > yến > kg
1 tấn = 1000 kg
1 tấn = 10 tạ
1 tấn = 100 yến
tấn > tạ > yến > kg
HS đọc tên các đơn vị
HS nêu
- HS làm bài
HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
- HS làm bài
- HS kiểm tra chéo với nhau.
- HS sửa
 18 yến + 26 yến = 44 yến
 135 tạ x 4 = 540 tạ
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	, ngàytháng.năm 2009.
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 03/09/09	 Tuần: 4
Môn: Toán 	 Tiết: 19
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
	(Chuẩn KTKN: 59; SGK: 24)
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đê-ca-gam, héc-tô-gam; quan hệ giữa đê-ca-gam, 
héc-tô-gam và gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
- Bài tập cần làm: bài 1, 2
II. CHUẨN BỊ: 
- SGK
- Bảng phụ có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong SGK nhưng chưa viết chữ và số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
v Giới thiệu bài:
Hoạt động1: Giới thiệu đêcagam và hectôgam
Yêu cầu HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
a) Giới thiệu đêcagam
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta dùng đơn vị đề-ca-gam.
Đề-ca-gam viết tắt là dag (GV yêu cầu HS đọc)
GV viết tiếp: 1 dag = .g?
Yêu cầu HS đọc vài lần để ghi nhớ cách đọc, kí hiệu, độ lớn của đêcagam.
Độ lớn của dag với kg, với g như thế nào?
b) Giới thiệu hectôgam
Giới thiệu tư ... Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 28/12/09	Tuần: 19
Môn: Toán	Tiết: 91
KI-LÔ-MÉT VUÔNG
(Chuẩn KTKN: 70; SGK: 99)
I. MỤC TIÊU:
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
- Biết 1km2 = 1 000 000 m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Bài tập cần làm: bài 1, 2, 4b
- Bài tập 3 (HSG)
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Bảng phụ BT1, BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài cũ:
- Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học
- Đổi 7 m2 = . cm2 ; 300 cm2 =  dm2
- Nhận xét
3. Bài mới:
 v Giới thiệu bài: Ki-lô-mét vuông
Hoạt động 1: Giới thiệu Ki-lô-mét vuông
- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng,  người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
- Ki-lô-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km
- Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2.
- Giới thiệu: 1 km2 = 1 000 000 m2.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc BT
- Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu của bài và làm bài bằng viết chì vào SGK
- Treo bảng phụ, gọi HS lên làm
- Nhận xét
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc BT
- Yêu cầu HS viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Treo bảng phụ, gọi HS lên làm
- Nhận xét
 1 km2 = 1 000 000 m2
 1 000 000 m2 = 1 km2
 1 m2 = 100 dm2
Bài tập 4:
- Gọi HS đọc BT
- Yêu cầu HS chọn ra số đo thích hợp
- Nhận xét
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc BT
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật
- Gọi HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài, làm BT2 vào vở
- Nhận xét tiết học
- (HSY) nhắc
- (HSG) đổi: 7 m2 = 70 000 cm2 ; 
 300 cm2 = 3 dm2
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS chú ý
- HS nhắc lại
- HS nhắc lại
- HS đọc BT
- HS làm bài vào SGK 
- (HSY) làm bảng phụ
- HS đọc BT
- HS làm bài vào SGK
- HS làm bảng phụ, (HSY) làm cột 1, 2
 5 km2 = 5 000 000 m2
 32 m2 49 dm2 = 3249 dm2
 2 000 000 m2 = 2 km2
- HS đọc BT	
- HS nêu: 330 991 km2
- HS đọc BT
- HS nêu
- (HSG) làm trên bảng lớp
 Diện tích khu rừng hình chữ nhật
 3 ´ 2 = 6 (km2)
 Đáp số: 6 km2 
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 29/12/09	Tuần: 19
Môn: Toán	Tiết: 92
LUYỆN TẬP
(Chuẩn KTKN: 70; SGK: 100)
I. MỤC TIÊU:
- Chuyển đổi được các số đo diện tích.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Bài tập cần làm: bài 1, 3b, 5
- Bài tập 2 (HSG)
II. CHUẨN BỊ:
- SGK, bảng phụ BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài mới:
 v Giới thiệu bài: Luyện tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Treo bảng phụ, gọi HS lên bảng làm
- Nhận xét
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc BT3
- Thành phố nào có diện tích lớn nhất?
- Thành phố nào có diện tích bé nhất?
- Nhận xét
Bài tập 5:
- Gọi HS đọc BT
a) Thành phố nào có mật độ dân số lớn nhất?
b) Mật độ dân số ở thành phố HCM gấp khoảng mấy lần mật độ dân số ở HP?
- Nhận xét
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc BT
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hcn
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò:
- Về xem lại bài, làm BT1 vào vở
- Nhận xét tiết học 
- HS đọc yêu cầu BT
- HS làm bài vào SGK, (HSY) làm cột 2, 3
- HS lêm làm bảng phụ.
- HS đọc BT3, (HSY) làm câu b
- Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành phố Hà Nội
- HS đọc BT, (HSY) làm câu a
- Thành phố Hà Nội
- Khoảng 2 lần
- HS đọc BT
- Nêu cách tính diện tích hcn
- (HSG) làm câu b
 a) Diện tích khu đất hcn:
 5 ´ 4 = 20 (km2)
 b) Đổi 8000 m = 8 km
 Diện tích khu đất hcn:
 8 ´ 2 = 16 (km2) 
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 30/12/09	Tuần: 19
Môn: Toán	Tiết: 93
HÌNH BÌNH HÀNH
(Chuẩn KTKN: 71; SGK: 102)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
- Bài tập cần làm: bài 1, 2
- Bài tập 3 (HSG)
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Mô hình hình bình hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài cũ:
- Yêu cầu HS sửa BT4
- Đổi 10 km2 =  m2 ; 30 m2 25 dm2 =  dm2
- Nhận xét
3. Bài mới:
 v Giới thiệu bài: Hình bình hành
Hoạt động1: Hình thành biểu tượng về hình bình hành
- Giới thiệu mô hình hình bình hành, yêu cầu HS quan sát, nhận xét hình dạng
- Giới thiệu tên gọi hình bình hành
Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành
- Yêu cầu HS đo độ dài các cặp cạnh đối diện.
- Các cặp cạnh đối diện của hình bình hành ntn với nhau
- Gợi ý để HS phát biểu
- Gọi HS nhắc lại và nêu VD trong thực tế.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS chỉ ra hình nào là hbh
- Nhận xét
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Giới thiệu cho HS về các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD
- Yêu cầu HS phát biểu
- Nhận xét.
Bài tập 3:
- Vẽ 2 hình lên bảng
- Yêu cầu HS vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hbh
- Gọi HS vẽ trên bảng lớp
- Nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò:
- Hình bình hành là hình ntn?
- Về xem lại bài
- Nhận xét tiết học 
- (HSG) sửa bài
- (HSY) đổi 10 km2 = 10 000 000 m2 ; 
 30 m2 25 dm2 = 3 025 dm2
- HS quan sát, nhận xét hình dạng
- HS ghi nhớ
- HS lên đo độ dài các cặp cạnh đối diện.
- Các cặp cạnh đối diện song song với nhau
- HS phát biểu: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Vài HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS làm bài cá nhân, (HSY) phát biểu
- HS đọc yêu cầu BT
- HS chú ý
- Hbh MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS làm bài vào vở
- (HSG) vẽ trên bảng lớp
- HS trả lời
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 31/12/09	Tuần: 19
Môn: Toán	Tiết: 94
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
(Chuẩn KTKN: 71; SGK: 103)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tính diện tích hình bình hành.
- Bài tập cần làm: bài 1, 3a
- Bài tập 3 (HSG)
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2. Bài cũ:
- Hình ntn là hình bình hành?
- Vẽ hai đoạn thẳng, yêu cầu HS vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hbh
- Nhận xét
3. Bài mới:
 v Giới thiệu bài: Diện tích hình bình hành
Hoạt động1: Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành
- Vẽ trên bảng hbh ABCD, vẽ đường cao AH vuông góc với DC rồi giới thiệu DC là đáy của hbh, độ dài AH là chiều cao của hbh
- Đặt vấn đề tính diện tích hbh ABCD đã cho
- Dán mảnh bìa dạng hbh lên bảng, gợi ý để HS vẽ đường cao AH, cắt phần tam giác ADH và ghép lại (như hình vẽ SGK)
- Yêu cầu HS nhận xét hình mới tạo thành giống dạng hình gì đã học
- Yêu cầu HS nhận xét về diện tích hbh và hcn vừa tạo thành.
- Gọi HS nêu cách tính diện tích hcn
- Yêu cầu HS so sánh giữa chiều cao của hbh và chiều rộng của hcn; giữa cạnh đáy của hbh và chiều dài của hcn
- Gợi ý để HS nêu được cách tính diện tích hbh
- Kết luận và viết công thức: S = a ´ h
- Gọi HS nhắc lại
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS tính diện tích mỗi hbh đã cho
- Nhận xét.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở
- Gọi HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò:
- Muốn tính diện tích hbh, ta làm sao?
- Về xem lại bài, làm BT2
- Nhận xét tiết học
- (HSY) nêu 
- (HSG) vẽ
- HS quan sát
- HS chú ý, suy nghĩ
- Quan sát, vẽ đường cao AH
- Giống dạng hcn
- Diện tích hbh bằng diện tích hcn mới tạo thành
- Nêu cách tính diện tích hcn
- Chiều cao của hbh bằng chiều rộng của hcn; cạnh đáy của hbh bằng
 chiều dài của hcn 
- HS nêu: Diện tích hbh bằng độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)
- Vài HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu BT
- (HSY) làm bài cá nhân
- HS đọc yêu cầu BT
- HS làm bài vào vở
- (HSG) làm trên bảng lớp
Bài giải
 a) 4 dm = 40 cm
 Diện tích hbh là:
 40 ´ 34 = 1360 (cm2)
 b) 4 m = 40 dm
 Diện tích hbh là:
 40 ´ 13 = 520 (m2)
- HS trả lời
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG
Ngày dạy: 01/01/10	Tuần: 19
Môn: Toán	Tiết: 95
LUYỆN TẬP
(Chuẩn KTKN: 71; SGK: 104)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.
- Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3a
II. CHUẨN BỊ:
- SGK
- Bảng phụ BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Oån định:
2.. Bài mới:
 v Giới thiệu bài: Luyện tập
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS phát biểu
- Nhận xét.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Treo bảng phụ, gọi HS lên làm
- Nhận xét.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Hướng dẫn HS công thức tính chu vi hình bình hành
- Gọi HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nêu công thức tính diện tích hbh
- Về xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc yêu cầu BT
- (HSY) làm bài
- HS đọc yêu cầu BT
- HS làm bài vào SGK 
- 2 HS làm trên bảng lớp
- HS đọc yêu cầu BT
- HS chú ý
- (HSG) làm trên bảng lớp 
- HS nêu.
Duyệt (Ý kiến góp ý)
	., ngàytháng.năm 2009
	TỔ TRƯỞNG	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docToan tuan 4 19.doc