Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 10

Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 10

TẬP ĐỌC

Ôn tập (tiết 1 - SGK/tr 96).

1-Mục tiêu : - Kiểm tra, lấy điểm Tập đọc, học thuộc lòng các bài đã học thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.

- Hệ thống tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật trong chuyện.

- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực , chuẩn bị tốt cho thi giữa kì.

2.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra: Kể tên các bài đọc thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.

VD : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình.

( HS KG nêu tên bài theo hệ thống).

B.Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.

b, Nội dung chính:

 

doc 15 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án soạn ngang Lớp 4 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010.
Sáng: Chào cờ
Tập đọc
Ôn tập (tiết 1 - SGK/tr 96).
1-Mục tiêu : - Kiểm tra, lấy điểm Tập đọc, học thuộc lòng các bài đã học thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
- Hệ thống tên bài, tên tác giả, nội dung bài, nhân vật trong chuyện.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực , chuẩn bị tốt cho thi giữa kì.
2.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra: Kể tên các bài đọc thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
VD : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình....
( HS KG nêu tên bài theo hệ thống).
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HĐ1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
GV tổ chức cho HS bắt thăm bài đọc, chuẩn bị trong thời gian khoảng 2-3 phút, đọc bài theo yêu cầu của phiếu, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : Ghi lại những điều cần nhớ về bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.
GV cho HS đọc các thông tin cần nhớ lại trong bài tập, thực hành trong vở bài tập, báo cáo kết quả. 
GV ghi lại trên bảng lớp thành hệ thống các bài theo chương trình đã học.
Bài 3: Xác định giọng đọc trong các đoạn văn của các bài tập đọc đã học:
+ Giọng thiết tha, trìu mến:
+ Giọng thảm thiết:
+ Giọng mạnh mẽ, răn đe:
GV cho HS đọc minh hoạ qua các đoạn văn của bài đọc cụ thể.
 HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học
HS thực hiện yêu cầu của GV, đọc bài và trả lời câu hỏi.
VD : Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Dế Mèn là một nhân vật giàu lòng nghĩa hiệp, biết bênh vực và bảo vệ chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
HS nghe, nhận xét, đánh giá cách đọc của bạn.
HS làm bài trong VBT, chữa bài.
Tên bài
Tác giả
Nội dung 
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tô Hoài
Ca ngợi Dế Mèn giàu lòng nghĩa hiệp...
Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn Nhện
......
.........
.............
...........
HS thảo luận lại về cách đọc đoạn trong từng bài, nhóm các đoạn bài đọc theo cùng một giọng đọc.
-...Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình...
-...đoạn chị Nhà Trò kể về nỗi bất hạnh của mình ...
-...đoạn Dế Mèn lên tiếng bênh vực Nhà Trò, nẹt trị bọn nhện....
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục :Thương người như thể thương thân.
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
	Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều: Tiếng việt(ÔN)
Luyện tập kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
1. Mục tiêu: - Củng cố, ôn tập, rèn kĩ năng kể chuyện được chứng kiến tham gia.
- Rèn kĩ năng xây dựng cốt truyện dựa trên các tư liệu thực tế, kể chuyện chân thực, thể hiện rõ hướng phát triển truyện.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm với mọi người, cố gắng phấn đấu đạt ước mơ.
2. Chuẩn bị: Một số câu chuyện của HS được chứng kiến, tham gia.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2 : Định hướng nội dung: 
- Thế nào là kể chuyện được chứng kiến , tham gia?
- Kể tên các câu chuyện em được chứng kiến hàng ngày?
- Vận dụng kể lại chuyện được chứng kiến , tham gia.
HĐ3 : Tổ chức thực hành, chữa bài.
- Giới thiệu truyện em định kể, tên câu chuyện?
GV tổ chức cho HS nhớ và ghi lại các tình tiết chính của câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia.
HS KG kể mẫu 1, 2 lần, nêu hướng phát triển câu chuyện.
GV cho HS kể theo cặp, kể trước lớp, nhận xét câu chuyện bạn kể và nêu ý kiến của mình về sự việc diễn ra trong câu chuyện, liên hệ giáo dục.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
-...kể chuyện có thực đã xảy ra, được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia.
- VD : Chuyện khuyên góp tiền giúp đỡ bạn nghèo vượt khó.
Chuyện nhặt được của rơi , trả người đánh mất....
HS giới thiệu về câu chuyện kể.
VD : ước mơ nho nhỏ, Em muốn làm hoạ sĩ; Cô bé ngoan....
HS KG kể mẫu, HS nêu hướng phát triển câu chuyện.
HS ghi lại tình tiết chính của câu chuyện, tập kể chuyện.
VD : Một lần ra Hà Nội, tôi theo mẹ tham dự cuộc triển lãm tranh Sắc màu quê hương . Trước những tác phẩm nghệ thuật , tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của quê hương mà từ lâu tôi tưởng mình đã quá quen thuộc...Tôi ước mơ mình trở thành một hoạ sĩ tài năng...
4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sáng : Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Luỵên từ và câu.
 Ôn tập (tiết 2-SGK tr/87).
1.Mục tiêu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc, học thuộc lòng như tiết 1 với chủ điểm Măng mọc thẳng.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, diễn cảm, hệ thống hoá các bài đã học theo chủ điểm, ghi nhớ nội dung , nhân vật, giọng đọc các bài đọc là truyện kể trong chủ điểm.
- Giáo dục ý thức ôn tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Phiếu bài đọc và nội dung câu hỏi của bài.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra: Kết hợp ôn tập.
B.Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài : - Nêu tên các bài đọc thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng?
GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
HĐ1: Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
GV tổ chức cho HS bắt thăm bài đọc, chuẩn bị trong thời gian khoảng 2-3 phút, đọc bài theo yêu cầu của phiếu, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : Ghi lại những điều cần nhớ về bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng?
GV cho HS đọc các thông tin cần nhớ lại trong bài tập, thực hành trong vở bài tập, báo cáo kết quả. 
GV ghi lại trên bảng lớp thành hệ thống các bài theo chương trình đã học.
GV cho HS đọc minh hoạ qua các bài đọc cụ thể, đọc, nhận xét cách đọc, thi đọc phân vai những bài đọc là truyện kể.
HS kể tên các bài đọc. HSKG kể tên bài đọc theo hệ thống. 
- Một người chính trực, Tre Việt Nam, Những hạt thóc giống....
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
HS thực hiện yêu cầu của GV, đọc bài và trả lời câu hỏi.
VD : Bài: Một người chính trực.
Nội dung : Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành.
HS nghe, nhận xét, đánh giá cách đọc của bạn.
HS làm bài trong VBT, chữa bài.
Tên bài
Nội dung
Nhân vật
Giọng đọc
Những hạt thóc giống
Nhờ dũng cảm, trung thực, Chôm được truyền ngôi...
Cậu bé Chôm, nhà vua.
Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.....
......
.........
.............
...........
HS thảo luận lại về cách đọc từng bài.
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : Sống ngay thẳng, thật thà.
 - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Ôn tập (tiếp).
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chính tả (Nghe – viết)
Ôn tập (tiết 3-SGK tr 96)
1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài Lời hứa.
- Rèn kĩ năng thực hành , phân tích nội dung bài viết, ôn lại kiến thức luyện từ và câu về dấu ngoặc kép, cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp, học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 3/tr 97.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra : ( kết hợp nội dung ôn tập).
B. Dạy bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết SGK/tr96, kết hợp làm bài tập 2 SGK/tr97.
- Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả?
- Vì sao trời đã tối mà em không về?
- Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì?
- Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không?
- Vì sao? (HS KG).
GV hướng dẫn HS viết từ khó ( dựa vào nghĩa của từ – SGK/tr 96).
VD :- Trung sĩ là từ chỉ người như thế nào:
GV đọc cho HS viết bài : mỗi cụm từ ngữ, hoặc bộ phận câu đọc hai lần.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
GV chấm 7- 8 bài.
HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập 3
Bài 3: Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu.
GV cho HS thực hành theo mẫu trong VBT, chữa bài trên bảng phụ.
GV cho HS nêu ví dụ: HSKG nêu nhiều ví dụ hơn HS ... .
Luyện từ và câu
Ôn tập (tiết 7 - SGK tr/ 94).
1.Mục tiêu: - HS vận dụng các kiến thức đã học đọc hiểu và làm các bài tập theo hình thức trắc nghiệm, chuẩn bị tốt cho thi chất lượng giữa kì.
- Rèn kĩ năng thực hành phân tích đề bài, tổng hợp các kiến thức đã học về :đọc hiểu, tiếng, cấu tạo tiếng, từ láy, từ ghép, danh từ riêng, nghĩa của từ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: (kết hợp cùng ôn tập)
HS thực hiện theo yêu cầu củ GV.
B.Nội dung chính:
GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu của bài tập trong khoảng thời gian 20 phút, chữa bài.
- Tên vùng quê được tả trong bài là gì?
- Quê hương chị Sứ là :
- Những từ ngữ cho biết điều đó?
- Những từ ngữ cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao?
- Tiếng yêu gồm những bộ phận nào cấu tạo thành?
- Bài văn trên có 8 từ láy, đó là những từ ?
- Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác với nghĩa của chữ tiên nào dưới đây?
- Bài văn trên có mấy danh từ riêng? Đó là những từ nào?
HS đọc thầm bài văn, xác định yêu cầu của từng câu hỏi, thực hành trong vở bài tập.
- ..Hòn Đất (ý b)
- ..vùng biển (ý b)
-.. sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, chài (ý c)
- ..vòi vọi (ý b)
-... chỉ có vần và thanh (ý b)
-..da dẻ, oa oa, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa (ý a).
- ...thần tiên ( ý c).
- ..ba danh từ riêng : Sứ, Ba Thê, Hòn Đất.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập ( tiếp)
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều : TIếng việt( ÔN )
Luyện tập mở rộng vốn từ : Ước mơ
1.Mục tiêu: - HS ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các từ đã học thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- Rèn kĩ năng thực hành : tìm từ , đặt câu , viết đoạn theo chủ điểm, sử dụng đúng một số thành ngữ nói về ước mơ.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4 tham khảo nội dung ôn luyện.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra: - Tìm các từ đồng nghĩa với từ ước mơ?
-..ước muốn, ước mong, ước vọng, ước nguyện...
B.Nội dung chính:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học:
HĐ 2 : Định hướng nội dung ôn tập:
- Hệ thống các từ ngữ đã học thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- Vận dụng làm các bài tập : tìm từ, đặt câu, viết đoạn văn, hiểu và sử dụng một số thành ngữ về ước mơ. HĐ3 : Tổ chức thực hiện các yêu cầu, chữa bài :
Bài 1 : - Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ước mơ ? Đặt câu với ba trong số các từ vừa tìm được.
GV cho HS thi tìm từ theo nhóm tiếp sức.
Một HS tìm từ – một HS đặt câu.
Bài 2 : - Những ước mơ nào giúp ích cho con người?
- Nêu ví dụ về ước mơ đó?
Bài 3 : Em hiểu nghĩa của mỗi thành ngữ sau như thế nào?
- Được voi đòi tiên.
- Nằm mơ giữa ban ngày.
- Ước gì được đấy.
- Đứng núi này trông núi nọ.
( GV cho HS thảo luận theo cặp câu hỏi này).
Bài 4 : Viết một đoạn văn ngắn nói về ước mơ của em trong đó có sử dụng một số từ đã học theo chủ điểm.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, thực hành.
HS nêu các từ đã học thuộc chủ điểm đã học về Ước mơ.
HS thực hành làm bài tập theo yêu cầu của GV, chữa bài.
HS thực hiện theo nhóm tiếp sức : Tìm từ tiếp sức, một HS nêu từ – một HS đặt câu có từ vừa nêu.
- ước nguyện, ước vọng, ước ao, ước muốn....
VD : Ước nguyện tha thiết của em là trở thành một bác sĩ giỏi chữa bệnh cho -mọi người.
- Ước mơ cao cả, ước mơ chính đáng, ước mơ đẹp, ước mơ đẹp đẽ...
VD : Ước mơ đẹp : Trở thành cô giáo giỏi để dạy học cho lớp lớp học sinh thân yêu.
HS thảo luận, nêu ý kiến của mình về mỗi câu thành ngữ.
- ..tham lam, được cái này lại muốn cái khác.
- Ước vọng cao xa, không thực tế.
-..đạt được điều mình mơ ước.
-...không yên tâm với điều mình đang có mà luôn mong muốn điề người khác có.
HS thực hành, HS KG viết đoạn văn vào bảng nhóm, chữa bài.
HS đọc bài, nghe, nhận xét đoạn bài viết.
4. Củng cố dặn dò : - Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài : ôn tập giữa kì 1
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Ôn tập ( tiết 8 - SGK/tr 95).
1. Mục tiêu:- HS nghe, viết đúng và trình bày sạch đẹp bài viết : “ Chiều trên quê hương”, viết một bức thư ngắn cho bạn về ước mơ.
- Rèn kĩ năng thực hành: viết đúng, đều, đẹp bài chính tả, viết đúng một bức thư ,câu văn lưu loát, đảm bảo nội dung yêu cầu của đề.
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập, thực hiện kiểm tra thử môn Tiếng Việt nghiêm túc.
2 . Chuẩn bị :Bảng phụ ghi sẵn đề bài tập làm văn.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra : (kết hợp ôn tập).
B. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính:
HĐ 1 : Hướng dẫn viết chính tả:
GV cho HS đọc bài viết, hướng dẫn qua một số từ khó viết trong bài : nền trời, nắng chiều, lúa ngậm đòng.
VD : nắng (danh từ) # lắng (động từ).
GV đọc cho HS viết bài.
GV đọc lần hai cho HS soát lỗi.
HĐ2 : Hướng dẫn HS thực hành viết thư.
GV đưa bảng phụ có ghi sẵn đề văn, cho HS đọc, phân tích đề bài, nhắc lại bố cục một bài văn viết thư, viết bài.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Viết về nội dung gì ?
- Khi trình bày một bức thư cần lưu ý điều gì?
GV theo dõi, đôn đốc HS làm bài, thu bài, chấm một số bài nếu HS viết song.
HS thực hành theo yêu cầu của GV.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS đọc, phân tích đề bài, thực hiện yêu cầu của giờ học.
HS đọc, nghe đọc, nhận xét chính tả.
HS viết từ khó vào bảng con, chữa lỗi khi viết từ.
HS viết bài.
HS nghe, soát lỗi chính tả.
HS đọc, phân tích đề văn: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
- Viết một bức thư ngắn.
- Nói về ước mơ của em.
- Trình bày tách đoạn rõ ràng theo các nội dung chính của bức thư.
HS viết bài tự giác, tích cực, không sao chép.
C.Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sinh hoạt
 Sinh hoạt Đội
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 10, đề ra phương hướng hoạt động tuần 11.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Chi đội trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các phân đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức luyện tập tốt các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20 -11.
- Ban chỉ huy đội có nhiều cố gắng trong việc quản lí , điều hành hoạt động của Chi đội.
- Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập , thi đua giành nhiều hoa điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Tham gia hội giảng đạt kết quả tốt.
* Tồn tại:
- Một số đội viên chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Linh, Lâm, Hanh.
- Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả.
- Một số đội viên chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : Tuyến, Thủy.
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - 20/11.
- Tích cực tham gia hội học, hội giảng.
-Thực hiện tốt vệ sinh trờng lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Chuẩn bị tốt cho đợt kiểm tra VSCĐ giai đoạn 1 trong toàn trường.
- Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, tham gia tích cực bồi dưỡng HS khá giỏi.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở đội viên thiếu niên rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10. H Nam.doc