Giáo án Tập đọc 4, kì I - Năm học : 2011 - 2012

Giáo án Tập đọc 4, kì I - Năm học : 2011 - 2012

Tập đọc

Đ1 :DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. MỤC TIÊU

 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,nhấn giọng ở các từ gợi cảm, gợi tả.

 - Hiểu nội dung câu chuỵên : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác,sẵn sàng bênh vực kể yếu của Dế Mèn.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng hiệp nghĩa của Dế Mèn., bước đầu biết nhận xét về một nhân vật ( trả lời được câu hỏi trong SGK )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc

 - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 55 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 4, kì I - Năm học : 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Đ1 :Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu
 - Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,nhấn giọng ở các từ gợi cảm, gợi tả.
 - Hiểu nội dung câu chuỵên : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác,sẵn sàng bênh vực kể yếu của Dế Mèn.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng hiệp nghĩa của Dế Mèn..., bước đầu biết nhận xét về một nhân vật ( trả lời được câu hỏi trong SGK )
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (2’)
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc ( 7’)
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài
- GV gọi 3 HS khác đọc 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó
- GV đọc mẫu 
b) Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm (15’)
+ Truyện có những nhân vật chính nào?
+ Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
+ Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà Trò?
- GV chuyển ý
* Đoạn 2: - GV gọi HS đọc đoạn 2 
+ Tìm những chi tiết cho thấy ... rất yếu ớt?
+ Sự yếu ớt của Nhà Trò .... nhân vật nào? 
+Dế Mèn đã thể hiện tình cảm... Nhà Trò?
+ Khi đọc những câu văn tả hình dáng, tính tình của chị Nhà Trò, cần đọc với giọng như thế nào?
- GV gọi 2 HS đọc lại đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc thầm
+ Tìm những chi tiết cho ... bị ức hiếp, đe doạ?
+ Đoạn này là lời của ai?
+ Khi đọc đoạn này chúng ta nên đọc như thế nào?
- GV gọi HS đọc đoạn văn trên
*Đoạn 3: 
+Lời nói và việc làm ... là người như thế nào?
+ Đoạn cuối bài ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
+ Ta cần đọc đoạn3 như thế nào để thể hiện được thái độ của Dế mèn?
- GV gọi HS đọc đoạn 3
+ Qua câu chuyện, ... nói với chúng ta điều gì?
- GV gọi 2 HS nhắc lại
c) Thi đọc diễn cảm ( 8’ )
- GV tổ chức cho HS thi đọc 1 đoạn
3. Tổng kết, dặn dò (3’)
- GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị cho giờ sau.
- HS đọc 
- 3 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- 1HS đọc chú giải
- HS theo dõi
- HSTL : Truyện có những nhân vật chính là Dế Mèn...
- Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là..
- Vì chị Nhà Trò bé nhỏ...
- HS đọc
- HS đọc
- Những chi tiết cho thấy chị Nhà trò rất yếu ớt...
- Dế Mèn đã thể hiện tình cảm...
- Đọc chậm,thể hiện sự yếu ớt của chị Nhà Trò
HSTL : Những chi tiết cho ... bị ức hiếp, đe doạ..
- Đoạn này là lời của chị Nhà Trò 
- HS nêu cách đọc
- Lời nói và việc làm ... là người biết thương yêu...
- Đoạn cuối bài ca ngợi Dế Mèn...
HS nêu cách đọc đoạn 3
- 1 HS đọc
- HS nêu nội dung câu chuyện
- 2 HS nhắc lại
- HSTL
- Thi đọc theo 2 nhóm
- HS đọc lại bài và chuẩn bị cho giờ sau.
Tập đọc
Đ2: Mẹ ốm
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn 1,2 bài thơ với giọng nhẹ nhàng...
- Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người lớn.
- Trả lời được các câu hỏi SGK ; thuộc ít nhất 1 khổ thơ 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: tranh minh hoạ Sgk, bảng phụ.
- HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : (3’ )
Gọi HS đọc bài : Dế Mèn... 
2. Giới thiệu bài (1’)
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc( 8’)
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc.
- GV Yêu cầu HS đọc chú giải
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài (10’)
+ Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì?
* GV giảng: Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ
-Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu,TLCH :”Em hiểu câu : “Lá trầu khôsớm trưa.”muốn nói lên điều gì?
+ Nếu mẹ không bị ốm thì lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ như thế nào?
- GV giảng
+ Em hiểu :”Lặn trong đời mẹ.”là thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3, TLCH
+ Sự quan tâm chăm sóc của hàng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?
+ Những việc làm đó cho em biết điều gì?
- GV chuyển ý
c) HTL bài thơ ( 10’ )
- Gọi HS đọc bài thơ
- Gọi HS nêu cách đọc 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhận xét cho điểm
3. Tổng kết - dặn dò (3’)
+ Bài thơ em thích nhất khổ thơ nào, vì sao?
- Nhận xét giờ học 
- Dặn CB cho giờ sau.
- 2 HS lần lượt đọc + HS khác nhận xét 
- HS nối nhau đọc 7 khổ thơ
- HS nêu chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- HSTL
+ Bài thơ cho chúng ta biết mẹ bạn nhỏ bị ốm..
- 1 HS đọc
- HSTL
+ Mẹ ốm không ăn được trầu...
- HS hình dung và trả lời
+ Nếu mẹ không bị ốm thì lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ được mẹ chăm sóc ...
- HSTL 
- 1 HS đọc 
- HSTL
- Hàng xóm đến thăm, bạn nhỏ ngâm thơ,...
+ Bạn nhỏ rất thương yêu mẹ...
- 6 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ
HS nêu cách đọc
- HS thi đọc theo 2 dãy 
- HSTL
- HS phát biểu và giải thích.
- HS về nhà học bài chuẩn bị giờ học sau 
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu
 - Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện ( từ hồi hộp, đến căng thẳng, tới hả hê ), phù hợp với lời nói, suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn ( một người nghĩa hiệp, lời lẽ đanh thép, dứt khoát ).
- Hiểu được nội dung của bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghã hiệp, ghét áp ...
- Giáo dục HS học tập gương nghĩa hiệp của Dế Mèn
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ; - HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc : GV gọi 3 HS nối tiếp đọc bài ( 2 lượt ) (12’)
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải thích từ, cách đọc câu hỏi, câu cảm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài: (9’)
+ Truyện xuất hiện thêm nhân vật nào?
+ Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc Đ!- TLCH:
+ Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện sẽ làm gì?
+ Em hiểu : “sừng sững”, “lủng củng” nghĩa là thế nào?
- Gọi HS đọc đoạn 2 :
+ Câu 2 SGK - 16
+ Dế Mèn đã dùng những lời lẽ nào để ra oai?
+ Thái độ bọn nhện ra sao khi gặp Dế Mèn?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, TLCH:
+ Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
+ Từ ngữ “ cuống cuồng” gợi cho em ...?
- Gọi HS đọc câu hỏi 4 Sgk
- Yêu cầu HS thảo luận và TL
- GV giải nghĩa từng danh hiệu
c)Thi đọc diễn cảm (10’)
- Gọi 2 HS đọc 
3. Tổng kết dặn dò (3’)
+ Qua đoạn trích chúng ta HT được Dế Mènđức tính gì đáng quý?
- Nhận xét tiết học
- HS đọc theo nhóm bàn
- HSTL
+ Truyện xuất hiện thêm nhân vật...
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HSTL
- Với trận địa mai phục đáng sợ như vậy bọn nhện...
- HS phát biểu
- 
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện... + 1 HS nhắc lại
Dế Mèn đã dùng những lời lẽ để ra oai...
- HSTL
- Dế Mèn đã nói để bọn nhện nhận ra lẽ phải...
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS nêy ý kiến
1 HS đọc
HS thi đọc 
HS giải thích
1 HS đọc, thảo luận tìm ý đúng.
- HS liên hệ.
- HS về nhà đọc lại bài ...
Tập đọc
Truyện cổ nước mình
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc giọng trầm lắng, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
- Giáo dục cho HS tấm lòng nhân hậu.
II. Đồ dùng dạy học
- GV : Tranh minh hoạ bài TĐ,tranh về các truyện cổ : Tấm Cám, Thạch Sanh, ...
- HS: SGK,...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (20’)
a) Luyện đọc : Gọi HS nối nhau đọc bài trước lớp (3lượt)
- GV sửa lỗi phát âm, giải thích từ, cách đọc câu dài.
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
- Gọi 2 HS đọc từ đầu đến đa mang, TLCH:
+Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
+ Em hiểu câu thơ Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa như thế nào?
+ Từ :” Nhận mặt” ở đây nghĩa là thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại , TLCH:
+ Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó?
+ Nêu ý nghĩa của 2 truyện Tấm Cám và Đẽo cày giữa đường?
+ Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người VN ta?
- Gọi 2 HS đọc 2 câu thơ cuối bài và TLCH: 
+ Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?
+ Bài thơ muốn cho ta biết điều gì?
c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ. (11’)
- Gọi 2 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi nêu cách đọc.
- GV đưa đoạn thơ cần luyện đọc, yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc từng khổ thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- Thi đọc diễn cảm cả bài: (12’)
- GV nhận xét cho điểm.
3. Tổng kết dặn dò (2’)
+ Qua những câu chuyện cổ ông cha ta muốn khuyên con cháu điều gì?
- Nhận xét tiết học
- HS nối nhau đọc bài (4 em)
- HS phát âm từ sai
- HS đọc nhóm đôi
- 2 HS đọc
- TLCH : Tác giả yêu truyện cổ nước nhà vì...
- HS giải nghĩa ...
TLCH: Từ :” Nhận mặt” ở đây nghĩa là..
- Cả lớp đọc thầm
- Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ ... Chi tiết nào cho em biết điều đó..
- HS nêu + nhận xét 
- 2 HS đọc
- HS phát biểu ý kiến
- 2 HS đọc
1 HS lên bảng nêu cách đọc
HSđọc thầm
HS nối nhau đọc
2 HS thi đọc 
- HS – chuẩn bị cho giờ sau.
Tập đọc
Đ5 : Thư thăm bạn
I. Mục tiêu
- Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn rất bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mấp ba.
- Hiểu được tình cảm của người viết thư : thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phầ kết thúc bức thư.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ , HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi học sinh đọc bai : Truyện cổ nước mình
- GV nhận xét cho điểm
2. Bài mới : + Giới thiệu bài : (1’)
 + Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc (19’)
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bài lớp (2lượt)
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ1 và TLCH:
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Bạn Hồng đã bị mất mát đau thương gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
+ Những câu văn nào trong đoạn 2 cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
+ Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Nơi bạn Lương ở .. giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt?
+ ...  cơm thi, đánh goòng, chọi gà...
+ Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta..
- 3 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc thích hợp.
- Luyện đọc theo cặp.
 HS thi đọc.
HS nêu
- Học sinh đọc lại bài + đọc bài giờ học sau.
 Tập đọc
Đ32: Trong quán ăn "Ba cá bống"
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy rõ ràng, không vấp váp các tên riêng nước ngoài: Bu-ra-ti-nô, Toóc-ti-la, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô, Ba-ra-ba, lại nốc lắm rượu, đếm đi đếm lại. 
- Biết đọc diễn cảm truyện – giọng đọc gây tình huống bất ngờ, hấp dẫn, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: mê tín, ngay dưới mũi...
- Hiểu nội dung bài: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi 
được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm cách bắt chú.
- Giáo dục học sinh trí thông minh.
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- HS : Bút dạ, SGK, ...
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Kéo co và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
3. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
+ Luyện đọc : (9’)
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng khá nhanh, bất ngờ, hấp dẫn. Đọc phân biệt lời nhân vật. 
+ Tìm hiểu bài : (7’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn giới thiệu truyện , trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba.
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật?
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
+ Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện em cho là ngộ nghĩnh và lí thú?
- Truyện nói lên điều gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
+ Đọc diễn cảm : (13’)
- Gọi 4 HS đọc phân vai 
- Giới thiệu đoạn văn cần LĐ
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài.
- Cáo lễ phép ngả mũ chào rồi nói:
- Ngài cho chúng cháu mười......Thừa kịp mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên.
4. Củng cố : (5’)
Em học tập ở chú bé người gỗ điểm gì?
5. Dặn dò : (5’)
- Dặn học sinh đọc lại các bài tập đọc đã học trong tuần. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
4 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
+ Phần giới thiệu.
+ Đoạn 1: Biết là... đến cái lò sởi này.
+ Đoạn 2: Bu-ra-ti-nô ... đến Các-lô ạ.
+Đoạn 3: Vừa lúc ấy... đến mũi tên.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc , cả lớp đọc, trao đổi TL:
+ Bu-ra-ri-nô cần biết kho báu ở đâu.
+ Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, đợi Ba-ra-ba uống rợu say, từ trong bình thét lên:"Ba-ra-ba! Kho báu ở đâu, nói ngay!"khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tởng là lời ma quỷ nên đã nói ra bí mật.
+ Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình vỡ xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
- Em thích chi tiết Bu-ra-ti-nô chui vào chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít.
+ Nhờ trí thông minh Bu-ra-ti-nô đã biết được điều bí mật về nơi cất kho báu ở lão Ba-ra-ba.
- 1 HS nhắc lại.
- 4 HS đọc thành tiếng. HS theo dõi tìm giọng phù hợp với từng nhân vật.
- Luyện đọc trong nhóm.
- 3 lượt HS thi đọc
- HS nêu
- Học sinh đọc lại các bài tập đọc đã học trong tuần. 
Tập đọc
Đ35: Rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu
- Biết đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn- giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu rất khác với người lớn.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: bảng phụ, tranh minh hoạ Sgk - HS: Đọc bài
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Trong quán ăn "Ba cá bống”và TLCH
2. Dạy bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
3. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
+ Luyện đọc : (9’)
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
+ Vời có nghĩa là gì?
- GV chỉ vào tranh minh hoạ và giảng nội dung tranh
- Cho HS nêu câu dài, cách đọc?
- GV đọc mẫu giọng đọc nhẹ nhàng, chậm chãi ở đoạn đầu, lời chú hề: vui, điềm đạm, công chúa: hồn nhiên, ngây thơ, vui
b) Tìm hiểu bài: (6’)
- Gọi HS đọc đoạn 1, trao đổi TLCH:
+ Chuyện gì sảy ra với công chúa?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
+ Nội dung chính của đoạn 1 là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi TLCH:
+ Nhà vua đã than phiền với ai?
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với cách nghĩ của các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- GV ghi ý 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3,
+ Chú hề đã làm gì để có được mặt trăng cho công chúa?
+ Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà?
+ Nội dung chính của đoạn 3 là gì?
+ Câu chuyện cho em biết điều gì?
- GV ghi nội dung chính của bài
c) Đọc diễn cảm : (14’)
- Gọi 3 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa)
- Giới thiệu đoạn văn cần đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai 
- Nhận xét và cho điểm từng HS
Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình.....
- Tất nhiệm là bằng vàng rồi.
 4. Củng cố, dặn dò : (1’)
+: Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh đọc lại bài + đọc bài giờ học sau. 
- HS đọc bài + nhận xét
+ Đoạn 1: ở vương ... đến nhà vua.
+ Đoạn 2: Nhà vua ... đến bằng vàng rồi.
+ Đoạn 2: Còn lại
3 HS nối nhau đọc
Nhưng ai nấy.....được/ ....rất xa/ nhà vua
+ Cô bị ốm nặng.
+ Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa.
+ Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lầy đất nước của nhà vua.
+ Công chúa muốn có mặt trăng; triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa.
1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm, 
+ Nhà vua than phiền với chú hề.
+ Chú hề cho răng trớc hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng nh thế nào đã. Vì chú tin cách nghĩ của trẻ khác với cách nghĩ ngời lớn.
- Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng và đợc làm bằng vàng.
- Đoạn 2 nói về mặt trăng của nàng công chúa.
- 1 HS đọc 
+ Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàn, làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay, cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng công chúa đeo vào cổ
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui 
sướng , chạy tung tăng khắp vườn.
- Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một "mặt trăng" như cô mong...
- Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của ngời lớn.
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay .
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 lượt HS thi đọc.
HS nêu
- Học sinh đọc lại bài + đọc bài giờ học sau.
Tập đọc
Đ34: rất nhiều mặt trăng ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật ( chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫ chuyện.
- Hiểu nội dung bài: Cách nhĩ của trẻ em về thể giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh, đáng yêu. II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần luyện đọc. HS : Bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối đọc từng đoạn truyện và TLCH
2. Dạy bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
3. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc : (9’)
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Nêu câu dài?
- Cách ngắt nghỉ hơi? 
- GV đọc mẫu giọng căng thẳng ở đoạn đầu, nhẹ nhàng, ở đoạn sau, Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
b) Tìm hiểu bài : (7’)
+ Nhà vua lo lắng về điều gì?
+ Nhà vua cho mời các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà Vua?
+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần, các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?
- Nội dung chính của đoạn 1 là gì?
+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
+ Công chúa trả lời thế nào?
- Ghi nội dung chính của bài.
c) Đọc diễn cảm : (14’)
- Yêu cầu 3 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa)
- Giới thiệu đoạn văn cần đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm HS.
4. Củng cố : (1’)
- Hỏi: + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
5. Dặn dò: (1’)
- Nhắc học sinh đọc lại bài+ đọc bài giờ học sau.
- HS thực hiện yêu cầu
- HS đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Nhà vua rất mừng... đều bó tay
+ Đoạn 2: Mặt trăng... đến dây chuyền ở cổ.
+Đoạn 3: Làm sao mặt trăng... đến khỏi phòng.
- 2 HS đọc toàn bài.
+ Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
+ Vua cho mời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được.
- Nỗi lo lắng của nhà vua.
+ Chú hề đặt câu hỏi nh vậy để dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ cô.
+ Khi ta mất một chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vờn, những bông hoa mới sẽ mọc lên... Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy.
- 2 HS nhắc lại.
- 3 HS phân vai, cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc ( như đã hướng dẫn ).
- Luyện đọc trong nhóm.
- 3 Lượt HS thi đọc
HS nêu
- Học sinh đọc lại bài+ đọc bài giờ học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 4 K1.doc