I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ : xanh tươi, làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, đỏ chót, bức tranh.
- Biết ngắt nhịp thơ đúng. Bộc lộ tình cảm vui thích qua giọng đọc. Biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc.
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
- Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu nội dung chính của từng khổ thơ: cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ và giàu màu sắc của bức tranh quê hương.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ.
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Đất quý- đất yêu và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Tình yêu quê hương khiến người ta thấy quê hương rất đẹp. Bài thơ Vẽ quê hương các em
học hôm nay là lời một bạn nhỏ nói về vẻ đẹp của quê hương và tình yêu quê hương của mình.
Tiết 29 Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2004 Tập đọc VẼ QUÊ HƯƠNG I MỤC TIÊU: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ : xanh tươi, làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, đỏ chót, bức tranh. - Biết ngắt nhịp thơ đúng. Bộc lộ tình cảm vui thích qua giọng đọc. Biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc. 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu : - Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu nội dung chính của từng khổ thơ: cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ và giàu màu sắc của bức tranh quê hương. - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ.. 3.Học thuộc lòng bài thơ. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Đất quý- đất yêu và trả lời các câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét, cho điểm. B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Tình yêu quê hương khiến người ta thấy quê hương rất đẹp. Bài thơ Vẽ quê hương các em học hôm nay là lời một bạn nhỏ nói về vẻ đẹp của quê hương và tình yêu quê hương của mình. H GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài thơ giọng viu, hồn nhiên; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc.. -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng dòng thơ + Đọc từng khổ thơ trước lớp + Đọc từng khổ thơ trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm + Đọc đồng thanh Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV chốt lại câu trả lời đúng Học thuộc lòng bài thơ -GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng thơ, sau đó là mỗi chữ đầu của mỗi khổ thơ. -GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân đọc thuộc, hay -HS kết hợp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ . -HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn, nghỉ hơi kết thúc khổ thơ. - -HS đọc các từ được chú giải cuối bài. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ -Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau -Các nhóm đọc từng khổ thơ -Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài. -1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời 1.Kể tên những cảnh vật được trong bài thơ? (Tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, ngói mới, trường học, cây gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.) 2. Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể những màu sắc ấy? (Tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót) 3.Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp?(HS trao đổi nhóm và trả lời: Vì quê hương rất đẹp.) -HS thi đọc thuộc bài thơ dưới hình thức đọc tiếp sức : 2 dòng thơ; cả khổ thơ, cả bài thơ. -Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc thuộc, hay. IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ -Quê hương em ở đâu? -Nơi em ở có những cảnh vật gì? -Bài thơ cho em biết điều gì? -GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ ; đọc thuộc lòng cho người thân nghe và tập vẽ những cảnh đẹp của quê hương mình. -GV nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: