I)MỤC TIÊU:
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: lá trầu , kép lỏng, nóng ran, cho trứng.
* Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: khô giữa cơi trầu, truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ.
* Hiểu và cảm nhận được: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm.
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc
- HS: Sách vở môn học
Tập đọc Tuần 1 Ngày soạn:4 – 9 – 2006 Ngày giảng: 4 2006 Tiết 1 : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Mục tiêu: * Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước * Đọc diiễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa cac cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm Hiểu các từ ngữ trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, lương ăn, ăn hiếp, áp bức . bất công. * Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công. II) Đồ dùng dạy - học : GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc HS : Sách vở môn học III)Phương pháp: Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ổn định tổ chức : Cho hát , nhắc nhở HS Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh Dạy bài mới: * Giới thiệu bài – Ghi bảng. * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn, - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Truyện có những nhân vật chính nào? + Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? + Đoạn 1 nói lên điều gì? - Gọi 1 HS đọc đoạn 2 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Ngắn chùn chùn: ngắn đến mức quá đáng, trong khó coi + Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào? + Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò? + Đoạn 2 nói lên điều gì? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi: + Trước thình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì? Thui thủi: Cô đơn một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn. + Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? + Đoạn 3, 4 nói lên điều gì? + Qua câu chuyện trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? Gv ghi ý nghĩa lên bảng *Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài. GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV nhận xét chung. Củng cố– dặn dò: + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Mẹ ốm” Chuẩn bị sách vở, đồ dùng HS ghi đầu bài vào vở - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu đoạn. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải trong SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. HS trả lời câu hỏi. - Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn Nhện. - Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là chị Nhà Trò. - HS đọc và trả lời câu hỏi + Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội. 1.Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. -1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi. + Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn + Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của Dế Mèn. + Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò. 2. Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Dế Mèn đã xoè 2 càng và nói với chị Nhà Trò: Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa nào độc ác không thể cậy khoẻ mà ức hiếp kẻ yếu. + Lời của Dế Mèn dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm 3- Tấm lòng hào hiệp cùa Dế mèn Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tầm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công. HS ghi vào vở – nhắc lại - 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - Lắng nghe - Ghi nhớ Ngày soạn: 4 – 9 – 2006 Ngày giảng: 5 2006 Tiết 2: Mẹ ốm I)Mục tiêu: * Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: lá trầu , kép lỏng, nóng ran, cho trứng. * Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm Hiểu các từ ngữ trong bài: khô giữa cơi trầu, truyện Kiều, y sĩ, lặn trong đời mẹ. * Hiểu và cảm nhận được: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm. II) Đồ dùng dạy - học : GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc HS : Sách vở môn học III)Phương pháp: Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV)Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức : Cho hát , nhắc nhở HS 2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” + trả lời câu hỏi. GV nhận xét + ghi điểm cho HS 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài – Ghi bảng. * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 7 khổ thơ. - Gọi 7 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 7 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Bài thơ cho chúng ta biết điều gì? GV: Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa còn nhỏ. - Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: + Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì : Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Truyện Kiều : truyện thơ nổi tiếng của nhà thi hào nổi tiếng Nguyễn Du kể về thân phận một người con gái. + Em hiểu thế nào là : lặn trong đời mẹ ? - Gọi 1 HS đọc khổ thơ 3 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hện như thế nào ? + Những việc làm đó cho em biết điều gì? -Yêu cầu HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: + Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? + Bạn nhỏ mong mẹ thế nào? + Bạn nhỏ đã làm gì để mẹ vui? + Bạn thấy mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với mình? + Qua bài thơ trên muốn nói với chúng ta điều gì? Gv ghi ý nghĩa lên bảng *Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 7 HS đọc nối tiếp cả bài. GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ. - GV nhận xét chung. Củng cố– dặn dò: + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - phần 2” - 2 HS thực hiện yêu cầu HS ghi đầu bài vào vở - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu đoạn. - 7 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 7 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. HS trả lời câu hỏi. - Bài thơ cho biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm. Mọi người rất quan tâm lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ. - Lắng nghe - HS đọc và trả lời câu hỏi - Những câu thơ trên muốn nói rằng: mẹ chú Khoa ốm nên lá trầu để khô không ăn được. Truyện Kiều khép lại vì mẹ mệt không đọc được, ruộng vườn không ai cuốc cày sớm trưa. HS lắng nghe + Lặn trong đời mẹ: những vát vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ, bây giờ đã làm mẹ ốm. -1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi + Mọi người đến thăm hỏi, người cho trứng, người cho cam, anh y sĩ mang thuốc vào tiêm cho mẹ + Những việc làm đó cho biết tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng, đậm đà, đầy lòng nhân ái. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Chi tiết: Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa. Những vất vả đó còn in hằn trên khuôn mặt, dáng người của mẹ. - Bạn nhỏ mong mẹ khoẻ dần dần. - Bạn không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca + Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ. HS ghi vào vở – nhắc lại - 7 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, thuộc bài nhất. Lắng nghe Ghi nhớ Tuần 2 : Ngày soạn: 8 – 9 Ngày giảng: 2 – 11 – 9 / 2006 Tiết 3: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Phần2) Mục tiêu: * Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Sừng sững, mặc nó, co rúm lại, béo múp béo míp * Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa cac cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả , gợi cảm Hiểu các từ ngữ trong bài: Sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô , kéo bè kéo cánh, cuống cuồng. * Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,xoá bỏ áp bức bất công, bênh vực chị Nhà trò yếu đuối, bất hạnh. II) Đồ dùng dạy - học : GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc HS : Sách vở môn học III)Phương pháp: Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV) Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức : Cho hát , nhắc nhở HS 2.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ: “ Mẹ ốm”+ Trả lời câu hỏi trong SGK - GV nhận xét , ghi điển cho HS 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài – Ghi bảng. * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn, - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Truyện xuất hiện những nhân vật nào ? + Dế Mèn gặp bọn Nhện để làm gì ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào? + Bọn Nhện mai phục để làm gì ? + Em hiểu : Sừng sững, lủng củng nghĩa là gì ? + Đoạn 1 cho em hình dung ra cảnh gì? - Gọi 1 HS đọc đoạn 2 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Dế Mèn đã làm cách gì để bọn Nhện phải sợ ? + Thái độ của bọn Nhện ra sao khi gặp Dế Mèn? + Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò? + Đoạn 2 nói lên điều gì? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải? + Sau l ... dùng dạy học : - Thầy : Tranh minh hoạt, bảng phụ. - Trò : đồ dùng học tập. III. Phương pháp : - đàm thoại, giảng giải, luyện tập. IV. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định tổ chức : - Lớp hát đầu giờ. 2. Bài cũ : - Đọc bài và trả lời câu hỏi: Hình ảnh nào nói lên tình gắn bó giữa Bác với trăng. 3. Bài mới : Hoạt động dạy Hoạt động học - Giới thiệu bài. a. Luyện đọc : - Đọc toàn bài : bài chia làm mấy đoạn ? - Đọc nối tiếp lần 1 - Đọc nối tiếp lần 2. - Luyện đọc theo cặp - Đọc mẫu. b. Tìm hiểu nội dung : - Con người phi thườnh mà cả triều đình háo hức nhìn là ai? - Thái độ của nhà vua như thế nào, khi gặp cậu bé? - Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đầu? - Tiểu kết rút ý chính. - Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào? - Tiểu kết rút ý chính. - Tiểu kết rút nội dung chính của bài. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gọi H đọc nối tiếp lần 3. - Gọi H đọc nối tiếp lần 4. - Tổ chức cho H thi đọc diễn cảm Ghi đầu bài. - Bài chia làm 3 đoạn: . Đoạn 1 : từ đầu đến trọng thưởng. .Đoạn 2 : tiếp đến đứt dải rútạ. . Đoạn 3 : còn lại - Đọc từ khó. - Giải nghĩa các từ trong chú giải. - 2 H dọc và sửa lỗi cho nhau. - Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. Ghi đầu bài. - Đó chỉ là một cậu bé chừng 10 tuổi, tóc để trái đào. - Nhà vua ngọt ngào nói với cậuvà nói sẽ trọng thưởng cho cậu. - Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồi cười ngay xung quanh cậu; nhà vua quên lau miệng, bên mép vẫn còn một hạt cơm. Quả táo cắn dở đang căng phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển. Cởu bế bị quan thị vệ đuội cuống quá nên đứt dải rút. - ý1: Tiếng cười có ở quanh ta. - Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe. - ý2: Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống u buồn. - Rút, đọc nội dung chính. - Đọc nối tiếp kết hợp nêu cách đọc bài. - Đọc nối tiếp lần 4 luyện đọc hay hơn. - Mỗi tổ cử một bạn thi đọc với các tổ khác. 4. Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ngày tháng năm 2006 Tiết 66 : con chim chiền chiện. I. Mục tiêu : Giúp học sinh. 1.Đọc thành tiếng : - Đọc đúng các từ ngữ : long lanh, bụng sữa, làm xanh da trời. - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dáu câu, giữa các cụm từ, nhẫn giọng ở những từ ngữ gợi tả tiếng hót của con chim chiền chiện trên bầu trời cao rộng. - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui tươi, hôn nhiên, tràn đầy tình yêu cuộc sống. 2. Đọc – hiểu : - Hiểu nghĩa các từ ngữ : cao hoài, cao vợi, t6hì, lúa tròn bụng sữa. - Hiểu nội dung bài : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống. II. đồ dùng dạy học : - Thầy : Tranh minh hoạt, bảng phụ. - Trò : đồ dùng học tập. III. Phương pháp : - đàm thoại, giảng giải, luyện tập. IV. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định tổ chức : - Lớp hát đầu giờ. 2. Bài cũ : - đoc bàivà trả lời câu hỏi: Tiếng cười làm cho cuộc sống thay đổi như thế nào ở vương quốc u buồn?. 3. Bài mới : Hoạt động dạy Hoạt động học - Giới thiệu bài. a. Luyện đọc : - Đọc nối tiếp lần 1 - Đọc nối tiếp lần 2. - Luyện đọc theo cặp - Đọc mẫu. b. Tìm hiểu nội dung : - Con chim chiền chiện bay giữa khung cảnh như thế nào? - Những từ ngữ chi tiết nào vẽ nên hình ảnh con chim chiền chiện? - hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện. - Tiếng hót của con chim gợi cho em những cảm giác như thế nào? - Qua bài thơ em hình dung ra điều gì? c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gọi H đọc nối tiếp lần 3. - Gọi H đọc nối tiếp lần 4. - Tổ chức cho H thi đọc diễn cảm Ghi đầu bài. - 6 H đọc bài mỗi H đọc 1 khổ thơ - Đọc từ khó. - Giải nghĩa các từ trong chú giải. - 2 H dọc và sửa lỗi cho nhau. - Đọc bài và trả lời câu hỏi. - Con chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng. - Những từ ngữ, hình ảnh: bay vút, vút cao, cao hoài, cao vợi, chim bay, lúa tròn bụng sữa, cánh đập trời xanh... - Những câu thơ nói lên điều đó: Khúc hát ngọt ngào... Làm xanh da trời... - Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho ta thấy một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. - Cuộc sống tự do, hạnh phúc. Nó làm cho ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống. - Rút nội dung chính của bài. - Đọc nối tiếp kết hợp nêu cách đọc bài. - Đọc nối tiếp lần 4 luyện đọc hay hơn. - Mỗi tổ cử một bạn thi đọc với các tổ khác. 4. Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Học bài và chuẩn bị bài sau. Tuần 34 Thứ ngày tháng năm 2006 Tiết 67 : tiếng cười là liều thuốc bổ. I. Mục tiêu : Giúp học sinh 1.Đọc thành tiếng : - Đọc đúng các từ ngữ : người lớn, nhà nước, sống lâu, chắc chắn. - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dáu câu, giữa các cụm từ,nhẫn giọng ở những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười. - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học. 2. Đọc – hiểu : - Hiểu nghĩa các từ ngữ : thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị. - Hiểu nội dung bài : Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Chúnh ta cần phải luôn tạo ra xung quanh mình một cuộc sống vui vẻ, tràn ngập tiếng cười. II. đồ dùng dạy học : - Thầy : Tranh minh hoạ, bảng phụ. - Trò : đồ dùng học tập. III. Phương pháp : - đàm thoại, giảng giải, luyện tập. IV. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định tổ chức : - Lớp hát đầu giờ. 2. Bài cũ : - Đọc bài và trả lời câu hỏi: Tìm những chi tiết, hình ảnh tả về con chim chiền chiệ.. 3. Bài mới : Hoạt động dạy Hoạt động học - Giới thiệu bài. a. Luyện đọc : - Đọc toàn bài : bài chia làm mấy đoạn ? - Đọc nối tiếp lần 1 - Đọc nối tiếp lần 2. - Luyện đọc theo cặp - Đọc mẫu. b. Tìm hiểu nội dung : - Người ta thống kê được số lần cười ở mỗi con người như thế nào? - Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? - Nếu luôn cau có, nổi giận sẽ có nguy cơ gì? - Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? -Trong thực tế em còn thấy có những bệnh gì liên quan đến những người không hay cười, luôn cau có, hay nổi giận? - Em rút ra bsì học gì từ bài báo này? - Ghi nội dung chính. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gọi H đọc nối tiếp lần 3. - Gọi H đọc nối tiếp lần 4. - Tổ chức cho H thi đọc diễn cảm Ghi đầu bài. - Bài chia làm 3 đoạn: . Đoạn 1 : từ đầu đến mỗi ngày cười 400 lần. .Đoạn 2 : tiếp đến làm hẹp mạch máu. . Đoạn 3 : còn lại - Đọc từ khó. - Giải nghĩa các từ trong chú giải. - 2 H dọc và sửa lỗi cho nhau. - Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. - Người ta đãthống kê được, một ngày trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần kéo dài 6 giây, trẻ em mỗi ngày cười 400 lần. - Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng đén 100km một giờ, ác cơ mặt thư giãn thoải mái, não tiết ra một chất làm cho con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. - Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ bị hẹp mạch máu. - Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để rút ngắn thời gian điều trị bẹnh, tiết kiệm tiền cho nhà nước. - Bệnh trầm cảm, bệnh stres. - Tiếng cười làm cho con người khác động vật.Tiếng cười làm cho con người thoát khỏi một số bệnh tật, sống lâu. - Nêu, đọc nội dung chính của bài. - Đọc nối tiếp kết hợp nêu cách đọc bài. - Đọc nối tiếp lần 4 luyện đọc hay hơn. - Mỗi tổ cử một bạn thi đọc với các tổ khác. 4. Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ngày tháng năm 2006 Tiết 68: “ăn mầm đá”. I. Mục tiêu : Giúp học sinh 1.Đọc thành tiếng : - Đọc đúng các từ ngữ : lời nói, dân lành, món lạ. - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dáu câu, giữa các cụm từ,nhấn giọng ở các từ ngữ thể sự hóm hỉnh, hài hước và tuyệt bí của Trạng Quỳnh. - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng hóm hỉnh, hài hước, phân biệt được lời của từng nhân vật. 2. Đọc – hiểu : - Hiểu nghĩa các từ ngữ : tương truyền, thời vua Lê – Chúa Trịnh, túc trực, dã vị. - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa “ No thì chẳng có gì vờa miệng đâu ạ” II. đồ dùng dạy học : - Thầy : Tranh minh hoạt, bảng phụ. - Trò : đồ dùng học tập. III. Phương pháp : - đàm thoại, giảng giải, luyện tập. IV. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định tổ chức : - Lớp hát đầu giờ. 2. Bài cũ : - Đọc bài và trả lời câu hỏi: Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? 3. Bài mới : Hoạt động dạy Hoạt động học - Giới thiệu bài. a. Luyện đọc : - Đọc toàn bài : bài chia làm mấy đoạn ? - Đọc nối tiếp lần 1. - Đọc nối tiếp lần 2.- Luyện đọc theo cặp - Đọc mẫu. b. Tìm hiểu nội dung : - Trạng Quỳnh là người như thế nào? Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì? - Vì sao chúa Trịnh lại muốn ăn “ mầm đá”? - Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? - Cuối cùng chúa có được ăn “ mầm đá” không? Vì sao? - Chúa được Trạng cho ăn gì? - Vì sao chúa ăn tưpơng mà vẫn thấy ngon miệng? - Tiểu kết rút nội dung chính. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gọi H đọc nối tiếp lần 3. - Gọi H đọc nối tiếp lần 4. - Tổ chức cho H thi đọc diễn cảm Ghi đầu bài. - Bài chia làm 4đoạn: . Đoạn 1 : từ đầu đến bênh vực dân lành. .Đoạn 2 : tiếp đến đề hai chữ “ đại phong”. . Đoạn 3 : Tiếp đến thì khó tiêu. . Đoạn 4 : Còn lại - Đọc từ khó. - Giải nghĩa các từ trong chú giải. - 2 H dọc và sửa lỗi cho nhau. - Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. - Trạng Quỳnh là người thông minh. Ông thường dùng lời nói hài hước hoặc những cách nói độc đáo để châm điếm thói xấu của quan lại , vua chúa , bênh vực dân lành. - Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, nghe tên “mầm đá” thấy lạ nên muốn ăn. - Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “ đại phong” rồi bắt chúa phải chờ cho đến khi bụng đói mềm. - Chúa không được ăn món mầm đá vì làm gì có món đó. - Chúa được Trạng cho ăn cơm với tương. - Vì lúc đó chúa đã đói lảthì ăn gì cũng thấy ngon. - Rút nội dung chính của bài. - Đọc nối tiếp kết hợp nêu cách đọc bài. - Đọc nối tiếp lần 4 luyện đọc hay hơn. - Mỗi tổ cử một bạn thi đọc với các tổ khác. 4. Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Học bài và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: