Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Nguyễn Thị Phương

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Nguyễn Thị Phương

A. Mở đầu:

Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK tập 1.

GV giải thích ý nghĩa của từng chủ điểm

B. Bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc

GV cho HS xem tranh chủ điểm

Hỏi: Tranh vẽ gì ?

=> Những hình ảnh nói lên điều gì ?

- Giới thiệu bài học hôm nay: Dế Mèn bênh vực kể yếu:

Cho HS xem tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí gợi ý cho HS về nhà tìm

Treo tranh minh hoạ

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc: 1 HS đọc toàn bài

GV chia đoạn

Đoạn 1: Hai dòng đầu

Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo

Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo

Đoạn 4: Phần còn lại

 

doc 111 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1350Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Nguyễn Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
(Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
- Phát hiện được những cử chỉ, lời nói cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Mở đầu:
Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK tập 1. 
GV giải thích ý nghĩa của từng chủ điểm 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
GV cho HS xem tranh chủ điểm 
Hỏi: Tranh vẽ gì ?
=> Những hình ảnh nói lên điều gì ? 
- Giới thiệu bài học hôm nay: Dế Mèn bênh vực kể yếu: 
Cho HS xem tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí gợi ý cho HS về nhà tìm 
Treo tranh minh hoạ 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc: 1 HS đọc toàn bài 
GV chia đoạn 
Đoạn 1: Hai dòng đầu 
Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo
Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo
Đoạn 4: Phần còn lại 
GV luyện đọc từ: ngắn chùn chùn, vặt chân, vặt cánh, ăn hiếp, nức nở
- HS đọc lại từng đoạn
Hỏi các từ chú giải 
Đọc đến đoạn nào có từ GV hỏi ngay các từ đó 
- Luyện đọc câu đoạn lời Nhà Trò ở đoạn 3:
- Lời của Dế Mèn 
- Cho HS luyện đọc nhóm 2:
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài 
Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 tìm những chị tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt
- Cho HS đọc thầm đoạn 3
Hỏi: Nhà Trò bị bọn Nhện ức hiếp ntn ?
Cho HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Những lời nói và cử chỉ nỏi lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?
Cho HS thảo luận nhóm đôi 
Cho HS đọc lướt lại toàn bài và nêu 1 hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó 
e) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
GV hướng dẫn đọc từng đoạn phù hợp với diễn biến câu chuyện 
- Treo đoạn cần luyện đọc lên bảng: “Năm trước gặp khi trời làm đói  vặt cánh ăn thịt em”
- GV đọc mẫu đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng 
3. Củng cố, dặn đò:
Hỏi: Em học được gì ở Dế Mèn ? Vậy ý nghĩa của câu chuyện là gì ?
Học thuộc lòng đoạn : Một hôm  vẫn khóc.
- HS mở SGK phần mục lục
- 2 HS đọc 5 chủ điểm
- Thương người như thể thương thân, măng mọc thẳng, trên đôi cánh ước mơ, có chí thì nên, tiếng sáo diều
- 1 bạn đang cõng bạn đi học 
- 1 bạn gái đang dìu cụ già xuống thang cấp 
- Các chú bộ đội đang giúp đỡ những người bị bão lụt 
Mọi người giúp đỡ yêu thương nhau 
HS lắng nghe 
HS quan sát tranh
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài 
HS giải nghĩa từ chú giải cho đến hết bài 
- Giọng kể lể đáng thương 
- An ủi, động viên nhiều HS đọc lại lời của 2 nhân vật trên 
- 2 em đọc lại cả bài 
- HS đọc thầm đoạn 1
- Nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thâý 
Nhà Trò khóc bên tảng đá cuội 
- Thân hình cảnh nghèo túng 
- Mẹ Nhà Trò vay lương ăn của bọn Nhện
- Sau đó thì chết, Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn, không trả được nợ nên bọn Nhện hành hạ Nhà Trò
- HS đọc thầm đoạn 4 và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
 Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. 
 Cử chỉ: Phản ứng mạnh mẽ, xoè cả hai càng ra, hành động bảo vệ, che chở dắt Nhà Trò đi. 
- Nhà Trò ngồi gục đầu trên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn => Tả đúng về Nhà Trò một cô gái đáng thương 
- Dế Mèn dắt nhà trò đi một khoảng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện 
=> Hình ảnh Dế Mèn dũng cảm che chở bảo vệ kẻ yếu 
 HS luyện đọc cá nhân
- Một HS đọc cả bài 
- 2 HS trả lời 
- Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công 
	Ngày soạn:
 Ngày giảng:
	TẬP ĐỌC : MẸ ỐM
(Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất một khổ thơ trong bài)
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ, cái cơi trầu thật
- Bảng phụ
- Tập thơ Góc sân và khoảng trời 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (KT đoạn HTL)
Nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
- Nhà thơ Trần Đăng khoa lúc nhỏ đã viết được 1 bài thơ nói lên tình yêu thương tha thiết của mình với mẹ đó là bài: “Mẹ ốm”
2. Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc: 1 HS đọc toàn bài 
- Phân đoạn
 Lưu ý ngắt nhịp các câu sau
Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều/ gấp lại trên đầu bấy lâu
Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa các từ của phần chú giải
- Nhấn giọng ở các từ ngữ: Khô, gấp lại, ngọt ngào
- HS đọc theo nhóm đôi
- 2 HS đọc cả bài
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài :
- 2 khổ thơ đầu cho ta biết điều gì?
- Bạn nhỏ trong bài thơ đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ ?
-Nếu mẹ không bi ốm thì lá trầu, Truyện Kiều, ruộng vườn sẽ như thế nào ?
- Hỏi ý nghĩa của cụm từ chìa khoá lặng trong đời mẹ
- Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
- Những câu thơ nào trong bài bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ
- Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì ?
c. Học thuộc lòng bài thơ
3. Củng cố dặn dò 
- Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao?
Nhận xét lớp học 
Dặn về nhà học thuộc lòng bài thơ và xem trước bài mới
3 HS đọc 3 khổ và trả lời câu hỏi SGK
Nhận xét bài đọc của bạn
HS đọc nối tiếp đoạn
2 HS đọc thành tiếng 
HS đọc phần chú giải 
HS theo dõi SGK 
- HS trả lời
- Ngâm thơ kể chuyện rồi thì hát ca
- 1 mình con sắm cả 3 vai chèo
- Lá trầu xanh sẽ được mẹ ăn hằng ngày, truyện Kiều cũng được đọc, ruộng vườn được cuốc cày. 
- HS trả lời theo hiểu biết của mình 
- Đọc và suy nghĩ
- Cô bác xóm giềng đến thăm mang thuốc vào
- Lòng yêu thương của cậu bé đến với mẹ
- Tình làng xóm láng giềng
- HS tự học thuộc bài 
- HS thi học thuộc bài 
- Tự trả lời
	Ngày soạn:
Ngày giảng:
TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng:
- Phát âm đúng: giã gạo, nặc nô. 
- Đọc trôi chảy toàn bài: Ngắt nghỉ đúng nhịp, ngắn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm
- Đọc diễn cảm toàn bài
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: nặc nô, chóp bu
- Nội dung: ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết câu: Tôi cất tiếng hỏi lớn:
Ai đứng chóp bu bọn này ? Ra đây cho ta nói chuyện !
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Kiểm tra bài cũ: Mẹ ốm
Nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
Ở bài tập đọc hôm trước, các em đã biết sau khi nghe Nhà Trò kể về hoàn cảnh của mình, Dế Mèn đã dắt Nhà Trò đi. Vậy Dế Mèn đã làm gì để bảo vệ Nhà Trò ?
 2. Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 15, gọi 1 HS đọc
- Luyện phát âm các từ trên.
- Đọc vỡ
- Truyền điện
- Nhóm đôi
- GV Đọc mẫu 
b. Tìm hiểu bài :
- Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu ... hung dữ
- Hỏi: truyện xuất hiện thêm nhân vật nào ? Dế Mèn gặp bọn nhện để làm gì? Dế Mèn đã hành động ntn để ntrấn áp bọn nhện, giúp đỡ Nhà Trò?
- Tìm hiểu nghĩa từ lũng củng, sừng sững
+ lủng củng ở đây có nghĩa là:
A. Nhiều con nhện đứng thẳng hàng.
B. Rất nhiều nhện nhưng không có trật tự.
C. Chỉ có vài ba con nhện.
+ Đoạn 2: Tiếp theo ... giã gạo
- Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ
Hỏi: Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải
- Giải nghĩa từ cuống cuồng (Đặt câu)
- Luyện đọc nâng cao
* Thi đọc diễn cảm theo nhóm
+ Đoạn 3: còn lại
3. Củng cố dặn dò 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài 
- Hỏi: Qua đoạn trích em học tập được Dế Mèn đức tính gì?
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS luôn sẵn lòng bênh vực, giúp đỡ những người yếu, ghét áp bức bất công 
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
3 HS lên bảng đọc thuộc bài thơ Mẹ ốm
Nhận xét bài đọc của bạn
Mở sgk/15
- HS đọc theo trình tự của GV đã nêu 
HS đọc thầm đoạn 1, suy nghĩ câu hỏi 1
- Truyện xuất hiện thêm bọn nhện
- Dế Mèn gặp bọn nhện để đòi lại công bằng
- Làm ở bc
HS đọc thầm đoạn 2, suy nghĩ câu hỏi số2
+ Lời lẽ: 
+ Thái độ:
HS đọc thầm đoạn 3, suy nghĩ câu hỏi 3
3 HS 1 nhóm thi đọc
Nhận xét
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TẬP ĐỌC: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
(Tiết 4)
I. MỤC ĐÍCH:
1. Đọc thành tiếng:
- Phát âm chuẩn: cơn nắng, đa mang.
- Đọc trôi chảy toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng nhịp,nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm
- Đọc diễn tả toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, tự hào, trầm lắng
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang,
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta 
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn 10 đòng thơ đầu
- Các tập truyện cổ Việt Nam hoặc các truyện tranh: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
- Goi 3 HS lên bảng tiếp nối đọc đoạnDế Mèn bênh vực kẻ yếu
2. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Truyện cổ tích luôn là nội dung hấp dẫn lứa tuổi thiếu nhi. những câu chuyện đó có gì hấp dẫn ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.
2. Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc
b. GV đọc mẫu
- GV phân đoạn: 5 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ... phật, tiên độ trì
+ Đoạn 2: Tiếp ... nghiêng soi
+ Đoạn 3: Tiếp ... của mình
+ Đoạn 4: Tiếp ... việc gì
+ Đoạn 5: Còn lại
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm 
- Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?
- Từ “nhận mặt” ở đây nghĩa là thế nào?
A. Thấy mặt ông cha mình.
B. Hiểu hơn về truyền thống tốt đẹp của ông cha mình.
C. Không biết gì về ông cha mình.
- Đoạn thơ này nói lên điều gì?
- Ghi bảng ý chính
- Hỏi: Bạn nào có thể nêu ý nghĩa của hai truyện Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường 
- Ghi ý chính đoạn 2
- Ghi nội dung bài thơ lên bảng 
c. Học thuộc lòng bài thơ:
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS đọc 10 dòng thơ đầu 
- Yêu cầu HS đọc thuộc từng khổ thơ 
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ
- Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng cả bài
3 Củng cố dặn dò 
- Qua những câu chuyện cổ ông cha ta khuyên con cháu điều gì?
- Nhận xét lớp học 
Dặn về nhà học thuộc lòng bài thơ và xem trước bài mới ...  thành tiếng phần chú giải
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn 
- 2 HS đọc toàn bài 
- Theo dõi GV đọc mẫu 
- Đọc thầm trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi 
+ Cuộc chiến đấu được miêu tả 
. Đoạn 1: Biển đe doạ
. Đoạn 2: Biển tấn công
. Đoạn 3: Người thắng biển
+ Từ ngữ, hình ảnh: gió đẩy mạnh, nước biển càng dữ, Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé
+ Được miêu tả rất rõ nét, sinh động. 
+ Tác giả đã dung biện pháp so sánh: Như con mập đớp con cá chim – như một đàn cá voi lớn 
+ Biện pháp nhân hoá: Biển cả muốn nuốt tươi con đề mỏng manh; biển ; gió giận dữ điên cuồng 
+ Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động, gấy ấn tượng mạnh mẽ
. Hơn 20 thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành sợi dây dài lấy thân mình ngăn dòng nước mặn - họ ngụp xuống, những bàn tay khoát vai nhau vẫn cứng như sắc, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẽo như chão – đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại 
- HS tự luyện đọc diễn cảm một đoạn văn mình thích 
- 3 đến 5 tốp HS toàn bài trước lớp 
Ngày soạn: 15 - 3 - 2010
Ngày giảng: 17 – 3 - 2010
TẬP ĐỌC : GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ 
(Tiết 52)
I/ Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài 
- Đọc đúng lưu loát các tên riêng người nước ngoài (Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc) ; lời đối đáp giữa các nhân vật 
- Giọng đọc phù hợp với lời nói của từng nhân vật, với lời dẫn chuyện; thể hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dũng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến luỹ 
2. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Truyện những người khốn khổ (nếu có)
- Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc bài Thắng biển và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Nhận xét 
2. Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu bài học 
2.2 Hướng dẫn luyên đọc 
- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho HS 
- Y/c HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó trong phần chú giải 
- Y/c HS đọc bài theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
2.3 Tìm hiểu bài 
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
+ Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
- Y/c HS đọc đoạn còn lại trả lời:
+ Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
- Y/c HS đọc đoạn cuối, trả lời:
+ Vì sao tác giả lại nói Ga-vrốt là một thiên thần?
+ Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga-vrốt?
Đọc diễn cảm và HTL
- GV gọi 4 HS đọc bài theo hình thức phân vai (2 lượt): Người dẫn chuyện, Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc từng nhân vật 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm cuối bài 
- Treo bảg phụ có đoạn văn hướng dẫn luyện đọc 
- Y/c HS luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét lớp học. 
- Y/c HS tiếp tục luyện đọc theo cách phân vai 
- HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp nhau đọc bài theo trình tự
- 1 HS đọc phần chú giải thành tiếng trước lớp 
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn 
- 2 HS đọc toàn bài trước lớp 
- Lắng nghe GV đọc mẫu 
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi
+ Ga-vrốt nghe Ăng-giôn-ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân tiếp tục chiến đấu
+ Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch ; Cuốc-phây-rắc thúc giục cậu quay vào chiến luỹ nhưng Ga-vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn ; Ga-vốt lúc ẩn lúc hiện giữa làn đạn giặc, chơi trò ú tim với cái chết 
+ Vì thân hình bé nhỏ chú ẩn, hiện Chơi trò ú tim với cái chết./ Vì hình ảnh Ga-vrốt bất chấp hiểm nguy  đạn giặc không tới được 
+ Ga-vrốt là một cậu bé anh hùng / Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga-vrốt / Em rất xúc động khi đọc truyện này. Em sẽ tìm đọc truyện “Những người khốn khổ” để biết nhiều hơn về Ga-vrốt 
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc diễn cảm 
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm 
Ngày soạn: 20 - 3 - 2010
Ngày giảng: 22 – 3 - 2010
TẬP ĐỌC : DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
	(Tiết 53)
I/ Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc-ních, Ga-li-lê
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê
2. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học 
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh chân dung Cô-péc-ních, Ga-li-lê trong SGK ; sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS đọc truyện Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai và trả lời trong SGK
- Nhận xét cho điểm HS
1. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu bài học 
2.2 Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Chú ý câu: Dù sao trái đất vẫn quay! (thể hiện thái độ bức tức, phẫn nộ của Ga-li-lê)
- Y/c HS đọc phần chú giải trong SGK 
- Y/c HS đọc bài theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
b. Tìm hiểu bài :
- Gợi ý trả lời câu hỏi: 
+ Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông?
+ Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào?
c. Đọc diễn cảm
- Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn:
 Chưa đầy 1 thế kỉ sau, năm 1632  đã gần bảy chục tuổi 
 Bị coi là tội phạm  ông đã bực tức nói ra “Dù sao trái đất vẫn quay”
+ GV đọc mẫu đoạn văn 
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp 
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét cho điểm HS 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học. Y/c HS về nhà học bài kể lại cho người thân nghe 
- 4 HS lên bảng thực hiện theo y/c 
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối theo trình tự:
+ Đoạn 1: từ đầu đến phán bảo của chúa trời 
 Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý sai lầm, công bố phát hiện mới 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến gần bảy chục tuổi
 Ga-li-lê bị xét xử 
+Đoạn 3: Còn lại 
 Ga-li-lê bảo vệ chân lí 
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn 
- HS đọc toàn bài 
- Theo dõi GV đọc mẫu 
- Đọc thầm trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi 
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng, các vì sao phải quay xung quay nó. Cô-péc-ních thì chứng minh ngược lại: Chính trái đất mới là hành tinh quay xung quanh mặt trời 
 +Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních
+ Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời 
+ Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng. Ga-li-lê đã trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đầy vì bao vệ chân lí khoa học 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc cho nhau nghe và sửa lỗi cho nhau
- 3 – 5 HS thi đọc 
Ngày soạn: 22 - 3 - 2010
Ngày giảng: 24 – 3 - 2010
TẬP ĐỌC : CON SẺ 
(Tiết 54)
I/ Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài 
- Biết đọc diễn cảm bài văn - chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp, căng thẳng (tả sự đối đầu giữa sẻ mẹ và chó săn), chậm rãi, thán phục (sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ)
2. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm xả thân cứu sẻ non của sẻ già 
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc bài Dù sao trái đất vẫn quay! và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- Nhận xét 
2. Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu bài học 
2.2 Hướng dẫn luyên đọc 
- Y/c 5 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm ngắt giọng cho HS 
- Y/c HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó trong phần chú giải 
- Y/c HS đọc bài theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc
2.3 Tìm hiểu bài 
- Y/c HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 
+ Trên đuờng đi con chó thấy gì? Nó định làm gì?
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi?
+ Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả ntn?
- Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất” là sức mạnh gì?
GV chốt: Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con 
+ Vì sao tác giả bày tỏ long kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
Đọc diễn cảm
- GV gọi 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Y/c cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn sau:
 Bỗng từ trên cây cao gần đó  Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất
- Treo bảng phụ có đoạn văn hướng dẫn luyện đọc 
- Y/c HS luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- Nhận xét 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét lớp học. 
- Y/c HS tiếp tục luyện đọc theo cách phân vai 
- HS lên bảng thực hiện y/c 
- Lắng nghe
- HS đọc nối tiếp nhau đọc bài theo trình tự
- 1 HS đọc phần chú giải thành tiếng trước lớp 
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn 
- 2 HS đọc toàn bài trước lớp 
- Lắng nghe GV đọc mẫu 
+ Con chó đánh hơi thấy một con sẻ non vừa từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần con sẻ 
+ Đột nhiên một sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại 
+ Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó ; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết ; nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó 
+ HS phát biểu
+ Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người cũng phải cảm phục 
- 5 HS đọc bài 
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc diễn cảm 
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm 
Thứ ngày tháng năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctapdoc.doc