Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 18 đến 68

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 18 đến 68

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát (từ phấn khởi, thoả mãn chuyển dần sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận ). Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời xin, lời khẩn cầu của vua Mi-đát ; lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt ).

2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ mới

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mạng lại hạnh phúc cho con người.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh học trong SGK.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi trong SGK.

3. Bài mới:

 

doc 87 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 346Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 18 đến 68", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 18 : ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát (từ phấn khởi, thoả mãn chuyển dần sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận ). Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời xin, lời khẩn cầu của vua Mi-đát ; lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt ).
2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ mới
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mạng lại hạnh phúc cho con người.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bài Thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi trong SGK.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến không có ai trên đời sung sướng hơn nữa.
+Đoạn 2: tiếp theo đến để cho tôi được sống.
+Đoạn 3: phần còn lại.
+Kết hợp giải nghĩa từ: khủng khiếp, phán.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài giọng phân biệt lời nhân vật.
 Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Vua Mi đát xin thần Đi ô dốt điều gì?
 Làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.
Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
 Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình là ngưới sung sướng nhất trên đời.
Tại sao vua Mi đát lại xin thần Đi ô ni dốt lấy lại điều ước?
 Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước : vua không thể ăn uống được gì, tất cả thức ăn, thức uống của nhà vua khi đụng vào đều biến thành vàng.
Vua Mi đát đã hiểu điều gì?
 Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Mi đát..ước muốn tham lam”
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
HS đọc đoạn 1
HS đọc đoạn 2
HS đọc đoạn 3
3 học sinh đọc theo cách phân vai.
4. Củng cố: Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì? (Người nào có lòng tham vô đáy như nhà vua Mi đát thì không bao giờ hạnh phúc...)
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC
TIẾT 21 : ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
2. Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Ông Trạng thả diều.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là một đoạn.)
+Kết hợp giải nghĩa từ ở cuối bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
-GV theo dõi sửa cho học sinh. 
-GV đọc diễn cảm cả bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách thông minh của Nguyễn Hiền.
 Tìm hiểu bài:
 Các nhóm đọc và trả lời câu hỏi.
Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
 Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc 20 trang sách mỗi ngày mà vẫn còn thời gian chơi thả diều.
Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
 Ban ngày đi chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe giảng, tối mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch là vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
Vì sao cậu bé Hiền được gọi là ông Trạng thả diều?
 Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là cậu bé ham thích chơi diều.
Trả lời câu hỏi 4 (HS thảo luận và trả lời)
 Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ tài cao, công thành danh toại nhưng điều mà câu chuyện khuyên ta là Có chí thì nên.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: ”Thầy phải kinh ngạcđom đóm vào trong.”
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
HS đọc thành tiếng đoạn 1
HS đọc thành tiếng đoạn còn lại.
4 học sinh đọc 
Học sinh đọc
4. Củng cố: Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? (Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công. )
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC
TIẾT 22 : CÓ CHÍ THÌ NÊN 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ . Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình. 
2. Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào 3 nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nãn lòng khi gặp khó khăn.
3. HTL 7 câu tục ngữ .
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh học bài đọc trong SHS
Bảng kẻ phân loại 7 câu tục ngữ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc truyện Ông Trạng thả diều và trả lời câu hỏi trong SGK.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: Có chí thì nên.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 Luyện đọc: 
HS đọc bài 
+Kết hợp giải nghĩa từ: nên, hành, lận, keo, cả, rã.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn : chú ý nhấn giọng ở một số từ ngữ quyêt/ hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ.
 Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Dựa vào nội dung xếp các câu tục ngữ thành 3 nhóm:
Nhóm 1 : khẳng định ý chí nhất định thành công (câu 1 và câu 4)
Nhóm 2: khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chon (câu 2 và câu 5)
Nhóm 3: khuyên người ta không nãn lòng khi gặp khó khăn (cau 3,6,7)
Chọn ý trong câu 2 em cho là đúng nhất để trả lời ? 
 Ý c đúng: ngắn gọn, có vần điệu, có hình ảnh
Ngắn gọn: ít chữ, chỉ bằng một câu.
Có vần điệu: hành/ vành, này/ bày, cua/rùa
Có hình ảnh: người kiên nhẫn, người đan lát, người kiên trì, người chèo thuyền.
Theo em, học sinh phải rèn luyện ý chí? Lấy ví dụ về những biểu hiện của học sinh không có ý chí?
 Phải vượt khó, khắc phục những thói quen xấu. VD: gặp bài khó là bỏ luôn không tìm cách giải
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng:
- HS đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
3 học sinh đọc
học sinh đọc
4. Củng cố: Học sinh đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC
TIẾT 23 : “VUA TÀU THUỶ ” BẠCH THÁI BẢO
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ nội dung bàiđọc trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 4 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: “Vua tàu thuỷ ” Bạch Thái Bưởi.
b.Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến cho ăn học
+Đoạn 2: tiếp theo đến không nản chí.
+Đoạn 3: tiếp theo đến Trưng Nhị.
+Đoạn 4: phần còn lại.
+HS đọc chú thích và kết hợp giải nghĩa thêm: người cùng thời
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn : giọng chậm rãi đoạn 1,2 và nhanh hơn ở đoạn 3. Câu kết bài đọc giọng sảng khoái.
 Tìm hiểu bài:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
 Mồ côi cha từ thuở nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch được ăn ... t giọng đúng . 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
+ Ở nhà vua – quên lau miệng , bên mép vẫn dính một hạt cơm. 
+ Ở quan coi vườn ngự uyển – trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở . 
+ Ở chính mình – bị quan thị vệ đuổi , cuống quá nên đứt giải rút .
- Vì những chuyện ấy ngờ và trái ngược với hoàn cảnh xung quanh : trong buổi thiết triều nghiêm trang , nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm , quan coi vườn ngự uyển đang giấu một quả táo đang cắn dở trong túi áo , chính cậu bé thì đứng lom khom vì bị đứt giải rút . 
- Nhìn thẳng vào sự thật , phát hiện những chuyện mâu thuẫn , bất ngờ , trái ngược với cặp mắt vui vẻ .
- Tiếng cười làm mọi gương mặt đều rạng rỡ , tươi tỉnh , hoa nở , chim hót , những tia nắng mặt trời nhảy múa , sỏi đá reo vang dưới những bánh xe . 
- HS luyện đọc diễn cảm , đọc phân vai .
- Nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn .
- Chuẩn bị : Con chim chiền chiện .
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
 Huy Cận
I Mục đích – Yêu cầu
1 – Kiến thức 
- Hiểu được ý nghĩa bài thơ : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn , hát ca giữa không gian cao rộng , trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình , là hình ảnh của cuộc sống ấm no , hạnh phúc , gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu những người xung quanh , thêm yêu đời , yêu cuộc sống.
2 – Kĩ năng 
- Đọc lưu loát toàn bài thơ , đọc đúng chỗ ngắt nghỉ của bài thơ 4 chữ . 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi .
- Học thuộc lòng bài thơ .
3 – Thái độ 
- Giáo dục HS yêu cuộc sống , yêu đời , yêu thiên nhiên , yêu đất nước thanh bình .
II Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng phụ viết sẵn các từ , đoạn trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : Vương quốc vắng nụ cười ( Phần 2 )
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài thơ.
3 – Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 a – Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- Bài thơ con chim chiền chiện miêu tả hình ảnh một chú chim chiền chiện tự do bay lượn , ca hát giữa bầu trời cao rộng . Bài thơ gợi cho người đọc những cảm giác như thế nào ?
b – Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
- Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? 
- Tìm những từ ngữ và chi tiết vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng ? 
- Mỗi khổ thơ trong bài có ít nhất một câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện . Em hãy tìm những câu thơ đó ? 
- Tiếng hót của con chim chiền chiện gợi cho em những cảm giác như thế nào ?
=> Nêu đại ý của bài ?
d – Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV HD học sinh đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ. Giọng đọc hồn nhiên , vui tươi , chú ý ngắt giọng các khổ thơ.
.
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ . 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Con chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa , giữa một không gian rất cao , rất rộng .
- Con chim chiền chiện bay lượn rất tự do : 
+ Lúc sà xuống cánh đồng .
+ Lúc vút lên cao . 
- Chim bay lượn tự do nên Lòng chim vui nhiều , hót không biết mỏi 
+ Khổ 1 : Khúc hát ngọt ngào . 
+ Khổ 2 : Tiếng hót lonh lanh 
 Như cành sương khói .
+ Khổ 3 : Chim ơi , chim nói 
 Chuyện chi , chuyện chi ? 
+ Khổ 4 : Tiếng ngọc trong veo 
 Chim gieo từng chuỗi. 
+ Khổ 5 : Đồng quê chan chứa 
 Những lời chim ca.
+ Khổ 6 : Chỉ còn tiếng hót 
 Làm xanh da trời .
- cuộc sống rất thanh bình , hạnh phúc . 
- cuộc sống rất vui , rất hạnh phúc . 
làm em thấy yêu cuộc sống , yêu những người xung quanh .
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm va học thuộc bài thơ .
- Chuẩn bị : Ai có tính hài hước , người đó sẽ sống lâu hơn
TIẾT 67 : TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
2. Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, làm cho học sinh có ý thức tạo ra cuộc sống xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. 
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong sách học sinh.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ : HS đọc bài Con chim chiền chiện.
- 2 , 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài thơ.
3 – Bài mới
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu mỗi ngày cười 400 lần.
+Đoạn 2: Tiếp theo . làm hẹp mạch máu.
+Đoạn 3: Còn lại
+Kết hợp giải nghĩa từ: thống kê, thư giản, sảng khoái, điều trị. 
c. Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Phân tích cấu tạo của bài báo trên? Nêu ý chính của từng đọan văn? 
 - Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác.
 - Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
 - Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? 
 - Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 km/ giờ, các cơ mặt thư giản, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
Người ta tìm cách tạo ta tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? 
 - Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất? 
 - Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Tiếng cười .mạch máu.
- GV đọc mẫu
Học sinh đọc 2-3 lượt.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
3 học sinh đọc 
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
TIẾT 68 : ĂN “MẦM ĐÁ”
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện (người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh ).
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa : No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng cười là liều thuốc bổ
HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK .
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+Đoạn 2: tiếp theo đến ngoài để hai chữ ngoại phong.
+Đoạn 3: tiếp theo đến . khó tiêu.
+Đoạn 4: phần còn lại. 
+Kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
c. Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
 Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá?
 - Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy món mầm đá là món lạ nên muốn ăn.
Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa Trịnh như thế nào?
 - Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ đại phong. Trạng bắt chúa phải chờ đến lúc đói mèm.
Cuối cùng chúa được ăn mầm đá không? Vì sao? 
 - Chúa không được ăn món mầm đá, vì thực ra không hề có món đó.
Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?
 - Là người thông minh ..
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: Thấy chiếc lọ .vừa miệng đâu ạ.
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
Học sinh đọc 
4. Củng cố
5. Tổng kết dặn dò: 
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_tiet_18_den_68.doc