Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 25: Chú Đất Nung

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 25: Chú Đất Nung

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 318Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 25: Chú Đất Nung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Chú Đất Nung
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung... Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm...
- Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II. Đồ dùng – dạy học.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc ( đoạn 2 )
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài tập đọc Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi về nội dung
Học sinh thực hiện yêu cầu
2. Dạy- Học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt học sinh đọc), giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) cho từng học sinh 
3 học sinh tiếp nối đọc theo trình tự
b) Tìm hiểu bài
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi, nhận xét
Cu Chắt có những đồ chơi nào?
Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì?
Đoạn 1 trong bài giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt
Ghi ý chính đoạn 1
1 học sinh nhắc lại
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi
1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi
Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
Cu Chắt cắt đồ chơi vào nắp cái chấp hỏng
Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa.
Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột
Ghi ý chính đoạn 2
1 học sinh nhắc lại
Chuyện gì sẽ xảy với cu đất khi chú chơi một mình? Các em cùng tìm hiểu đoạn còn lại
Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê
Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
Học sinh trả lời nhận xét
ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
Ông chê chú nhát
Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung
Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát
Theo em hai ý kiến đó ý kiến nào đúng? Vì sao?
Học sinh nêu ý kiến đúng
Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
Học sinh giải nghĩa
Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
Đoạn cuối bài kể lại việc chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung
Ghi ý chính đoạn 3
Học sinh nêu nhận xét
Câu chuyện nói lên điều gì?
Ghi ý chính cảu bài
2 học sinh nhắc lại ý chính của bài
c) Đọc diễn cảm
Gọi 4 học sinh đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm)
4 học sinh đọc truyện theo vai. Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp với từng vai (như đã hướng dẫn)
Gọi 4 học sinh đọc lại truyện theo vai
4 học sinh đọc
Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc
Luyện đọc theo nhóm 3 học sinh 
Tổ chức cho học sinh thi đọc theo vai từng đoạn và toàn truyện
3 lượt học sinh đọc theo vai
Nhận xét và cho điểm học sinh 
3. Củng cố dặn dò
Hỏi: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh về nhà học bài và đọc trước bài Chú đất Nung (tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_tiet_25_chu_dat_nung.doc