Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 6: Người ăn xin - Phạm Thị Thanh

Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 6: Người ăn xin - Phạm Thị Thanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc đúng các từ khó trong bài. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ và nhấn giọng đúng các từgợi tả, gợi cảm.

2. Kĩ năng: Hiểu được các từ khó: lom khom, đỏ đọc, giàn giụa, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

3. Thái độ: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết sắn đoạn cần luyện đọc.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Tiết 6: Người ăn xin - Phạm Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: tập đọc
Người ăn xin
I. Mục tiêu:
Kiến thức: Đọc đúng các từ khó trong bài. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ và nhấn giọng đúng các từgợi tả, gợi cảm. 
Kĩ năng: Hiểu được các từ khó: lom khom, đỏ đọc, giàn giụa, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
Thái độ:	Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
II. đồ dùng: 
Bảng phụ viết sắn đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Cho học sinh đọc bài “ Thư thăm bạn” và nêu nội dung bài
Học sinh đọc - trả lời - nhận xét 
Học sinh đọc toàn bài và trả lời: dòng mới đầu và kết thúc có tác dụng gì?
Học sinh trả lời - lớp nhận xét - đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: dùng tranh SGK giới thiệu bài
Học sinh quan sát và nghe.
b) Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc đúng:
Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 + kết hợp sửa lỗi phát âm
3 học sinh đọc nối tiếp
Đoạn 1: lúc ấy ... cứu giúp
Đoạn 2: Tôi ... ông cả
Đoạn 3: Còn lại
cho học sinh đọc nối tiếp lần 2.
Học sinh thi đọc đúng + giải nghĩa từ phần chú giải.
Gọi học sinh đọc cả bài
2 học sinh đọc cả bài - nhận xét 
Giáo viên đọc mẫu 
Học sinh nghe và phát hiện cách đọc, câu cảm thán.
* Tìm hiểu bài:
Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trao đổi nhóm , trả lời câu hỏi:
Học sinh đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời - lớp nhận xét:
Cậu bé gặp lão ăn xin khi nào?
Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?
điều gì khiến ông lão thảm thương như vậy?
Học sinh trả lời
Cho học sinh nêu ý đoạn 1
Ông lão ăn xin thật đáng thương
Cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và thảo luận
Học sinh đọc thầm đoạn 2, tìm thái độ, lời nói của cậu bé đối với ông lão ăn xin.
Cho học sinh trả lời câu hỏi 2 theo SGK -> giáo viên kết luận
Tài sản của cải tiền bạc
Lẩy bẩy run rẩy, yếu đuối.
Cho học sinh giải nghĩa từ lẩy bẩy, tài sản.
Đoạn 2 nói gì?
Cậu bé xót thương ông lão, muốn giúp đỡ ông.
Cho học sinh dọc thầm đoạn 3. Thảo luận nhóm 4 câu hỏi:
Cậu bé không có gì cho lão, nhưng lão lại nói “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé cho ông lão cái gì?
Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy được nhận chút gì từ ông?
Học sinh đọc, thảo luận - đại diện nhómd trả lời - nhận xét:
Nhận được tình thương, sự thông cảm cà tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng.
Nhận được từ ông lão lòng thương, sự đồng cảm
Đoạn 3 cho em biết điều gì?
Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé
Gọi 1 học sinh đọc cả bài - ghi nội dung.
1 học sinh đọc, nêu nội dung - nhận xét - nhắc lại.
* Đọc diễn cảm
Gọi 3 học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn
3 học sinh đọc, mỗi học sinh đọc 1 đoạn, học sinh nhận xét tìm ra giọng đọc.
Đoạn kể và tả hình dáng ông lão ăn xin đọc chậm rãi.
Phân biệt lời cậu bé và ông lão.
Giáo viên treo bảng phụ đoạn “Tôi chẳng biết ... của ông lão” - Hướng dẫn lớp luyện độc theo cách phân vai -> nhận xét cho điểm
Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu - từng cặp luyện độc - lớp bình chọn cặp đọc hay nhất
3. Củng cố dặn dò.
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Nhật xét tiết học. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_4_tiet_6_nguoi_an_xin_pham_thi_thanh.doc