Giáo án Tập đọc: Mầm non

Giáo án Tập đọc: Mầm non

Tập đọc

Mầm non

I. Mục tiêu

 Về kiến thức

- Củng cố kiến thức về danh ngữ, động ngữ cho H.

 Về kĩ năng

- Phát triển 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (chú trọng kĩ năng đọc - nói).

 Về thái độ

- H yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học

- Sách Tự học TV.

- T chia 43 H thành 8 nhóm, bầu nhóm trưởng là những H có khả năng học tập tốt và biết giúp đỡ bạn bè.

 

doc 4 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc: Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ............. ngày ....... tháng ...... năm 2012
Tập đọc
Mầm non
I. Mục tiêu
Ÿ Về  kiến thức
- Củng cố kiến thức về danh ngữ, động ngữ cho H.
Ÿ Về  kĩ năng
- Phát triển 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết (chú trọng kĩ năng đọc - nói).
Ÿ Về  thái độ
- H yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
- Sách Tự học TV.
- T chia 43 H thành 8 nhóm, bầu nhóm trưởng là những H có khả năng học tập tốt và biết giúp đỡ bạn bè. 
III. Hoạt  động dạy - học chủ yếu
Ôn cái đã biết (5 phút)
T: Hôm trước các em học bài tập đọc gì?
H: Bài “Câu chuyện bó đũa”.
T cho H kể lại câu chuyện, hỏi H về nội dung bài.
T nhận xét.
Học cái mới (30 phút)
Việc 1: Luyện  đọc
Thao tác 1: T đọc mẫu (2 phút)
T giới thiệu: Bài thơ “Mầm non”.
T cho H đọc thầm 1 lần.
T đọc diễn cảm. Giọng đọc thay đổi giữa hai phần trong nội dung bài thơ. Phần 1 khi mùa xuân chưa tới, đọc với giọng trầm. Phần 2 khi mùa xuân đã tới đọc với giọng reo vui, rộn ràng.
Thao tác 2: T hướng dẫn H đọc (5 phút)
T cho H phát hiện những điểm cần chú ý trong bài thơ.
H phát hiện về giọng đọc, những chỗ cần nhấn, những chỗ đọc chậm, đọc nhanh, lên giọng, xuống giọng
T cho H dùng bút chì gạch chân những chỗ cần chú ý khi đọc trong bài thơ.
Thao tác 3: H luyện đọc cá nhân theo nhóm (5 phút)
T giao nhiệm vụ: Các em có 5 phút làm việc cùng nhóm của mình. Trong 5 phút các em làm 2 nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ thứ nhất mỗi cá nhân trong nhóm luyện đọc một lần trước nhóm, các bạn trong nhóm nghe và góp ý cho bạn của mình. 
- Nhiệm vụ thứ hai: Các em đưa ra những từ mình chưa hiểu nghĩa để cùng thảo luận với các bạn trong nhóm. Từ nào không giải thích được, các nhóm sẽ đưa ra trước lớp để thảo luận.
T vỗ tay ra hiệu các nhóm tản ra hoạt động riêng.
Mỗi nhóm H chia ra một khu vực riêng để cùng luyện đọc và tìm hiểu từ.
T đến hỗ trợ từng nhóm và giúp đỡ những em đọc yếu.
T vỗ tay ra hiệu tập hợp các nhóm khi hết thời gian.
Thao tác 4: H các nhóm trình bày kết quả của phần luyện đọc trước lớp 
(3 phút)
T chia bài thơ thành 4 đoạn.
	Đoạn 1: Khổ thứ nhất
	Đoạn 2: Khổ thơ thứ hai (từ Mầm non => cội với cành).
	Đoạn 3: Một chú thỏ => làn rêu.
	Đoạn 4: Phần còn lại
H dùng bút chì đánh dấu các đoạn.
T mời 4 H của nhóm 1, 2, 3, 4 lên trình bày bài thơ. 
H nhận xét phần trình bày của các bạn.
T mời 4 H của nhóm 5, 6, 7, 8 lên trình bày bài thơ.
H nhận xét phần trình bày của các bạn.
Thao tác 4: H tìm hiểu từ, ngữ và luyện đọc diễn cảm (10 phút)
T mời H đưa ra từ mình chưa hiểu nghĩa.
H cùng giải nghĩa từ.
T hỗ trợ bằng các phương pháp giải nghĩa từ: biến đổi đồng nghĩa, trái nghĩa, nói câu, mô tả
T tiếp tục mời H của các nhóm trình bày bài thơ.
T chú ý sửa cho H giọng đọc và những chỗ cần chú ý để đọc bài thơ hay hơn. 
(Tùy theo thời gian, T có thể mời nhiều hoặc ít H đọc bài).
Việc 2: Tìm hiểu bài (5 phút)
T mời 1 H đọc khổ thơ thứ nhất.
T: Trong khổ thơ thứ nhất, mầm non làm gì?
H: Mầm non nằm ép lặng im.
T: Mầm non nằm lặng im ở đâu?
H: Mầm non nằm lặng im dưới vỏ một cành bàng.
T mời 1 H đọc phần thứ 2 và 3.
H đọc
T: Mầm non nhìn thấy những cảnh vật gì qua kẽ lá?
H: Thấy mây bay, mưa phùn lất phất, lá rụng, cành cây xơ xác, các con vật tìm chỗ trú ẩn
T: Theo các em, đây là khung cảnh mùa nào?
H: Khung cảnh mùa đông.
T: Em thấy khung cảnh mùa đông ra sao?
H: Rét buốt, cảnh vật xơ xác,
T mời H đọc phần thứ 4.
H đọc
T: Âm thanh gì đã báo hiệu xuân sang?
H: Tiếng chim báo hiệu xuân sang.
T: Khi mùa xuân sang, cảnh vật thay đổi như thế nào?
H: Suối róc rách reo mừng, chim muông hót véo von, 
T: Lúc đó mầm non làm gì?
H: Mầm non bật ra khỏi vỏ cây, khoác áo màu xanh biếc.
T: Em thấy cảnh vật mùa xuân thế nào?
H: Mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống,
T: Bài thơ cho em biết điều gì?
H: Bài thơ cho em thấy sự thay đổi kì diệu của thiên nhiên khi mùa xuân tới.
T: Nếu cây cối bị chặt phá hết, môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại, em có còn thấy được vẻ đẹp của mùa xuân không?
H: Nếu môi trường bị hủy hoại, em sẽ không còn thấy mùa xuân tươi đẹp.
T: Vậy em phải làm gì để có bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường?
H: Không bẻ cành hái lá.
H: Phải trồng cây.
H: Không vứt rác bừa bãi.
T: Để được ngắm nhìn và sống trong môi trường thiên nhiên tươi đẹp, em cần bảo vệ môi trường bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất hàng ngày như không xả rác bừa bãi, không bẻ cành, hái lá, ngắt hoa,
T mời 1 H đọc lại thật diễn cảm cả bài thơ.
Việc 3: Tổng kết tiết học, chơi trò chơi (5 phút)
T nhận xét, khen ngợi tinh thần học tập của học sinh.
T mời H chơi trò chơi: Đọc thơ để trồng cây
T đưa nội dung trò chơi:
	- T gộp 8 nhóm thành 2 đội.
	- T yêu cầu H gập sách lại. Ai mở sách là phạm quy.
	- 2 đội trưởng oản để nhận lượt chơi trước.
	- Thầy đọc tiếng đầu tiên của các câu thơ cho mỗi đội. Các đội đọc cả câu. Mỗi câu thơ đọc được tương ứng với một cây được trồng.
	- Khi mỗi đội đọc được 1 câu thơ, T cho 1 H trong đội đứng ra 1 vị trí riêng.
	- Hết bài thơ, tổng kết số cây 2 đội trồng được. Đội nào nhiều cây là đội chiến thắng.
T tổng kết trò chơi.
T cho H cả lớp đọc lại bài thơ một lần.
* Giao việc về  nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, ghi lại nội dung vào vở.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy (của cá nhân, đồng nghiệp dự giờ)
(Kết quả học tập, nội dung bài, phương pháp và các kĩ năng sư phạm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tieng viet.doc