Giáo án Tập đọc - Tuần 14

Giáo án Tập đọc - Tuần 14

TẬP ĐỌC

 CHUỖI NGỌC LAM

SGK/133 TGDK: 35’

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

+BPHT: + Giúp HS hiểu nghĩa từ: giáo đường

II. ĐDDH: GV Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Ảnh giáo đường. HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân : 3 HS lên bảng đọc lần lượt trả lời các câu hỏi SGK:

- Nêu nguyên nhân và hậu qua của việc phá rừng ngập mặn?

- Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập

2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi mặn?

- Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

 Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm

- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Vì hạnh phúc con người.GV giới thiệu bài.

 Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài:

 + Mục tiêu: Giúp HS Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật. trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.

- 1HS đọc bài. GV chia đoạn ( 2 đoạn)

- Truyện gồm có mấy nhân vật ?

- GV giới thiệu tranh minh hoạ

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 576Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TẬP ĐỌC 
 CHUỖI NGỌC LAM 
SGK/133 	 TGDK: 35’ 
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
+BPHT: + Giúp HS hiểu nghĩa từ: giáo đường
II. ĐDDH: GV Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Ảnh giáo đường. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân : 3 HS lên bảng đọc lần lượt trả lời các câu hỏi SGK:
- Nêu nguyên nhân và hậu qua của việc phá rừng ngập mặn?
- Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi mặn? 
- Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. 
 Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Vì hạnh phúc con người.GV giới thiệu bài. 
 Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 + Mục tiêu: Giúp HS Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật. trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
- 1HS đọc bài. GV chia đoạn ( 2 đoạn)
- Truyện gồm có mấy nhân vật ?
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
Đoạn 1 : (cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé)
- 3 HS tiếp nối nhau đọc (2-3 lượt) (3 đoạn).GV sửa phát âm, các câu hỏi, câu cảm+ hiểu từ : lễ Nô- en.
Từng cặp HS luyện đọc đoạn 1
- HS đọc đoạn 1+câu hỏi 1,trả lời: 
- Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ?
- Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không ?
- Chi tiết nào cho biết điều đó ?
3 HS phân vai luyện đọc diễn cảm đoạn 1(2 tốp-mổi tốp 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 1)
Đoạn 2 : (cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé )
3HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2.(3đoạn nhỏ)+ GV hướng dẫn HS phát âm đúng, đọc đúng câu hỏi, câu cảm;nghĩ hơi đúng sau dấu 3chấm
+ Hiểu nghĩa từ: giáo đường
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 2.Từng nhóm đọc lướt đoạn2 + câu hỏi3,4 và trả lời :Chị của cô bé tìm gặp Pi – e làm gì?Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?-GV kết luận 
- 3 HS phân vai luyện đọc diễn cảm đoạn 2 
- 2 tốp đọc thi diễn cảm (mỗi tốp 3 HS )
- HS phân vai đọc diễn cảm cả bài văn.
Hoaït ñoäng 3 :Tìm hiểu nội dung câu chuyện 
+ Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác.)
- GV tổ chức cho HS học nhóm thi đua tìm hiểu nội dung câu chuyện.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng- Về nhà tập đọc diễn cảm.- Chuẩn bị: “Hạt gạo làng ta”. -Nhận xét tiết học 	
IV/Phần bổ sung:	
 CHÍNH TẢ	
 CHUỖI NGỌC LAM SGK/136 TGDK:35’
I. Mục tiêu: 
- Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT (2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
BPHT: Kết hợp bảng con giúp HS viết các từ dễ lẫn lộn tr/ch - ao/au
II. ĐDDH: + GV: Bảng phụ, từ điển. HS : vở ghi và Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân 
- HS viết những từ khác nhau ở âm đầu S/X , uôt/ uôc - Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- GV cho HS ghi lại các từ còn sai ở tiết trước .
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt động 1: GV nêu MĐ,YC của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
+ Mục tiêu: Giúp HS Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
-Giáo viên đọc một lượt bài chính tả.Đoạn văn nói lên điều gì? HS đọc thầm lại đoạn văn – Viết các từ khó.
-Đọc cho học sinh viết.
-Đọc lại học sinh soát lỗi.
-Giáo viên chấm 1 số bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
+ Mục tiêu: Giúp HS Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT (2) a/b.
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2a.HS trao đổi nhóm , mỗi nhóm tìm từ ngữ chứa cả 4 cặp tiếng trong bảng.
- Tìm những tiếng có phụ âm đầu tr – ch.
- Ghi vào giấy, đại nhiện dấn lên bảng – đọc kết quả của nhóm mình.
- Cả lớp và GV nhận xét ,bổ sung.
 Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm.HS làm việc cá nhân.
- Điền vào chỗ trống hoàn chỉnh mẫu tin.
- Học sinh sửa bài nhanh đúng.
- Học sinh đọc lại mẫu tin.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng Thi tìm từ láy có âm đầu ch/tr.
- Giáo viên nhận xét.
- Chuẩn bị: Phân biệt âm đầu tr/ ch hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã
- Nhận xét tiết học. 	
IV/Phần bổ sung:	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI SGK/137 	 TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được qui tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3; thực hiện được yêu cầu của BT4 (a, b, c).
 - HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT4.
- Yêu thích Tiếng Việt, tìm từ mở rộng tìm từ đã học.
II. ĐDDH: + GV: Giấy khổ to phô tô nội dung bảng từ loại. HS: Vở và SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân Luyện tập về quan hệ từ.
- Học sinh đặt câu có quan hệ từ: vì  nên, nếu  thì, tuy  nhưng, chẳng những  mà còn.
Cả lớp nhận xét. • Giáo viên nhận xét 
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới :Tiết học này giúp các em hệ thống hóa những điều đã học về danh từ, đại từ, liên tục rèn luyện kỹ năng sử dụng các loại từ ấy.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1: + Mục tiêu: Giúp HS Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1 
- HS trình bày định nghĩa DTC và DTR
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn để tìm DTC và DTR
- Gv dán nội dung cần ghi nhớ : Danh từ chung là tên của một loại sự vật .Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. DTR luôn luôn được viết hoa .
Lưu ý bài này có nhiều danh từ chung mỗi em tìm được 3 danh từ chung , nếu nhiều hơn càng tốt - HS trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét
- Chú ý : các từ chị, chị gái in đậm sau đây là DT, còn các từ chị, em được in nghiêng là đại từ xưng hô 
 Bài 2 : + Mục tiêu: Giúp HS nêu được qui tắc viết hoa danh từ riêng đã học 
Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
-Học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa DTR
-Học sinh nêu các danh từ tìm được.
-Nêu lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.
+ Tên người, tên địa lý → Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Tên người, tên địa lý → Tiếng nước ngoài → Viết hoa chữ cái đầu.
+ Tên người, tên địa lý, Tiếng nước ngoài được phiên âm Hán Việt, viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
+ Yêu cầu học sinh viết các từ sau: Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền. Nhà giáo Ưu tú – Huân chương Lao động. - Học sinh lần lượt viết. Học sinh sửa bài. - Cả lớp nhận xét. • Giáo viên nhận xét , kết luận.
Bài 3: + Mục tiêu: Giúp HS tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3
- Học sinh đọc bài – Cả lớp đọc thầm.1 HS nhắc lại ghi nhớ về đại từ-GV chốt và dán lên bảng- HS đọc lại- Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài.
+ Đại từ ngôi 1 : tôi, chúng tôi.
+ Đại từ ngôi 2: chị, cậu.
+ Đại từ ngôi 3: ba.
Bài 4: Học sinh đọc yêu cầu bài 4. ( HS khá, giỏi )
Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm bài viết ra danh từ – đại từ.
GV mời 4 em lên bảng trình bày.GV nhận xét, KL.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng Đặt câu có DT, đại từ làm chủ ngữ.Chuẩn bị: “Tổng kết từ loại (tt)”.	 
IV/ Phần bổ sung:	
 KỂ CHUYỆN 
 PA-XTƠ VÀ EM BÉ 
SGK/138	 	 TGDK:35’
I. Mục tiêu 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu mến, biết ơn các nhà khoa học đã cống hiến tài năng, sức lực cho lợi ích của xã hội.
II. ĐDDH: Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân : Lần lượt học sinh kể lại việc làm bảo vệ môi trường.
Giáo viên nhận xét – cho điểm 
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt động 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh
+ Mục tiêu: Giúp HS nghe toàn bộ câu chuyện.
Đề bài 1: Kể lại câu chuyện theo tranh: “Pa-xtơ và em bé”.
• Giáo viên kể chuyện lần 1.
• Viết lên bảng tên riêng từ mượn tiếng nước ngoài: Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, thuốc vắc-xin,
• Giáo viên kể chuyện lần 2.
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện, chỉ dựa vào tranh.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào bộ tranh.
+ Mục tiêu: Giúp HS Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn.
- Học sinh đọc yêu cầu của đề bài. Yêu cầu học sinh kể theo nhóm. Lần lượt trong nhóm, nhóm trưởng cho từng học sinh kể (Giỏi, khá, trung bình, yếu).Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 Hoạt động 3: Thi kể chuyện trước lớp
+ Mục tiêu: Giúp HS kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
-1 vài tốp HS (3HS) tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.2 Hs đại diện 2 nhóm thi kể chuyện toàn câu chuyện(hoặc ½ câu chuyện).Mỗi HS kể xong trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện:Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô- dép?Câu chuyện muốn nói điều gì?
+ Em nghĩ gì về ông Lu-i Pa-xtơ?
+ Nếu em là ông Lu-i Pa-xtơ, em có cảm giác như thế nào khi cứu sống em bé?
+ Nếu em là em bé được ông cứu sống em nghĩ gì về ông? Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
-Về nhà tập kể lại chuyện.
-Chuẩn bị: “Chuẩn bị kể lại câu chuyện em đã đọc, đã nghe”.
-Nhận xét tiết học. 	
IV/Phần bổ sung:
 TẬP ĐỌC 
HẠT GẠO LÀNG TA
SGK/139 	 TGDK:35’
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ).
- Giáo dục học sinh phải biết quí trong hạt gạo, đó là do công sức con người vất vả làm ra.
+ BPHT: Giáo viên giải thích từ “ ngoi” trong “ cua ngoi”
II.ĐDDH: + GV Tranh vẽ phóng to.
 + HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân - Đọc bài “ Chuỗi ngọc lam “+ TLCH trong SGK.
 - Giáo viên nhận xét cho điểm.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt đông 1: Giới thiệu bài mới: - Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về giá trị của hạt gạo thời kháng chiến chống Mĩ qua bài Hạt gạo làng ta.
Hoạt đông 2: Luyện đọc:
 + Mục tiêu: Giúp HS Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm
- 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp từng khổ thơ. Nêu cách phát âm đúng: tr – s – tiền tuyến.
- Đọc lại âm: tr – s. Đọc những tiếng – câu – đoạn có âm sai. • Giáo viên kết hợp ghi giải nghĩa từ khó.
- Đọc theo cặp
• Giáo viên đọc mẫu.
 Hoạt đông 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
+ Mục tiêu: Giúp HS Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ).
- Đọc từng khổ thơ + TLCH1,2,3,4: 
+ Câu hỏi 1: Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+ Câu hỏi 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+ Câu hỏi 3 :Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
+ Câu hỏi 4 : Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ?
Hoạt đông 3 Rèn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:1 số HS đọc (5em) 
+ Mục tiêu: Giúp HS- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
-Giáo viên đọc mẫu.HS luyện đọc.
-Hai, ba học sinh đọc diễn cảm. Học sinh thi đọc diễn cảm.HS đọc thầm bài thơ để học thuộc lòng- Thi đọc thuộc lòng.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
-Học bài xong em có suy nghĩ gì? ( Quý hạt gạo)
-Học sinh hát bài Hạt gạo làng ta.
-Học sinh thuộc lòng bài thơ hoặc khổ thơ em yêu thích.
-Chuẩn bị: “Buôn Chư-lênh đón cô giáo”.
-Nhận xét tiết học 	
IV/Phần bổ sung:	
 TẬP LÀM VĂN 
 LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP SGK/140	 TGDK:35’
I. Mục tiêu 
- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND Ghi nhớ).
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2).
- Giáo dục học sinh tình trung thực, khách quan.
II. ĐDDH: GV Bảng phụ ghi 3 phần chính của cuộc họp.
 HS: Vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoaït ñoäng ñaàu tieân “Luyện tập tả người “ (tả ngoại hình)/ tiết 2- Học sinh đọc dàn ý (bài tập 2).
 - Cả lớp nhận xét. Giáo viên chấm điểm vở.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
Hoạt động 1: GV nêu mục đích, y/c của tiết học.
Hoạt động 2: Thể thức, nội dung của biên bản
+ Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, nội dung tác dụng của biên bản.
Bài 1: Học sinh đọc phần lệnh và toàn văn biên bản họp chi đội – Cả lớp đọc thầm.
+ Học sinh trao đổi theo cặp với ba câu hỏi (SGK).Đại diện 1 vài nhóm trình bày kết quả trao đổi.
• Giáo viên KL lại.
Mục đích ghi biên bản.
Tóm tắt những việc ghi vào biên bản.
2 chữ ký của người viết và chủ tọa.
• Phân biệt cách viết biên bản và viết đơn.
• Rút ra phần ghi nhớ-2,3 HS nhắc lại
 Hoạt động 3: 
+ Mục tiêu: Giúp HS bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ, hoặc họp lớp. Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2).
BT 1: 1 HS đọc nội dung bài tập 1- Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài, suy nghĩ và trao đổi nhóm đôi để TLCH của BT.HS đại diện phát biểu, HS nhận xét 
- GV KL :- Đại hội liên độiBàn giao tài sảnHọp lớpĐêm liên hoan
BT2: 1 HS đọc yêu cầu BT- Lớp làm vào vở 
- HS phát biểu ý kiến.
• Giáo viên nhận xét: bình chọn bạn làm biên bản tốt.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
- Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. Triển lãm các biên bản tốt.
- Chuẩn bị: “Luyện tập làm biên bản cuộc họp”.
- Nhận xét tiết học. 
IV/Phần bổ sung:	
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (tt) 
SGK/ 142	 TGDK:35’
I. Mục tiêu 
 - Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1.
 - Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2).
 - Có ý thức sử dụng đúng từ loại trong nói, viết.
II. ĐDDH: 
 + GV: Bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ.
 + HS: SGK và sổ tay ngữ pháp
III. Các hoạt động dạy học:
Hoaït ñoäng ñaàu tieân 
- Học sinh sửa bài tập.
+ Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu làm đấy.
-Học sinh lần lượt tìm danh từ chung, danh từ riêng và đại từ trong bài tập trên.
-Giáo viên nhận xét – cho điểm.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
+ Mục tiêu: Giúp HS Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.HS nhắc lại các kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
- Học sinh làm bài vào vở –2,3 HS lên làm vào giấy lớn - HS trình bày kết quả.
- Phân loại từ vào bảng phân loại.
- Cả lớp, GV nhận xét, ghi điểm.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
+ Mục tiêu: Giúp HS Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2).
Bài 2:1 HS đọc yêu cầu BT2- 1 HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta- HS làm bài cá nhân- HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài.
- Giáo viên chốt cách viết, đoạn văn diễn đạt đúng ý thơ 
- Dùng đúng quan hệ từ, động từ, tính từ.Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất.
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng 
Thi diễn đạt đoạn văn nối tiếp (mỗi học sinh 1 câu) theo yêu cầu có danh từ, động từ, tính từ mà dãy kia nêu.
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc”.
- Nhận xét tiết học. 
IV/Phần bổ sung:	
 TẬP LÀM VĂN 
 LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP 
SGK/143 TGDK:35’ 
Đề bài : Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em .
I. Mục tiêu: 
 - Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
- Giáo dục học sinh tính trung thực, khách quan.
II. ĐDDH: 
 + GV: Bảng lớp viết đề bài , gợi ý 1 ; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp
 + HS: vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
Hoaït ñoäng ñaàu tieân 
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết trước 
- Kiểm tra hoàn chỉnh bài tập 1 của học sinh.
- Giáo viên chấm điểm vở.
2. Hoaït ñoäng daïy hoïc baøi môùi 
 Hoạt động 1: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nắm lại thể thức viết một biên bản cuộc họp .
+ Mục tiêu: Giúp HS nắm lại thể thức viết một biên bản cuộc họp
-Yêu cầu học sinh nắm lại :
+Những người lập biên bản là ai?
+Thể thức trình bày.
+Nội dung loại hình biên bản.
- Giáo viên chốt lại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh biết thực hành biên bản cuộc họp (nhiệm vụ trọng tâm).
 + Mục tiêu: Giúp HS Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý 1;2;3 trong SGK.
- GV gợi ý : có thể chọn bất kì cuộc họp nào mà em đã tham dự ( họp tổ, họp lớp, họp chi đội )
 + Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra trong thời gian nào ?
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày biên bản theo đúng thể thức của mộtbiên bản ( mẫu là Biên bản đại hội chi đội ) HS làm theo nhóm (4 em)
- Đại diện nhóm thi đọc biên bản
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( đúng thể thức, rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh )
3. Hoaït ñoäng cuoái cuøng :
 - Nêu các bước viết 1 biên bản cuộc họp
 - Chuẩn bị: “Luyện tập tả người hoạt động”.
 - Nhận xét tiết học. 
IV/ Phần bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A TIẾNG VIỆT.doc