Giáo án Tập làm văn 4 tiết 17: Luyện tập phát triển câu chuyện

Giáo án Tập làm văn 4 tiết 17: Luyện tập phát triển câu chuyện

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

MÔN TẬP LÀM VĂN TUẦN 9

Tên bài dạy: Luyện tập phát triển câu chuyện - Tiết 17

I.MỤC TIÊU

-Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian.

- Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tạo, lời kể sáng tạo hấp dẫn

- GDHS lòng yêu nước

II CHUẨN BỊ

- Giáo viên: - Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu trong SGK

 - Bảng phụ ghi gợi ý

- Học sinh: SGK, vở, xem bài trước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 2192Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 tiết 17: Luyện tập phát triển câu chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MƠN TẬP LÀM VĂN TUẦN 9
Tên bài dạy: Luyện tập phát triển câu chuyện - Tiết 17
I.MỤC TIÊU
-Dựa vào trích đoạn kịch Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian.
- Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tạo, lời kể sáng tạo hấp dẫn
- GDHS lịng yêu nước 
II CHUẨN BỊ
- Giáo viên: - Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu trong SGK 
 - Bảng phụ ghi gợi ý
- Học sinh: SGK, vở, xem bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thầy
Trò
Hoạt đông 1:Khởi động:
+ Ổn định
+ Kiểm tra kiến thức cũ: Luyện tập phát triển câu chuyện 
- Một HS kể chuyện Ở vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian .
- Một HS kể câu chuyện trên theo trình tự không gian
- Nêu sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện
 + Bài mới: Luyện tập phát triển
 câu chuyện 
Hoạt động 2:
­ Mục đích: biết chuyển từ lời thoại sang lời văn kể chuyện
­Hình thức tổ chức: Cả lớp–cá nhân – nhĩm
­Nội dung:
Cho HS quan sát tranh minh họa và nêu những hiểu biết của em về câu chuyện Yết Kiêu
+ Bài tập 1 / tr 91: 
- Gọi HS đọc từng đoạn trích phân vai. - GV là người dẫn chuyện 
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào?
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào?
+ Yết Kiêu xin cha điều gì?
+ Yết Kiêu là người như thế nào?
+Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quí?
+ Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự như thế nào?
+Bài tập 2 / tr 93 - miệng
 Câu chuyện “Yết Kiêu” kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào ?
 Khi kể chuyện theo trình tự không gian, ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn
- Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm thế nào?
- Theo em giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này?
+ Để chuyển thể trích đoạn kịch trên thành câu chuyện hấp dẫn, cần hình dung thêm động tác, cử chỉ, nét mặt, thái độ của các nhân vật 
+ Không quên 2 câu mở đầu giới thiệu 2 cảnh của vở kịch (giặc Nguyên xâm lược nước Đại Việt ta. Yết Kiêu nói chuyện với cha / Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông). Có thể dùng tên ấy làm câu mở đầu đoạn kể.
+ Từ đoạn văn trước đến đoạn sau cần có câu chuyển tiếp để liên kết đoạn. 
Hoạt độâng 3
- Kể toàn câu chuyện
- Tổng kết đánh giá tiết học
- Chuẩn bị: Luyện tập trao đổi ý kiến
 với người thân
- HS kể chuyện 
- lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện (về trình tự sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối hai đoạn )
- Truyện kề về Yết Kiêu, một chàng trai khỏe mạnh, yêu nước, quyết tâm giết giặc cứu nước. 
- HS đọc theo vai
- Cảnh 1: người cha và Yết Kiêu
- Cảnh 2: Yết Kiêu , nhà vua
- xin cha đi giết giặc
- có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc
- Cha Yết Kiêu tuy tuổi già, sống cô đơn, bi tàn tật nhưng có lòng yêu nước, gạt hoàn cảnh để con mình đi đánh giặc
- được diễn ra theo trình tự thời gian.
* Giặc Nguyên sang xâm lược nước ta. Yết Kiêu xin cha lên đường giết giặc. Sau khi cha đồng ý, Yết kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông
- HS đọc yêu cầu và nội dung
- theo trình tự không gian: Yết Kiêu đến kinh thành, yết kiến vua trần Nhân Tông xảy ra sau sự việc diễn ra ở quê nhà giữa Yết Kiêu và cha
- Đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm trong dấu ngoặc kép.
- Giữ lại lời đối thoại:
+ Con đi giết giặc đây, cha ạ!
+ Cha oi! Nước mất thì nhà tan
+ Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hằng giờ dưới nước
-Một HS giỏi làm mẫu, chuyển thể một lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
- Thực hành kể theo nhóm 
- Trước lớp: - HS kể từng đoạn
 - HS kể toàn câu truyện 
- HS kể 
 FNhận xét rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT17.doc