Giáo án Tập làm văn 4 tiết 21: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

Giáo án Tập làm văn 4 tiết 21: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

MÔN TẬP LÀM VĂN TUẦN 11

Tên bài dạy: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân - Tiết 21

I.MỤC TIÊU

- Xác định được đề tài, nội dung hình thức trao đổi.

- Biết đóng vai trao đổi một cách tự nhiên, tự tin, thân ái để đạt được mục tiêu đề ra. Biết cách nói, thuyết phục đối tượng đang thực hiện trao đổi với mình và người nghe

- GDHS vượt khó, vươn lên trong học tập

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Bảng phụ viết đề bài và một vài gợi ý trao đổi

- Học sinh: xem trước bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

 

doc 3 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 1312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 tiết 21: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2008
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN TẬP LÀM VĂN TUẦN 11
Tên bài dạy: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân - Tiết 21
I.MỤC TIÊU 
- Xác định được đề tài, nội dung hình thức trao đổi.
- Biết đóng vai trao đổi một cách tự nhiên, tự tin, thân ái để đạt được mục tiêu đề ra. Biết cách nói, thuyết phục đối tượng đang thực hiện trao đổi với mình và người nghe
- GDHS vượt khó, vươn lên trong học tập
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ viết đề bài và một vài gợi ý trao đổi 
- Học sinh: xem trước bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 
Thầy
Trò
Hoạt động 1: Khởi động
+ Ổn định
+ Kiểm tra kiến thức cũ: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
- Thực hiện việc trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm môn vẽ?
- Nhận xét
+ Bài mới: Luyện tập trao đổi ý kiến
 với người thân
Hoạt động 2
-2 HS thực hiện 
­Mục đích: Xaùc ñònh muïc ñích, vai troø cuûa mình trong trao ñoåi 
­Hình thức: Cả lớp – cá nhân – nhóm
­Nội dung:
 a. Phân tích đề tài 
- Đề bài: Em và người thân trong gia đình cùng đọc một truyện nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên. Em trao đổi với người thân về tính cách khâm phục của nhân vật đó 
Hãy cùng bạn đóng vai người thân để thực hiện cuộc trao đổi trên 
-HS đọc đề bài 
 - Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai?
- Trao đổi về nội dung gì?
b. Höôùng dẫn tiến hành trao đổi 
- Tìm đề tài trao đổi ở đâu?
- Nêu nhân vật mình chọn?
-Xác định nội dung trao đổi?
+ HS đọc gợi ý ở SGK / tr 109
- Gọi HS khá giỏi làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi?
- Ví dụ: Về Nguyễn Ngọc Kí 
- Giữa em với người thân trong gia đình: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em.
- Trao đổi về một người có ý chí vươn lên
- Các truyện trong SGK, trong sách báo
-VD: Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, Niu tơn, Rô-bin-sơn , 
+ Hoàn cảnh sống cuûa nhân vật
+ Nghị lực của nhân vật
+ Sự thành dạt của nhân vật 
HS đọc gợi ý
-Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường)
- Ông bị liệt hai cánh tay từ nhỏ nhưng rất ham học. Cô giáo ngại ông không theo được nên không dám nhận 
- Nghị lực vượt khó
- Ông có gắng viết bằng chân,. Có khi chân co quắp, cứng đờ không đứng dậy nổi, nhưng vẫn kiên trì, luyện viết không quản mệt nhọc, khó khăn 
- Sự thành đạt
- Ông đã theo kịp các bạn và trở thành sinh viên trường Đại học Tổng hợp và là nhà giáo ưu tú
+ HS đọc gợi ý 3 ở SGK / tr 110
- Người nói chuyện với em là ai?
- Em xưng hô như thế nào?
- Em chủ đoäng nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện?
- Là bố em / là anh em / 
- Em gọi bố xưng con / anh xưng em.
- Bố chủ động nói chuyện với em sau bữa tối vì bố rất khâm phục nhân vật trong truyện (em chủ động nói chuyện với anh khi hai anh em trò chuyện trong phòng)
c. Thực hành trao đổi 
- Trao đổi trong nhóm 
- GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
- GV nêu tiêu chí đánh giá 
. Nội dung trao đổi đã đúng chưa? Có hấp dẫn không?
. Các vai trao đổi đã rõ ràng chưa?
. Thái độ ra sao? Các cử chỉ động tác, nét mặt ra sao? 
- 2 HS cùng bàn trao đổi thống nhất ý kiến và cách trao đổi 
-Trao đổi trước lớp
- HS theo dõi chọn ra nhóm trao đổi hay 
Hoạt động 3
+ Hái hoa:
Khi trao đổi em cần lưu ý điều gì?
- Nội dung trao đổi, em cần xác định gì?
+ Tổng kết đánh giá tiết học
+ Dặn dò: -Về nhà trao đổi với người thân
 -Chuẩn bị: Mở bài trong
 bài văn kể chuyện 
- Nội dung trao đổi, các vai trao đổi phải rõ ràng, thái độ trao đổi phù hợp với nét mặt, cử chỉ. 
- Hoàn cảnh nhân vật, nghị lực, sự thành đạt của nhân vậtn
FNhận xét rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET21 LUYEN TAP TRAO DOI VOI NGUOI THAN.doc