Giáo án Tập làm văn 4 - Tiết 27 đến tiết 62

Giáo án Tập làm văn 4 - Tiết 27 đến tiết 62

Tập làm văn

Tiết 27: Thế nào là miêu tả?

I. Mục tiêu

- Hiểu được thế nào là miêu tả.

- Tìm được những câu văn miêu tả tron đoạn văn, thơ.

- Biết viết đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, có hình ảnh.

II.Đồ dùng dạy học

- Một số đoạn văn miêu tả để hs tham khảo.

III. Hoạt động dạy học

 

doc 38 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập làm văn 4 - Tiết 27 đến tiết 62", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn
Tiết 27: Thế nào là miêu tả?
I. Mục tiêu
- Hiểu được thế nào là miêu tả.
- Tìm được những câu văn miêu tả tron đoạn văn, thơ.
- Biết viết đoạn văn miêu tả đúng ngữ pháp, có hình ảnh. 
II.Đồ dùng dạy học
- Một số đoạn văn miêu tả để hs tham khảo.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS kể lại truyện theo 1 trong 4 đề tài của BT2, tiết 26.
+ Câu chuyện bạn kể được mở đầu, kết thúc theo hướng nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu tình huống: Con mèo nhà em bị lạc, em phải hỏi mọi người xung quanh ntn để tìm đúng con mèo đó?
- Nêu bài mới.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - Gọi 2 Hs đọc yêu cầu, nội dung 
 - Yêu cầu hs trao đổi theo cặp và tìm những 
 sự vật được miêu tả
 - Gọi hs nối tiếp trình bày.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn mẫu cách làm
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm, điền vào VBT
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Kết luận và ghi bảng kết quả đúng.
- Gọi hs đọc lại kết quả đúng
- Gọi 2 Hs đọc yêu cầu, nội dung 
+ Để tả hình dáng, màu sắc của cây, tác giả đã dùng giác quan nào để quan sát?
+ Để tả chuyển động, tác giả phải làm gì?
Muốn miêu tả sự vật một cách chính xác, tinh tế, sinh động, người viết phải làm ntn?
- G giới thiệu: Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những dặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được sự vật ấy.
3. Ghi nhớ
- Gọi hs đọc ghi nhớ 
4. Luyện tập
- Gọi Hs đọc yêu cầu, nội dung.
 - Yêu cầu hs trao đổi theo cặp và làm bài.
 - Gọi hs nối tiếp trình bày.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ, nói về nội dung được miêu tả trong tranh.
+ Trong bài thơ đó, em thích nhất hình ảnh nào?
- Yêu cầu hs viết đoạn văn miêu tả cảnh vật trong bài thơ.
- Gọi 1 số em trình bày, nhận xét. gv sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm hs.
- Đọc đoạn văn tham khảo.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Thế nào là văn miêu tả?
- Nhận xét giờ học
- Dặn hs về viết một số câu văn miêu tả cảnh vật trên đường em đi học.
- 2 em kể, lớp theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
- Em sẽ miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu lông...của con mèo đó.
I. Nhận xét
Bài 1
- HS dùng bút chì gach chân và nêu các sự vật được miêu tả là : Cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước.
- 2-3 em đọc lại kết quả đúng
Bài 2
Tên Hình Màu Chuyển động Tiếng SV dáng sắc động
-Cây - cao -lá đỏ - Rập rình lay động 
 sòi lớn chói lọi như những đốm lửa -Cây - lá - lay động như đốm
cơm vàng lửa vàng
nguội rực rỡ
-Lạch - trườn lên mấy tảng - róc
Nước đá...ẩm mục. rách
Bài 3
- Quan sát bằng mắt
- Quan sát bằng tai, bằng mắt.
- Quan sát sự vật kĩ càng bằng nhiều giác quan.
II. ghi nhớ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc
III. luyện tập
Bài 1
- Câu văn miêu tả là:" Đó là.....trong mái lầu son".
Bài 2
+ Sấm ghé xuống sân khanh khách cười
+ Cây dừa sải tay bơi.
+ Khắp nơi toàn màu trắng của nước.
- Tự viết vào VBT.
- 3-4 em trình bày, lớp nhận xét cách dùng từ, viết câu, dùng hình ảnh.
-2 em trả lời theo ý hiểu.
Tập làm văn
Tiết 28: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu
- Hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả.
- Biết viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật chân thực, có hình ảnh. 
II.Đồ dùng dạy học
- tranh minh hoạ cối xay lúa, cái trống trường.
- Một số đoạn văn miêu tả để hs tham khảo.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS viết câu văn miêu tả sự vật quan sát được.
+ Thế nào là văn miêu tả?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi 2 Hs đọc yêu cầu, nội dung bài văn.
- treo tranh minh hoạ " Cối xay lúa "
- Nêu yêu cầu HĐ: Thảo luận cặp trả lời câu hỏi a,b,c ( SGK )
- Gọi hs trình bày kết quả.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
 - Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ntn?
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Khi tả đồ vật, ta cần tả những gì?
- Kết luận chung: Cần miêu tả đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được sự vật ấy.
3. Ghi nhớ
- Gọi hs đọc ghi nhớ 
4. Luyện tập
- Gọi Hs đọc yêu cầu, nội dung đoạn văn.
 - Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm và làm bài.
 - Gọi hs nối tiếp trình bày.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ, giảng thêm để hs rõ những bộ phận được miêu tả.
- Yêu cầu hs viết đoạn mở bài, kết bài cho thân bài trên.
- Gọi 1 số em trình bày, nhận xét. gv sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm hs.
- Đọc đoạn văn tham khảo.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Bài văn miêu tả gồm những phần nào? Mỗi phần nêu lên ý gì?
- Nhận xét giờ học
- Dặn hs về hàon thành bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 em viết lớp theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
- 2 em trả lời.
I. NHận xét
Bài 1
a. bài văn tả cối xay gạo
b. Phần mở bài, giới thiệu đồ vật được tả: Cái cối xinh xinh....gian nhà trống.
 - Kết bài, nêu cảm nghĩ, tình cảm thân thiết của tác giả với đồ vật: Cái cối xay cũng như...từng bước anh đi.
c. Mở bài trực tiếp
 Kết bài mở rộng
d. Trình tự miêu tả : Từ xa- gần, từ bao quát- chi tiết, từ ngoài- trong, từ chính- phụ.
Bài 2
- Tả bao quát, tả chi tiết những đặc điểm nổi bật, thể hiện tình cảm đối với đồ vật đó.
II. ghi nhớ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc
 III. luyện tập
- Câu văn miêu tả bao quát cái trống:" Anh chàng trống này... phòng bảo vệ".
- Những bộ phận được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống...
- Âm thanh: ồm ồm giục giã, xả hơi một hồi dài
- Tự viết vào VBT.
- 3-4 em trình bày, lớp nhận xét cách dùng từ, viết câu, dùng hình ảnh, cách mở bài, kết bài.
-2 em trả lời theo ý hiểu.
Tập làm văn
Tiết 29: Luyện tập miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu
- Phân tích được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật.
- Hiểu tác dụng của quan sát trong miêu tả các chi tiết của đồ vật, xen kẽ lời kể và lời tả
- Biết lập dàn ý tả 1 đồ vật theo yêu cầu.
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ chiếc xe đạp.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
+ Thế nào là văn miêu tả?
+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả.
- Goi hs đọc đoạn mở bài và kết bài của bài văn tả cái trống.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu
2. Hướng dẫn luyện tập
- Gọi 2 Hs đọc yêu cầu, nội dung bài văn.
- Treo tranh minh hoạ " Chiếc xe đạp "
- Nêu yêu cầu HĐ: Thảo luận cặp trả lời câu hỏi a và viết vào VBT
- Gọi hs trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Tác giả đẫ quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào? 
 + Phần thân bài tả cái xe đạp trình tự ntn?
- Chốt về tác dụng của việc quan sát khi miêu tả.
- Gọi Hs đọc đề bài, G ghi bảng.
- Yêu cầu Hs xác định trọng tâm: 
+ Bài yêu cầu miêu tả đồ vật nào? Cấu tạo dàn ý miêu tả ra sao?
+ Để miêu tả được đồ vật, em cần quan sát ntn?
+ Khi miêu tả, ta cần lưu ý gì?
- Gọi hs đọc gợi ý SGK, GV treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.
 - Gọi hs nối tiếp trình bày.
 - Nhận xét, cho điểm hs.
C. Củng cố, dặn dò.
+ Bài văn miêu tả gồm những phần nào?
+ Để miêu tả được đồ vật, em cần quan sát ntn?
- Nhận xét giờ học
- Dặn hs về hàon thành bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 em lần lượt thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét, chấm điểm.
Bài 1
- Mở bài ( Giới thiệu chiếc xe đạp của chú Tư): Trong làng tôi...của chú.
- Thân bài ( Tả chiếc xe đạp và tình cảm của chú Tư đối với nó ) : ở xóm vườn...Nó đá đó.
- Kết bài ( Niềm vui của đám trẻ và chú Tư ben chiếc xe) : Đám con nít... của mình.
- quan sát bằng mắt, bằng tai.
-...theo trình tự sau:
+ Tả bao quát:
+ Tả bộ phận có đặc điểm nổi bật:
+ Nói về tình cảm của chú Tư đối với xe đạp.
Bài 2
- 2-3 em đọc
- Tự viết vào VBT dựa vào gợi ý.
- 3-4 em trình bày, lớp nhận xét về cấu tạo dàn ý, cách quan sát, dùng hình ảnh, trình tự miêu tả.
- Gồm 3 phần:....
- Quan sát kĩ bằng nhiều giác quan theo trình tự hợp lí.
Tập làm văn
Tiết 30: Quan sát đồ vật.
I. Mục tiêu
- Hs biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí, bằng nhuều giác quan.
- Biết phát hiện những nét riêng độc đáo của từng đồ vật.
- Lập được dàn ý tả đồ chơi theo kết quả quan sát.
II.Đồ dùng dạy học
- Một số đồ chơi ( HS mang đến lớp)
- ảnh chụp cái diều, chú gấu bông.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc dàn ý bài văn tả cái áo.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
+ Để miêu tả được đồ vật, ta cần quan sát ntn?
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi 2 Hs đọc yêu cầu, nội dung, gợi ý SGK.
+ Em đã quan sát và sẽ tả đồ chơi nào?
- Yêu cầu hs làm bài.
- Gọi hs trình bày, nhận xét sửa lỗi.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
 + Theo em, khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
 - Kết luận chung
3. Ghi nhớ
- Gọi hs đọc ghi nhớ 
4. Luyện tập
- Gọi Hs đọc đề bài , G ghi bảng.
- Yêu cầu Hs xác định trọng tâm: 
+ Bài yêu cầu miêu tả gì? 
+ Để miêu tả được đồ chơi ấy, em cần quan sát ntn?
+ Khi miêu tả, ta cần lưu ý gì?
- G treo tranh minh hoạ một số đồ chơi, gợi ý hs cách quan sát, miêu tả.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.
 - Gọi hs nối tiếp trình bày.
 - Nhận xét, cho điểm hs.
- Đọc bài tham khảo.
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn hs về hoàn thành bài văn, chuẩn bị bài sau.
- 2 đọc lớp theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
- 1 em trả lời.
I. NHận xét
- 3 em nối tiếp đọc.
- Nối tiếp giới thiệu đồ chơi sẽ tả.
- Làm bài cá nhân vào VBT
- trình bày trước lớp.
- Quan sát kĩ bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay...
- Quan sát theo trình tự hợp lí: từ bao quát đến chi tiết bộ phận.
- Tìm ra những điểm riêng để phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
II. ghi nhớ: ( SGK )
- 2- 3 em đọc
 III. luyện tập
- 2-3 em đọc
- Tự viết vào VBT dựa vào gợi ý.
+ Tả đồ chơi của em
- Hs lần lượt nêu.
- Quan sát đồ chơi mang đến hoặc tranh minh hoạ.
- Làm bài cá nhân vào VBT
- 3-4 em trình bày.
- Lớp nhận xét về cấu tạo dàn ý, cách quan sát, dùng hình ảnh, trình tự miêu tả.
Tập làm văn
Tiết 31: Luyện tập giới thiệu địa phương
I. Mục tiêu
- Dựa vào bài tập đọc Kéo co giới thiệu được cách thức chơi kéo co của hai làng Hữu Trấp và Tích Sơn.
- Giới thiệu được một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
- Lời giới thiệu rõ ràng, chân thực, có hình ảnh. 
II.Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ ghi dàn ý chung.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
+ Khi quan sá ...  của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học, ghi tên bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi 2 Hs đọc bài văn.
- Treo tranh minh hoạ, hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Để miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng? 
+ Những câu văn miêu tả nào em cho là hay? Vì sao?
- Yêu cầu hs ghi lại những từ ngữ, hình ảnh mà em thích.
- Gọi hs đọc lại kết quả .
- Giảng: để miêu tả con vật, cần quan sát kĩ hình dáng, những đặc điểm nổi bật... của con vật đó.
- Gọi Hs đọc yêu cầu .
- Yêu cầu Hs xác định trọng tâm: 
+ Bài yêu cầu làm gì? 
+ Để miêu tả được con chó, con mèo, em cần quan sát ntn?
+ Khi miêu tả, ta cần lưu ý gì?
- G treo tranh minh hoạ con chó, mèo, gợi ý hs cách quan sát, miêu tả.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.
 - Gọi hs nối tiếp trình bày.
 - Nhận xét, cho điểm hs quan sát tốt.
- Gọi Hs đọc, nêu yêu cầu .
- Gợi ý cách quan sát và miêu tả hoạt động của con vật.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.
 - Gọi hs nối tiếp trình bày.
 - Nhận xét, cho điểm hs quan sát tốt.
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về hoàn thành 2 đoạn văn miêu tả hình dáng và hoạt động của con vật, chuẩn bị bài sau.
- 2 em nêu.
- Lớp theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
Bài tập 1
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- quan sát tranh, nêu ý kiến: 
+ Tác giả đã miêu tả các bộ phận: Hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân.
- Lần lượt nêu ý kiến.
- Ghi vào vở những từ ngữ, hình ảnh mình thích.
Bài tập 2
- 2-3 em đọc.
+ Lập dàn ý miêu tả ngoại hình con chó, mèo.
+ Cần quan sát và tả: Bộ lông, cái đầu, hai cái tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi.
- Quan sát tranh minh hoạ con vật.
- Tự viết vào VBT dựa vào gợi ý.
- Hs lần lượt nêu.
Bài tập 3
- 2 em nêu.
- Làm bài cá nhân vào VBT
- 3-4 em trình bày.
- Lớp nhận xét về cách quan sát, dùng hình ảnh, trình tự miêu tả.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tập làm văn
Tiết 60: Điền vào giấy tờ in sẵn.
I. Mục tiêu
- Hs biết điền dúng nội dung vào những chỗ trống trong tờ giấy in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
 II.Đồ dùng dạy học
- Phiếu tạm trú tạm vắng cho từng hs và phiếu to dán trên bảng lớp.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng và hoạt độngcủa con chó, mèo.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
+ Em đã từng viết vào những loại giấy tờ in sẵn nào?
- Nêu yêu cầu bài học, ghi tên bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Treo phiếu phô tô:
+ Đây là gì?
- Gọi 2 Hs đọc yêu cầu bài và nội dung phiếu.
- Hướng dẫn hs cách viết từng mục.
- Yêu cầu hs tự làm phiếu, sau đó đổi chéo để chữa bài.
- Gọi hs đọc phiếu đã điền hoàn chỉnh.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Gọi Hs đọc yêu cầu .
- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
+ Khi nào cần phải viết loại phiếu này?
+ Viết phiếu này để gửi cho ai? Tác dụng của nó?
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs về ghi nhớ cách viết phiếu.
- 4 em đọc.
- Lớp theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
- hs nêu.
Bài tập 1
- Quan sát.
+ Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Làm bài cá nhân, chữa bài.
- 3-4 em đọc, lớp nhận xét.
Bài tập 2
- 2 em đọc.
+ Khi đi khỏi nhà mình qua đêm cần khai báo để xin tạm vắng, khi đến nơi mình ở lại, cần khai báo tạm trú.
+ Gửi đến cán bộ đăng kí tạm trú, tạm vắng của khu dân cư nơi mình đi, đến để họ quản lí hộ khẩu theo quy định của pháp luật. Nhờ nó, khi có việc gì xảy ra với người xin đăng kí tạm trú, tạm vắng, cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
Tập làm văn
Tiết 61: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
I. Mục tiêu
- Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật.
- Biết sử dụng các từ ngữ miêu tả, hình ảnh so sánh để làm nổi bật những đặc điểm của con vật.
- Viết được 1 đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, tranh ảnh một số con vật.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi Hs đọc đoạn văn miêu hình dáng con vật đã viết giờ trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi 2 Hs đọc yêu cầu bài và nội dung bài.
- Yêu cầu hs gạch chân những từ ngữ miêu tả các bộ phận của con vật.
- Gọi hs trình bày, G ghi những ý đúng.
 - Gọi hs đọc lại kết quả đúng.
- Gọi Hs đọc đề bài , G ghi bảng.
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân.
 - Gọi 2hs trình bày.
 - Nhận xét, cho điểm hs.
- Gọi 1 số em khác đọc bài làm.
- Nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu.
- Đọc bài tham khảo.
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn hs về hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị bài sau.
- 2 em đọc, lớp nhận xét.
Bài tập 1,2
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
- Hai tai
- Hai lỗ mũi
- Hai hàm răng
- Ngực
- Bốn chân
- Cái đuôi
- To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp.
- ươn ướt, động đậy
- Trắng muốt
- nở
- Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất.
- Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
Bài tập 3
- 2-3 em đọc
- Tự viết vào VBT dựa vào dàn ý giừo trước, 2 em làm bảng phụ..
-2 Hs lần lượt trình bày bài.
- 3-4 em đọc bài.
- Lớp nhận xét về, cách quan sát, dùng hình ảnh, trình tự miêu tả, cách dùng từ đặt câu.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tập làm văn
Tiết 62: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
I. Mục tiêu
- Ôn lại kiến thức về đoạn văn.
- Thực hành viết đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật ( con gà trống). Yêu cầu các hình ảnh, từ ngữ chân thực, sinh động.
II.Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết đoạn văn hoàn chỉnh của BT2.
- ảnh minh hoạ con chim gáy, gà trống.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu tên, phổ biến luật chơi: Một em đọc các câu văn miêu tả các bộ phận của con vật em thích.Cả lớp theo dõi và đoán xem đó là con gì? vì sao em biết?
 - Gọi lần lượt 2 H đọc bài.
 - Nhận xét, khen thưởng H viết và trả lời tốt.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động 1: H làm việc cá nhân
- Gọi 1H đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu H làm bài vào vở bài tập, 1 em làm vào giấy khổ to.( 3 phút)
- Gọi H trình bày kết quả trên bảng lớp
- Gọi 1-2 em khác nhận xét và trả lời câu hỏi: Vì sao em xác định bài văn đó có 2 đoạn như vậy?
- KL: Tác giả miêu tả chú chuồn chuồn nước với những đặc điểm màu sắc nổi bật và những hình ảnh so sánh sinh động làm ta hình dung được hình dáng, màu sắc , đường nét của chú , đồng thời kết hợp miêu tả cảnh đẹp của quê hương đất nước theo cánh bay của chuồn chuồn, tất cả hiện lên thật là sinh động và thanh bình.
- Yêu cầu H đọc thầm câu đầu tiên của đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về vị trí và ý nghĩa của câu văn trên đối với cả đoạn văn?
- Từ đó, em có nhận xét gì về kết cấu của đoạn văn miêu tả con vật? 
G: đó là cách thông thường nhất để viết một đoạn văn miêu tả sao cho chặt chẽ và không lạc đề. Nhưng cũng có những khi câu văn mang ý chính lại nằm ở cuối hoặc giữa đoạn, ấy là khi người viết đã đạt đến trình độ viết văn nhuần nhuyễn và có một vốn kiến thức chắc chắn.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
- Gọi Hđọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu H làm việc theo cặp ( 2 phút)
- Gọi H nêu kết quả- lớp nhận xét và cho biết lí do vì sao em sắp xếp các câu văn theo trình tự đó? 
- Treo đoạn văn hoàn chỉnh, gọi 1 em đọc.
- Qua ngòi bút miêu tả của tác giả, em tưởng tượng thấy chú chim gáy như thế nào?
- Treo tranh minh hoạ và giảng giải, kết luận: trong bài văn miêu tả con vật, nếu ta biết quan sát và miêu tả các bộ phận của nó theo một trình tự hợp lí, đồng thời lựa chọn và sử dụng những từ ngữ, hình ảnh so sánh giàu màu sắc sẽ làm cho con vật được miêu tả có những đặc điểm riêng rất nổi bật và sinh động.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
- Gọi H đọc yêu cầu và gợi ý.
- Bài tập yêu cầu các em làm gì?
- Các câu văn trong đoạn văn đó cần tập trung làm nổi bật nội dung nào?
- Một con gà trống thường có dáng vẻ đẹp nhất vào thời kì nào?
- Những bạn nào đã từng được quan sát 1 con gà trống trưởng thành? Em thấy nó có đẹp không?
- G treo hình minh hoạ, yêu cầu H làm bài (5 - 7 phút).
- Gọi H trình bày bài làm trên bảng.
- Kết luận cho điểm.
- Gọi 3-5 H đọc bài làm.
- Nhận xét cho điểm những bài làm tốt.
C. Củng cố, dặn dò.
- Qua việc quan sát và miêu tả chú gà trống, em có cảm nghĩ gì?
- Hệ thống tổng kết bài. 
- BVN: viết lại đoạn văn vào VBT và CBBS :
“ Quan sát ngoại hình và hoạt động của con vật mà em yêu thích và ghi lại kết quả quan sát”.
- Lắng nghe.
- Lớp theo dõi và nêu lời giải.
( vì bạn miêu tả con vật với những màu sắc, hình ảnh đặc trưng của con vật đó theo một trình tự hợp lí)
Bài tập 1.
* Đoạn 1: Tả ngoại hình chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
* Đoạn 2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chú.
- Xác định được đoạn văn nhờ hình thức đoạn văn( đầu đoạn viết lùi 1 ô, kết thúc đoạn có dấu chấm xuống dòng) và mỗi đoạn văn có 1 nội dung nhất định.
- Đó là câu mở đoạn , giới thiệu con vật sẽ tả trong đoạn văn ( con chuồn chuồn nước) và đặc điểm chung của nó (rất đẹp ).
- Kết cấu đoạn văn miêu tả con vật cũng giống như đoạn văn miêu tả đồ vật, cây cối: Câu mở đoạn thường đứng ở đầu đoạn văn, các câu trong đoạn tập trung làm nổi bật ý chính đã nêu ở câu mở đoạn.
 Bài tập 2
Đáp án đúng: b- a- c
- Vì câu a giới thiệu con vật được tả là chim gáy có đặc điểm chung: hiền lành, béo nục, còn các câu sau lần lượt miêu tả các đặc điểm của từng bộ phận theo trình tự: đôi mắt, cái bụng, cái cổ.
- Là một chú chim béo nục, hiền lành, lông mịn mượt, đôi mắt màu nâu, lông quanh cổ giống chuỗi hạt cườm màu biêng biếc, có giọng hót trong và dài.
 Bài tập 3
- Viết đoạn văn miêu tả con gà trống.
- Làm nổi bật vẻ đẹp của gà trống.
- Khi nó đã đủ tuổi trưởng thành, các bộ phận Thân mình, lông, đầu, mào, cánh, đuôi, chân cựa của nó phát triển đầy đủ và căng đầy sức sống.
- 1-2 em phát biểu.
- H làm bài ra nháp, 1 em viết vào giấy khổ to.
- Lớp quan sát theo dõi và nhận xét 
( hình thức, kết cấu đoạn văn, trình tự miêu tả các bộ phận, cách dùng từ ngữ hình ảnh, cách viết câu...)
- Lớp nhận xét, sửa chữa, cho điểm.
- Chú gà trống thật đẹp và đáng yêu.

Tài liệu đính kèm:

  • doc5.TAP LAM VAN.doc