I. Mục tiêu:
- Biết tóm tắt một tin đã cho bằng một hai câu và đặt tiên cho bản tin đã tóm tắt (BT1, BT2).
- Bước đầu biết tự tìm tin trên báo thiếu nhi và tóm tắt tin bằng một vài câu (BT3).
II. Đồ dùng:
Giấy khổ to, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Tuần 29 Tập làm văn: Luyện tập tóm tắt tin tức I. Mục tiêu: - Biết tóm tắt một tin đã cho bằng một hai câu và đặt tiên cho bản tin đã tóm tắt (BT1, BT2). - Bước đầu biết tự tìm tin trên báo thiếu nhi và tóm tắt tin bằng một vài câu (BT3). II. Đồ dùng: Giấy khổ to, phiếu học tập III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS khá - giỏi biết tóm tắt cả 2 tin HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài. - HS quan sát 2 tranh minh họa. - Viết tóm tắt vào vở bài tập. - Nối tiếp nhau đọc bản tóm tắt. - 1 số HS làm trên giấy, dán lên bảng lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét. * Tin a: Khách sạn trên cây sồi. Tại Vát – te – rát, Thụy Điển, có một khách sạn treo trên cây sồi cao 13 m dành cho những người muốn nghỉ ngơi ở những chỗ khác lạ. Giá một phòng nghỉ khoảng hơn 6 triệu đồng một ngày. (2 câu) Khách sạn treo Để thỏa mãn ý thích của những người muốn nghỉ ngơi ở những chỗ lạ, Tại Vát – te – rát, Thụy Điển có một khách sạn treo trên cây sồi cao 13 mét. (1 câu) + Bài 2: HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài. - HS quan sát 2 tranh minh họa. - Viết tóm tắt vào vở bài tập. - Nối tiếp nhau đọc bản tóm tắt. - 1 số HS làm trên giấy, dán lên bảng lớp. + Bài 3: GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. HS: Đặt những mẩu tin cắt trên báo lên bàn. - Tiếp nối nhau đọc mẩu tin nhắn. - Tự tóm tắt bản tin đó vào giấy khổ to. - Lên trình bày bài. - GV cùng cả lớp nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm tiếp các mẩu tin còn lại. Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Nhận biết được ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND ghi nhớ). - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà (mục III) II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu khổ to ghi dàn ý. - Tranh minh họa SGK, tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra: Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc kỹ bài văn mẫu, suy nghĩ phân đoạn bài văn và phát biểu ý kiến. - GV chốt lại lời giải (SGV). 3. Phần ghi nhớ: HS: 3, 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn tả con vật nuôi em biết. - 1 số HS làm vào giấy khổ to. - Đọc dàn ý của mình cho cả lớp nghe. - GV nhận xét. - Chọn 1, 2 dàn ý tốt viết lên bảng lớp để lớp tham khảo. VD: Dàn ý tả con mèo. 1) Mở bài: Giới thiệu về con mèo. 2) Thân bài: a) Ngoại hình của con mèo: - Bộ lông - Cái đầu - Hai tai - Bốn chân - Cái đuôi - Đôi mắt - Bộ ria b) Hoạt động chính của con mèo: - Hoạt động bắt chuột: + Động tác rình: + Động tác vồ: c) Hoạt động đùa giỡn của con mèo: 3) Kết luận: Nêu cảm nghĩ chung về con mèo. - GV chấm mẫu 3 – 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS chữa dàn ý bài viết của mình. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà lập dàn ý cho tả con vật khác.
Tài liệu đính kèm: