Giáo án Tâp làm văn lớp 4 - Năm 2011 - 2012

Giáo án Tâp làm văn lớp 4 - Năm 2011 - 2012

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện.

- Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.

- Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ. ; HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 54 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tâp làm văn lớp 4 - Năm 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâp làm văn
 Đ1: Thế nào là văn kể chuyện ?
I. Mục tiêu
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện.
- Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
- Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn.
II.Đồ dùng dạy học : - GV: Bảng phụ... ; HS: SGK, vở...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của thày
1. Giới thiệu bài: ( 1’)
2. Tìm hiểu VD :( 7’ )
Bài1. Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi 1 HS kể tóm tắt câu chuyện
- GV chia nhóm, phát bảng phụ cho HS
- Yêu cầu HS thảo luận và thực hiện yêu cầu BT1
- Gọi HS dán két quả thảo luận lên bảng
- Yêu cầu HS nhận xét bổ sung
- GV ghi câu trả lời lên 1 bên bảng.
Bài2. 1 HS đọc yêu cầu BT
+ Bài văn có nhân vật không?
+ Bài văn có các sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật?
+ Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba bể?
+ Bài Hồ Ba bể với bài Sự tích hồ Ba bể, bài nào là văn kể chuyện?
+Theo em thế nào là văn kể chuyện?
- GV KL
+ Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS lấy VD về câu chuyện ...
+ Luyện tâp. (24’)
Bài 1. Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu càu HS suy nghĩ làm bài
- Gọi HS đọc câu chuyện của mình
- GV cho điểm
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS trả lời + GV kết luận
3. Tổng kết - dặn dò (3’): 
- Nhận xét tiết học
 - Dặn CB cho giờ sau.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS kể vắn tắt câu chuyện
- HS thảo luận, ghi kết quả thảo luận ra bảng phụ
- Các nhóm dán kết quả thảo luận.
* các nhân vật trong chuyện : bà cụ ăn xin, mẹ con người nông dân.
* các sự việc xảy ra : Bà cụ ăn xin xin nhưng không ai cho gì...
- Nhận xét bổ sung
- 2 HS đọc 
- HS TLCH
+ Bài văn không có các sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật
+ Bài văn giới thiệu về vị trí, đọ cao của hồ Ba bể
+ Bài Hồ Ba bể với bài Sự tích hồ
- HS trả lời 
- 2 HS đọc 
- HS lấy VD
- 1 HS đọc 
- Làm bài
- HS trình bày, nhận xét.
- 1 HS đọc 
- Học sinh kể lại câu chuyện ....
- HSTL
- HS đọc mục ghi nhớ... 
- Thực hành kể lại các sự việc.....
Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010
Tập làm văn
Đ2: Nhân vật trong truyện
I. Mục tiêu
- Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện.
- Biết nhân vật trong truyện là người hay con vật , đồ vật được nhân hoá. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
- Biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể truyện đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học : - GV: Bảng phụ ; HS: SGK, vở viết,...
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thày
Hoạt động của thày
 1. Kiểm tra ( 3’)
 - Gọi HS trả lời : Thế nào là văn kể chuyện ?
 2. Bài mới : - Giới thiệu bài (1’)
 - Tìm hiểu VD ( 9’)
 Bài1. Gọi HS đọc yêu cầu
 + Các em vừa học những câu chuyện nào?
 - GV chia nhóm, phát bảng phụ và yêu cầu các nhóm hoàn thành BT
 - Gọi 2 nhóm dán bảng...
 + Nhân vật trong chuyện có thể là ai?
 - GV giảng
Bài2. GV gọi HS đọc yêu cầu
 - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
 - Gọi HS TLCH
 - GV nhận xét đén khi có câu TL đúng.
 + Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?
 - GV giảng
 - GV gọi HS đọc ghi nhớ
 + Luyện tập (19’)
 Bài1.Gọi HS đọc nội dung
 + Câu chuyện 3 anh em có những nhân vật..? 
 - Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và TLCH:
 + Bà nhận xét về tính cách .. như thế nào?
 + Em có đồng ý với nhận xét của bà không ?
 Vì sao?
- GV giảng
 Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu
 - Yêu cầu HS thảo luận về tình huống và TL
 + Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
 - GV kết luận về hướng kể chuyện .
 - Gọi HS tham gia thi kể chuyện
 - GV nhận xét cho điểm.
 3. Tổng kết dặn dò: (3’)
 - Nhận xét giờ học, nhắc học sinh học và chuẩn...
- HS trả lời + 1 em khác nhận xét
- 1 HS đọc
- HSTL : Dế Mèn..., Sự tích...
- Làm việc theo nhóm
 Tên truyện
N.vật
Dế Mèn bênh...
Sự tích hồ Ba Bể
Nvật là người
Nvật là vật ( con vật, đồ ..)
- Dán phiếu, nhận xét ,bổ sung
- HSTL
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thảo luận theo nhóm bàn
- 2 HS nối tiếp TL
- HS đọc ghi nhớ
- 2 HS đọc
+ Câu chuyện 3 anh em có nhân vật Ni- ki- ta, Gô- sa, chi- ôm- ca, bà 
- 1 HS đọc 
- HSTL: Bà nhận xét về tính cách của từng cháu....
- Em có đồng ý với nhận xét của bà...
- HS đọc chuyện
- 2 HS thảo luận và TL : 
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ dọn dẹp bàn ăn...
- HS tham gia thi kể chuyện
- HS nhận xét bạn kể
- VN kể lại câu chuyện 
- VN kể lại câu chuyện ...
Tập làm văn
Đ3 :Kể lại hành động của Nhân vật
 I- Mục tiêu:
- Hiểu hành động thể hiện tính cách của nhân vật. 
- Biết sắp xếp hành động nhân vật theo thời gian, xây dựng nhân vật với hành động tiêu biểu. 
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập. 
II- Đồ dùng dạy học: GV:Bảng phụ.
 HS: vở, bút.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- GV gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là kể chuyện? Điều gì thể hiện tính cách nhân vật? 
- GV nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: (30’)
+ Giới thiệu bài: Ghi đầu bài: (1’)
+ Bài giảng: (10’)
- Cho HS đọc yêu cầu phần nhận xét 1.
- Cho HS hoạt động nhóm- Rút ra nhận xét. 
Hành động cậu bé
 ý nghĩa của hành động
- GV giảng 
- Hỏi: Hành động của cậu bé kể theo?
GV chốt lại: 
- Khi kể hành động của nhân vật cần lưu ý điều gì?
Chốt lại: 
* Luyện tập: (19’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: 
- Hành động hợp lý: 1,5,2,4,7,3,6,8,9
- GV nhận xét- bổ sung
3. Củng cố- Dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại phần ghi nhớ.
 - Về nhà tiếp tục tập kể câu chuyện mình xây dựng.
-HS trả lời- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- 1 HS đọc yêu cầu phần nhận xét. 
- 2 HS đọc nối tiếp hết câu chuyện. 
- HS thảo luận nhóm - ghi kết quả ra phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung cho bạn. 
- 2 HS đọc bài, lớp theo dõi.
- Đại diện các nhóm trả lời trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-3 HS kể nối tiếp hành động của cậu bé. 
- HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời- lớp nhận xét.
- HS nêu ghi nhớ- 3-4 em đọc. 
- 1 HS đọc yêu cầu cuả bài.
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- 3 em kể lại dựa vào dàn ý.
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Về nhà tập kể câu chuyện xây dựng.
Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn
Đ4: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
 I- Mục tiêu:
- Hiểu trong bài văn kể chuyện , việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật. 
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. 
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập. 
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu học tập viết bài tập – 1 tờ viết đoạn văn của Vũ Cao.
- HS: SGK Tiếng Việt...
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- GV gọi HS trả lời câu hỏi: Tính cách nhân vật thường được thể hiện qua phương diện nào? 
- GV nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: (30’)
+ Giới thiệu bài: Ghi đầu bài: (1’)
+ Bài giảng: (10’)
- Cho HS đọc yêu cầu phần nhận xét 1.
- Cho HS hoạt động nhóm- Rút ra nhận xét. 
- GV phát cho 3-4 HS làm phiếu ý 1, trả lời miệng ý 2. 
- Gọi HS nhận xét về các đặc điểm sau: + sức vóc:
 + cánh:+ Trang phục: 
- Ngoại hình của nhân vật thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt. 
 * Luyện tập: (19’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: 
- Hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét- bổ sung
3. Củng cố- Dặn dò: (2’)
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Về nhà tiếp tục tập kể câu chuyện mình xây dựng.
- HS trả lời- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- 1 HS đọc yêu cầu phần nhận xét. 
- 3 HS đọc nối tiếp hết câu chuyện. 
- HS thảo luận nhóm - ghi kết quả ra phiếu học tập
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung cho bạn. 
- HS nêu ghi nhớ- 3-4 em đọc. 
-2 HS đọc yêu cầu cuả bài. .
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- 3 em kể lại dựa vào dàn ý.
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Về nhà tập kể.
Tập làm văn
Đ5: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật
I- Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng của việc dùng lời nói, ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật nói lên ý nghĩa của câu chuyện. 
- Rèn kĩ năng kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài tập làm văn kể chuyện. 
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập. 
II- Đồ dùng dạy học: GV:bảng phụ + phấn màu. HS: SGK,...
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- GV gọi HS trả lời câu hỏi: Khi kể ngoại hình nhân vật cần chú ý tả gì? 
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. (1’)
+ Bài giảng: (13’)
GV sử dụng hỏi đáp: Yếu tố nào tạo nên nhân vật trong truyện.
- Cho HS đọc yêu cầu phần nhận xét 1.
Tìm và ghi lại những câu nói về ý nghĩ của cậu bé.
Hướng dẫn HS sử dụng bài tập đọc: Người ăn xin.
-Cho HS đọc phần nhận xét 2: 
HS trả lời câu hỏi: Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu? 
GV chốt lại ý chính
- Hỏi: Vì sao em đánh giá được tính nết của cậu bé?
Cho HS đọc y cầu 3 thảo luận nhóm 2.
- Hỏi: ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì?
Kết luận: Ta kể lại lời nói và tính cách của nhân vật để thấy rõ tính cách của nhân vật.
Hỏi: Có mấy cách kể lại?
* Luyện tập: (15’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- GV nhận xét- bổ sung
Bài tập 2,3 tương tự.
3. Củng cố- Dặn dò: (3’)
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ.
- Về nhà làm bài tập.
- HS trả lời- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS trả lời: hình dáng, tính tình, cử chỉ, lời nói, suy nghĩ...
- 2 HS đọc yêu cầu phần nhận xét. 
- HS thảo luận nhóm - ghi kết quả ra phiếu học tập
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung cho bạn. 
- HS trả lời nối tiếp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nối tiếp trả lời: nhờ vào lời nói và suy nghĩ. 
- 2 HS đọc yêu cầu cuả bài. .
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Có hai cách kể: trực tiếp và gián tiếp.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm 2 nối tiếp và trả lời;
+Dẫn gián tiếp: Bị chó sói đuổi
+ Dẫn trực tiếp: còn tớ...
 theo tớ...
- HS về nhà làm bài tập.
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn
Đ6: Viết thư
I. Mục tiêu
 - Biết được mục đích của việc viết thư
 - Biết được nội dung cơbản và két cấu thông thường cử 1 bức thư.
 - Biết viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội dung, kết cấu, lời lẽ chân thành, tình cảm.
II. Đồ dùng dạy học - ... ?
- GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu của đề bài
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS
Bài 2: (14’) - Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và nói tên những trò chơi, lễ hội đợc giới thiệu trong tranh
+ ở địa phương mình hàng năm có những lễ hội nào?
+ ở lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị?
- GV treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chính
+ Kể chuyện trong nhóm
- Yêu cầu HS kể trong nhóm 2 HS. GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình. ở đâu? Có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì?
+ Giới thiệu trước lớp
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt ( nếu có ). Cho điểm HS nói tốt.
4. Củng cố, dặn dò : (1’)
- Giới thiệu một số trò chơi dân gian?
5. Dặn dò : (1’)
- Nhắc học sinh học bài và chuẩn bị bị bài sau.
1 HS đọc yêu cầu
1 HS đọc bài TĐ
+ Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3 HS trình bày
1 HS đọc
Quan sát tranh và giới thiệu
Các trò chơi: Thả chim bồ câu, đu bay, ném còn.
Lễ hội: Hội bơi chải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ ( Hội Lim
+ Hội chùa Bổ, .
+ Đánh đu, kéo co, đấu vật,
+ Mở đầu: Tên địa phương em , tên lễ hội hay trò chơi.
+ Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội: Thời gian tổ chức. Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi. Sự tham gia của mọi người.
+ Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình.
HS kể trong nhóm.
- HS kể trước lớp
- 3 đến 5 HS trình bày.
- HS nêu
- Học sinh học bài và chuẩn bị bị bài sau
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
Đ32: Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
- Dựa vào dàn ý đã lập viết bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Văn viết chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo, thể hiện được tình cảm của mình với đồ chơi đó.
- Giáo dục HS giữ gìn các đồ vật.
II. Đồ dùng dạy – học - GV : Bảng phụ ; HS : Bút dạ, SGK, ...
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
- Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
3. Hướng dẫn viết bài : (29’)
+ Tìm hiểu bài : (6’)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
+ Xây dựng dàn ý : (9’)
+ Em chọn cách mở bài nào? Đọc mở bài của em.
- Gọi HS đọc phần thân bài của mình.
+ Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em
+ Viết bài
- HS tự viết bài vào vở: (14’)
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
4. Củng cố, dặn dò : (1’)
- Nêu cách miêu tả đồ vật?
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh chuẩn bị bài học sau
- HS giới thiệu về lễ hội ở địa phương.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS đọc dàn ý.
+ 2 HS trình bày: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông.
Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thờng thích. Em có một chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay.
HS viết ra nháp và bảng phụ
- 1 HS giỏi đọc.
+ 2 HS trình bày: kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng
HS viết vào vở
HS nộp bài
- HS nêu
- Học sinh chuẩn bị bài học sau.
Tập làm văn
Đ33: đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức nhận biết mỗi đoạn văn.
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút.
- Giáo dục HS bảo quản đồ dùng học tập. 
II. Đồ dùng dạy - học
- GV: Bài văn Cây bút máy viết sẵn trên bảng lớp. ; HS : Bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Trả bài viết: Tả một đồ chơi mà em thích.
2. Dạy bài mới : (30’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
3. Tìm hiểu ví dụ : (15’)
Bài 1, 2, 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài Cái cối tân trang 143,144, SGK. Yêu cầu HS theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Tìm các đoạn văn trong bài văn?
- Nội dung chính của từng đoạn?
- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một đoạn.
- Hỏi: Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào?
+ Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn.
+ Ghi nhớ
- Gọi HS đọc nội dung phần Ghi nhớ.
+ Luyện tập: (14’)
Bài 1: (7’)
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Bài văn gồm mấy đoạn văn?
- Tìm đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy?
- Tìm đoạn văn tả cái ngòi bút?
- Hãy tìm câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn thứ ba. Đoạn văn này nói về cái gì?
- Gọi HS trình bày.
- Bài 2 : (7’)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV chú ý nhắc HS.
4. Củng cố : (1’)
- Hỏi: + Mỗi đoạn văn miêu tả có nghĩa gì?
+ Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò: (1’)
- Nhắc học sinh chuẩn bị cho giờ cho giờ học sau.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Đoạn 1: ( Mở bài ): Cái cối xinh xinh... đến gian nhà trống. ( Giới thiệu về cái cối được tả trong bài ).
+ Đoạn 2: ( Thân bài ): U gọi nó là cái cối tân ...đến cối kêu ù ù. ( Tả hình dáng bên ngoài của cái cối ).
+ Đoạn 3: ( Thân bài ): Chọn được ngày lành tháng tốt...đến vui cả xóm .( Tả hoạt động của cái cối ).
+ Đoạn 4: ( Kết bài ): Cái cối xay cũng như
...đến dõi từng bước anh đi.( Nêu cảm nghĩ về cái cối ).
- Đoạn văn miêu tả đồ vật thường giới thiệu về đồ vật đồ
- Được tả, tả hình dáng, hoạt động của đồ vật đó hay nêu cảm nghĩ của tác giả về đồ vật đó.
+ Nhờ các dấu chấm xuống dòng để biết 
được số đoạn trong bài văn.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu của bài.
a) Bài văn gồm có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Hồi học lớp 2...đến một cây bút máy bằng nhựa.
+ Đoạn 2: Cây bút ...bóng loáng.
+ Đoạn 3: Mở nắp...đến cất vào cặp.
+ Đoạn 4: Đã mấy ...đến đồng ruộng.
b) Đoạn 2: Tả hình dáng của cây bút.
c) Đoạn 3: Tả cái ngòi bút.
d) Trong đoạn 3:
- Câu mở đoạn: Mở nắp ra.. chữ rất khó, không rõ.
- Câu kết đoạn: Rồi ..... khi cất vào cặp.
- Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, các bạn HS giữ gìn ngòi bút.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS làm bài cá nhân
HS nêu
- Học sinh chuẩn bị cho giờ cho giờ học sau.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
Đ34 : luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách.
- Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực, sinh động, giáu cảm xúc, sáng tạo.
- Giáo dục HS biết giữ gìn chiếc cặp sách.
II. Đồ dùng dạy - học
GV: Đoạn văn miêu tả chiếc cặp trong BT1 viết sẵn trên bảng lớp.
HS: bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. kiểm tra bài cũ : (2’)
- Gọi HS đọc lại phần Ghi nhớ - 170.
2. Dạy bài mới : (31’)
+ Giới thiệu bài : (1’)
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 : (11’)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi, thực hiện yêu cầu.
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn mêu tả?
b) Xác định nội dung miêu tả từng đoạn văn?
c) nội dung miêu tả của mỗi đoạn văn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào?
GVKL: Đoạn văn trong bài văn miêu tả.
Bài 2 : (9’)
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài. Chú ý nhắc HS:
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm những HS viết tốt.
Bài 3 : (10’)
- Chiếc cặp có mấy ngăn?
- Vách ngăn được làm bằng gì?
- Trông như thế nào?
- Em đựng gì ở mỗi ngăn?
KL: Đặc điểm bên trong của chiếc cặp
4. Củng cố : (1’)
- Nêu cách viết đoạn văn trong bài văn miêu tả?.
5. Dặn dò : (1’)
- Nhắc học sinh đọc lại bài + chuẩn bị giờ học sau.
- 2 HS đọc thuộc lòng.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối trình bày, nhận xét.
a) Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.
b) + Đoạn 1:Đó là một chiếc cặp màu đỏ tơi...đến sáng long lanh. (Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp).
+ Đoạn 2:Quai cặp làm bằng sắt... đến đeo chiếc ba lô. (Tả quai cặp và dây đeo).
+ Đoạn 3:Mở cặp ra, em thấy...đến và thớc kẻ.(Tả cấu tạo bên trong của cặp.
c) Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ:
+ Đoạn 1: màu đỏ tơi...
+ Đoạn 2: Quai cặp...
+ Đoạn 3: Mở cặp ra...
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát chiếc cặp sách
- HS làm bài cá nhân ra vở BTTV và bảng phụ
- HS trình bày
Chiếc cặp gồm có 3 ngăn
Được làm bằng vải nhựa
Ngăn đựng sách in, sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
- HS nêu
- Học sinh đọc lại bài + chuẩn bị giờ học sau.
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010
Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ I: (Tiết 7)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, HKI 
- Biết làm bài tập lựa chọn câu trả lời đúng. Tìm được các động từ, tính từ có trong câu.
- Giáo dục học sinh ham học.
II. Đồ dùng dạy học - GV: bảng phụ - HS: bảng con, nháp
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra : (2’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: + Giới thiệu: (1’)
 Để bài kiểm tra cuối học kì I đạt kết quả tốt, hôm nay các em sẽ đọc bài văn Về thăm bà. Dựa vào nội dung đọc bài, chọn được câu trả lời đúng trong các câu đã cho.
3. Đọc thầm: (20’)
GV nêu yêu cầu: Các em đọc thầm bài Về thăm bà. Khi đọc chúng em chú ý đến những hình ảnh miêu tả về ngoại hình, tình cảm của bà, chú ý đến những động từ 
tính từ có trong bài.
Cho HS đọc
Cho HS đọc yêu cầu câu 1
GV giao việc + Cho HS làm bài
Cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét câu trả lời đúng.
 Câu1: Kq: Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
Câu 4: Cách tiến hành như câu1
4. Củng cố : (1’)
- GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài tập
HS lắng nghe
HS đọc thầm 2 lần
1 HS đọc, lớp theo dõi trong sách giáo khoa
1 HS làm bảng phụ
HS còn lại làm bài vào giấy nháp hoặc dùng bút chì đánh dấu câu trả lời đúng trong sách giáo khoa.
Lớp nhận xét
HS làm
HS nêu
- Kq: Chọn ý b Sư yên lặng 
HS lắng nghe
- HS về nhà ôn lại bài tập
Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ I: (Tiết 8)
 ( Đề bài do Sở giáo dục ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV 4 K1.doc