I. MỤC TIÊU:
- Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật và nói lên ý nghĩa câu chuyện.
- Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của từng nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách :trực tiếp hoặc gián tiếp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ
HS: VBT TV 4
Tập làm văn Kể lại lời nói , ý nghĩ của các nhân vật I. Mục TIÊU: - Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật và nói lên ý nghĩa câu chuyện. - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của từng nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách :trực tiếp hoặc gián tiếp. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ HS: VBT TV 4 Iii. Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nêu ghi nhớ của tiết trước. - GV nhận xét, chấm điểm cho HS B.Dạy bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích y/c của tiết học HĐ2. Nhận xét. Bài1: Tìm câu văn ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé trong truyện “ Người ăn xin” - Học sinh đọc yêu cầu của BT1 - Học sinh làm bài cá nhânvào VBT -1HS làm bài vào tờ giấy khổ to. Sau đó dán lên bảng lớp. - Cả lớp và GV nhận xét thống nhất kết quả. Bài2: Nhận xét lời nói và ý nghĩ của cậu bé - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Lời nói, ý nghĩa của cậu bé nói lên điều gì về câụ ? - HS nêu miệng kết quả. - Cả lớp và giáo viên nhận xét bổ sung: Lời nói ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là người nhân hậu, giầu lòng trắc ẩn, thương người. Bài3: Nhận xét về lời nói , ý nghĩ của ông lão qua 2 cách kể: - GV treo bảng phụ ghi sẵn 2 cách kể. - HS đọc yêu cầu bài tập. Làm bài theo nhóm 4 ( hai bàn). - Đại diện nhóm nêu két quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận: + Cách1: tác giả dẫn trực tiếp , nguyên văn lời ông lão.Do đó cách xưng hô là lời xưng hô của chính ông lão với cậu bé. + Cách2: Tác giả (nhân vật xưng tôi )thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi,gọi người ăn xin là ông lão. HĐ3. Ghi nhớ - GVgiúp HS rút ra ghi nhớ - HS trung bình, yếu đọc lại ghi nhớ. HĐ4.Luyện tập. Bài tập 1 Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau: - Học sinh đọc yêu cầu của BT1 - Học sinh làm bài cá nhân vào vở BT. - Một số HS nêu kết quả . - Cả lớp và GV nhận xét thống nhất kết quả. Bài tập 2: Chuyển lời dẫn gián tiếp thành trực tiếp - Học sinh đọc yêu cầu của bài2. lớp đọc thầm. - 1 học sinh khá làm mẫu 1 câu. - Các câu còn lại học sinh tự làm vào VBT - Học sinh nêu kết quả của mình. - Học sinh và giáo viên nhận xét bổ sung. Bài tập3: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp - Tương tự bài2. IV. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau “ Viết thư”.
Tài liệu đính kèm: