Giáo án thao giảng môn: Tiếng Việt - Lớp 4 - Bài: Luyện từ và câu chủ ngữ trong câu kể ai là gì?

Giáo án thao giảng môn: Tiếng Việt - Lớp 4 - Bài: Luyện từ và câu chủ ngữ trong câu kể ai là gì?

A. Mục tiêu:

- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?

- Nhận biết dược câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu vừa tìm được; biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học; đặt đuợc câu kể Ai là gì? với chủ ngữ cho trước.

B. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: SGK, vở bài tập

C. Các hoạt động dạy học

 

doc 3 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 13217Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thao giảng môn: Tiếng Việt - Lớp 4 - Bài: Luyện từ và câu chủ ngữ trong câu kể ai là gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thao giảng
Môn: Tiếng Việt - Lớp 4
Bài: Luyện từ và câu
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
Ngày soạn: 27 tháng 2 năm 2010
Ngày giảng: 01 tháng 3 năm 2010
Người thực hiện: Lê Bá Tùng
A. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Nhận biết dược câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu vừa tìm được; biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học; đặt đuợc câu kể Ai là gì? với chủ ngữ cho trước.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: SGK, vở bài tập
C. Các hoạt động dạy học
Hoat động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đặt câu theo kiểu Ai là gì? Tìm thành phần vị ngữ trong câu.
- Để tìm được thành phần vị ngữ chúng ta phải làm gì?
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét bổ sung.
II. Dạy học bài mới
Giới thiệu bài
 Như chúng ta đã biết trong câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận: chủ ngữ và vị ngữ. ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về bộ phận vị ngữ rồi, tiết này thầy cùng các em sẽ tìm hiểu về chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Bài mới
2.1. Nhận xét
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập. Viết và che bảng nội dung các câu a, b.
Bài 1
- Trong các câu trên, những câu nào có dạng Ai là gì?
- Mỗi thơ trong bài a coi như một câu (đủ một cụm CV) dù không có dấu câu.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi 2 HS lên bảng xác định chủ ngữ trong câu kể theo kiểu Ai là gì? vừa tìm được, yêu cầu HS dưới lớp làm vào nháp.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
- Gv nhận xét
2.2. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS đặt câu và tìm chủ ngữ trong câu mình vừa đặt.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
2.3. Luyện tập
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo bàn và làm bài vào VBT. Phát phiếu học tập cho 3 HS đại diện 3 tổ làm bài.
- HS lên bảng trình bày kết quả ở phiếu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
- Hỏi:
+ Muốn tìm được chủ ngữ trong các câu kể trên em làm thế nào?
+ CN trong những câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
--> Trong câu kể Ai là gì? CN là từ chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở VN. Nó thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
 Bài 2: Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A ghép với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai là gì?
- Gọi HS đọc yêu cầu BT. Gọi HS đọc các từ ở hai cột A, B.
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm dùng bút chì nối các ô ở từng cột với nhau sao cho chúng tạo thành câu kể Ai là gì?
(Nhắc HS để làm đúng dạng bài tập này, các em phải thử ghép lần lượt từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu có nội dung phù hợp nhất)
- Gọi HS lên bảng ghép.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: Đặt câu kể Ai là gì? với các từ ngữ sau làm CN.
- Gọi HS đọc nội dung bài tập
- Nhắc HS các từ ngữ cho sẵn là CN của câu kể Ai làm gì? các em hãy tìm thêm bộ phận VN để được câu sao cho phù hợp.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận
- Gọi HS nối tiếp đặt câu mình đặt. Gv sửa lỗi cho HS.
III. Củng cố dặn dò
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học – CB bài sau.
- HS đặt câu và tìm thành phần vị ngữ
- Đặt câu hỏi: Là gì? là cái gì? là con gì?...
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, nắm yêu cầu
- 1 HS đọc bài tập 1 – cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
- HS lắng nghe, chú ý.
a, Ruộng rẫy / là chiến trường
 Cuốc cày / là vũ khí
 Nhà nông/ là chiến sĩ
b. Kim Đồng và các bạn anh / là những đoàn viên đầu.
- Do DT, hoặc cụm DT tạo thành.
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ.
- HS đặt câu.
- HS lắng nghe
- HS đọc các câu trong bài 1
- HS trao đổi, thảo luận
- HS lên làm bài:
+ Văn hoá văn nghệ thuật / cũng là một mặt trận
+ Anh chị em/ là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
+ Vừa buồn mà lại vừa vui/ mới thực sự là nỗi niềm bông phương
+ Hoa phượng/ là hoa học trò.
 - Đặt câu hỏi: 
+ Cái gì cũng là một mặt trận?
+ Ai là chiến sĩ trên mặt trận ấy?
+ Cái gì là hoa học trò?
- Do DT hoặc cụm DT tạo thành.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS trao đổi làm bài.
- HS lên ghép các từ ở hai cột.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài tập.
- Lắng nghe làm bài.
- HS nhận xét
- Bạn Bích Vân là học sinh giỏi của lớp em.
- Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam.
- Dân tộc ta là dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn.
- HS nhận xét chữa.
- HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docthao giang lan 2.doc