Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 8 - Giáo viên: Đặng Thị Thu Chinh

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 8 - Giáo viên: Đặng Thị Thu Chinh

Tiết 3: Tập đọc

nếu chúng mình có phép lạ

I- Mục tiêu

1.Đọc trơn cả bài.Đọc đúng nhịp thơ.

Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi , thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

II- Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ:( 2- 3)

 1 nhóm HS đọc 1 màn trong bài : “ở vương quốc tương lai”

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài( 1-2)

 

doc 18 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 8 - Giáo viên: Đặng Thị Thu Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[[ uần 8 
T 
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
[[[[[
Tiết 3: Tập đọc
nếu chúng mình có phép lạ
I- Mục tiêu
1.Đọc trơn cả bài.Đọc đúng nhịp thơ.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi , thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
II- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:( 2- 3’)
 1 nhóm HS đọc 1 màn trong bài : “ở vương quốc tương lai”
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài( 1-2’) 
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc đúng ( 10- 12’)
 - Yêu cầu HS chú ý Học thuộc lòng
- 1 HS đọc cả bài - Cả lớp đọc thầm theo và chia đoạn
+ Bài văn chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu 5HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ
*Khổ 1: 
- Đọc đúng: Ngắt nhịp sau từ mắt và từ hồ
- HD đọc: Phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng: Phép lạ, nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ
+ Yêu cầu HS đọc khổ 1
* Khổ 2
- Đọc đúng ngắt nhịp sau từ “ dậy”
- Hướng dẫn đọc : Phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng :lặn, ngồi, phép lạ, ngay.
- Yêu cầu HS đọc khổ 2
* Khổ 3: 
- Hướng dẫn đọc : Phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng : Phép lạ, triệu ,hái, vì sao, mặt trời mới, mãi mãi
- Yêu cầu HS đọc khổ 3
* Khổ 4,5: 
- Đọc đúng: Ngắt sau từ ”bom”
- Hướng dẫn đọc : Ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng: trái bom, toàn kẹo, bị tròn
- Yêu cầu HS đọc khổ 4,5
-1 HS đọc to - Cả lớp đọc thầm theo
- Chia đoạn: 5 đoạn theo 5 khổ
- 5 HS đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc câu 3,4
-2 HS đọc( Theo bàn)
- 1 HS đọc 
- 2 HS đọc ( Theo bàn)
- 2 HS đọc ( theo bàn)
- 1 HS đọc câu
- 2 HS đọc ( bàn)
b. Tìm hiểu bài( 10-12’)
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Yêu cầu 1 HS đọc to bài
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước của các bạn nhỏ, Những điều ước ấy là gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm Khổ 3+ 4 : Giải thích ý nghĩa cách nói sau: Ước “ Không có mùa đông”
Ước “ Hoá trái bom thành trái ngon”
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
ƯChốt : bài thơ nói lên điều gì
- Yêu cầu HS nhắc lại
c. Đ ọc diễn cảm và học thuộc lòng ( 10- 12)
- HS đọc diễn cảm : Đọc giọng vui tươi hồn nhiên , thể hiện niềm vui , niềm khát vọng của TN mơ ước về thế giới tốt đẹp , nhấn giọng từ ngữ thể hiện ước mơ 
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà em thích
- Yêu cầu HS đọc cả bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn mà mình đã thuộc
- Yêu cầu HS đọc thuộc cả bài
- Yêu cầu HS nhận xét GV cho điểm
3. Củng cố - Dặn dò ( 2- 4)
+ Nếu mình có phép lạ em sẽ ước điều gì? Vì sao?
+ Nhận xét tiết học - VN H TL bài thơ
- HS đọc thầm bài
+ Nếu chúng mình có phép lạ 
+ Ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết
- 1 HS đọc to bài
+ K1: ước cây mau lớn để cho quả 
+ K2: Uớc trở thành người lớn ngay để..
+ K3: Ước trái đất không còn mùa đông
+ K4: Uớc trái đất không còn bom đạn
+ Thời tiết lúc nào cũng dễ chịu không còn đe doạ con người
+ Thế giới hoà bình không còn bom đạn chiến tranh.
+ Vài HS trả lời
+ Ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phẹp lạ để làm cho TG đẹp hơn
- 2 HS 
- Lắng nghe
- 5 HS đọc 
- 3 HS đọc
- 4 HS đọc
- 1 HS đọc
[ơ
 [[
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 4: Chính tả ( nghe- viết )
Trung thu độc lập
I- Mục tiêu
1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn: trong bài : Trung thu độc lập
2.Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d /gi để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.
II- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ( 3-5’)
- Yêu cầu HS viết bảng con: trung thực , chung thuỷ, trợ giúp , họp chợ, trốn tìm, nơi chốn
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài( 1-2’)
2.Hướng dẫn chính tả ( 10-12’)
-GV đọc mẫu lần 1
- Ghi các từ khó lên bảng:quyền, mươi mười lăm năm, chi chít, rải, nông trường
- Đọc từ: Quyền
- Phân tích tiếng :Quyền
+ Tại sao ta lại dùng chữ “q” để ghi âm “c” trong từ “quyền”
- Đọc từ : mươi mười lăm năm
- Phân tích tiếng “lăm
- Chú ý phân biệt “ lăm” và “ năm”
- Đọc từ : Chi chít
+ Âm ch được ghi bằng mấy con chữ?
- Đọc từ : rải
+ Phân tích từ “ “rải”
- Đọc từ “ nông trường”
- Phân tích tiếng “ nông” , tiếng “ trường”
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên bảng
- Xoá bảng yêu cầu HS viết bảng con các từ vừa phân tích 
- 1 HS đọc từ
q + uyên + huyền
- đứng trước âm “u”
 -1 HS đọc
- l / ăm / ngang
- 1 HS đọc
ch / i / ngang
ch / it / sắc
 2 chữ c và h
- 1 HS đọc
+ r / ai / hỏi
-1 HS đọc
+ n / ông / ngang
+ tr / ương / huyền
- 2 HS đọc
- HS viết bảng con
3.Viết chính tả( 14-16’)
- GV hướng dẫn HS tư thế ngồi viết
- GV đọc mẫu lần 2 - HS đọc thầm
- Yêu cầu HS viết bài
- HS ngồi đúng tư thế
- HS viết bài 
4. Chấm -Chữa bài( 3-5’)
- Đọc soát lỗi lần 1 ( bình thường)
- Đọc lần 2 ( chậm) phân tích tiếng khó)
- Yêu cầu đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi
5. Luyện tập ( 7- 9’)
Bài 2
- Yêu cầu đọc thầm bài - 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS nêu kết quả bài làm của mình
ƯChốt kết quả đúng:Giắt - rơi - dấu - rơi - dấu
 + Câu chuyện có điểm nào đáng cười
Bài 3(a)
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
 - Yêu cầu các nhóm nêu kết quả 
ƯChốt kết quả đúng:rẻ, danh nhân, giường
6 . Củng cố dặn dò( 1- 2’)
- GV nhận xét bài chấm
- Nhận xét chung giờ học
- Dùng bút mực soát lỗi
- Dùng bút chì gạch lỗi
- HS kiểm tra vở ghi số lỗi 
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở
- 2 HS nêu -1 HS đọc lại bài
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nêu kết quả 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 7: Tiếng việt ( Bổ trợ )
Luyện chính tả
I - Mục đích ,yêu cầu
1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài tập đọc ĐôI giày ba ta màu xanh.Từ “ Đầu các bạn tôi ”
2. Làm đúng các BT phân biệt những tiếng có âm đầu (tr- ch ) hoặc tiếng có dấu hỏi, dấu ngã 
II- Các hoạt động dạy - học
1. Giới thiệu bài 
- Luyện viết chính tả
2. Hướng dẫn chính tả 
- Đọc mẫu lần 1
- Ghi các tiếng khó lên bảng: dáng, da trời, tưởng tượng, khuy dập, luồn 
+ Yêu cầu HS đọc lại các tiếng khó
+ GV đọc tiếng khó
3. Viết chính tả 
- Hướng dẫn tư thế ngồi viết HS
- HD HS cách trình bày bài
- Đọc cho HS viết bài
4. Chấm - Chữa bài 
- GV đọc 
- GV chấm bài
5. Củng cố - Dặn dò 
- GV nhận xét bài chấm
- Nhận xét chung giờ học
- Đọc thầm theo
+ Hs đọc từ khó 
+ Phân tích các từ khó 
+ HS viết bảng con
- HS ngồi đúng tư thế
- HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi
- Đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi 
- Nghe.
 [ơ
------------------------------------------------------*&*----------------------------------------------------
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Tiết 2: Tập làm văn
luyện tập phát triển câu chuyện
I- Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện
- Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian
- Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
II- Các hoạt động dạy học
A. KTBC( 2- 3’)
- 1 HS kể lại câu chuyện từ đề bài “ trong giấc mơ, em được...”
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài ( 1-2 ‘)
2. Thực hành - Luyện tập ( 32- 34)
Bài tập 1 ( 9- 10)
- Yêu cầuHS đọc thầm BT - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS xem lại ND bài tập 2 tuần 7
- Yêu cầu HS làm bài - VBT
- Yêu cầu HS nêu bài chấm của mình
- GV Nhận xét những câu mở đoạn hay 
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn văn
Bài tập 2 ( 7-9)
- Yêu cầu HS đọc thầm BT - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc toàn truyện và thảo luận nhóm đôi
+ Các đoạn văn được xếp theo trình tự nào
+ Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
ƯChốt KT: Các đoạn văn trong 1 bài văn kể truỵên được sắp xếp theo trình tự thời gian và các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
Bài tập 3 ( 12- 15)
- Yêu cầu HS đọc thầm BT - 1 HS nêu yêu cầu
+ Em chọn câu chuyện nào đã học để kể 
* Chú ý: Kể có đúng trình tự thời gian không? ND ,cử chỉ, điệu bộ
- yêu cầu HS kể cho nhau nghe
- Yêu cầu HS kể chuyện
- GV Nhận xét cho điểm
3. Củng cố - Dặn dò ( 2- 4’)
- Phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
- HS xem 
- HS làm bài cá nhân
- 5 HS nêu
- 4 HS đọc
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu
- 1 HS đọc to -Cả lớp đọc thầm theo 
- Thảo luận nhóm
+ Trình tự thời gian
+ Giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS 
+ Em kể câu chuyện:
DM bênh vực kẻ yếu, Ba lưỡi rìu ; Lời ước dưới trăng; Sự tích Hồ Ba Bể
- HS kể chuyện cho nhau nghe
- 3- 4 em
 [ơ
ơ
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 3 Lịch sử 
Ôn tập
A. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết
 - Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập
 - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian
B. Đồ dùng dạy học
 - Băng và hình vẽ trục thời gian
 - Một số tranh ảnh, bản đồ phù hợp với yêu cầu của mục một
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra: ( 3- 5)
 Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ? Kết quả ra sao ?
II. Dạy bài mới
HĐ1: Làm việc cả lớp ( 7- 8)
 - GV treo băng thời gian
 - Yêu cầu học sinh ghi nội dung của mỗi giai đoạn
 - Cho các em lên ghi
 - Nhận xét và bổ xung
HĐ2: Làm việc cả lớp ( 7- 8)
 - GV treo trục thời gian
 - Yêu cầu học sinh tự ghi các sự kiện tương ứng
 - Gọi một số em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
HĐ3: Làm việc cá nhân ( 9- 10)
 - Giáo viên nêu yêu cầu
 - Cho học sinh chuẩn bị
 - Đặt câu hỏi theo 3 nội dung:
 + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang như thế nào?
 + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa
 + Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng
 - Gọi một số em báo cáo
 - Nhận xét và bổ xung
III. Củng cố ( 2- 4)
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 - Hai em trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh theo dõi
 - Học sinh tự vẽ vào vở và điền
 - Vài em lên bảng điền
 - N ... 1 đôi giày ba ta màu xanh
+ Cổ giày ôm sát chân, thân dày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải...
+ Không đạt được
+ Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh
+Vận động Lái, một cậu bé nghèo...
+ Thưởng cho Lái một đôi giày ba ta màu xanh
+ Vì ngày nhỏ chị đã từng có mơ ước hệt như Lái/Chị muốn mang lại niềm vui cho Lái/ Chị muốn Lái hiểu chị...
+ Tay run run, môi cậu mấp máy mắt liếc nhìn đôi giày..
+ Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày
- Như phần 2 mục tiêu
- 5 HS đọc
- 4 HS đọc
- Vài HS trả lời
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 3: : Kể chuyện 
kể chuyện đã nghe,đã đọc
I- Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông , phi lý
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện(mẩu chuyện, đoạn truyện). 
2. Rèn luyện kĩ năng nghe:
- HS chăm chú nghe lời bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn
 II- Đồ dùng dạy học
- Sách, báo , truyện nói về ước mơ ( HS sưu tầm)
- Bảng lớp viết đề bài
 III- Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: ( 2- 3’) 
+ HS kể lại câu chuyện “ Lời ước dưới trăng”
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài( 1-2’) 
2.Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài (6 -8’)
- Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Đề bài thuộc kiểu bài nào?
- Gạch chân đề bài
+ Kể chuyện đã nghe đã đọc về chủ đề nào?
- GV gạch chân đề bài
- Yêu cầu HS đọc thầm gợi ý -1 HS đọc to
+Em tìm các câu chuyện về ước mơ ở đâu?
- Yêu cầu HS đọc to phần 2 ( SGK)
*GV lưu ý: Có 2 cách giới thiệu chuyện: Trực tiếp, gián tiếp . Khi kể phù hợp với nội dung, nhân vật trong truyện
- Yêu cầu HS để truyện lên bàn - GV kiểm tra
- Nhận xét chuẩn bị của HS
3. HS kể lại câu chuyện ( 22- 24’)
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và thảo luận ý nghĩa câu chuyện
- Giao nhiệm vụ : Kể to, rõ ràng ND đúng yêu cầu chú ý cách DĐ, điệu bộ, cử chỉ
- Yêu cầu HS kể truyện trước lớp
- Yêu cầu HS nghe và nhận xét bạn kể
- Bình chọn bạn nào kể hay nhất
4. Tìm hiểu nội dung truyện ( 3- 5) 
5. Củng cố - Dặn dò( 3- 5’)
- Nhận xét tiết học
- VN kể lại truyện cho người thân nghe
- 3 HS đọc
- Kể chuyện đã nghe,đã đọc
- Ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông
- Vài HS nêu
- HS để truyện lên bàn
- 2 HS kể cho nhau nghe vàt rao đổi ý kiến cho nhau
- 8 HS kể
- Bình chọn
- Thực hiện yêu cầu.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 [
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Luyện từ và câu
dấu ngoặc kép
i- mục tiêu
1. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép
2. Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép khi viết.
ii- đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi nội dung bài tập ( Nhận xét)
II- Các hoạt động dạy học
A. KTBC: ( 3- 5’) 
- HS viết bảng con : Lu-i Pa-xtơ; I-u-ri Ga-ga-rin; In-đô- nê-xi -a
+ Khi viết tên người , tên địa lý nước ngoài người ta cần chú ý điều gì?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: ( 1- 2’)
2.Hình thành KT ( 10- 12)
a. Nhận xét
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc thầm BT - 1HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 
+ Những từ ngữ và câu ca dao nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Những từ và câu đó là lời của ai?
+ Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
ƯChốtKT: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
 Bài 2
- Yêu cầu HS đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm
ƯChốt KT: Nếu lời nói trực tiếp là 1 câu trọn vẹn hay là 1 đoạn văn ta thường phải thêm dấu hai chấm
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc thầm BT - 1HS nêu yêu cầu
- GV giảng : Tắc kè là một loài bò sát giống thằn lằn, sống ở trên cây to. Nó thường kêu tắc -kè
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu HS nêu nghĩa của từ “ lầu”
+ Tắc kè hoa có xây lầu theo nghĩa trên không?
+ Theo em từ “ lầu” trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì?
+Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để làm gì?
ƯChốt KT:Dấu ngoặc kép còn được dùng đánh dấu vào từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt
 b. Ghi nhớ
 - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ( SGK/83)
3. Luyện tập ( 20- 22)
Bài 1: ( 6- 7)
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập -1 HS đọc to
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm vào VBT
- Yêu cầu HS nêu bài làm
- Yêu cầu HS nhận xét - GV chữa bài 
ƯChốt kết quả đúng 
Bài 2 ( 6- 7)
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập -1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu các nhóm nêu ý kiến
ƯChốt KT: Dấu hai chấm kết hợp với dấu gạch ngang khi nào?
Bài 3: ( 7- 8)
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập -1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài VBT
- Yêu cầu HS nêu bài làm
+ Vì sao em lại đóng ngoặc kép từ “vôi vữa”
+Tại sao từ “ đoản thọ” “trường thọ” cho vào ngoặc kép?
ƯChốt kết quả đúng :“vôi vữa”,”trường thọ”, “đoản thọ”
- Cả lớp đọc thầm- 1 HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
- HS nêu - gạch chân bảng phụ
+ Bác Hồ
+ Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của Bác Hồ
- Cả lớp đọc thầm -1 HS nêu
- HS thảo luận nhóm
+ Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ
+ Khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn, hoặc 1 đoạn
+ Cả lớp đọc thầm- 1 HS nêu yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm 
- HS có thể tra từ điển
chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng đẹp đẽ
- Tổ tắc kè bé, không phải xây các 
“ lầu” theo nghĩa trên
+Các tổ của tắc kè rất đẹp và quí 
+Đánh dấu từ “ lầu” dùng không đúng nghĩa với tổ của con tắc kè
- 5 HS đọc
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận - Ghi VBT
- 2HS 
+ Em làm gì để giúp ông bà cha mẹ?
+Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ..
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
+ Không đặt dấu gạch ngang đầu dòng được vì đây không phải đối thoại trực tiếp giữa 2 nhân vật
- Khi đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- 4 HS nêu
+ Vôi vữa ở đây không có nghĩa là vôi vữa con người dùng ƯNó chỉ ý nghĩa đặc biệt 
+Vì nó không đúng với sự thật
Không có đào “ trường thọ” không có đào “đoản thọ”
3. Củng cố - Dặn dò ( 2- 4)
- Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
- Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 2: Tập làm văn
[[
luyện tập phát triển câu chuyện
I- Mục tiêu
1.Tiếp tục củng cổ kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian
2.Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian
II- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:( 2- 3’)
- 2 HS kể 1 câu chuyện mà em thích nhất 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài( 1-2’)
2. Luyện tập thực hành( 32- 34)
Bài 1 ( 12- 13)
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm - 1HS nêu yêu cầu
+Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể
- Yêu cầu 1 HS giỏi kể mẫu đoạn lời thoại của Tin-tin và em bé thứ nhất
- HS nhận xét - GV tuyên dương
- Yêu cầu 2 HS kể cho nhau nghe
- Yêu cầu HS kể câu chuyện
* Chú ý : Bạn kể đúng nội dung chưa, đúng trình tự thời gian chưa, lời kể như thế nào?
ƯChốt KT: Bạn đã kể lại câu chuyện theo trình tự nào?
Bài 2 ( 13- 14)
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu
+ Trong câu chuyện “ở vương quốc Tương lai” hai bạn Mi- tin và Tin - tin có đi cùng nhau không?
- Theo yêu cầu của đề bài mỗi bạn thăm 1 nơi các em hãy suy nghĩ và kể lại câu chuyện
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe
- Yêu cầu HS thi kể trước lớp
ƯChốt KT: Bạn đã kể chuyện theo trình tự nào?
Bài 3: ( 6- 7)
- Yêu cầu HS đọc thầm bài tập - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏ
+ Về cách sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối 2 đoạn?
4. Củng cố - Dặn dò ( 2- 4)
+ Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
+ Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét tiết học
- VN viết lại 1 hoặc 2 đoạn theo cách vừa học
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
+Lời thoại trực tiếp các nhận vật
- 1 HS giỏi kể
- 2 HS kể cho nhau nghe
- 5 HS kể
- Thời gian
- Cả lớp đọc thầm -1 HS nêu yêu cầu
+Cùng nhau
- HS suy nghĩ để kể câu chuyện
- HS kể cho nhau nghe
- 3- 5 HS 
+ Không gian
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc to 
- HS thảo luận
+ Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại
+ Từ ngữ nối 2 đoạn được thay thế bằng những từ ngữ chỉ địa điểm.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 5: Thể dục 
Động tác vươn thở và tay của bài thể dục
phát triển chung - Trò chơi :“ Nhanh lên bạn ơi ”
A. Mục tiêu: 
- Học hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác
- Trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi ”. Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình
B. Địa điểm và phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, phấn trắng, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát
C. Nội dung và phương pháp
Hoạt động của thầy
ĐL
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu
 - GV nhận lớp
 - Phổ biến nội dung yêu cầu học
 - Cho học sinh khởi động
 - Trò chơi tại chỗ
II. Phần cơ bản
1. Bài thể dục phát triển chung
 - Động tác vươn thở ( 4 lần ) mỗi lần 2 x 8 nhịp
 - Lần 1: GV làm mẫu giảng giải cho học sinh bắt trước
 - Lần 2: GV hô chậm và quan sát tập cùng học sinh 
 - Lần 3: GV hô cho học sinh tập toàn bộ động tác
 - Lần 4: Cán sự hô cho lớp tập. GV sửa sai cho học sinh
 - Động tác tay: Tập 4 lần 2 x 8 nhịp
 - GV hướng dẫn tương tự như trên
 - Tổ chức tập liên hoàn hai động tác
 - Nhận xét và sửa sai
2. Trò chơi vận động
 - GV nhắc cách chơi
 - Cho học sinh chơi thử
 - Tổ chức cho học sinh chơi
[
III. Phần kết thúc
 - Tập một số động tác thả lỏng
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 - Dặn dò giao bài tập về nhà
6’
22’
6’
 - Tập hợp lớp
 - Cả lớp làm động tác khởi động
 - Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy ”
 - Học sinh theo dõi và làm theo
 - Cả lớp tập theo cô giáo
 - Học sinh luyện tập
 - Lớp tự tập do cán sự điều khiển
 - Học sinh theo dõi và làm theo
 - Học sinh tập luyện
- Một nhóm học sinh lên chơi thử
 - Cả lớp thực hành chơi
 - Học sinh làm động tác thả lỏng
 - Tập hợp lớp
[ơ
 -----------------------------------------------------------*&*-------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8. l4 xong.doc