Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 9, 10 - Giáo viên: Đặng Thị Thu Chinh

Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 9, 10 - Giáo viên: Đặng Thị Thu Chinh

Tiết 3: Tập đọc

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I- Mục tiêu

1.Đọc trôi chảy toàn bài, nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.

2. Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em: Nghề thợ rèn không phải là nghề kém. Câu chuyện có ý nghĩa : Nghề nghiệp nào cũng đáng quí.

II- Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ:( 2- 3)

- Yêu cầu HS đọc đoạn em thích trong bài: “Đôi giày ba ta màu xanh”

- Nêu nội dung bài

B. Bài mới

 

doc 33 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 tuần 9, 10 - Giáo viên: Đặng Thị Thu Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[[ uần 9
T 
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
[[[[[
Tiết 3: Tập đọc
thưa chuyện với mẹ
I- Mục tiêu
1.Đọc trôi chảy toàn bài, nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
2. Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng tình với em: Nghề thợ rèn không phải là nghề kém. Câu chuyện có ý nghĩa : Nghề nghiệp nào cũng đáng quí.
II- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:( 2- 3’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn em thích trong bài: “Đôi giày ba ta màu xanh”
- Nêu nội dung bài
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài( 1-2’) 
- Dựa vào tranh SGK
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc đúng ( 10- 12’) 
-Yêu cầu 1 HS đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo và chia đoạn
+ Bài chia làm mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 2đoạn 
*Đoạn 1:
+ Đọc đúng lời nhân vật Cương và mẹ
+ Giải nghĩa : Em hiểu : “ kiếm sống” là gì?
- HD đọc : Đọc chậm rãi, trao đổi , trò chuyện, lưu ý giọng đọc phù hợp lời nhân vật, nhấn giọng : mồn một, xin thầy, vất vả, kiếm sống
+ Yêu cầu HS đọc 
* Đoạn 2
+Đọc đúng : Quan sang
- Đọc lời nhân vật: Lời con tha thiết, lời mẹ dịu dàng, cảm động.
+ Giải nghĩa : “dòng dõi quan sang”, “bất giác”, “cây bông”
- HS đọc : giọng đọc nhẹ nhàng, 3 dòng cuối bài đọc chậm với giọng suy tưởng, hồn nhiên
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe
-HD đọc đúng : Đọc đúng giọng nhân vật,phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng vào các từ ngữ đã HD
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu lần 1
-1 HS đọc to -Cả lớp đọc thầm theo
Chia đoạn: 2
Đoạn 1: Từ đầu ... kiếm sống”
Đoạn 2: Còn lại
- 2 HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc minh hoạ 
- Tìm cách làm việc để nuôi mình
- 2 HS đọc theo dãy
- 1 HS đọc câu
- 1 HS đọc minh hoạ
-1 HS đọc chú giải
- 2 HS đọc nối tiếp 
- HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS đọc
b. Tìm hiểu bài( 10-12’)
- Đọc thầm đoạn 1
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
ƯĐoạn 1 cho em biết điều gì?
- Đọc thầm đoạn 2 và cho biết mẹ Cương đã phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào?
+Cương thuyết phục mẹ được không?
ƯChốt đó chính là ND đoạn 2
- Yêu cầu HS lướt toàn bài và trả lời câu hỏi 4
ƯBài này nói về mơ ước của ai? Đó là ước mơ gì?
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài
3. Luyện đọc diễn cảm( 10-12’)
- HD đọc : Toàn bài đọc giọng thong thả nhẹ nhàng, đọc diễn cảm lời các nhân vật
- GV đọc mẫu lần 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn em thích
- GV nhận xét chấm điểm
- Đọc cả bài
3. Củng cố - Dặn dò( 2- 4’)
+ Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học
- VN luyện đọc , chuẩn bị bài sau
- HS đọc thầm đoạn 1
+ Nghề thợ rèn
+ Để giúp mẹ . Cương thương mẹ vất vả, em muốn tự mình kiếm sống
+ Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp mẹ
+ Bà ngạc nhiên và phản đối
+ Bà cho là Cương bị ai xui,nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương cũng sẽ không đồng ý vì sợ mất thể diện
+ Em nói với mẹ bằng những lời tha thiết: Nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới bị coi thường.
+ Cương đã thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
+ Cách xưng hô : con kính trọng mẹ mẹ gọi con dịu dàng, âu yếm. Tình cảm mẹ con thắm thiết, thân ái
+ Cử chỉ: Thân mật, tình cảm: Mẹ xoa đầu Cương, Cương nắm tay mẹ...
- Như phần nội dung I
- 3 HS nêu
- 5 HS
- Nhận xét bạn đọc
- 2-3 HS đọc
[ơ
 [[
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 4: Chính tả ( nghe- viết )
Thợ rèn
I- Mục tiêu
1. Nghe viết đúng bài “ Thợ rèn” 
2.Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc uôn/ uông
II- Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ( 3-5’)
- Yêu cầu HS viết bảng con: giao hàng, con dao, đắt rẻ 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài( 1-2’)
2.Hướng dẫn chính tả ( 10- 12) 
- GV đọc bài thơ
+ Bài thơ cho em biết gì về người thợ rèn ?
- GV ghi từ khó lên bảng: trăm nghề, quệt ngang, quai, nghịch
- Phân tích tiếng “nghề” trong từ : trăm nghề
+ Âm ngh được viết bởi những con chữ nào?
- Phân tích tiếng “ quệt” trong từ “ quệt ngang”
- Phân tích tiếng : “Quai”
- Phân tích tiếng “nghịch”
- GV yêu cầu HS đọc lại tiếng khó , từ khó
- Yêu cầu HS viết bảng con 
- HS đọc thầm theo
+ Nghề thợ rèn tuy vất vả lại có nhiều niềm vui trong lao động
- HS đọc các từ, tiếng khó
+ Âm đầu“ngh”,vần ê,thanh huyền
+Con chữ n,g,h
 + Âm đầu “q” vần uêt thanh nặng
+Âm đầu “q” vần oai thanh ngang
+Âm đầu “ngh” vần “ich” thanh nặng.
- 1 HS đọc
-1 HS viết bảng con các tiếng
3.HS viết chính tả( 14-16’)
- GVnhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút , đặt vở khi viết
- Lưu ý HS viết mỗi khổ thơ cách dòng rồi đến khổ thơ tiếp theo
- GV đọc mẫu lần 2 
- GV đọc cho HS viết bài
- HS ngồi đúng tư thế
- HS viết bài 
4. Chấm -Chữa bài( 3-5’)
- GV đọc soát lỗi lần 1
- GV đọc soát lỗi lần 2: Phân tích từ, tiếng khó)
- Yêu cầu đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi
5. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ( 7- 9)
Bài 2a
- Yêu cầu đọc thầm yêuc cầu bài tập - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở
- Yêu cầu HS nêu bài làm của mình
ƯNhận xét , GV chốt kết quả đúng:
6. Củng cố dặn dò ( 1- 2)
- Nhận xét chung giờ học
- Nhắc nhở HS viết sai lỗi chính tả, VN làm bài 2b vào VBT
- HS dùng bút mực soát lỗi
- Dùng bút chì chữa lỗi
- HS kiểm tra vở ghi số lỗi 
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc to
- HS làm bài vào vở
- HS đọc bài làm theo dãy
Năm , long lanh, loe
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 7: Tiếng việt ( Bổ trợ )
Luyện văn
I. Mục tiêu:
 Dựa vào hiểu biết đoạn văn, học sinh tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn.
II. Các hoạt động dạy học.
 1. Giới thiệu bài, chép đề bài lên bảng.
- Cả lớp chép đề bài vào vở.
- Gọi một học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên gạch chân những từ quan trọng trong đề bài.
 2. Hướng dẫn học sinh xây dung các đoạn văn
- Cả lớp đọc thầm đề bài.
? Với đề bài này, theo em có thể xây dung thành mấy đoạn văn? ( 3 đoạn) 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm gợi ý. 
? Bạn học yêu gặp khó khăn gì? ( Học sinh có thể nêu 3 tình huống như trong phần gợi ý.)
- Giáo viên lưu ý học sinh: Mỗi tình huống xây dung 1 đoạn văn.
? Mỗi đoạn văn gồm mấy phần? Là những phần nào? ( Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn theo từng tình huống.
 3. Học sinh tập kể từng đoạn
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
- Yêu cầu học sinh dựa vào phần chuẩn bị tập nói trước lớp tong đoạn rồi cả 3 đoạn.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
 4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ.
- Dặn về tập kể, viết bài văn hoàn chỉnh.
 [ơ
------------------------------------------------------*&*----------------------------------------------------
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
Tiết 2: Tập làm văn
luyện tập phát triển câu chuyện
I- Mục tiêu
- Biết cách chuyển thể từ lời đối thoại trực tiếp sang lời văn kể chuyện
- Dựa vào đoạn kịch Yết Kiêu để kể lại câu chuyện theo trình tự không gian
- Biết dùng từ ngữ chính xác , sáng tạo, lời kể hập dẫn, sinh động
II- Các hoạt động dạy học
A. KTBC( 2- 3’)
1 HS kể lại câu chuyện “ ở vương quốc Tương lai” theo trình tự không gian và thời gian - GVnhận xét - Cho điểm
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài ( 1-2 ‘)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 32- 34)
Bài tập 1 ( 15- 16)
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài - 1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc phần giải thích 
+ Trích đoạn có mấy nhân vật ? Đó là nhân vật nào?
+ Yết Kiêu là người như thế nào?
+Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quí?
+Những sự việc trong vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
+ Hãy chứng minh điều đó?
Bài tập 2 ( 16- 17)
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung bài - 1 HS đọc to yêu cầu
- Yêu cầu HS tham khảo gợi ý
+Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý SGK là kể theo trình tự nào?
ƯChốt KT: Kể chuyện Yết Kiêu theo trình tự không gian . Chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm câu chuyện bớt hấp dẫn
+ Muốn giữ lại những lời đối thoại ta phải làm như thế nào?
- Lưu ý: HS chọn câu đối thoại để giữ lại
- Yêu cầu HS kể chuyện ghi tóm tắt ND ra nháp
- Yêu cầu HS kể cho nhau nghe
- Yêu cầu HS trình bày theo đoạn : GV giao nhiệm vụ cho SH nghe nhận xét: ND,cách diễn đạt, có gì hay cần học
- Yêu cầu HS kể dưới hình thức thi kể giao nhiệm vụ : Lắng nghe,bình chọn bạn kể hay nhất
- GV nhận xét , cho điểm
3. Củng cố - Dặn dò ( 2- 4’)
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS kể hay
- Yêu cầu hoàn thành bài tập và kể lại câu chuyện cho người thân nghe
 - Cả lớp đọc thầm - 1 HS nêu yêu cầu
-1 HS đọc
+ 3 nhân vật : Yết Kiêu , người cha, nhà vua
+ Là người có lòng căm thù giặc sâu sắc quyết chí giết giặc
+ Tuy tuổi già , bị tàn tật nhưng giàu lòng yêu nước, động viên con đi đánh giặc
+ Trình tự thời gian
+ Giặc Nguyên sang xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường giết giặc
Sau khi cha đồng ý , Yết Kiêu đến kinh thành Thăng Long yết kiến vua
- Cả lớp đọc thầm - 1 HS đọc to yêu cầu
- Lớp đọc thầm - 1 HS đọc to
- Trình tự không gian 
- Đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm trong ngoặc kép
- HS làm việc cá nhân
- HS làm việc nhóm đôi
- 5 HS kể 
- Lớp nhận xét.Sửa sai cho bạn
Em thích câu (hảm đoạn).. nhất
- 3 HS kể
- HS nhận xét
 [ơ
ơ
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 3 Lịch sử 
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh biết
 - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên
 - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước lập nên nhà Đinh
B. Đồ dùng dạy học
 - Hình trong sách giáo khoa phóng to
 - Phiếu học tập của học sinh
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra: ( không kiểm tra)
II. Dạy bài mới ( 30-32)
HĐ1: GV giới thiệu ( SGV- trang 27 ) ( 1-2)
HĐ2: Làm việc cả lớp ( 13-15 )
 + Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
 + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
Nhận xét và bổ xung
HĐ3: Thảo luận nhóm ( 15- 17)
 - Yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất về: Đất nước; Triều đình; Đời sống của nhân dân
 - Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo
 - Nhận xét và bổ xung
 ...  sinh nhắc lai được tên, thứ tự động tác và thực hiện cơ bản đúng động tác
- Học động tác phối hợp. Yêu cầu thuộc động tác biết nhận ra được chỗ sai của động tác khi tập luyện
- Trò chơi “ Con cóc là cậu Ông Trời ”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình chủ động
B. Địa điểm và phương tiện: - Điạ điểm : Sân trường
 - Phương tiện: Chuẩn bị còi và dụng cụ phục vụ trò chơi 
C. Nội dung và phương pháp
ơ
Hoạt động của thầy
ĐL
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu
 - GV nhận lớp
 - Phổ biến nội dung yêu cầu học
 - Cho học sinh khởi động
 - Kiểm tra: Gọi hai học sinh thực hiện 4 động tác đã học 
II. Phần cơ bản
1. Bài thể dục phát triển chung
 - Ôn 4 động tác đã học: Tập 3 lần 2 x 8 nhịp
 - Lần 1: GV hô và làm mẫu
 - Lần 2: GV hô không làm mẫu
 - Lần 3: GV hô và quan sát sửa sai
 - Động tác toàn thân: Tập 5 lần 
 - GV hướng dẫn tập luyện tương tự như động tác trước
 - Tập liên hoàn cả 5 động tác
 - Nhận xét và sửa sai
2. Trò chơi
 - Gọi học sinh nhắc lại cách chơi
 - Cho cả lớp thực hiện cùng chơi
- GV tổng kết trò chơi.
III. Phần kết thúc
 - Đứng tại chỗ làm động tác thả lỏng
 - GV hệ thống bài
 - Nhận xét đánh giá giờ học
 - Dặn dò giao bài về nhà
7’
22’
5’
 - Tập hợp lớp và báo cáo
 - Học sinh lắng nghe
 - Chạy một hàng xung quanh sân trường
 - Hai học sinh lên thực hiện
 - Nhận xét và bổ xung
 - Tập hợp theo đội hình tập
 - Học sinh thực hành tập
 - Học sinh theo dõi và quan sát
 - Học sinh luyện tập
 - Tập lại cả 5 động tác
 - Hai học sinh nhắc lại cách chơi
 - Cả lớp cùng chơi
 - Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng
 - Tập hợp lớp và lắng nghe
 [
ơ
-------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 7: Tiếng việt ( Bổ trợ )
Luyện từ và câu
I.Yêu cầu:
- H nắm được khái niệm từ đơn, từ phức.
- biết phân biệt từ đơn, từ phức.
- Vận dụng những kiến thức từ loại vào thực tế. 
II.Lên Lớp:
A. Bài Cũ:
? Thế nào là từ đơn? cho ví dụ.
? Thế nào là từ Phức?cho ví dụ.
B. Bài mới:
1. Từ đơn: H nêu lại khái niệm
2. từ phức: H nêu lại khái niệm.
a. Từ phức gồm mấy loại?
- từ phức gồm hai loại đó là từ ghép và từ láy.
+ từ ghép gồm: từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại
+ từ láy gồm: - Láy âm, láy vần, láy cả âm và vần, láy tiếng.
3. Phân biệt từ ghép, từ láy:
- Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng ( 2; 3 hay 4 tiếng)
- Khác nhau:
 + Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa ( Các từ khi tách ra thành từ đơn đều có nghĩa).
+Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm ( Các từ khi tách ra có một tiếng có nghĩa (nghĩa gốc), một tiếng không có nghĩa).
4. Luyện tập: 
Bài 1: dùng dấu gạch chéo tách các từ trong hai câu sau rồi ghi lại từ đơn, từ phức trong câu:
Bởi/ tôi / ăn uống/ điều độ/ và /làm việc/ chừng mực/ nên/ tôi /chóng/ lớn/ lắm/() Cứ/ chốc chốc/ tôi/ lại/ trịnh trọng/ và/ khoan thai/ đưa/ hai /chân/lên/ vuốt/ râu. 
Tô Hoài
Bài 2: Các chữ in đậm dưới đây là1từ phức hay 2 từ đơn:
Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.( từ phức)
Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.( là hai từ đơn)
Vườn nhà em có nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài.( là một từ phức)
Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng.( là hai từ đơn)
Bài 3: nghĩa của các từ: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở? 
nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở mang tính khái quát, tổng hợp. Còn nghĩa của các từ đơn: nhà, cửa; ăn, uống; sách, vở mang tính cụ thể so với các từ trên.
Bài 4: Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra các từ ghép, từ láy:
a) nhỏ	b) lạnh	c) vui
M: nhỏ bé, nhỏ nhoi
Câu 5: Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau. Sau đó, hãy cho biết từ ghép giống và khác từ láy ở điểm nào:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
 TG TG
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
TL TG TL
Buồn trông ngọn nứơc mới sa
 TG
Hoa trôi man mác biết là về đâu
 TL
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 TG TL
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.
 TG TG	TL
III. Củng cố- Dặn dò: 
Thế nào là từ đơn? thế nào là từ phức?
-------------------------------------*&*----------------------------------------
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009
Tiết 2: Tập đọc 
Tiết 5
I- Mục tiêu
1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL( yêu cầu như tiết 1)
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung chính , nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc 
 II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2,3
 III- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài( 1-2’) 
- Nêu mục đích tiết học
2.Kiểm tra tập học ( 10- 12)
- Tiến hành tương tự tiết 1
3. Hướng dẫn luyện tập ( 20- 24)
Bài 2 
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài - 1 HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS nêu tên các bài tập đọc chủ điểm “ Trên đôi cánh ước mơ” nêu rõ số trang
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu BT
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét : ND , tốc độ, giọng đọc
ƯGV chốt lời giải đúng
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài -1 HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu tên các bài tập đọc là truyện kể theo chủ đề
- Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi kết quả VBT
- Yêu cầu các nhóm trình bày
ƯGV đưa bảng phụ ghi kết quả chốt
- Yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng
- Cả lớp đọc thầm -12 HS nêu yêu cầu
- HS nêu nối tiếp 
+ Trung thu độc lập( T)
+ ở Vương quốc Tương lai( T70)
+ Nếu chúng mình có phép lạ ( T7)
+ Đôi giày ba ta màu xanh ( T81)
+ Thưa chuyện với mẹ ( T85)
+ Điều ước của vau Mi- đát( T90)
- HS thảo luận ghi kết quả vào VBT
+ Nhóm trưởng phân công mỗi bạn đọc lưu loát 2 bài ghi kết quả
+ Từng HS trong nhóm trình bày
- HS nhận xét
- HS đọc nối tiếp
- Cả lớp đọc thầm -1 HS nêu yêu cầu
+ Đôi giày ba ta màu xanh 
+ Thưa chuyện với mẹ
+ Điều ước của vua Mi-đát
- Các nhóm thảo luận - Làm VBT
- Đại diện các nhóm trình bày
- 2 HS đọc lại bài trên bảng
3. Củng cố - Dặn dò( 3-5’)
+ Các bài tập đọc thuộc chủ điểm : “Trên đôi cánh ước mơ” vừa học giúp em hiểu điều gì?
ƯChốt : Con người cần có ước mơ,cần quan tâm đến nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui, hạnh phúc. Những điều ước mơ tham lam, tầm thường ,kì quặc sẽ chỉ mang lại bất hạnh.
- GV nhận xét tiết học- Chuẩn bị ND tiết sau ôn tập
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
--------------------------------------*&*----------------------------------------
Tiết 3: : Kể chuyện 
Tiết 6
I- Mục tiêu
1.Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học
2.Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép , DT, ĐT
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi mô hình đủ của âm tiết
III- Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài ( 1- 2)
- Nêu mục tiêu tiết học
2.Hướng dẫn làm bài tập ( 32- 34)
Bài 1 ( 7- 8)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn
- Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng
+ Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào?
+ Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta?
Bài 2 ( 8- 9)
- Yêu cầu HS đọc ND bài tập -1 HS đọc to
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm ghi VBT
- Yêu cầu HS trình bày -HS khác bổ sung, nhận xét
ƯChốt kết quả đúng: 
a. Ao
b. Các tiếng còn lại
+ Tiếng thường có mấy bộ phận?
+ Bộ phận nào không thể thiếu trong 1 tiếng?
Bài 3 ( 7- 8)
- Yêu cầu HS đọc ND bài tập -1 HS đọc to
+ Thế nào là từ đơn - Cho ví dụ
+ Thế nào là từ láy- Cho ví dụ
+ Thế nào là từ ghép - Cho ví dụ
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi ghi KQ - VBT
- Yêu cầu HS trình bày các từ mình tìm được
- Yêu cầu HS khác bổ sung
ƯGV nhận xét , chốt kết quả đúng
Bài 4 ( 8- 9)
- Yêu cầu HS đọc ND bài tập -1 HS đọc to
+ Thế nào là danh từ - Cho ví dụ
+ Thế nào là động từ - Cho ví dụ
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi ghi KQ - VBT
- Yêu cầu HS trình bày 
ƯGV nhận xét , chốt kết quả đúng
- Cả lớp đọc thầm
- 2 HS đọc to
+ Từ trên cao xuống
+ Đất nước ta rất thanh bình ,đẹp hiền hoà
- Cả lớp đọc thầm- 1 HS đọc to
- HS thảo luận ghi VBT
- HS trình bày nhận xét
+ 3 bộ phận: ađ, vần , than
+ Vần , thanh
- Cả lớp đọc thầm- 1 HS đọc to
+ Từ chỉ có 1 tiếng
+ Phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau
+ Ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau
- HS thảo luận ghi VBT
- HS trình bày (nối tiếp)
- Cả lớp đọc thầm- 1 HS đọc to
+ Từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, KN, đơn vị )
+ Động từ là từ chỉ HĐ trạng thái của sự vật
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày (nối tiếp)
3. Củng cố dặn dò ( 2- 4)
- Nhắc lại các kiến thức đã được ôn tập 
- Chuẩn bị tiết 7, tiết 8 kiểm tra
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
 [
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Luyện từ và câu
 Tiết 2: Tập làm văn
ơ
Tiết 7 + 8 : Kiểm tra giữa kì I
 Khối trưởng ra đề 
--------------------------------------*&*----------------------------------------
[ơ
Tiết 5: Thể dục 
Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục
Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”
A. Mục tiêu:
- Ôn tập 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, lưng-bụng và phối hợp. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và biết phối hợp giữa các động tác
- Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu HS tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động
- Hs yêu thích TDTT.
B. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Sân trường
 - Phương tiện: Chuẩn bị một còi
C. Nội dung và phương pháp:
Hoạt động của thầy
ĐL
Hoạt động của trò
I. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp
 - Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 - Khởi động các khớp
 - Giậm chân tại chỗ, hát và vỗ tay
II. Phần cơ bản:
1. Bài thể dục phát triển chung
 - Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung: Tập 3 lần 2 x 8 nhịp
 - Lần 1: GV hô và làm mẫu cho HS tập
 - Lần 2: GV hô và quan sát để sửa sai cho HS
 - Lần 3: Cán sự hô, GV sửa sai và nhận xét
2. Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”
 - GV nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi
 - Cho HS chơi thử
 - Chia đội chơi chính thức
 - GV theo dõi và biểu dương
 - Nhận xét và bổ sung
III. Phần kết thúc:
 - Cho HS thả lỏng
 - GV hệ thống bài 
 - Nhận xét và đánh giá giờ học
 - Dặn dò và giao bài tập về nhà
7’
22’
5’
 - Tập hợp lớp và báo cáo
 - HS lắng nghe
 - Khởi động xoay các khớp cổ tay, chân
 - HS tập luyện
 - Cả lớp tập theo cô giáo
 - HS thực hành tập 
 - Cán sự điều khiển lớp tập
 - HS lắng nghe
 - Vài HS lên chơi thử
 - Lớp chia đội và thực hành chơi
 - HS làm động tác thả lỏng
 - Tập hợp lớp và lắng nghe
 [
 [ơ
 -----------------------------------------------------------*&*-------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 10 4 xong.doc