Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 - Đinh Hữu Thìn

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I/ YÊU CẦU:

- Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Một hôm .vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

- Viết đúng đẹp tên riêng: Dế Mèn, Nhà Trò

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n và tìm đúng tên vật có chứa tiến bắt đầu bằng l hoặc n

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 phần a

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết: 1
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I/ Yêu cầu:
1/ Đọc : - Đọc đúng: cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, nhấn giọng các từ gợi tả
2/ Hiểu:- Từ khó:cỏ xước, Nhà Trò, bự những phấn, lương ăn, ăn hiếp, mai phục
- Nội dung: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
- Tập truyên Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Mở đầu:
- GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4
- GV yêu cầu h/s mở mục lục sgk và đọc tên các chủ điểm trong sách.
- GV giới thiệu về chủ điểm sẽ học.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài qua tranh
2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Yêu cầu 3 h/s nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi cách phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh.
- Yêu cầu 2 h/s đọc toàn bài
- Yêu cầu h/s đọc phần chú giải và tìm nghĩa của từ khó.
- GV nêu giọng đọc và đọc mẫu toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài và HD đọc diễn cảm:
- Truyện có những nhân vật chính nào?
- Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
- Yêu cầu h/s đọc đoạn1:
+ Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
- Yêu cầu h/s đọc thầm đoạn 2:
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu đuối?
+ Sự yếu ớt của chị Nhà Trò được nhìn qua con mắt của nhân vật nào?
+ Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
+ Khi đọc những câu văn tả hình dáng, tình cảnh của chị Nhà Trò cần đọc với giọng như thế nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Nhà Trò bị nhện ức hiếp đe doạ?
+ Đoạn này là lời của ai?
+ Qua lời kể của Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì?
+ Khi đọc đoạn tả tình cảnh của chị Nhà Trò cần đọc như thế nào?
- Yêu cầu h/s đọc đoạn 3:
+ Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì?
+ Lời nói và việc làm của Dế Mèn đã cho thấy đã cho biết Dế Mèn là người như thế nào?
+ Đoạn cuối bài ca ngợi ai, ca ngợi điều gì?
+ Trong đoạn có lời nói của Dế Mèn, chúng ta nên thể hiện với giọng đọc như thế nào?
- Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- Trong chuyện có nhiều hình ảnh nhân hoá, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
c/ Thi đọc diễn cảm:
- GV tổ chức cho h/s thi đọc diễn cảm theo hìn thức phân vai toàn bài.
- GV nhận xét, đánh giá
3/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà tìm đọc tập truyện Dế mèn phiêu lưu kí
Lắng nghe
Mở mục lục và 2 h/s đọc tên các chủ điểm
Lắng nghe
Quan sát tranh và lắng nghe
3 lượt h/s nối nhau đọc ( mỗi lượt 3 h/s)
2 h/s đọc lại toàn bài
1 h/s đọc từ
Lắng nghe và ghi nhớ
( Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn nhện)
1 h/s đọc to đạon 1
( gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội)
Cả lớp đọc thầm
2-3 h/s nối tiếp nhau trả lời câu hỏi
(Của Dế Mèn)
( sự ái ngại, thông cảm)
( đọc chậm thể hiện sự yếu ớt của Nhà Trò qua con mắt ái ngại của Dế Mèn)
1-2 h/s trả lời
( lời của chị Nhà Trò)
( Tình cảnh đáng thương của chị Nhà Trò khi bị bọn nhện ức hiếp)
( giọng kể lể đáng thương)
1 h/s đọc to
1 h/s trả lời
( là người có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm, không đồng tình với những kẻ độc ác, cậy khoẻ ức hiếp kẻ yếu)
( ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn)
(mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện sự bất bình)
2 h/s nêu đến ý đúng
2 – 3 h/s nêu theo ý mình
2 lượt h/s tham gia đọc diễn cảm
Lắng nghe
Ghi nhớ
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: chính tả
Tiết: 1
Dế mèn bênh vực kẻ yếu
I/ Yêu cầu:
- Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Một hôm.vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
- Viết đúng đẹp tên riêng: Dế Mèn, Nhà Trò
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n và tìm đúng tên vật có chứa tiến bắt đầu bằng l hoặc n
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2 phần a
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Mở đầu:
GV giới thiệu chương trình và yêu cầu khi học môn Chính tả lớp 4
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Bài tập đọc các em vừa học có tên là gì?
- GV giới thiệu yêu cầu của bài.
2/ Hướng dẫn nghe và viết chính tả:
a/ Trao đổi về nội dung đoạn trích:
- Gọi 1 h/s đọc đoạn: Một hôm..vẫn khóc trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
- Đoạn trích cho em biết điều gì?
b/ Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu h/s nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu h/s đọc, viết các từ vừa tìm được.
c/ Viết chính tả:
 - GV đọc cho h/s viết bài với tốc độ vừa
phải ( khoảng 90 chữ/ 15 phút). Mỗi câu hoặc cụm từ được đọc từ 2-3 lần.
d/ Soát lỗi và chấm bài:
- Đọc toàn bài cho h/s soát lỗi.
- Yêu cầu 10 h/s thu bài để chấm
- Nhận xét bài viết của h/s
3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: a/ Gọi h/s đọc yêu cầu
- Yêu cầu h/s tự làm bài vào sgk
- Gọi h/s nhận xét, chữa bài
- GV chốt lại bài giải đúng
Bài 3:
a/ Gọi h/s đọc yêu cầu
- Yêu cầu h/s tự giải câu đố và viết vào vở nháp.
- Gọi 2 h/s đọc câu đố và lời giải
- Nhận xét về lời giải đúng.
b/ GV tiến hành tuơng tự phần b.
C/ Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà viết lại bài tập 2 phần a vào vở và chuẩn bị bài sau
Lắng nghe, ghi nhớ
1 h/s trả lời
Lắng nghe
1 h/s đọc to đoạn
( Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò; hình dáng yếu ớt, đáng thương của chị Nhà Trò)
H/s tìm các từ có thể là: cỏ xước xanh dài, tỉ tê, chùn chùn
3 h/s lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp
Lắng nghe và viết bài
Đổi chéo vở trong nhón 2 để cùng nhau soát lỗi
Thu bài
Lắng nghe
1 h/s đọc to
2 h/s làm bảng, cả lớp làm vào sgk
( lời giải: lẫn – nở nang – béo lẳn – chắc nịch – lông mày – loà xoà - làm cho)
1 h/s đọc to yêu cầu
Làm bài
( Lời giải: cái la bàn)
Lắng nghe
Làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 1
Cấu tạo của tiếng
I/ Yêu cầu:
- Biết được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng. Biết tiếng nà cũng phải có vần, thanh.
- Biết được bộ phận vần của các tiếng bắt vần với nhau trong thơ
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
- Thẻ ghi chữ cái và dấu thanh
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Mở đầu:
GV giới thiệu yêu cầu môn học trong chương trình lớp 4
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu của bài học.
2/ Nhận xét:
- Yêu cầu h/s đọc câu tục ngữ và đếm xem có bao nhiêu tiếng. GV ghi bảng câu thơ
- Yêu cầu h/s đếm thành tiếng từng dòng ( Vừa đọc vừa dùng tay đập nhẹ lên mặt bàn)
- Yêu cầu h/s báo cáo kết quả làm việc
- Yêu cầu h/s đánh vần và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu
- Yêu cầu 1 h/s lên bảng ghi lại cách đánh vần. H/s đưới lớp đánh vần thành tiếng
- GV dùng phấn màu ghi cách đánh vần vào sơ đồ
- Yêu cầu h/s thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
+ Gọi h/s báo cáo kết quả thảo luận
+ GV kết luận bài đúng
- Yêu cầu hs phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng
+ Gọi h/s lên chữa bài
+ GV kết luận bài đúng
- Tiếng gồm những bộ phận nào tạo thành?
- Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu, bộ phận nào có thể thiếu?
- GV kết luận: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và dấu thanh. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết
3/ Ghi nhớ:
- Yêu cầu h/s đọc phần ghi nhớ trong sgk
- Yêu cầu h/s lên bảng chỉ vào sơ đồ ở phần Nhận xét và nêu lại ghi nhớ
- GV lưu ý: Các dấu thanh của tiếng đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.
4/ Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi h/s đọc yêu cầu
- Yêu cầu mỗi bàn 1 h/s phân tích 2 tiếng
- Gọi h/s lên chữa bài
- GV kết luận bài làm đúng.
Bài 2: 
- Yêu cầu h/s đọc đề bài
- Yêu cầu h/s suy nghĩ và giải câu đố.
- Gọi h/s trả lời và giải thích.
- Nhận xét về đáp án đúng
C/ Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Lắng nghe
Lắng nghe
H/s đọc thầm và đếm số tiếng và trả lời số tiếng
Đếm thành tiếng
( Cả 2 câu trên có 14 tiếng)
H/s đánh vần và ghi lại
H/s lên bảng ghi, 2-3 h/s đọc lại
Quan sát, ghi nhớ
( Tiếng bầu gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh)
3 h/s trả lời
Lắng nghe
H/s phân tích cấu tạo của từng tiếng theo yêu cầu
2-3 h/s trả lời theo ý hiểu
( bộ phận vần và thanh không thể thiếu, bộ phận âm đầu có thrr thiếu)
Lắng nghe
H/s đọc thầm
2 h/s chỉ vào sơ đồ và đọc to
Lắng nghe
H/s đọc to
2 h/s cùng bàn phân tích
Lên chữa bài
Lắng nghe
1 h/s đọc yêu cầu
Suy nghĩ, hoàn thành yêu cầu
H/s trả lời lần lượt
Lắng nghe, ghi nhớ
1 h/s đọc
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Kể chuyện
Tiết: 1
Sự tích hồ ba bể
I/ Yêu cầu:
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện
- Thể hiện lời kể tự nhiên kết hợp với điệu bộ, nét mặt, biết thay đồi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứngđáng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong sgk
- Các tranh ảnh về hồ Ba bể hiện nay
- Bông hoa điểm tốt
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Mở đầu:
GV tóm tắt chương trình của phân môn kể chuyện lớp 4
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại câu chuyện gì?
- Tên câu chuyện cho em biết điều gì?
- GV giới thiệu bài qua tranh về hồ Ba Bể.
2/ GV kể chuyện:
- GV kể lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ trong đêm hội, trở lại khoan thai ở đoạn kết. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- GV kể lần 2: Kể kết hợp với chỉ vào tranh minh hoạ phóng to.
- Dựa vào tranh minh hoạ, đặt câu hỏi để h/s nắm được côt truyện:
+ Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
+ Mọi người đối xử với bà ra sao?
+ Ai đã cho bà cụ ăn và ngủ.
+ Chuyện gì đã xảy ra trong đêm?
+ Khi chia tay, bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì?
+ Trong đêm lễ hội, điều gì đã xảy ra?
+ Mẹ con bà goá đã làm gì?
+ Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào?
3/ Hướng dẫn kể từng đoạn:
- Chia h/s làm nhóm 4 yêu cầu dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho c ... đọc các đoạn còn lại:
+ Những câu thơ nào trong bài bộc lộ tình thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? Vì sao em cảm nhận được điều đó?
- Bài thơ muốn nói với ta điều gì?
c/ Học thuộc lòng bài thơ:
- Gọi 6 h/s tiếp nối nhau đọc bài thơ yêu cầu cả lớp theo dõi và phát hiện ra giọng đọc hay? Vì sao?
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm theo các bước:
+ Treo bảng có đoạn thơ cần luyện đọc.
+ Gọi h/s khá giỏi đọc mẫu
+ Yêu cầu h/s luyện đọc diễn cảm theo cặp
+ Yêu cầu h/s đọc trước lớp.
- Tổ chức cho h/s đọc thuộc lòng bài thơ theo hình thức: thi học thuộc theo nhóm 2, sau đó gọi h/s đọc trước lớp
C/ Củng cố – Dặn dò:
- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
- Trong bài em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- Dặn về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
3 h/s lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi của giáo viên
Lắng nghe
H/s nối nhau đọc từng khổ thơ
2 h/s đọc bài
1 h/s đọc phần chú giải
Lắng nghe, ghi nhớ
1-2 h/s trả lời đến ý đúng
Lắng nghe, ghi nhớ
1 h/s đọc to
( mẹ của bạn nhỏ bị ốm: trầu không ăn được, Truyện Kiều không đọc được, ruộng vườn vắng bóng mẹ)
1-2 h/s trả lời
H/s trả lời theo ý hiểu ( những vất vả nơi ruộng đồng đã để lại trong mẹ bây giờ đã làm mẹ ốm)
Cả lớp đọc thầm
1-2 h/s trả lời
( tình làng nghĩa xóm thật đậm đà sâu năng, đầy nhân ái)
1 h/s đọc to
H/s nối nhau trả lời, mỗi em chỉ nêu một ý
1-2 h/s nêu đến ý đúng
H/s đọc theo hướng dẫn của giáo viên
Thực hiện luyện đọc diễn cảm theo yêu cầu của giáo viên
2 h/s cùng bàn thi học thuộc bài
2-3 h/s đọc thuộc trước lớp
( thể thơ lục bát)
2 h/s nêu theo ý hiểu
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 1
Thế nào là kể chuyện?
I/ Yêu cầu:
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện
- Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
- Biết xây dựng một bài văn kể chuyện theo tình huống cho sẵn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Bài văn về hồ Ba Bể ( viết vào bảng phụ)
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Mở đầu:
GV nêu yêu cầu của thể loại văn.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Trong tuần các em đã kể lại câu chuyện nào?
- GV giới thiệu bài
2/ Nhận xét:
Bài 1:
 - Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Gọi 1-2 h/s kể tóm tắt câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể
- Chia h/s thành các nhóm hai yêu cầu thảo luận và thực hiện các yêu cầu của bài 
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận lên bảng
- Các nhóm cùng nhận xét, bổ sung
- GV ghi kết quả đúng lên bảng.
Bài 2: 
- GV treo bảng phụ chéo sẵn bài Hồ Ba Bể.
- Yêu cầu 2 h/s đọc thành tiếng
- Hỏi:
+ Bài văn có những nhân vật nào?
+ Bài văn có các sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật?
+ Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể?
+ Bài Hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể, bài nào là văn kể chuyện? Vì sao?
+ Theo em thế nào là kể chuyện?
- GV kết luận câu trả lời đúngvà khái niệm kể chuyện: kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên quan đến một số nhân vật. Mỗi chuyện phải nói lên được một điều có nghĩa.
3/ Ghi nhớ:
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu h/s lấy ví dụ về các câu chuyện để minh hoạ cho nội dung này.
4/ Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Yêu cầu h/s suy nghĩ và tự làm bài
- Gọi 2-3 h/s đọc câu chuyện của mình. Các h/s khác và giáo viên cùng đặt câu hỏi để tìm hiểu nội dung.
- GV cho điểm những h/s kể tốt
Bài 2: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu
- Gọi h/s trả lời câu hỏi.
- Kết luận: Trong cuộc sống cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đó là ý nghĩa câu chuyện các em vừa kể.
C/ Củng cố –Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập vào vở
Lắng nghe, ghi nhớ
( sự tích hồ Ba Bể)
Lắng nghe
1 h/s đọc to
H/s kể vắn tắt câu chuyện, cả lớp theo dõi.
2 nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu của bài tập
3 nhóm cử đại diện báo cáo
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn
Quan sát
2 h/s đọc to, cả lớp theo dõi
( không có nhân vật nào?)
( không có sự kiện)
( giới thiệu về vị trí, độ cao, chiều dài, địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể)
2 h/s trả lời đến ý đúng
H/s trả lời theo ý hiểu
Lắng nghe, ghi nhớ
2 h/s đọc thành tiếng
3-4 h/s cho ví dụ
1 h/s đọc to 
Suy nghĩ và làm bài
Trình bày bài của mình và tham gia nhận xét
1 h/s đọc to
3-5 h/s trả lời
Lắng nghe, ghi nhớ
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 2
Luyện tập về Cấu tạo của tiếng
I/ Yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh
- Phân tích đúng cấu tạo của tiếng trong câu.
- Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng.
- Bộ xếp chữ học vần tiểu học
- Bảng cấu tạo của tiếng viết ra bảng phụ
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Yêu cầu 2 h/s lên bảng phân tích cấu tạo của các tiếng trong các câu:
+ ở hiền gặp lành
+ Uống nước nhớ nguồn
- GV chấm bài tập về nhà của một số học sinh.
- Nhận xét đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Tiếng gồm mấy bộ phận? Là những bộ phận nào?
- GV nêu yêu cầu của giờ học.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Chia h/s thành nhóm 2
- Yêu cầu h/s đọc đề bài và mẫu.
- Yêu cầu các nhóm phân tích vào bảng nhóm. GV đi giúp đỡ nhóm yếu.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả.
- GV kết luận bài đúng.
Bài 2: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu
- Câu tục ngữ được viết theo thể thơ nào?
- Trong các câu tục ngữ, hai tiếng nào bắt vần với nhau?
- GV kết luận về việc bắt vần của các tiếng trong thơ lục bát.
Bài 3:
- Gọi h/s đọc yêu cầu
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- Gọi h/s nhận xét và kết luận lại bài làm đúng
Bài 4:
- Quan 2 bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
- GV kết luận: Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau, có thể giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
- Yêu cầu h/s tìm các câu tục ngữ, ca dao, thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau.
Bài 5: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Yêu cầu h/s tự làm bài
 ( nếu h/s gặp khó khăn, GV có thể gợi ý theo các bước:
+ Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng
+ Bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu, bỏ đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối)
- Gọi h/s chữa bài.
- GV kết luận bài làm đúng.
C/ Củng cố – Dặn dò:
- Tiếng có cấu tạo như thế nào? Lấy ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận và tiếng không đủ 3 bộ phận.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tra từ điển để tìm hiểu nghĩa của các từ của bài 2
2 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu
5 h/s nộp vở đề giáo viên chấm
Nhận xét bài của bạn
1 h/s trả lời
Lắng nghe
Chia nhóm theo yêu cầu của giáo viên
2 h/s nối nhau đọc
Làm bài trong nhóm
3 nhóm nối nhau báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Lắng nghe
1 h/s đọc to
( thể thơ lục bát)
( ngoài – hoài)
Lắng nghe
1 h/s đọc to
Cá nhân h/s tự làm bài vào vở
2 h/s làm trên bảng lớp
Nhận xét bài của bạn
H/s trả lời theo ý hiểu
Lắng nghe, ghi nhớ
2-3 h/s đọc các câu tìm được
1 h/s đọc to
2 h/s làm bảng
Cả lớp làm vào vở
3 h/s nối nhau chữa bài
Lắng nghe
2 h/s trả lời
Lắng nghe, ghi nhớ
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 2
Nhân vật trong truyện
I/ Yêu cầu:
- Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện
- Nhân vật trong truyện là người hay con vật, đồ vật được nhân hoá. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
- Biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng sau:
Tên truyện
Nhân vật là người
Nhân vật là vật
( đồ vật, cây cối)
- Tranh minh hoạ truyện
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
- Gọi 2 h/s kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước.
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện là gì?
- GV giới thiệu bài.
2/ Nhận xét:
Bài 1: - Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Các em vừa học những câu chuyện nào?
- Yêu cầu h/s chia nhóm 4 thảo luận hoàn thành yêu cầu của bài.
- Gọi 2 nhóm báo cáo kết quả, 
- Nhân vật trong truyện có thể là ai?
- GV kết luận về nhân vật trong truyện.
Bài 2: - Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Yêu cầu h/s thảo luận cặp đôi hoàn thành yêu cầu của bài.
- Gọi h/s trả lời đến khi có kết quả đúng.
- Nhờ đâu mà ta biết được tính cách của nhân vật?
- GV kết luận về tính cách của nhân vật.
3/ Ghi nhớ:
- Gọi h/s đọc ghi nhớ
- Yêu cầu h/s lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe.
4/ Luyện tập:
Bài 1: - Gọi h/s đọc nội dung.
- Câu chuyện Ba anh em có những nhân vật nào?
- Nhìn vào tranh minh hoạ em thấy 3 anh em có gì khác nhau?
- Yêu cầu h/s đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi:
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy?
+ Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy?
+ Em có đồng ý với nhận xét của bà về từng cháu không? Vì sao?
- GV kết luận bài.
Bài 2: - Gọi h/s đọc yêu cầu.
- Yêu cầu h/s thảo luận về tình huống để trả lời câu hỏi:
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ làm gì?
+ Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
- GV kết luận về hai hướng truyện
- Gọi h/s tham gia thi kể.
- GV cho điểm những h/s kể tốt
C/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập luyện thêm
- Chuẩn bị bài sau.
2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi của GV
2 h/s kể chuyện
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
( là chuỗi các sự kiện có liên quan đến một hay một số nhân vật)
Lắng nghe
1 h/s đọc to
1 h/s trả lời
Hoạt động trong nhóm
2 đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả, 
các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có kết quả đúng.
( có thể là người, có thể là con vật)
Lắng nghe
1 h/s đọc to
2 h/s cùng bàn thảo luận
2-3 h/s trả lời
( nhờ hành động, lời nói của nhân vật)
Lắng nghe, ghi nhớ
2-3 h/s đọc
2-3 h/s cho ví dụ theo ý hiểu, h/s khác nhận xét, bổ sung.
2 h/s đọc to
1 h/s trả lời
( ba anh em hình dáng tuy giống nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại khác nhau)
2 h/s cùng bàn trao đổi thảo luận
1-2 h/s trình bày
( nhờ quan sát hành động của ba anh em)
H/s trả lời theo ý cá nhân
Lắng nghe
1 h/s đọc yêu cầu.
H/s chia nhóm 2 thảo luận theo yêu cầu của giáo viên
Lắng nghe, ghi nhớ
3-4 h/s thi kể
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_1_dinh_huu_thin.doc