Giáo án Toán 4 - Tiết 31 đến tiết 35

Giáo án Toán 4 - Tiết 31 đến tiết 35

I - Mục tiêu :

- Cĩ kĩ năng thực hiện php cộng , php trừ v biết cch thử lại php cộng , php trừ .

- Biết tìm một thnh phần chưa biết trong php cộng , php trừ .

*Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3,

II - Đồ dùng dạy học :

III - Các hoạt động dạy học :

1. Ổn định :

2. Bài cũ :

3. Bài mới :

 

doc 10 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 - Tiết 31 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Tiết 31 : LUYỆN TẬP
(Tr.40)
I - Mục tiêu : 
- Cĩ kĩ năng thực hiện phép cộng , phép trừ và biết cách thử lại phép cộng , phép trừ .
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ .
*Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3,
II - Đồ dùng dạy học :
III - Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Luyện tập: 
Bài 1: Thử lại phép cộng. HS làm vào vở. 
 Lưu ý cho HS: Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số còn lại thì phép tính làm đúng. 
Bài 2: Làm tương tự bài tập 1
Bài 3: Khi HS làm GV hỏi cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết. 
Bài 4: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
Lưu ý HS cách trình bày
Ta có 3143 > 2428 . Vậy : Núi Phan – xi – păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh . 
Núi Núi Phan – xi – păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3143 - 2428 = 715 (m).
 Đáp số : 715 m
Bài 5: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
HS nêu số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số và tính hiệu của chúng 
HS làm bài
HS sửa bài. 
HS làm bài
HS làm bài
HS sửa bài. 
HS làm bài.
HS làm bài.
4. Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa hai chữ. 
Làm bài trong VBT
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Toán
Tiết 32 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
(Tr.41)
I - Mục tiêu : 
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai số .
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản cĩ chứa hai chữ 
*Bài tập cần làm : Bài 1, 2(a,b), 3 (2 cột).
II - Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ kẻ như SGK, nhưng chưa đề số
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :	
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập
Yêu cầu HS sửa bài 
GV nhận xét
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ
a. Biểu thức chứa hai chữ
GV nêu bài toán 
Hướng dẫn HS xác định: muốn biết số cá của hai anh em là bao nhiêu ta lấy số cá của anh + với số cá của em 
GV nêu vấn đề: nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá, thì số cá hai anh em câu được là bao nhiêu?
GV giới thiệu: a + b là biểu thứa có chứa hai chữ a và b
Yêu cầu HS nêu thêm vài ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ
b. Giá trị của biểu thứa có chứa hai chữ
a và b là giá trị cụ thể bất kì vì vậy để tính được giá trị của biểu thức ta phải làm sao? (chuyển ý)
GV nêu từng giá trị của a và b cho HS tính: nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = ?
GV hướng dẫn HS tính:
Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5
5 được gọi là gì của biểu thức a + b
Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp a = 4, b = 0; a = 0, b = 1.
Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được gì?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
HS thực hiện trên vở. Một HS lên bảng làm bài. 
Bài tập 2: Làm câu a,b.
HS thực hiện trên vở. Một HS lên bảng làm bài. 
Bài tập 3: Làm 2 cột.
GV kẻ bảng như SGK và cho HS làm theo mẫu. 
Bài tập 4: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
HS điền giá trị của biểu thức vào ô trống. 
HS đọc bài toán, xác định cách giải
HS nêu: nếu anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá, có tất cả 3 + 2 con cá.
Nếu anh câu được 4 con cá, em câu được 0 con cá, số cá của hai anh em là 4 + 0 con cá.
..
nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá, thì hai anh em câu được a + b con cá.
HS nêu thêm ví dụ.
HS tính
5 được gọi là giá trị của biểu thức a + b
HS thực hiện trên giấy nháp
Mỗi lần thay chữ a và b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
Vài HS nhắc lại
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
4. Củng cố - Dặn dò: 
Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ
Khi thay chữ bằng số ta tính được gì?
Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép cộng
Làm bài trong VBT.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Toán
Tiết 33 : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
(Tr.42)
I - Mục tiêu : 
- Biết tính chất giao hốn của phép cộng 
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hốn của phép cộng trong thực hành tính 
*Bài tập cần làm : Bài 1, 2.
II - Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :	
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Biểu thức có chứa hai chữ.
GV yêu cầu HS sửa bài 
GV nhận xét
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
GV đưa bảng phụ có kẻ sẵn như SGK (các cột 2, 3, 4 chưa điền số). Mỗi lần GV cho a và b nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của a + b & của b + a rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này.
Yêu cầu HS nhận xét giá trị của a + b & giá trị của b + a.
GV ghi bảng: a + b = b + a
Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
GV giới thiệu: Đây chính là tính chất giao hoán của phép cộng.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
HS căn cứ kết quả ở dòng trên để nêu kết quả ở dòng dưới. 
Bài tập 2:
Lưu ý HS phải biết vận dụng tính chất giao hoán để ghi kết quả. 
Bài tập 3: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
Khi HS điền dấu cần phải nêu cách tính. 
HS quan sát
HS tính & nêu kết quả
Giá trị của a + b luôn bằng giá trị của b + a
Vài HS nhắc lại
Vài HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
4. Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa ba chữ
Làm bài trong VBT. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Toán
Tiết 34 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
(Tr.43)
I - Mục tiêu : 
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ .
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ .
*Bài tập cần làm : Bài 1, 2.
II - Đồ dùng dạy học :
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :	
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Tính chất giao hoán của phép cộng
Yêu cầu HS sửa bài 
GV nhận xét
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
a. Biểu thức chứa ba chữ
GV nêu bài toán 
Hướng dẫn HS xác định: muốn biết số cá của ba người là bao nhiêu ta lấy số cá của An + với số cá của Bình + số cá của Cư
GV nêu vấn đề: nếu số cá của An là a, số cá của Bình là b, số cá của Cư là c thì số cá của tất cả ba người là gì?
GV giới thiệu: a + b + c là biểu thứa có chứa ba chữ a, b và c
Yêu cầu HS nêu thêm vài ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ
b.Giá trị của biểu thứa có chứa ba chữ
a,b và c là giá trị cụ thể bất kì vì vậy để tính được giá trị của biểu thức ta phải làm sao? (chuyển ý)
GV nêu từng giá trị của a, b và c cho HS tính: nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = ?
GV hướng dẫn HS tính:
Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
9 được gọi là gì của biểu thức a + b + c?
Tương tự, cho HS làm việc với các trường hợp a = 5, b = 1, c = 0.
Mỗi lần thay chữ a, b, c bằng số ta tính được gì?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
HS làm bài vào vở.
Bài tập 2:
HS thực hiện theo mẫu. 
Bài tập 3: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
HS thực hiện tương tự bài 1,2 nhưng lưu ý phải thực hiện tính trong ngoặc trước. 
Bài 4: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
Viết công thức tính chu vi của hình tam giác cho sẵn. 
P = a + b + c
HS đọc bài toán, xác định cách giải
HS nêu: nếu An câu được 2 con, Bình câu được 3 con, Cư câu được 4 con thì số cá của ba người là: 2 + 3 + 4 = 9
Nếu An câu được 5 con, Bình câu được 1 con, Cư câu được 0 con thì số cá của ba người là: 5 + 1 + 0 = 6
Nếu số cá của An là a, số cá của Bình là b, số cá của Cư là c thì số cá của tất cả ba người là a + b + c
HS nêu thêm ví dụ.
HS tính
9 được gọi là giá trị của biểu thức a + b + c
HS thực hiện trên giấy nháp
Mỗi lần thay chữ a, b, c bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c
Vài HS nhắc lại
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
4. Củng cố - Dặn dò: 
Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ
Khi thay chữ bằng số ta tính được gì?
Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép cộng
Làm bài trong VBT. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Toán
Tiết 35 : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
(Tr.45)
I - Mục tiêu : 
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng .
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hốn và tính1 chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính .
*Bài tập cần làm : Bài 1 (a/ dòng 2,3 ; b/ dòng 1,3), 2.
II - Đồ dùng dạy học :
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :	
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Biểu thức có chứa 3 chữ
Yêu cầu HS sửa bài 
GV nhận xét
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
GV đưa bảng phụ có kẻ như SGK
Mỗi lần GV cho a, b và c nhận giá trị số thì yêu cầu HS tính giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) rồi yêu cầu HS so sánh hai tổng này(so sánh kết quả tính).
Yêu cầu HS nhận xét giá trị của (a + b) + c & của a + (b + c) 
GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c)
Yêu cầu HS thể hiện lại bằng lời: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
GV giới thiệu: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng.
GV nêu ví dụ: Khi tính tổng 185 + 99 + 1 thì làm thế nào để tính nhanh? (GV nêu ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng: dùng để tính nhanh)
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1: Làm (a/ dòng 2,3 ; b/ dòng 1,3)
HS thực hiện theo cách thuận tiện nhất. 
Bài tập 2:
Yêu cầu HS làm bài 
Bài tập 3: Y/c HS khá giỏi làm thêm 
 HS làm bài và chữa bài. 
HS quan sát
HS tính & nêu kết quả
Giá trị của (a + b) + c luôn bằng giá trị của a + (b + c)
Vài HS nhắc lại
Vài HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng
HS thực hiện & ghi nhớ ý nghĩa của tính chất kết hợp của phép cộng để thực hiện tính nhanh.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa & nêu
HS làm bài
HS sửa bài & nêu
4. Củng cố -Dặn dò: 
GV cho các phép tính, yêu cầu HS dùng tính chất kết hợp & tính chất giao hoán để tính nhanh.
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Làm bài trong SGK. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 7.doc