TOÁN:
Tiết 53 : NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 (Tr 61)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Vận dụng phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 để giải các bài toán tính nhanh, tính nhẩm.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2.
* HS khá, giỏi làm thêm bài 3; 4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ: Tính bằng cách thuận tiện nhất
HS1: 5 x 125 x 2 HS2: 50 x 45 x 2
Chấm vở bài tập 5 HS
Nhận xét ghi điểm
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Trong giờ học này các em học cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
TOÁN: Tiết 53 : NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 (Tr 61) I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0. - Vận dụng phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0 để giải các bài toán tính nhanh, tính nhẩm. - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2. * HS khá, giỏi làm thêm bài 3; 4. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : BÀI CŨ: Tính bằng cách thuận tiện nhất HS1: 5 x 125 x 2 HS2: 50 x 45 x 2 Chấm vở bài tập 5 HS Nhận xét ghi điểm BÀI MỚI: Giới thiệu bài : Trong giờ học này các em học cách thực hiện phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hướng dẫn nhân với số có tận cùng là chữ số 0 a) Phép nhân 1324 x 20 - GV viết phép tính 1324 x 20. - HS đọc phép tính. - Hỏi : 20 có chữ số tận cùng là mấy ? - Là 0. - 20 bằng 2 nhân mấy ? - 20 = 2 x 10 = 10 x 2. - Vậy ta có thể viết : 1324 x 20 = .. 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) - Hãy tính giá trị của 1324 x (2 x 10). - Áp dụng tính chất kết hợp để thực hiện. - 1 HS lên bảng tính, lớp thực hiện tính vào giấy nháp. 1324 x (2 x 10) = (1324 x 2) x 10 = 2648 x 10 = 26480 - Nhận xét gì về số 2648 và 26480 ? - 26480 chính là 2648 thêm một chữ số 0 vào bên phải. - Vậy khi thực hiện nhân 1324 x 20 chúng ta chỉ việc thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2. - Đặt tính như sau: 1324 x 20 26480 - HS nghe. b) Phép nhân 230 x 70. - GV viết phép nhân 230 x 70. - HS đọc phép nhân. - Hãy tách số 230 và số 70 thành tích của một số nhân với 10 ? - HS nêu. 230 = 23 x 10 70 = 7 x 10. - Vậy ta có 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) - Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức (23 x 10) x (7 x 10). - 1 HS lên bảng tính, lớp làm vào giấy nháp. (23 x 10) x (7 x 10) = (23 x 7) x (10 x10) = 161 x 100 = 16100. - Nhận xét gì về số 161 và 16100 ? - 16100 chính là 161 thêm hai chữ số 0 vào bên phải. - Vậy khi thực hiện nhân 230 x 70 chúng ta chỉ việc thực hiện 23 x 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23 x 7. - Hướng dẫn HS đặt tính. - HS nghe. Luyện tập thực hành Bài 1: Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó nêu cách tính. Bài 1: 3 HS lên bảng làm bài và nêu cách tính. Lớp làm bài vào vở BT. a) 53680; b) 406380; c) 1128400 Bài 2: GV khuyến khích HS tính nhẩm, không đặt tính. Bài 2: Không đặt tính a) 397800; b) 69000; c) 1160000 * Bài 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm - Gọi HS đọc đề bài. - 1 em đọc. - Bài toán hỏi gì ? - Tổng số ki-lô-gam gạo và ngô. - Muốn biết có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô, chúng ta phải tính được gì ? - Tính được số ki-lô-gam ngô, số ki-lô-gam gạo mà xe ôtô đó chở. - Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở BT. Bài giải Số ki-lô-gam gạo xe ôtô chở được là : 50 x 30 = 1500 (kg) Số ki-lô-gam ngô xe ôtô chở được là : 60 x 40 = 2400 (kg) Số ki-lô-gam gạo và ngô xe ôtô chở được là : 1500 + 2400 = 3900 (kg) ĐS : 3900 kg. * Bài 4: Hướng dẫn HS khá, giỏi về nhà làm C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học. Bài sau: Đề-xi-mét vuông. ********************************************************************
Tài liệu đính kèm: