Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 139: Diện tích của một hình - Năm học 2004-2005

Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 139: Diện tích của một hình - Năm học 2004-2005

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 - Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích, có biểu tượng về điện tích thông qua bài toán so sánh điện tích của các hình.

 - Có biểu tượng về diện tích bé hơn, điện tích bằng nhau.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 Các hình minh hoạ trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Gọi HS lên bảng sửa bài tập 2/149.

 - Nhận xét và cho điểm học sinh.

 2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Bài học hôm naysẽ giúp các em làm quen với một khái niệm mới trong

 toán học đó là diện tích của một hình.

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1031Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 139: Diện tích của một hình - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 139 Thứ năm ngày24 tháng 3năm 2005
	Toán
DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU
	Giúp học sinh:
	- Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích, có biểu tượng về điện tích thông qua bài toán so sánh điện tích của các hình.
	- Có biểu tượng về diện tích bé hơn, điện tích bằng nhau.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Các hình minh hoạ trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 2/149.
	- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Bài học hôm naysẽ giúp các em làm quen với một khái niệm mới trong
 toán học đó là diện tích của một hình.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
Giới thiệu về điện tích của một hình.
a) Ví dụ 1:
- GV đưa ra trước lớp một hình tròn như SGK và hỏi: Đây là hình gì?
- GV tiếp tục đưa ra một hình chữ nhật như SGK và hỏi: Đây là hình gì?
- Cô đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn thì thấy hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn (không bị thừa ra ngoài), khi đó ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn hình tròn.
b) Ví dụ 2:
- GV đưa hình A sau đó hỏi: Hình A có mấy ô vuông? 
- Ta nói diện tích hình vuông bằng 5 ô vuông.
- GV đưa hình B sau đó hỏi: Hình B có mấy ô vuông? 
- Vậy diện tích hình B bằng mấy ô vuông?
- Nói: Diện tích hình A bằng 5 ô vuông, diện tích hình B bằng 5 ô vuông nên ta nói diện tích hình A bằng điện tích hình B.
c) Ví dụ 3 :
- GV đưa hình P sau đó hỏi: Hình P có mấy ô vuông? 
- GV dùng kéo cắt hình P thành 2 hình M và N như SGK, vừa thao tác vừa nêu: tách hình P thành 2 hình M và N. Em hãy nêu số ô vuông có trong mỗi hình M và N.
- Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được bao nhiêu ô vuông?
- 10 ô vuông là điện tích của hình nào trong các hình P, M, N?
- Khi đó ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích của hình M và hình N.
Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS cả lớp quan sát hình.
- Gọi HS đọc các ý a, b, c trước lớp.
- Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai? vì sao?
- Diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai vì sao?
- Diện tích hình tam giác ABC bằng diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai vì sao?
- Diện tích của hình tứ giác ABCD như thế nào so với diện tích hình tam giác ABC và ACD?
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV chữa bài và nêu từng câu hỏi cho học sinh trả lời.
+ Hình P gồm bao nhiêu ô vuông?
+ Hình Q gồm bao nhiêu ô vuông?
+ So sánh diện tích của hình P với diện tích của hình Q?
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh quan sát kỹ hình và đoán kết quả.
- Yêu cầu HS cắt hình vuông B để ghép thành hình tam giác A.
- Đây là hình tròn.
- Đây là hình chữ nhật.
- HS quan sát và nêu: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.
- Hình A có 5 ô vuông.
- HS nhắc lại.
 - Hình B có 5 ô vuông.
- Diện tích hình B bằng 5 ô vuông.
- HS nhắc lại: diện tích hình A bằng điện tích hình B.
- Hình P có 10 ô vuông.
- HS quan sát và trả lời: Hình M có 6 ô vuông và hình N có 4 ô vuông.
- Thì được 10 ô vuông.
- Là diện tích hình P.
- Quan sát hình trong SGK.
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Sai vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong tứ giác ABCD, vậy diện tích của tam giác ABC không thể lớn hơn diện tích của tứ giác ABCD.
- Đúng vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong tứ giác ABCD, vậy diện tích của tam giác ABC bé hơn diện tích của tứ giác ABCD.
- Sai, vì diện tích của tam giác ABC bé hơn diện tích của tứ giác ABCD.
- Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng của diện tích hình tam giác ABC và diện tích của hình tam giác ACD.
- Học sinh tự làm bài.
+ Hình P gồm 11 ô vuông.
+ Hình Q gồm 10 ô vuông.
+ 11>10 vậy diện tích của hình P lớn hơn diện tích của hình Q?
- So sánh diện tích của hình A và hình B .
- HS nêu kết quả phỏng đoán của mình, HS có thể nói diện tích hình A lớn hơn B hoặc ngược lại, hoặc diện tích hai hình bằng nhau.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV đưa ra một số hình yêu cầu HS so sánh diện tích của các hình đó.
- Về nhà luyện tập thêm về diện tích.
- chuẩn bị bài: Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc139.doc