Giáo án Toán lớp 4 - Tiết 1 đến tiết 3

Giáo án Toán lớp 4 - Tiết 1 đến tiết 3

Bảng đơn vị đo khối lượng

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đề – ca – gam, héc - tô - gam, mối quan hệ của dag, hg và g với nhau.

- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.

- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.

- Biết thực hiện các phép tính với sốđo khối lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.

Kẻ sẵn bảng như SGK chưa viết chữ số:

 

doc 10 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 4 - Tiết 1 đến tiết 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: Toán
Bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đề – ca – gam, héc - tô - gam, mối quan hệ của dag, hg và g với nhau.
- Biết tên gọi, kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng. 
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện các phép tính với sốđo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy- học.
Kẻ sẵn bảng như SGK chưa viết chữ số:
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1- KTBC(4 phút)
- Kể tên các đơn vị đo KL đã học ?
- Nêu mối quan hệ giữa chúng ?
- 2 HS nêu
- NX
2- Bài mới (33phút)
a.Giới thiệu bài 
b- Giới thiệu
 đề -ca- gam
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
- Kể tên các đơn vị đo KL đã học?
- 1kg = g?
- Để đo KL các vật nặng hàng chục g người ta dùng đơn vị đề ca gam.
+ Đề ca gam viết tắt là: dag (GV viết bảng)
- Nêu và viết : 1 dag = 10g
- Yêu cầu HS đọc tên đơn vị mới, viết ký hiệu
- Tấn, tạ, yến, kg, g
- 1kg = 1000g
- Nghe giới thiệu
- Học sinh đọc
- Đọc trước lớp
- Hỏi: 10g = bao nhiêu dag và ngược lại
- H/s TL: 10g = 1 dag 
c- Giới thiệu: hg
d- Giới thiệu bảng đo KL:
Tấn ,tạ yến, kg, hg, dag, g.
đ- Luyện tập
Bài 1:
- Tiến hành tương tự như giới thiệu đề cagam.
- Đưa bảng phụ kẻ bảng đo khối lượng.
- Hãy kể tên các đơn vị đo KL đã học
- Hãy kể tên các đơn vị đo KL theo thứ tự từ bé -> lớn
- Dựa vào bảng:
+ Kể tên những đơn vị đo KL nhỏ hơn kg ? Chúng nằm ở cột bên nào so với kg.
+ Kể tên những đơn vị đo KL> kg? Chúng nằm ở cột bên nào so với kg?
+Mỗi đơn vị đo gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn liền nó?
+Mỗi đơn vị đo kém mấy lần đơn vị lớn hơn liền nó?
- Gọi HS đọc y/c
- Nêu cách đổi?
- Y/c HS làm bài, chữa bài
-> Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo KL đã học?
- NX,KL:
- 2 – 3 học sinh kể.
- Học sinh nêu các đơn vị đo khối lương.
 - g, dag , hg
- Tấn, tạ yến
- Mỗi đơn vị đo KL đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.
- Kém 10 lần.
- Đọc yêu cầu
- 1 HS nêu
- Làm vở
- Chữa: 4 HS
- 1HS nêu
Bài 2:
a)1dag =10g; 10g =1dag b) 4dag = 40g; 8hg = 80dag.
- Muốn thực hiện các phép tính có kèm theo đơn vị đo KL làm như thế nào?
- Mẫu: 380g +195 g = 575g
- Y/c HS làm bài
- NX,KL: 575g; 654dag; 1356kg; 128hg.
- Đọc yêu cầu
-> Viết tên đơn vị ở kết quả tính.
- Làm bài, chữa bài.
3.Củng cố,dặn dò: 2’
- Hỏi nội dung bài học. 
- NX tiết học.VN xem bài
 - Nhắc lại nội dung bài học.
* Bổ sung: .........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
Tiết 2:	 Toán 
Giây, thế kỷ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian giây, thế kỉ
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
II. Đồ dùng dạy- học 
- Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, phút, giây.
- Kẻ sẵn chục thời gian như SGK lên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nôị dung
Giáo viên
Học sinh
1- KTBC(5 phút)
- Y/c làm bài tập 3 tiết trước.
- NX, cho điểm
- 2 học sinh lên bảng
- Lớp theo dõi-nx
2- Dạy bài mới(33 phút)
a.Giới thiệu bài 
Nêu mục tiêu bài học
b. Giới thiệu về giây , thế kỷ.
- Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ thật
+ Quan sát chuyển động của kim giờ, kim phút.
- Quan sát đồng hồ
+ Kim giờ đi từ 1 số nào đó đến số liền ngay sau đó là bao nhiêu giờ?
- 1 giờ 
+ Khoảng thời gian kim phút đi từ 1 vạch đến vạch liền ngay sau đó là bao nhiêu phút?
+ Vậy 1 giờ = ? phút và ngược lại?
 - 1 phút
1giờ = 60 phút 
60 phút = 1giờ
- Giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. Quan sát sự chuyển động của kim giây và nêu:
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch liền sau đó là 1 giây.
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng (trên mặt đồng hồ) là 1 phút tức là 60 giây
+ Ghi 1 phút = 60 giây
HS quan sát
c- Giới thiệu về thế kỉ
- Đơn vị đo thời gian > năm là “Thế kỷ”
- 100 năm = 1 thế kỉ
Nhắc lại: 3 HS
- Bắt đầu từ năm 1 -> năm 100 -> TK 1
- Từ năm 101 -> năm 200 -> TK 2
Như SGK
- Vài HS nhắc lại
d-Thực hành
* Bài 1:
- Gọi HS nêu y/c
- Lưu ý HS: 1/3 phút =  giây
Làm thế nào để biết 1/3 phút = bao nhiêu giây?
1 phút = 60 giây -> 1/3 phút = 60 : 3 = 20 giây
- Y/c HS làm bài, chữa bài.
- NX, KL chốt kq
-> Nêu mối quan hệ giữa phút và giây, TK và năm?
- Đọc yêu cầu
-Theo dõi mẫu
- Làm vở
- 3 HS chữa bảng
- 1HS nêu
* Bài 2:
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- KL: .a) Năm 1890 thuộc TK 19
 1911 thuộc TK 20
 b) Năm1954 thuộc TK 20
 248 thuộc TK 3
- Đọc yêu cầu
- Làm vở
- Đọc chữa miệng
3-Củng cố- dặn dò:2’
- Kể tên các đơn vị đo thời gian?
- NX tiết học. 
- Bài sau: Luyện tập
* Bổ sung: .........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
Tiết 4:...	Toán 
Yến, tạ, tấn
 I. Mục tiêu
 - Bước đầu nhận biết về độ lớn của: yến, tạ, tấn; mối quan hệ của chúng với kg.
 - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
 - Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng.
 - Giáo dục lòng yêu thích học tập môn toán.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Phấn màu, bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1.KT bài cũ(5 phút)
Chữa BT5 – SGK; kể tên đơn vị đo khối lượng đã học.
- 1 HS lên bảng
- 1HSTL
2. Dạy bài mới (33’)
- Mở SGK (23)
a. Giới thiệu bài:
Giới thiệu bài- ghi bảngđầu bài
- HS ghi vở
b.Tìm hiểu bài
* Giới thiệu đơn vị đo khối lượng
Yến, tạ, tấn
* Giới thiệu đơn vị yến Ghi:
1 yến = 10kg
- Để đo KL các vật nặng hàng chục kg, người ta dùng đơn vị yến.GV ghi bảng:1 yến=10 kg
- Có 10kg gạo hay = ? yến ?
- HS theo dõi
- HS đọc:
 1 yến= 10 kg
- 1 yến
- Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?
- Mua 10kg gạo tức là mua mấy yến?
- Mua 1 yến cám gà là mua bao nhiêu kg cám?
- 20 kg gạo
- 1 yến gạo
- 10 kg cám 
*Giới thiệu đơn vị tạ
 Để đo KL các vật hàng chục yến người ta dùng đơn vị tạ.
Mua 10 yến gạo hay mua mấy tạ gạo.
Ghi 1 tạ = 10 yến.
- Con trâu nặng 3 tạ tức là nặng bao nhiêu yến?
- Con bò nặng 20 yến tức là nặng mấy tạ.
- Nghe – nhớ
Đọc 1 tạ = 10 yến
 10 yến =1 tạ
3 tạ = 30 yến
20 yến = 2 tạ
*Giới thiệu đơn vị tấn
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục tạ người ta còn dùng đơn vị tấn.
- Mua 10 tạ gạo là bao nhiêu tấn gạo?
GV: 1 tấn = 10 tạ
 1 tấn = 1.000kg
- Nói con voi nặng 2 tấn tức là nặng bao nhiêu tạ?
-> Đọc lại các đơn vị đo mới học, mối quan hệ.
- 1 tấn gạo
- HS đọc
2 tấn = 20 tạ
20 tạ = 2 tấn
- Vài HS đọc
c. Luyện tập
- GV ghi bảng mối quan hệ giữa tấn, tạ, yến: 
 1 tấn =10 tạ =100 yến
- HS đọc
Bài 1: SGK (23)
- Yêu cầu học sinh làm bài nhóm 2
- Đọc yêu cầu-làm bài
Bài 2:SGK(23)
Gợi ý :
 5 yến 3 kg =50kg+3kg =53kg
- Y/c HS làm bài
- NX, KL
- Đọc yêu cầu
- Làm vở a, b, c 
- 3 HS chữa.
Bài 3: SGK
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm
- Muốn thực hiện các phép tính với số đo KL làm ntn?
- NX, KL:
18 yến +26 yến = 44 yến
648 tạ - 75 tạ = 573 tạ
135 tạ x 4 = 540 tạ
512 tấn : 8 = 64 tấn
- Đọc yêu cầu
- Làm vở
- Chữa bài
3. Củng cố dặn dò (2 phút)
- Bao nhiêu kilô gam thì bằng 1 yến, bằng 1 tạ. bằng 1 tấn?
- Nhận xét giờ học,VN xem bài.
- Học sinh nêu 
* Bổ sung: .........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về viết và so sánh số tự nhiên. 
 - Bước đầu làm quen với các dạng bài tập: x < 5, 62 < x < 92 (x là số tự nhiên)
 - Rèn kĩ năng so sánh các số tự nhiên
 - Giáo dục lòng yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học 
 -Bảng phụ, phấn màu
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1. KTBC( 4 phút)
- Nêu cách so sánh số TN?
- KT bài 1 tiết trước
- NX, cho điểm.
- 1 HS nêu
- 1 HS làm bài
2. Bài mới 
a.Giới thiệu bài 
b- Luyện tập
 * Bài1:
- Nêu mục tiêu tiết học – ghi bảng
 Yêu cầu đọc đề – tự làm bài
- Hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5 , 6, 7 chữ số.
- Yêu cầu đọc số vừa tìm
*KL: a. 0; 10; 100
 b. 9, 99, 999
- Đọc yêu cầu
- Làm vở
- Đọc chữa
Bài 3: 
- Viết lên bảng phần a, yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm cách điền
- Nêu cách tìm.
- Yêu cầu tự làm các phần còn lại.
- NX, KL: a)8590 67< 859167
b)264 309 =264 309
c) 609 608 <609 609
d) 264 309 = 264 309
- BT củng cố kiến thức gì? 
- Điền số 0
- HS làm bài – chữa bài
- So sánh hai số tự nhiên 
Bài 4: Tìm x:
-Hướng dẫn mẫu phần a ( SGK)
- Y/c HS làm phần b
-NX,KL: b)2 < x <5 x là 3, 4.
- Đọc bài mẫu + nghe.
- Làm bài , đổi chéo vở và kiểm tra cho nhau.
3-Củng cố- dặn dò: 2’
- Bài củng cố những kiến thức gì?
- Nhận xét giờ học.
-Bài sau: Yến, tạ ,tấn.
- 1- 2 em nêu.
-Nghe.
* Bổ sung: .........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
Tiết 3: Toán
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về cách so sánh hai số tự nhiên.
 - Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên. 
 - Vận dụng giải toán trong SGK
ịI. Đồ dùng dạy- học
 Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1-KTBC: 4’
- Viết các số sau thành tổng:
 20 837; 3 469.
- NX, cho điểm
-2 HS làm bảng, HS khác làm nháp.
- Nhận xét.
2-Bài mới: 34’
a- Giới thiệu bài 
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
- Ghi bài.
b-Tìm hiểu bài.
*HD cách so sánh 2 số tự nhiên.
- Hãy so sánh 2 số 100 và 99. 
- Vậy muốn so sánh hai số mà có số lượng chữ số khác nhau ta so sánh như thế nào?
-Y/C học sinh so sánh các cặp số:123 và 456;7891 và 7578và rút ra KL 
-100> 99 hay
 99 < 100 .
- Trong 2 số TN
Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn
- HS so sánh và KL:
Nếu 2 số có số các c/s giống nhau thì so sánh từng căp c/số ở cùng 1 hàng từ trái sang phải
*HD xếp thứ tự các số tự nhiên 
- Cho các số: 7698; 7968; 7896; 7869 và yêu cầu: 
+ Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé?
+ Số nào lớn nhất số nào bé nhất?
NX,KL:
-2 em lên bảng, cả lớp làm nháp.
c-Luyện tập
* Bài 1: Điền dấu ; =
- 7698, 7869, 7896, 7968( bé -> lớn)
- 7968, 7896, 7869, 7698 ( lớn -> bé)
- Muốn xếp thứ tự các số tự nhiên ta cần làm gì?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- Muốn điền dấu được ta phải làm gì?
- NX,KL:
1234 > 999
8754 < 87540; 
39680 =39000 +680 ; 
- Nối tiếp nhau trả lời.
-HS đọc yêu cầu
 -1 em nêu.
 - Làm bài, chữa bài
- HS nhắc lại cách so sánh 2 STN
Bài 2:Viết theo thứ tự từ bé đến lớn(a,c)
Bài 3a:Xếp từ lớn đến bé
- Muốn xếp được theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
NX,KL:
a. 8136; 8316; 8361
c. 64813; 64831; 64841 
- Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài.
- NX,KL:
a. 1987, 1984, 1952, 1942
-Nối tiếp nhau nêu.
- 2 em lên bảng, lớp làm vở.
-1- 2 em nêu.
- Làm bài, chữa.
3- Củng cố- dặn dò:2’
- Cách so sánh số tự nhiên?
- NX tiết học.
- Bài sau: Luyện tập.
-1 – 2 em nêu.
-Nghe.
* Bổ sung: .........................................................................................................................................
........................................................................................................................................... ......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctoán lớp 4 tuàn 4.doc