Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu:

-Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,

Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2, bài 2 (3 dòng đầu)

II.Đồ dung dạy học: Bảng phụ

III.Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: - Gọi 3 HS lên làm BT 2 / sgk , HS,GV nhận xét

2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10

- GV ghi phép nhân: 35 x 10 = ?

- HS thực hiện với bảng con, dựa vào kết quả để rút ra kết luận:

 Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó

 

doc 21 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ tư ngày 2/11/2011
Kĩ thuật : Thầy Long dạy
__________________________________________
Tập đọc Tiết 21
Ông Trạng thả diều
	SGK/104 – TGDK/35 phút	
I.Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
- Bồi dưỡng HS ý chí vượt khó.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: Không kiểm tra
2.Bài mới: Giới thiệu chủ điểm “ Có chí thì nên” HS quan sát tranh minh hoạ, GV giới thiệu bài “Ông trạng thả diều”
 Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài, hướng dẫn chia đoạn.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn, GV kết hợp hướng dẫn đọc từ khó hay sai phổ biến:Nguyễn Hiền, nghèo
- HS nối tiếp đọc đoạn, GV kết hợp giải nghĩa từ mới SGK
- HS đọc bài theo nhóm đôi - Vài nhóm đọc trước lớp, nhận xét.
- GVđọc toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi 1/sgk, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Nguyễn Hiền học đến đây hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trangsách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
- HS đọc 2 đoạn còn lại , thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi 2,3/ sgk, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý: Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.Hiền làm bài ở lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn một cậu bé ham chơi diều.
- GV rút từ ghi bảng: đỗ Trạng nguyên, mười ba tuổi.
- HS đọc câu hỏi 4. thảo luận nhóm, nhóm trình bày. Nhận xét
GV nhận xét và kết luận: Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của câu chuyện
-1 HS đọc toàn bài, nêu nội dung bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV đính bảng phụ ghi đoạn 2, 3, đọc mẫu và hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm
	+ HS đọc cá nhân, GV rèn HS đọc (HS TB và yếu chỉ đọc đoạn 1)
	+ HS đọc diễn cảm, thi đọc, nhận xét tuyên dương, khuyến khích
3.Củng cố: HS nêu nội dung bài. Giáo dục HS ý chí vượt khó trong học tập
4.Dặn dò: Về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới. Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
________________________________________________
Toán Tiết 51
Nhân với 10, 100, 1000 Chia cho 10, 100, 1000	
SGK/59 –TGDK/35 phút
I.Mục tiêu: 
-Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2, bài 2 (3 dòng đầu)
II.Đồ dung dạy học: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: - Gọi 3 HS lên làm BT 2 / sgk , HS,GV nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10
- GV ghi phép nhân: 35 x 10 = ?
- HS thực hiện với bảng con, dựa vào kết quả để rút ra kết luận:
 Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó 
 Suy ra 350 : 10 = 35 HS làm, nhận xét
-Khi chia số tròn chục cho 10 ta chỉ việc bớt một chữ số 0 bên phải số đó
-HS nhắc lại.
-Cho ví dụ: 18 x 10, 320 : 10 , HS trả lời nhanh.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhân một số với 100, 1000,hoặc chia một số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000,
Tiến hành như hoạt động 1
- GV kết luận:( SGK) HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1a) cột 1, 2; b) cột 1, 2, bài 2 (3 dòng đầu)
Bài 1: Tính nhẩm
- HS đọc yêu cầu của đề.
 HS nêu kết quả, GV ghi bảng phụ 
GV nhận xét, chốt ý: Nhân, chia với 10, 100, 1000 chỉ việc thêm hoặc bớt 1, 2, 3. chữ số 0 bên phải của số đó.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
- HS đọc yêu cầu.
-HS làm VBT, 1 em làm bảng phụ, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. GV chấm VBT và chữa bài ở bảng phụ
3.Củng cố : Nêu quy tắc nhân (chia) một số với 10, 100, 1000
4.Dặn dò: Về nhà học bài. Chuẩn bị bài tiết sau.
 Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
...
_____________________________________________
Buổi chiều 
Thể dục : Thầy Hải dạy
_____________________________________________
 Địa lí Tiết: 11
 Ôn tập
 SGK/97 - TGDK: 35 phút
I. Mục tiêu: 
- HS chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi- păng, các cao nguyên ở Tây nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây nguyên, trung du Bắc Bộ.
- Bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên và con người ở Hoàng Liên Sơn
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh , Bản đồ tự nhiên VN.
III. Các hoạt động dạy học:
1 Bài cũ : Chỉ vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ. Vì sao gọi Đà Lạt là TP du lịch ?
2 Bài mới: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: Núi và cao nguyên ở Tây nguyên, thành phố Đà Lạt
Mục tiêu: HS chỉ tên được núi, cao nguyên ở Đà Lạt trên bản đồ
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát bản đồ
- Gọi 1 số HS thực hiện câu 1 sgk /97 cả lớp theo dõi, nhận xét
- GV chốt ý đúng 
* Hoạt động 2: Thiên nhiên, hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên
Mục tiêu: HS hiểu đặc điểm về thiên nhiên, con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên
Cách tiến hành:
- HS đọc câu hỏi 2 SGK, lớp đọc thầm
- Yêu cầu HS đọc kênh chữ SGK/97, thảo luận nhóm đôi và trả lời 
- ĐạI diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng
* Hoạt động 3: Vùng trung du Bắc Bộ
Mục tiêu: Đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ
Cách tiến hành:
- GV hỏi: Địa hình vùng trung du Bắc Bộ thế nào? Người dân đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải. Để phủ xanh đất trống, đồi trọc người dân ở đây đã trồng rừng, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
3. Củng cố: Nêu đặc điểm về sông ngòi, khí hậu ở Hoàng Liên Sơn và ở Tây Nguyên
4.Dặn dò: Về nhà học bài, xem bài tiếp theo
 Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung: ..
______________________________________________
Tiếng Việt ( bổ sung ) Tiết 6 
Rèn đọc Ông trạng thả diều 
Thời gian dự kiến :35 phút 
I.Mục tiêu: Tiếp tục củng cố về :
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
- Bồi dưỡng HS ý chí vượt khó.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: Không kiểm tra
2.Bài mới: Giới thiệu chủ điểm “ Có chí thì nên” HS quan sát tranh minh hoạ, GV giới thiệu bài “Ông trạng thả diều”
 Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài, hướng dẫn chia đoạn.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn, GV kết hợp hướng dẫn đọc từ khó hay sai phổ biến:Nguyễn Hiền, nghèo
- HS nối tiếp đọc đoạn, GV kết hợp giải nghĩa từ mới SGK
- HS đọc bài theo nhóm đôi - Vài nhóm đọc trước lớp, nhận xét.
- GVđọc toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi 1/sgk, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Nguyễn Hiền học đến đây hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trangsách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
- HS đọc 2 đoạn còn lại , thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi 2,3/ sgk, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý: Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.Hiền làm bài ở lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn một cậu bé ham chơi diều.
- GV rút từ ghi bảng: đỗ Trạng nguyên, mười ba tuổi.
- HS đọc câu hỏi 4. thảo luận nhóm, nhóm trình bày. Nhận xét
GV nhận xét và kết luận: Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của câu chuyện
-1 HS đọc toàn bài, nêu nội dung bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV đính bảng phụ ghi đoạn 2, 3, đọc mẫu và hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm
	+ HS đọc cá nhân, GV rèn HS đọc (HS TB và yếu chỉ đọc đoạn 1)
	+ HS đọc diễn cảm, thi đọc, nhận xét tuyên dương, khuyến khích
3.Củng cố: HS nêu nội dung bài. Giáo dục HS ý chí vượt khó trong học tập
4.Dặn dò: Về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới. Nhận xét tiết học.
______________________________________
Thứ năm ngày 3/11/2011 Thầy Hấn dạy
_____________________________________
Thứ sáu ngày 4/11/2011
Luyện từ và câu Tiết 21
Luyện tập về động từ
SGK/106; TGDK/35’
I.Mục tiêu:
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (2, 3) trong SGK.
HS khá, giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
II.ĐDDH: Phiếu ghi nội dung BT 2, 3.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra kiến thức bài tiết trước , nhận xét , tuyên dương .
2.Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT
- 1HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại: đã – đã - đang – sắp.
Bài 3: HS đọc đề bài.
- HS làm miệng bằng cách thi giữa các tổ.
- GV theo dõi, nhận xét, chốt ý đúng:
Lời giải: + Câu 1: từ đã thay bằng từ đang.
+ Câu 2: bỏ từ đang. Câu 3: bỏ từ sẽ
3.Củng cố: HS nêu ví dụ về động từ
4.Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo. Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________
Tập đọc Tiết 22
Có chí thì nên
SGK/108;TGDK/35 phút
I.Mục tiêu:
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* KNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Lắng nghe tích cực
II.Ðồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài TÐ.
III.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: “Ông Trạng thả diều”
Gọi 4 HS lên bảng đọc bài và TLCH/sgk.
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ
2.Bài mới: Giới thiệu bài. HS quan sát tranh minh hoạ
	Hoạt động 1:  ... i cũ: Nhận xét bài vẽ của tiết trước
2 Bài mới : Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Xem tranh
a/ Về nông thôn sản xuất :
 - Bức tranh này của ai?
 - Tranh vẽ cảnh gì?
 - Hình ảnh nào là hình ảnh chính?
 - Bức tranh vẽ bằng những màu sắc nào?
Chốt ý: Đây là bức tranh có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hàng ngày ở nông thôn.
b Gội đầu:
 	 - Tên và tác giả của bức tranh? Tranh vẽ về đề tài nào?
 	 - Hình ảnh chính và màu sắc trong bài? Chất liệu để vẽ tranh này?
- Nhóm 4 - thảo luận, trình bày, nhận xét (Cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu)
Thân hình mềm mại, mái tóc đen dài buông xuống chậu thau.
Chốt ý: Bức tranh Gội đầu là tranh khắc gỗ màu (tranh in từ các bản khắc gỗ) khác với tranh vẽ, tranh khắc gỗ có thể in được nhiều bản.
*Hoạt động 2: Nhận xét - đánh giá 
-Bình chọn nhóm hoạt động tốt, cá nhân phát biểu tích cực.
3 Củng cố: Hai bức tranh trên được vẽ bằng chất liệu và màu sắc gì? Bồi dưỡng tình cảm chân thực cho HS khi quan sát tranh
* Tích hợp hoạt động ngoài giờ: chủ đề 20/11 ( ngày nhà giáo Việt Nam ), giáo viên cho học sinh hát những bài hát về nhà giáo ,giáo dục học sinh biết yêu quý, kính trọng thầy cô giáo.
4.Dặn dò: Quan sát những sinh hoạt hàng ngày. Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung:
.........................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________
Toán ( bổ sung ) Tiết 11 
Ôn tính chất kết hợp của phép nhân 
Thời gian dự kiến :35 phút 
I.Mục tiêu: Tiếp tục củng cố cho học sinh:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
II.ĐDDH: Phiếu ghi nội dung BT.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức.
a) So sánh giá trị của hai biểu thức:
- GV ghi bảng: và 
- Gọi 2 HS lên bảng tính, lớp làm vào giấy.
- Gọi HS so sánh 2 kết quả.
- GV chốt lại như SGK.
b) Viết giá trị của biểu thức vào ô trống:
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị: Giới thiệu cấu tạo bảng và cách làm.
- HS tự nêu giá trị của a, b, c rồi tính giá trị của các biểu thức:
 (a x b) x c và a x ( b x c).GV ghi bảng.
- HS nhìn bảng và so sánh kết quả trong mỗi trường hợp, rút ra kết luận như sgk :
 ( a x b ) x c = a x ( b x c )
- GV nói: Ðây là phép nhân có 3 thừa số.
- Yêu cầu nhiều HS đọc lại kết luận trên.
Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1a, bài 2a
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào VBT.
- 3HS lên bảng làm. GV gợi ý giúp cho HS yếu làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt bài đúng.
Kết quả: a) 360 
Bài 2: 1HS đọc đề bài.
Cả lớp đọc thầm lại bài toán một lần. 
- HD HS làm bài và trình bày bài giải.
- Lớp làm vào VBT; 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại: Bài này làm theo 2 cách.
Cách 1: Bài giải:
 Số sản phẩm có trong 5 kiện hàng là:
 5 x 10 x 8 = 400 (sản phẩm)
 Đáp số: 400 sản phẩm
Tương tự GV giúp HS làm bài theo cách còn lại.GV chấm chữa bài.
3.Củng cố: HS nhắc lại nội dung bài.	
4.Nhận xét tiết học.
_______________________________________
Thứ ba ngày 8/11/2011
Lịch sử: Tiết 11
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
 SGK / 30 - TGDK: 30 phút
I Mục tiêu :
- Nêu được những lí do khiến Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng, bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Vài nét về công lao của Lí Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lí, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
- HS yêu nước, nhớ ơn các vị anh hùng, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.
II Đồ dùng dạy học: - GV, HS: lược đồ
III Các hoạt động dạy học:
1 Bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981)
 Vì sao quân Tống xâm lược nước ta?
 Ý nghĩa của việc chiến thắng quân Tống .
2 Bài mới: Giới thiệu bài 
*Hoạt động1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời nhà Lý 
Mục tiêu: Hiểu hồn cảnh nh Lý ra đời
Cách tiến hnh: HS đọc phần in nghiêng trong sgk/30, thảo luận và nêu hoàn cảnh ra đời của nhà Lý. GV nhận xét, bổ sung 
- GV KL: Năm 1005 , vua Lê Đại Hành mất , Lê Long Đỉnh lên ngôi, tính tình bạo ngược .Lý Công Uẩn là viên quan có tài , có đức . Khi Lê Long Đỉnh mất , Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua .Nhà Lý bắt đầu từ đây 
*Hoạt động 2: Nhà Lý sau khi thành lập
Mục tiêu: Sự thành lập của nhà Lý 
Cách tiến hành: GV cho HS xem lược đồ SGK /29 xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long) - HS đọc nội dung trong sgk, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : 
 Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, bổ sung
*Hoạt động 3: Kiến trúc thời Lý 
Mục tiêu: Sự xây dựng độc đáo của đất nước dưới thời Lý
Cách tiến hành: HS quan sát tranh và đọc nội dung trong sgk, thảo luận , trả lời câu hỏi: 
- Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào?(Thăng Long có nhiều cung điện, lâu đài, đền chùa.Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường).
3 Củng cố: Đọc bài học. Bồi dưỡng HS lòng yêu nước
 Dặn dò: Về nhà học bài, xem bài tiếp theo. Nhận xét tiết học
IV Bổ sung
...
____________________________________________
Tập làm văn: Tiết : 22
Mở bài trong bài văn kể chuyện
(SGK/112)
Thời gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu: 
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III).
II.ĐDDH: Bảng phụ, VBT.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Phần nhận xét.
BT1,2: 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT
- Cả lớp theo dõi bạn đọc tìm đoạn mở bài trong truyện, phát biểu. GV nhận xét chốt ý đúng: Mở bài trong truyện là “Trời mùa thu mát mẻtập chạy”
BT3: HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn các em so sánh cách mở bài thứ nhất với cách mở bài thứ hai.
- HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét, chốt ý đúng:
- Đó là 2 cách mở bài cho bài văn KC: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
+ Gút ghi nhớ (SGK): 5 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Phần luyện tập.
BT1: 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện: “Rùa và thỏ”
- Cả lớp đọc thầm suy nghĩ và làm BT. Sau đó phát biểu ý kiến, GV chốt ý đúng:
+ Cách a : mở bài trực tiếp.
+ Cách b, c, d : mở bài gián tiếp.
BT2 : 1 HS đọc nội dung BT.
- Lớp làm bài vào VBT. Sau đó phát biểu ý kiến, GV nhận xét, chốt ý đúng:
- Truyện mở bài theo cách trực tiếp – Kể ngay vào sự việc mở đầu của câu chuyện.
BT3: HS đọc yêu cầu BT.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 2 HS thực hành KC theo cách mở bài gián tiếp.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố: 3 HS đọc lại ghi nhớ.
4.Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
___________________________________________
Toán: Tiết: 55
Mét vuông
(SGK/64)
Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu:
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được mét vuông, "m2".
- Biết được 1m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2.
Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3
II.ĐDDH: Chuẩn bị 1 hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1dm2
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: KT 2 HS lên bảng làm BT 4, 5/64
- GV nhận xét; Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Giới thiệu mét vuông.
- GV chỉ hình vuông đã chuẩn bị, yêu cầu tất cả HS quan sát. GV nói:
- Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
- GV giới thiệu cách đọc và viết mét vuông: mét vuông viết tắt là: m2
- HS quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ: 1m2 = 100dm2 và ngược lại.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS đọc và viết số. Chẳng hạn như:
- Một nghìn chín trăm năm mươi hai mét vuông: 1.952m2
- Lớp làm vào VBT. GV chấm chữa bài.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn các em thực hiện. Lớp làm vào VBT, 2 HS lên bảng làm.
	- GV gợi ý và giúp đỡ thêm cho HS yếu, để các em làm được bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Chốt bài đúng:
Thứ tự: 600dm2 99000dm2
 110.000cm2 5m2 
 25m2 1.502cm2
Bài 3: 3 HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS giải và trình bày bài giải.
 Bài giải:
 Chu vi hình chữ nhật là:
 (150 + 120) x 2 = 540 (m)
 Diện tích hình chữ nhật là:
 150 x 120 = 18000(m2)	
 Đáp số: Chu vi: 540m
 Diện tích: 18000m2
3.Củng cố: 3 HS nêu nội dung trong sgk
4.Dặn dò: Về nhà làm bài 4/sgk trang 65 và chuẩn bị bài tiếp theo. Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung: .
 Khoa học: Tiết: 22
Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
SGK/ 46 - TGDK: 35 phút .
I .Mục tiêu :
- HS biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên
II. Đồ dùng dạy học : - GV, HS: hình trong sgk / 46,47 .
III. Các hoạt động dạy học: 
1 Bài cũ : “ Ba thể của nước ” Nước tồn tại ở những thể nào? Cho ví dụ 
2 Bài mới : Giới thịêu bài 
*Hoạt động 1 : Sự chuyển thể của nước trong tự nhiên . 
Mục tiêu: Trình bày được mây hình thnh như thế nào. Giải thích được nước mưa từ đâu ra 
Cách tiến hành: HS quan sát các hình 1,2,3,4,5 / 46, 47 nói với bạn mây được hình thành như thế nào ? và nước mưa từ đâu ra ? 
- HS thảo luận theo nhóm , đại diện nhóm báo cáo trước lớp . Lớp nhận xét , bổ sung . 
- GV nhận xét chung và rút ra kết luận : Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ tạo nên các đám mây. Các giọt nước có trong đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa. Sự việc như trên được lặp đi lặp lại thường xuyên thì gọi là vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 
* Hoạt động 2: HS kể chuyện về giọt nước .
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về hình thành mây và mưa.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp 4 nhóm, yêu cầu các nhóm hội ý và phân vai: giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- HS dựa vào tranh và lời thoại từng tranh, thêm những kiến thức đã học để đóng vai . 
- Nhóm trình bày, nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu bài học 
3 Củng cố: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
4. Dặn dò: Xem lại bài – Xem bài mới.
IV.Phần bổ sung. ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_n.doc