Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 16 đến 30 - Ngô Thị Giang

Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 16 đến 30 - Ngô Thị Giang

Tiết 18 : YẾN, TẠ, TẤN

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Bước đầu nhận biết về đọ lớn của yến, tạ, tấn.

- Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki – lô - gam.

- Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.

- Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, phấn màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 16 đến 30 - Ngô Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ....... ngày .......tháng ........năm200
Tiết 16: so sánh và xếp thứ tự số tự nhiên
I. Mục tiêu
Giúp học sinh hệ thống hóa một số kiến thức ban đầu về:
- Cách so sánh hai số tự nhiên.
- Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu
IIi. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS ( 5 phút)
Bài 1: a/ Viết số gồm:
8 triệu, 5 nghìn và 4 trăm
7 chục nghìn, 8 nghìn và 3 đơn vị
b/ Đọc các số vừ viết
Bài 2: Viết số thành tổng 
12 305; 67 098; 23 700
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài học
( 2 phút)
- HS nghe GV giới thiệu bài
2. So sánh các số tự nhiên(1 5 phút)
a. Luôn thực hiện đượcphép so sánh với hai số tự nhiên bất kì.
- GV nêu các cặp số tự nhiên như 100 và 89, 456 và 231, 4578 và 6325,... rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số nào bé hơn, số nào lớn hơn
- Lắng nghe và thực hiện sự so sánh
- Như vậy với hai số tự nhiên bất kì chúng ta luôn xác định được điều gì?
- Chúng ta luôn xác định được số nào bé hơn, số nào lớn hơn.
- Vậy bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên
- Ghi nhớ
b. Cách so sánh hai số tự nhiên bất kì.
- GV: Hãy so sánh hai số 100 và 99.
- 1 h/s nêu kết quả so sánh
- Vậy khi so sánh hai số tự nhiên với nhau, căn cứ vào số các chữ số của chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận trên
- 1 h/s nhắc lại
- GV viết lên bảng các cặp số; 123 và 456; 7891 và 7578;....
- Quan sát
- GV yêu cầu HS so sánh các số trong từng cặp số với nhau.
- HS so sánh và nêu kết quả: 
123 7578
- GV yêu cầu HS nêu lại kết luận về cách so sánh hai số tự nhiên với nhau
- HS nêu như phần bài học SGK
c. So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số.
- GV: Hãy nêu dãy số tự nhiên
- HS nêu: 0,1,2,3,4,5,6,7...
 - Hãy so sánh 5 và 7
- 5 bé hơn 7, 7 lớn hơn 5
- Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước hay 7 đứng trước 5?
- Trong dãy số tự nhiên thì 5 đứng trước 7 và 7 đứng sau 5.
- GV yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các số tự nhiên
- 1 HS lên bảng vẽ
- GV yêu cầu HS so sánh 4 và 10
- 4 bé hơn 10, 10 lớn hơn 4
3. Xếp thứ tự các số tự nhiên (5 phút)
- GV nêu các số tự nhiên 7 698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu:
- Quan sát
+ Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn
+ Theo thứ tự từ bé đén lớpn 7 689, 
7 869, 7 896, 7 968
+ Hãy xếp các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé
+ Theo thứ tự từ lớn đến bé 7 986, 
 7 896, 7 869, 7 689.
- Vậy với một nhóm các số tự nhiên, chúng ta luôn có thể sắp xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. Vì sao?
- Vì ta luôn so sánh được các số tự nhiên với nhau.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận
- HS nhắc lại kết luận như trong SGK
4. Luyện tập( 10 phút)
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài 
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách so sánh của một số cặp số 1234 và 999; 92 501 và 92 410
- HS chữa bài và giải thích cách so sánh 
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta phải so sánh các số với nhau
- GV yêu cầu HS làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài 
a) 8136, 8316, 8361
b) 5724, 5740, 5742
c) 63841, 64813, 64831
- GV yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp của mình, gv nhận xét, cho điểm
+ Giải thích tương tự với ý b, c
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé
- GV yêu cầu HS làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài 
a) 1984, 1978, 1952, 1942
 b) 1969, 1954, 1945, 1890
- yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp 
C. Củng cố, dặn dò (3 phút)
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà 
 Thứ....... ngày .......tháng ........năm 200
Tiết 17: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng viết số, so sánh các số tự nhiên.
- Luyện vẽ hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ bài tập 4, vẽ sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 
Bài 1: Điền dấu so sánh vào số chấm
56 078.....56 708 47 566...47 568
5706 ......57 060
Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé:
12 089; 12 098; 12 809; 12 908
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 
B. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài ( 2 phút)
- GV nêu mục tiêu tiết học rồi ghi tên bài lên bảng
- HS nghe GV giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập ( 30 phút)
Bài 1
- GV cho HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
- GV nhận xét và cho điểm HS
a) 0; 10; 100 b) 9;99; 999
- GV hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số.
- Nhỏ nhất: 1000; 10000; 100000; 1000000.
- GV yêu cầu HS đọc các số vừa tìm được
- Lớn nhất: 9999; 99999; 999999; 9999999
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- HS đọc đề bài
- GV hỏi: Có bao nhiêu số có 1 chữ số
- Có 10 số có một chữ số, đó là 0, 1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- Số nhỏ nhất có hai chữ số là số nào?
- Là số 10.
- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
- Là số 99.
- GV hỏi: Từ 10 đến 19 có bao nhiêu số?
- Có 10 số là 10, 11,12,13,14,15,16, 17, 18, 19.
- GV vẽ lên bảng tia số từ 10 đến 99, sau đó chia tia số thành các đoạn, vừa chia vừa nêu: Nếu chia các số từ 10 đến 99 thành các đoạn từ 10 đến 19, từ 20 đến 29, từ 30 đến 39,... từ 90 đến 99 thì được bao nhiêu đoạn?
- HS tự nhẩm hoặc đếm trên tia số và trả lời: Có 10 đoạn.
- Mỗi đoạn như thế có bao nhiêu số?
- Mỗi đoạn có 10 số.
- Vậy từ 10 đến 99 có bao nhiêu số?
- Có 10 x 9 = 90 số.
- Vậy có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số?
- Có 90 số có hai chữ số.
Bài 3
- GV viết lên bảng phần a của bài:
- Điền số 0
859 67 < 859 167 yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số điền vào ô trống.
- GV: Tại sao lại điền số 0?
- HS: So sánh hai số 859 67 và số 859 167 thì có hàng trăm nghìn cùng bằng 8, hàng chục nghìn cùng bằng 5, hàng nghìn cùng bằng 9, vậy để 859 67 < 859 167 thì hàng trăm < 1, vậy ta điền 0 vào . Ta có 859 067 < 859 167
- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền số của mình
- HS làm bài và giải thích tương tự như trên.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu, sau đó làm bài.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
b) 2< x < 5
Các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5 thì 3,4. Vậy x là 3, 4.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Số x phải tìm cần thỏa mãn các yêu cầu gì?
+ Là số tròn chục.
+ Lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92.
- Hãy kể các số tròn chục từ 60 đến 90.
- HS: 60,70,80,90.
- Trong các số trên, số nào lớn hơn 68 và nhỏ hơn 92?
Số 70,80,90.
- Vậy x có thể là những số nào?
- Vậy x có thể là 70,80,90.
- Chúng ta có 3 đáp án thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
C. Củng cố, dặn dò. (3phút)
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ....... ngày .......tháng ........năm200
Tiết 18 : yến, tạ, tấn
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Bước đầu nhận biết về đọ lớn của yến, tạ, tấn.
- Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki – lô - gam.
- Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
- Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu
IIi. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/KT bài cũ: ( 5 phút)
GV gọi 2 HS lên bảng
Làm bài 3 và 4 của tiết học trước
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 
B. Dạy – học bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu 
(2 phút)
- HS nghe GV giới thiệu bài
2. Giới thiệu yến, tạ, tấn( 15 phút)
a. Giới thiệu yến.
- 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10kg.
- HS nghe giảng và nhắc lại
- GV ghi bảng 1 yến = 10kg
- Một ngườimua 10kg gạo tức là mua mấy yến gạo?
- Mua 10kg gạ tức là mua 1 yến gạo.
- Mẹ mua 1 yến cám gà, vậy mẹ mua bao nhiêu ki – lô - gam cám?
- Mẹ mua 1 yến cám tức là mẹ mua 10 kg cám.
- Bác Lan mua 20kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau.
- Bác Lan đã mua 2 yến rau.
- Chị Quy hái được 5 yến cam, hỏi chị Quy đã hái bao nhiêu ki – lô - gam cam?
- Chị Quy đã hái được 50kg cam.
b. Giới thiệu tạ.
- 10 yến tạo thành 1 tạ, 1 tạ bằng 10 yến.
- HS nghe và ghi nhớ:
10 yến = 1 tạ.
- 10 yến tạo thành 1 tạ, biết 1 yến bằng 10kg, vậy 1 tạ bằng bao nhiêu kg
- 1 tạ = 10kg x 10 = 100kg
- Bao nhiêu ki – lô - gam thì bằng 1 tạ?
- 100 kg = 1 tạ.
- GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100kg
c. Giới thiệu tấn.
- 10 tạ thì tạo thành 1 tấn, 1 tấn bằng 10 tạ (Ghi bảng 10 tạ = 1 tấn)
- HS nghe và nhớ
- Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến
- 1 tấn = 100 yến
- 1 tấn bằng bao nhiêu ki – lô - gam?
- 1 tấn = 1000kg
3. Luyện tập (1 5 phút)
Bài 1
- GV cho HS làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, GV gợi ý HS hình dung về ba con vật xem con nào nhỏ nhất, còn nào lớn nhất.
- HS đọc:
a) Con bò nặng 2 tạ.
b) Con gà nặng 2kg.
c) Con voi nặng 2 tấn.
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki – lô - gam?
- Là 200kg.
- Con voi nặng 2 tấn tức là ba nhiêu tạ?
- Con voi nặng 2 tấn tức là nặng 20 tấn.
Bài 2
- GV viết lên bảng câu a, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để làm bài.
- HS làm phần a.
1 yến = 10kg 8 yến = 80kg
10kg = 1 yến 1 yến 7kg = 17kg
5 yến = 50kg 5 yến 3kg = 53kg
- Giải thích vì sao 5 yến = 50kg?
- Vì 1 yến = 10kg nên 5 yến = 1kg x 5 = 50kg.
- Em thực hiện thế nào để tìm được 1 yến 7kg = 17kg.
- Có 1 yến – 10kg, vậy 1 yến 7kg = 10kg + 7kg = 17kg.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 
Bài 3:
- GV viết lên bảng: 18 yến + 26 yến, sau đó yêu cầu HS tính.
- HS: 18 yến + 26 yến = 44 yến.
- GV yêu cầu HS giải thích cách tính của mình.
- Lấy 18 + 26 = 44, sau đó viết tên đơn vị vào kết quả.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 4
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả ... a bạn.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới
.1. Giới thiệu bài ( 2 phút)
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
- HS nghe GV giới thiệu bài.
.2. Hướng dẫn luyện tập ( 30 phút)
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài .
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu lại cách tìm số liền trước, số liền sau của một số tự nhiên.
Bài 2
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài .
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách điền trong từng ý.
- 4 HS trả lời về cách điền số của mình.
Bài 3
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì?
- Biểu đồ biểu diễn số học sinh giỏi toán khói lớp ba Trường Tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004 -2005.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
- HS làm bài.
+ Khối lớp Ba có bao nhiêu lớp? Đó là các lớp nào?
+ Khối lớp Ba có 3 lớp đó là các lớp: 3A, 3B, 3C.
+ Nêu số học sinh giỏi toán của từng lớp?
+ Lớp 3A có 18 học sinh giỏi toán, lớp 3B có 27 học sinh giỏi toán, lớp 3C có 21 học sinh giỏi toán.
+ Trong khối lớp Ba, lớp nào có nhiều học sinh giỏi toán nhất? Lớp nào có ít học sinh giỏi toán nhất?
+ Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp 3A có ít học sinh giỏi toán nhất.
+ Trung bình mỗi lớp Ba có bao nhiêu học sinh giỏi toán?
+ Trung bình mỗi lớp có số học sinh giỏi toán là:
(18 + 27 +21) : 3 = 22 (học sinh)
Bài 4
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
a) Năm 2000 thuộc thế kỉ XX
b) Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI
c) Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến năm 2100.
- GV gọi HS nêu ý kiến của mình sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS kể các số tròn trăm từ 500 đến 800.
- HS kể các số: 500, 600, 700, 800.
- GV hỏi: Trong các số trên, những số nào lớn hơn 540 và bé hơn 870?
- Đó là các số 600, 700, 800.
- Vậy x có thể là những số nào?
- x = 600, 700, 800.
C. Củng cố, dặn dò ( 3 phút)
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
 Thứ....... ngày .......tháng ........năm200
Họ và tên học sinh: .........................................................................
Lớp:...........................................................................................
Kiểm tra cuối chương một 
Phần I: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây: 
1) Số bốn triệu bảy trăm linh tám ba mươi tư viết như sau: 
A. 400 708 634 	B. 40 708 634
C. 4 000 708 634 	D. 4 708 634 
2) Số bé nhất trong các số 567 234, 567 432, 567 342 là: 
A. 567 234 	B. 567 432
C. 567 432	D. 567 342
3) Số nào trong các số dưới đây có chữ số 9 biểu thị cho 9 000:
A. 78 921 	B. 49 478 546 
C. 97 420	D. 781 219 346 
4) Cho biết: 78 214 = 70 000 + Ê + 200 + 10 + 4. Số thích hợp để viết vào ô trống là: 
A. 8 214 	B. 8 000
C. 80 	D. 8 
5) Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của: 5 tấn 34 kg = ......kg là: 
A. 534 kg	B. 5340 kg
C. 5034 kg	D. 5043 kg
Phần 2: Làm các bài tập sau: 
Dưới đây là các biểu đồ nêu số ki-lô-gam giấy vụn đã thu được của các tổ học sinh lớp 4A trong đợt tham gia làm kế hoạch nhỏ: 
kg
số ki-lô-gam giấy vụn đã thu được của các tổ
50
....
40
40
.....
30
.....
20
10
0
Tổ 1 
Tổ 2 
Tổ 3
Tổ 4
Dựa vào biểu đồ hãy điền số thích hợp vào chỗ trống: 
a) Số ki-lô-gam giấy vụn các tổ thu được là: 
	- Tổ 1: ................
	- Tổ 2: 40 kg
	- Tổ 3: ................
	- Tổ 4: ................
b) Cả lớp thu được số ki-lô-gam giấy vụn là: 
.............................................................................................
2) Giải bài toán sau: 
	Số tạ lúa gia đình bác An thu được qua các năm lần lượt là: năm 2000 thu được 12 tạ, năm 2001 thu được 14 tạ, năm 2002 thu được 16 tạ. Hỏi trung bình mỗi năm gia đình bác An thu được bao nhiêu tạ thóc? 
Tóm tắt: 	Bài giải: 
................	.....................................................................
................	.....................................................................
................	.....................................................................
................	......................................................................
 Thứ....... ngày .......tháng ........năm200
Tiết 29 : phép cộng
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên cơ bản có bốn, năm, sáu chữ số. 
- Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính. 
- Luyện vẽ hình theo mẫu. 
II. Đồ dùng dạy - học 
- Hình vẽ như bài tập 4 – VBT, vẽ sẵn trên bảng phụ. 
III. các họat động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- Gọi 2 h/s lên bảng làm bài:
Bài 1: Làm phần trắc nghiệm ( có phiếu)
Bài 2: Tính ( có đặt tính)
12 089 + 3572
9075 + 3980
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài ( 2 phút)
- 2 h/s lên bảng làm bài
- Lắng nghe
- GV: Trong giờ học hôm nay các em sẽ được củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ và không nhớ trong phạm vi số tự nhiên đã học. 
- HS nghe GV giới thiệu bài. 
2. Củng cố kĩ năng làm tính cộng ( 10 phút)
- GV viết lên bảng hai phép tính cộng 48352 + 21026 và 367 859 + 541728 và yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của cả 2 bạn trên bảng cả về cách đặ tính và kết quả tính. 
- GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? 
- GV nhận xét sau đó yêu cầu HS 2 trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào? 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét. 
- HS 1 nêu về phép tính: 48352 + 21026 
- HS: Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. 
3.. Hướng dẫn luyện tập ( 20 phút)
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 5247 + 2741 (cộng không nhớ) và phép tính 2968 + 6524 (cộng có nhớ)
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2: 
- GV yều cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả bài làm trước lớp. 
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn. 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp. 
Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài. 
- Một huyện trồng 325 164 cây lấy gỗ và 60 830 cây ăn quả. Hỏi huyện đó trồng tất cả bao nhiêu cây? 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
Tóm tắt 
Cây lấy gỗ: 325 164 cây
Cây ăn quả: 60 830 cây 
Tất cả : .... cây? 
Bài giải 
Số cây huyện trồng có tất cả là: 
325164 + 60830 = 385994 (cây)
Đáp số: 385994 cây 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 4: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- Đọc đề bài, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
x – 363 = 975
x = 975 + 363 
x = 1338 
207 + x = 815
x = 815 – 207
x = 608 
- GV yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. 
- HS nêu cách tìm số bị trừ chưa biết trong phép trừ, số hạng chưa biết trong phép cộng để giải thích. 
C. Củng cố, dặn dò ( 3 phút)
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
 Thứ....... ngày .......tháng ........năm200
Tiết 30 : phép trừ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố kĩ năng thực hiện tính trừ có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên cơ bản có bốn, năm, sáu chữ số. 
- Củng cố kĩ năng giải toán có lời bằng phép tính trừ. 
- Luyện vẽ hình theo mẫu. 
II. Đồ dùng dạy - học 
- Hình vẽ như bài tập 4 – VBT, vẽ sẵn trên bảng phụ. 
III. các họat động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập 
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
504 578 + 5080
3094 + 32 081
Bài 2: Giải bài toán dựa vào tóm tắt
Đội 1:	? cây
Đội 2:	34 cây
- GV Nhận xét và cho điểm HS. 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV. 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài mới ( 2 phút)
- GV nêu mục đích bài học
2.. Củng cố kĩ năng làm tính trừ
 ( 10 phút)
- GV viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 – 450237 và 647253 – 285749 , sau đó yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của cả 2 bạn trên bảng cả về cách đặ tính và kết quả tính. 
- GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? 
- GV nhận xét sau đó yêu cầu HS 2 trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào? 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
- HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét. 
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 647253 – 285749. 
- HS: Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. 
3. Hướng dẫn luyện tập ( 20 phút)
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 987864 – 783251 (trừ không nhớ) và phép tính 839084 – 249084 (trừ có nhớ)
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2: 
- GV yều cầu HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả bài làm trước lớp. 
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn. 
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp. 
Bài 3
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
 Hà Nội 1315km Nha Trang TP HCM 
? km
- Gọi h/s chữa bài - Đáp số: 415 km
Bài 4: 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
Tóm tắt
Năm ngoái
 80600 cây ? cây 
Năm nay
 214800 cây
- Gọi h/s chữa bài Đáp số: 349 000 cây
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
C. Củng cố, dặn dò ( 3 phút)
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tiet_16_den_30_ngo_thi_giang.doc