Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 35: Tính chất kết hợp của phép cộng (Bản đẹp)

Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 35: Tính chất kết hợp của phép cộng (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU: Học sinh cần:

- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.

- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính thuận tiện nhất

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ kẻ sắn bảng có nội dung như SGK

 - Phiếu học tập bài 3. 2 băng giấy (bài 3) bút dạ, phấn màu

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 28/01/2022 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tiết 35: Tính chất kết hợp của phép cộng (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán 
Tiết 35 :Tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu: Học sinh cần:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính thuận tiện nhất
II. Đồ dùng dạy học. 	- Bảng phụ kẻ sắn bảng có nội dung như SGK
 	 - Phiếu học tập bài 3. 2 băng giấy (bài 3) bút dạ, phấn màu	 
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
Giáo viên treo bảng phụ – giao nhiệm vụ cho học sinh : tính giá trị biểu thức:
(a + b) + c và a + (b + c)
2 học sinh làm bảng
2. Dạy- Học bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng
Từ bài tập phần kiểm tra bài cũ, giáo viên yêu cầu học sinh so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c và a + (b + c)
Học sinh so sánh
Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức :
(a + b) + c và a + ( b + c) kh a = 5, b = 4, c = 6
Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 15
Giáo viên hỏi tương tự với:
a = 35, b = 15, c = 20.
.........70
a = 28, b = 49, c = 51
......128
khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức: 
(a + b) + c và a + ( b + c) luôn như thế nào?
Luôn bằng nhau
Giáo viên nhắc lại và nói: ta có thể viết:
(a + b) + c = a + ( b + c)
Học sinh nhắc lại
Tương tự giới thiệu biểu thức: 
a + (b + c)
Giáo viên giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng 
Giáo viên nêu ví dụ: 25 + 132 + 175
Học sinh làm nháp
Tính nhiều cách
1 học sinh làm bảng
Giáo viên chữa chung
Học sinh chữa bài
Rút ra chú ý SGK
Học sinh đọc chú ý (trang 45)
c. Luyện tập
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất
Học sinh nêu yêu cầu của bài
Giáo viên yêu cầu: 3 dãy bàn mỗi dãy làm làm 1 bài tập phần a, 1 bài tập phần b
3 học sinh làm bảng
Lớp làm nháp
Giáo viên nhận xét chữa bài
Vì sao cách làm trên lại thuận tiện nhất?
Khi kết hợp hai số như vậy tạo thành số tròn trăm.....thì bước tính tiếp theo nhanh hơn, dễ hơn
Em đã áp dụng tính chất nào của phép cộng để tính?
Tính chất giao hoán, kết hợp
Giáo viên chốt lại: khi tính giá trị biểu thức có nhiều phép cộng, ta áp dụng tính chất kết hợp để làm
Bài 2: 
Học sinh đọc và làm vào vở
Giáo viên chữa chung
1 học sinh chữa bảng
Hỏi học sinh nêu miệng cách làm khác để học sinh hiểu áp dụng tính chất kết hợp để làm
1 học sinh nhận xét
1 số học sinh nêu cách giải khác
Bài 3: 
Hoạt động nhóm
Giáo viên chia nhóm 4
Các nhóm làm phiếu bài tập
Giáo viên dán băng giấy học sinh làm xong chữa chung
2 nhóm làm băng giấy
Giáo viên hỏi học sinh giải thích bài làm của mình? Vì sao lại điển 5 vào biểu thức?
Dựa vào tính chất giao hoán, kết hợp
Giáo viên 
3. Củng cố dặn dò
Hỏi nội dung bài học
Tổng kết giờ học
Nhận xét giờ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tiet_35_tinh_chat_ket_hop_cua_phep_cong_b.doc