I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
– Nắm được cách thực hiện phép nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
– Vận dụng cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 trong các phép tính cụ thể và giải các bài toán có liên quan.
– Giáo dục học sinh thói quen suy nghĩ khoa học và ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
Phiếu học tập (Xem phụ lục);
Băng giấy (1) ghi câu: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng . . . của . . ., rồi . . . các kết quả với nhau.
Băng giấy (2) ghi đẳng thức còn thiếu: a (b + c) =
Các thẻ từ (2 bộ): số hạng – số bị trừ – số trừ – thừa số ; tổng – hiểu - tích; cộng trừ – nhân; các thẻ A, B để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Các thẻ từ (2 bộ): a, b, c (mỗi chữ cái gồm 2 thẻ), dấu các phép tính cộng (+), trừ ( –), nhân (), chia (:).
Phiếu bài tập ghi bài tập 4.
2. Trò:
Thẻ Đúng (Đ)/ Sai (S).
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN – LỚP BỐN GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 STT tiết: 61; Tuần: 13 MỤC TIÊU: Giúp học sinh: Nắm được cách thực hiện phép nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Vận dụng cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 trong các phép tính cụ thể và giải các bài toán có liên quan. Giáo dục học sinh thói quen suy nghĩ khoa học và ham thích học toán. CHUẨN BỊ: Thầy: Phiếu học tập (Xem phụ lục); Băng giấy (1) ghi câu: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng . . . của . . ., rồi . . . các kết quả với nhau. Băng giấy (2) ghi đẳng thức còn thiếu: a ´ (b + c) = Các thẻ từ (2 bộ): số hạng – số bị trừ – số trừ – thừa số ; tổng – hiểu - tích; cộng trừ – nhân; các thẻ A, B để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Các thẻ từ (2 bộ): a, b, c (mỗi chữ cái gồm 2 thẻ), dấu các phép tính cộng (+), trừ ( –), nhân (´), chia (:). Phiếu bài tập ghi bài tập 4. Trò: Thẻ Đúng (Đ)/ Sai (S). CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động 1: Khởi động Mục đích: Củng cố về phép nhân một số với một tổng Hình thức tổ chức: Trò chơi. Giới thiệu trò chơi thi đua: Tổ chức lớp thành 2 đội, mỗi đội có 10 học sinh tham gia trò chơi. Đính băng giấy (1) và (2), yêu cầu học sinh chọn thẻ từ thích hợp đính vào vị trí thích hợp câu. Từng học sinh nối tiếp nhau thực hiện; mỗi học sinh chỉ chọn và đính một thẻ vào băng giấy. Quan sát, theo dõi, giúp đỡ Nhận xét. Đính bảng phụ, yêu cầu học sinh thực hiện tìm kết quả như yêu cầu của bài tập: 72 ´ (10 + 1 ) 72 ´ 11 Nhận xét – đánh giá chung Lắng nghe và tình nguyện (hoặc theo chỉ định) tham gia rò chơi Lựa chọn các thẻ từ thích hợp để đính vào vị trí thích hợp. Học sinh nhận xét. 2 học sinh tham gia thực hiện, các học sinh còn lại quan sát, nhận xét. Học sinh nhận xét. 2 học sinh nhắc lại quy tắc và 2 học sinh nhắc lại công thức. 2 học sinh thực hiện Nhận xét và sửa chữa 2. Hoạt động 2: Giới thiệu cách nhân nhẩm với 11 Mục đích: Giới thiệu cách nhân nhẩm mội số có 2 chữ số với 11 ở 2 trường hợp (tổng của 2 chữ số bé hơn 10 và tổng của 2 chữ số lớn hơn hoặc bằng 10) Hình thức tổ chức: cá nhân (+ phiếu bài tập) Nêu bài toán dẫn dắt: Trong một hộp bi, người ta đếm được có 27 viên bi. Có 11 hộp bi như thế. Hỏi có tất cả bao nhiêu viên bi? Gợi ý để học sinh đưa ra phép tính, giáo viên ghi bảng phép tính và đặt vấn đề, rồi ghi tựa bài. a) Trường hợp tổng của 2 chữ số bé hơn 10: Lưu ý học sinh đây là trường hợp tổng của 2 chữ số bé hơn 10. Yêu cầu học sinh tự đặt tính và tính Hướng dẫn học sinh so sánh và thực hiện trên phiếu học tập. Đính bảng phụ và chữa bài. Kết luận b) Trường hợp tổng của 2 chữ số lớn hơn hoặc bằng 10: Tiến hành tương tự (Chú ý cần học sinh rút ra được cách làm) Đọc bài toán Lắng nghe và theo dõi trên SGK Trả lời từng câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên để hình thành phép tính. Thực hiện theo yêu cầu. Trình bày kết quả Thực hiện trên phiếu học tập. Nêu kết quả So sánh, nhận xét Lắng nghe và ghi nhớ 3. Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành Mục đích: Thực hành vận dụng tính nhẩm vào các phép tính cụ thể; giải được các bài toán có liên quan. Hình thức tổ chức: Bài 1: Cá nhân. Bài 2: Cá nhân (+V) Bài 3: Cá nhân (+V) Bài 4: Cá nhân (+Thẻ Đ/S) Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc câu lệnh của bài tập Yêu cầu học sinh nhẩm tính Nhận xét – đánh giá Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc câu lệnh của bài tập Lần lượt thực hiện từng câu trong bài tập. Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc tìm số chưa biết (xác định tên gọi của số chưa biết, nêu quy tắc) Theo dõi và hỗ trợ Nhận xét – đánh giá Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đầu bài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài. Yêu cầu học sinh làm trên vở Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bằng biểu điểm; sữa chữa bài (nếu sai). Nhận xét – đánh giá Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đầu bài Yêu cầu học sinh suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời ghi vào phiếu bài tập. Chữa bài bằng cách sử dụng thẻ Đ/S Đọc câu lệnh Thực hiện. 1 học sinh trình bày kết quả trên bảng lớp. Lắng nghe và trả lời theo câu hỏi. Nhận xét câu trả lời Đọc câu lệnh Trả lời câu hỏi. Nhận xét câu trả lời Học sinh làm bài trên vở. 1 học sinh chữa bài trên bảng lớp. Nhận xét Đọc đầu bài và theo dõi trên SGK 1 học sinh trình bày bài giải trên bảng phụ; các học sinh còn lại trình bày bài giải trên vở bài tập. Tự nhận xét – đánh giá Tự đánh giá theo biểu điểm và tự sửa chữa (nếu có) Đọc đầu bài và theo dõi trên SGK Lắng nghe và thực hiện Theo dõi và tự đánh giá. 4. Hoạt động 4: Củng cố Mục đích: Củng cố việc vận dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 Hình thức tổ chức: Trò chơi Trò chơi Thỏ ăn củ cải Mỗi củ cải có đính một phép tính nhân với 11. Sửa chữa và kết hợp lưu ý học sinh thực hiện theo từng bước. Nhận xét – đánh giá Học sinh chọn củ cải và trả lới kết quả của phép tính (có giải thích cách làm) Nhận xét 5. Hoạt động 5: Tổng kết – đánh giá Nhớ cách nhân nhẩm Tự thực hành trên các phép tính cụ thể Nhận xét tiết dạy. Lắng nghe và ghi nhớ Tự nhận xét về tinh thần học tập Lắng nghe và tự rút kinh nghiệm PHỤ LỤC Họ và tên: PHIẾU HỌC TẬP TRƯỜNG HỢP 1: TỔNG 2 CHỮ SỐ BÉ HƠN 10: Đặt tính rồi tính: 27 ´ 11 Điền từ thích hợp vào các ô trống: Dựa vào kết quả vừa tìm được ở câu 1, ta có cách nhân nhẩm như sau: _____ cộng _____ bằng _____ Viết _____ vào giữa hai chữ số của _____ , được Vậy 27 ´ 11 bằng ________ TRƯỜNG HỢP 2 : TỔNG 2 CHỮ SỐ LỚN HƠN HOẶC BẰNG 10: Đặt tính rồi tính: 48 ´ 11 Điền từ thích hợp vào các ô trống: Dựa vào kết quả vừa tìm được ở câu 3, ta có cách nhân nhẩm như sau: _____ cộng _____ bằng _____ Viết _____ vào giữa hai chữ số của _____ , được Thêm ______ vào _____ của _____, được _____ Vậy 48 ´ 11 bằng ________
Tài liệu đính kèm: