Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. Mục tiêu :

 1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.

 - Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

 2. Rèn kĩ năng nghe:

- Có khả năng tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.

 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.

 3. GD học sinh lòng nhân ái, biết quan tâm và chia sẻ với mọi người

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 1
Thø hai ngµy 16 th¸ng 8 n¨m 2010
Chµo cê
******************************
ThĨ dơc
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
( So¹n chi tiÕt )
*******************************
TËp ®äc
*******************************
Thø ba ngµy 17 th¸ng 8 n¨m 2010
LuyƯn tõ vµ c©u
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo cơ bản của tiếng là gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh.
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói chung.
- HS vận dụng bài học làm tốt bài tập.
II. Chuẩn bị: - Gv: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ của tiếng; Bộ chữ cái ghép tiếng.
- HS : Vở bài tập, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Ổn định: Chuyển tiết
2. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề.
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được cấu tạo các bộ phận của một tiếng, từ đó hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
HĐ1: Tìm hiểu bài.
a. Nhận xét:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn câu tục ngữ trong SGKõ.
- Yêu cầu 1: HS đếm số tiếng trong câu tục ngữ.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
 Yêu cầu 2: Đáønh vần tiếng bầu và ghi lại cách đánh vần đó.
- GV ghi kết quả của HS lên bảng bằng các màu phấn khác nhau.
- Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu.
H: Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?
- GV chốt lại: Tiếng do âm b, vần âu và thanh huyền tạo thành.
- Yêu cầu 4: Phân tích các tiếng còn lại và rút ra nhận xét.
- GV giao cho mỗi nhóm phân tích 1 tiếng.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét và sửa bài cho cả lớp
Tiếng
Aâm đầu
Vần
Thanh
ơi
ơi
ngang
thương
th
ương
ngang
lấy
l
ây
sắc
bí
b
i
sắc
cùng
c
ung
huyền
tuy
t
uy
ngang
rằng
r
ăng
huyền
khác
kh
ac
sắc
giống
gi
ông
sắc
nhưng
nh
ưng
ngang
chung
ch
ung
ngang
một
m
ôt
nặng
giàn
gi
an
huyền
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả phân tích.
H: Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
H: Những tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu? tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?
- Gọi một vài HS nêu nhận xét chung về cấu tạo của một tiếng.
b. Rút ra ghi nhớ.
Mỗi tiếng gồm có 3 bộ phận: Aâm đầu, vần và thanh. Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
HĐ2: luyện tập.
Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Chấm và sửa bài ở bảng theo đáp án gợi ý sau :
Tiếng
Aâm đầu
Vần
Thanh
nhiễu
nh
iêu
ngã
điều
đ
iêu
huyền
Phủ
ph
u
hỏi
lấy
l
ây
sắc
giá
gi
a
sắc
gương
g
ương
ngang
người
ng
ươi
huyền
trong
tr
ong
ngang
một
m
ôt
nặng
nước
n
ươc
sắc
phải
ph
ai
hỏi
thương
th
ương
ngang
nhau
nh
au
ngang
cùng
c
ung
huyền
Bài 2 :
- Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng sửa bài.
- Chấm và sửa bài cho cả lớp.
Đáp án: là chữ sao
4.Củng cố: - Gọi 1HS đọc lại ghi nhớ .
- Tuyên dương những em học tốt.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà học kỹ bài.
*******************************
ThĨ dơc
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu :
- Giúp HS :
+ Ôân tập về đọc, viết các số trong 100 000. Ôân tập viết tổng thành số. Ôân tập về chu vi của một hình.
+ Rèn kỹ năng đocï viết các số trong phạm vi 100 000
+ Có ý thức tự giác học tập
II. Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ.
 - HS : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Nề nếp lớp.
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.
3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
“ Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số nào? ( 100 000). Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000”.
HĐ1 : Ôân lại cách đọc số, viết số và các hàng.
- GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc và nêu rõ chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn là chữ số nào?
- Tương tự với các số: 83 001, 80 201, 80 001
- Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề.
(VD: 1 chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục;)
- Gọi một vài HS nêu : các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
HĐ2 : Thực hành làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó tự làm bài vào vở.
- Theo dõi HS làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. 
- Yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số “a” và các số trong dãy số “b”
H: Các số trên tia số được gọi là những số gì?
H: Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
H: Các số trong dãy số “b” là những số gì?
H: Hai số đứng liền nhau trong dãy số “b” hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Chữa bài trên bảng cho cả lớp.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài cho cả lớp.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.	
Đáp án:
63850 : sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi.
91 907: chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy.
16 212 : mười sáu nghìn hai trăm mười hai.
8 105 : tám nghìn một trăm linh năm.
70 008: bảy mươi nghìn không trăm linh tám.
 Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc bài mẫu “a”, 1 HS đọc bài mẫu “b”và nêu yêu cầu của bài.	
- Cho HS tự phân tích cách làm và làm bài vào vở.
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chữa bài, yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
Đáp án:
9171 = 9000 + 100 + 70 + 1
3082 = 3000 + 80 +2
7006 = 7000 +6
7000 + 300 + 50 +1 = 7351 
6000 + 200 + 30 = 6230
6000 + 200 + 3 = 6203
5000 + 2 = 5002 
Bài 4:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.
H: Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
- Cho HS nêu các hình ở bài tập 4.
- Gv gợi ý: vận dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông để tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa.
- Chữa bài cho cả lớp, yêu cầu sửa bài.
Đáp án:
Chu vi hình tứ giác ABCD:
6+4+3+4 = 17 ( cm)
Chu vi hình chữ nhật QMNP:
( 8+4) x 2 = 24 ( cm)
Chu vi hình vuông GHIK:
5 x 4 = 20 ( cm).
4.Củng cố : - Chấm bài, nhận xét.
- Gọi vài em nhắc lại cách tính chu vi HCN, HV. Hướng dẫn BT luyện thêm về nhà.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Về làm bài luyện thêm, chuẩn bị :”Tiếp theo”.
*******************************
KĨ chuyƯn
 SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. Mục tiêu :
 1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
 - Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
 2. Rèn kĩ năng nghe:
- Có khả năng tập trung nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.
 - Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
 3. GD học sinh lòng nhân ái, biết quan tâm và chia sẻ với mọi người
II. Chuẩn bị : - Gv : Tranh minh hoạ SGK.
	 - HS : Xem trước truyện.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổån định : Nề nếp.
2. Bài cũ: - Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề.
HĐ1 : Giáo viên kể chuyện.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện : “ Sự tích hồ Ba Bể”. Trong SGK và đọc thầm yêu cầu.
- GV kể chuyện 2 lần. 
- Lần 1 kể bằng lời kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong truyện như:
 + Cầu phúc: cầu xin được hưởng điều tốt lành.
 + Giao long: loài rắn lớn còn gọi là thuồng luồng.
 + Bà goá: người phụ nữ có chồng bị chết.
 + Làm việc thiện: làm điều tốt lành cho người khác.
 + Bâng quơ: không đâu vào đâu, không có cơ sở để tin tưởng.
- Lần 2 kể bằng tranh minh hoạ.
- Kể câu chuyện chốt ý từng đoạn.
1. Bà cụ ăn xin xuất hiện trong đêm lễ hội.
2. Bà cụ ăn xin được mẹ con bà goá đưa về nhà.
3. Chuyện xảy ra trong đêm lễ hội.
4. Sự hình thành hồ Ba Bể.
HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Yêu cầu HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
* Chú ý : Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của cô.
 + Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể chuyện theo nhóm:
Đoạn 1 : Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
Đoạn 2 : Ai cho bà cụ ăn và nghỉ ?
Đoạn 3 : Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội?
Đoạn 4 : Hồ Ba Bể hình thành như thế nào?
- Yêu cầu học sinh kể cả câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Yêu cầu HS kể chuyện nhóm 4 em theo tranh.
- Gọi HS xung phong thi kể toàn bộ câu chuyện.
 Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:
H. Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì ?
- GV tổng hợp các ý kiến, chốt ý: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái ( như mẹ con bà goá) , khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
- GV nhận xét , tuyên dương 
4. Củng cố:
- Gv liên hệ giáo dục HS: Biết quan tâm giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, những người già cả, neo đơn.
 - Khen ngợi thêm những HS chăm chú nghe kể chuyện và nêu nhận xét chính xác.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bị: “ Nàng tiên ốc”
*******************************
Thø t­ ngµy 18 th¸ng 8 n¨m 2010
MÜ thuËt
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n 
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 
I. Mục ... ủa tiếng trong một câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước.
 - Hiểu thế nào là 2 tiếng bắt vần với nhau trong thơ.
 - Các em vận dụng bài học làm tốt bài tập và trình bày sạch sẽ.
II.Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng và phần vần, bộ xếp chữ.
 - HS : Xem trước bài, VBT.
III.Các hoạt động dạy và học :
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2.Bài cũõ : - Gọi 2 HS lên bảng.
 Phân tích 3 bộ phận của tiếng trong câu :” Lá lành đùm lá rách” , dưới lớp làm vào nháp.
- 1 HS lên bảng nêu ghi nhớ
3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
HĐ1 : Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc nội dung BT1 và phần VD mẫu trong SGK.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 3 em hoàn thành BT1 theo mẫu. 1 nhóm làm trên bảng.
- GV qui định nhóm nào làm xong trước nộp lên bàn cô và ghi theo thứ tự, sau đó chấm điểm vào phiếu cho từng nhóm.
- GV tổng hợp xem nhóm nào làm đúng và nhanh nhất – Tuyên dương trước lớp.
- GV sửa bài trên bảng, yêu cầu nhóm làm sai sửa bài.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT2.
H: Câu tục ngữ trên viết theo thể thơ nào?
H: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong 2 câu tục ngữ trên?
Bài 3:- Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài, sau đó làm vào VBT.
GV thu chấm một số bài, nhận xét
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề và trả lời miệng.
 GV chốt ý: Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
Bài 5:	 - Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài và câu đố.
- Yêu cầu HS thi giải đúng, nhanh bằng cách viết ra giấy và nộp cho GV.
-Yêu cầu các nhóm trình bày lời giải đáp của nhóm mình.
-Tuyên dương nhóm giải đúng và nhanh.
Đáp án : 
	Dòng 1: chữ bút bớt đầu thành chữ út
 Dòng 2: đầu đuôi bỏ hết thành chữ ú (mập)
 Dòng 3,4: để nguyên là chữ bút.
4.Củng cố :
H: Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu VD.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5.Dặn dò : -Xem lại bài. Chuẩn bị bài tuần 2.	
 *******************************
 §Þa lÝ 
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:Sau bài học, HS biết:
 - Định nghiã đơn giản về bản đồ.
 + Một số yếu tố của bản đồ: Phương tiện, tỷ lệ, ký hiệu bản đồ...
 + Các kí hiêïu của một số đối tượng địa lý trên bản đồ.
 - Rèn kỹ năng đọc bản đồ, tìm các hiện tượng địa lý trên bản đồ.
 - GD HS ý thức học tập, quan sát.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số loại bản đồ: Thế giới, châu lục, VN.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định
2. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. bài mới: giới thiệu bài
*. Hoạt động 1: Làm viẹc cả lớp
- GV treo các loại bản đồ lên bảngtheo lãnh thổ từ lớn đến nhỏ.
- Gọi HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng
- GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ.
- GV nhận xét, bổ sung.
H: bản đồ thể hiện những gì? 
KL: bản đồ là hình vẽ thu nhỏ lại một khu vực hay toàn bộ trái đất theo tỷ lệ nhất định.
*. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân:
 - Cho HS quan sát hình 1,2 SGK .
H: Em hãy chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trong từng hình?
H: Ngày nay, muốn vẽ bản đo àchúng ta thường phải làm gì?
H: Tại sao cùng vẽ về VN mà bản đồ hình 3 lại nhỏ hơn bản đồ đại lý tự nhện VN treo tường?
- GV yêu các nhóm đọc SGK, quan sát trên bản đồ và thảo luận
H: Tên bản đồcho ta biết điều gì? 
H: Trên bản đồ, người ta quy định các hướng NTN?
H: Tỷ lệ bản đồ cho em bếit điều gì?
H: Bảng ký hiệu được dùng để làm gì?
 - Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
*Hoạt động 3: Thực hành vẽ một số ký hiệu bản đồ
-GV cho HS quan sát bảng chú giải ở hình 3và một số bản đồ khác.
- Cho HS làm việc theo cặp, một em vẽ, một em nói ký hiệu.
=> Bài học SGK
4. Củng cố, dặn dò
Nhấn mạnh nội dung bài học
Dặn: Học bài, chuẩn bị bài sau
Nhận xét giờ học
*******************************
Thø s¸u ngµy 20 th¸ng 8 n¨m 2010
 To¸n 
LUYỆN TẬP
I)Mục tiêu:
- Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
- Giáo dục học sinh tính vẩn thận, chính xác.
II)Đồ dùng dạy học :
-Bảng phụ 
III)Hoạt động dạy và học:.
1.Oån định: Hát
2.Bài cũ: ( 5 phút)
Bài 1: a) tính giá trị biểu thưc 250 + m với m=80; m=30
b) Tính giá trị biểu thức 873-n với n =10; n = o
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài - Ghi đề
* Hoạt Động 1:( 5 phút) Ôn lại cách tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
H: Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ?
* Hoạt Động 2: ( 20 phút ) Luyện tập thực hành 
Bài 1 :Tính giá trị của biểu thức theo mẫu.
- Yêu cầu HS làm trên phiếu.
Bài 2 :Tính giá trị biểu thức.
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 4 em lần lượt lênbảng sửa bài.
- Nhận xét và sửa 
*******************************
KÜ thuËt 
VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU.
I. Mục tiêu :
	- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản dùng để cắt, khâu, thêu.
	- Biết cách và thực hiện được thao tác sâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
	- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
II. Chuẩn bị : - Gv : một số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: (1số mẫu vải, kim, chỉ, kéo, khung thêu, ). 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ 	: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới	: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu.
a) Vải:
- GV yêu cầu HS đọc nội dung a (SGK) và quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của 1 số mẫu vải và nêu nhận xét về đặc điểm của vải.
- GV nhận xét, bổ sung các câu trả lời của HS và kết luận: 
- GV hướng dẫn HS chọn loại vải để khâu, thêu. Nên chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha. Không nên chọn vải lụa, xa tanh, ni lông vì những vải này mềm nhũn, khó cắt, khó khâu, thêu.
b) Chỉ:
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung b và trả lời câu hỏi theo hình 1 SGK.
- GV giới thiệu 1 số mẫu chỉ để minh hoạ đặc điểm chính của chỉ khâu, chỉ thêu
Lưu ý: Muốn có đường khâu, thêu đẹp phải chọn chỉ khâu có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của vải.
* GV kết luận:
HĐ 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo . GV hướng dẫn HS quan sát H2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải; So sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
 GV sử dụng 2 loại kéo để cho HS quan sát và bổ sung thêm về đặc điểm, hình dáng của 2 loại kéo.
 - Giới thiệu thêm: Kéo cắt chỉ tức là kéo bấm trong bộ dụng cụ khâu, thêu, may.
Lưu ý: Khi sử dụng, vít kéo cần vặn chặt vừa phải, nếu vặn quá chặt hoặc quá lỏng đều không cắt được vải.
- Yêu cầu HS quan sát H3 và nêu cách cầm kéo.
- GV chỉ định 1-2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải.
* GV chốt ý: 
HĐ 3 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét một số vật liệu và vật dụng khác.
- Yêu cầu HS quan sát H6 SGK. Nêu tên và nêu tác dụng những dụng cụ trong hình.
- GV nghe và chốt ý:
4.Củng cố : Gọi 1-2 HS đọc lại phần kiến thức trọng tâm của bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Xem lại bài, học bài ở nhà, chuẩn bị :” Tiết 2”.
*******************************
 TËp lµm v¨n 
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
I. Mục tiêu :
	- HS hiểu văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người hay co vật, đồ vật được nhân hoá.
 	 - Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
 - Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
II. Chuẩn bị : - GV : Ba, bốn tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của BT 1
	 - HS : Xem trước bài, VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổån định : Nề nếp.
2. Bài cũ: - Kiểm tra 
H: Bài văn kể chuyện khác các bài văn không phải là kể chuyện ở những điểm nào?
H: nêu ghi nhớ?
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề.
HĐ1 : Nhận xét qua bài tập và rút ra ghi nhớ.
Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc nội dung BT1.	
- Gọi 1 HS khác nói tân những truyện các em mới học .
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi rồi viết vào vở.
- Yêu cầu 1 HS làm trên bảng. 
- GV và lớp theo dõi. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại.
Bài tập 2:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
H: Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật: (Dế Mèn, mẹ con bà nông dân)
H: Nhân vật trong truyện là những ai?
H: Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên điều gì?
H: Dựa vào 2 bài tập trên, nêu ghi nhớ?
GV lắng nghe HS trình bày, tổng hợp các ý kiến và rút ra ghi nhớ.
HĐ2 : Luyện tâp.
Bài tập 1:
- Gọi 1HS đọc đề và nêu yêu cầu của BT1.
- Yêu cầu từng cặp HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK.
- Gọi HS xung phong nêu ý kiến.
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét
Bài tập 2:
-Gọi 1 em đọc yêu cầu BT2.
-Cho HS thảo luận theo nhóm đôiđể kể tiếp câu chuyện theo 2 hướng
Yêu cầu từng nhóm kể .
 - Gọi 1 số em kể trước lớp.
GV và cả lớp nghe và nhận xét xem ai kể đúng yêu cầu của đề, giọng kể hay,
 4. Củng cố:	- 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài 2 vào VBT. Chuẩn bị:”Kể lại hành động của nhân vật”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_1_tuan_1_nam_hoc_2010_2011_ban_hay_chuan.doc