I/.Mục đích yêu cầu :
1/ Kiến thức : HS củng cố :
- Thực hiện các phép tính về phân ,tìm phân số của một số
-Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích của hình bình hành.
-Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
2/ Kĩ năng : rèn kĩ năng làm bài tập chính xác
3/ Thái độ : Yêu thích học toán –tự giác làm bài
II/.Chuẩn bị : GV : Bảng phụ- phiếu bài tập 4
HS : vở BT- nháp
III/.Hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Ổn định:
2.KTBC:-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau :
Chị hơn em 8 tuổi . Tuổi em bằng 3/5 tuổi chị . tính tuổi của mỗi người.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:Giới thiệu bài: luyện tập chung
Ngày soạn : 4/04/2010 Ngày dạy : 05/04/2010 TUẦN : 30 MÔN :Toán TIẾT : 146 BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG I/.Mục đích yêu cầu : 1/ Kiến thức : HS củng cố : - Thực hiện các phép tính về phân ,tìm phân số của một số -Biết tìm phân số của một số vàø tính được diện tích của hình bình hành. -Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. 2/ Kĩ năng : rèn kĩ năng làm bài tập chính xác 3/ Thái độ : Yêu thích học toán –tự giác làm bài II/.Chuẩn bị : GV : Bảng phụ- phiếu bài tập 4 HS : vở BT- nháp III/.Hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Ổn định: 2.KTBC:-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau : Chị hơn em 8 tuổi . Tuổi em bằng 3/5 tuổi chị . tính tuổi của mỗi người. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới:Giới thiệu bài: luyện tập chung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú Bài 1 -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài trên bảng lớp sau đó hỏi HS về: +Cách thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia phân số. +Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có phân số. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -Yêu cầu HS đọc đề bài. -Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ? -Yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài, có thể hỏi thêm HS về cách tính giá trị phân số của một số. Bài 3 -Yêu cầu HS đọc đề toán +Bài toán thuộc dạng toán gì ? +Nêu các bước giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. -Yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài và cho điểm HS. * Bài 4 -GV tiến hành tương tự như bài tập 3. - GV thu 5 phiếu làm nhanh chấm *Bài 5 -Yêu cầu HS tự làm bài. ( làm theo nhóm tổ ) - Gọi các nhóm trình bày -GV chữa bài và cho điểm HS. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con -HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV, sau đó trả lời câu hỏi -1 HS đọc trước lớp -1 HS trả lời trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. Bài giải Chiều cao của hình bình hành là: 18 Í = 10 (cm) Diện tích của hình bình hành là: 18 Í 10 = 180 (cm2) Đáp số: 180 cm2 -1 HS đọc trước lớp +Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán. -Bước 2: Tìm giá trị của một phần bằng nhau. -Bước 3: Tìm các số. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 2 + 5 = 7 (phần) Số ô tô có trong gian hàng là: 63 : 7 Í 5 = 45 (ô tô) Đáp số: 45 ô tô -HS trả lời câu hỏi của GV - HS làm vào phiếu Đáp số: 10 tuổi -HS thảo luận làm bài -HS trình bày 4.Củng cố: -Nêu nội dung luyện tập -GV nhận xét tiết học 5.Dặn dò:ø HS về nhà xem lại bài- chuẩn bị bài sau : Tỉ lệ bản đồ * Điều chỉnh bổ sung : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : 5/04/2010 Ngày dạy : 06/04/2010 TUẦN : 30 MÔN :Toán TIẾT : 147 BÀI : TỈ LỆ BẢN ĐỒ I/.Mục đích yêu cầu : 1/ Kiến thức : Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì 2/ Kĩ năng : làm BT thành thạo 3/ Thái độ : Yêu thích học toán –tự giác làm bài II/.Chuẩn bị : *GV : -Bảng phụ -Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố. *HS : vở BT- nháp III/.Hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Ổn định: 3-KTBC: Gọi 1Hs làm bài Mẹ hơn con 24 tuổi . tuổi mẹ bằng 5/3 tuổi con. Tính tuổi mỗi người. GV nhận xét – ghi điểm 2.Bài mới: Giới thiệu bài tỉ lệ bản đồ Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú a).Giới thiệu: tỉ lệ bản đồ -GV treo bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ một số tỉnh, thành phố và yêu cầu HS tìm, đọc -Kết luận: Các tỉ lệ 1 : 10000000 ; 1 : 500000 ; ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ. -Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần. Độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài 10000000 cm hay 100 km trên thực tế. -Tỉ lệ bản đồ 1 : 10000000 có thể viết dưới dạng phân số , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m, ) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng b).Thực hành Bài 1 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán. +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500, độ dài 1 mm ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5000, độ dài 1 cm ứng với độ dài thật trên là bao nhiêu +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 10000, độ dài 1 m ứng với độ dài thật là bao nhiêu ? Bài 2 -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 1 : 300 1 : 10000 1 : 500 Độ dài thu nhỏ 1cm 1 dm 1 mm 1 m Độ dài thật 100 cm 300dm 10000 mm 500 m *Bài 3 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. -Gọi HS nêu bài làm của mình, đồng thời yêu cầu HS giải thích cho từng ý vì sao đúng (hoặc sai) ? -GV nhận xét và cho điểm HS. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, -HS tìm và đọc tỉ lệ bản đồ. -HS nghe giảng. -1 HS đọc trước lớp +Là 1000 mm. +Là 1000 cm. +Là 1000 m. +Là 500 mm. +Là 5000 cm. +Là 10000 m. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở -Theo dõi bài chữa của GV. -1 HS đọc đề- nêu yêu cầu -4 HS lần lượt trả lời trước lớp: a).10000 m – Sai vì khác tên đơn vị, độ dài thu nhỏ trong bài toán có đơn vị là đề – xi – mét. b).10000 dm – Đúng vì 1 dm trênbản đồ ứng với 10000 dm trong thực tế. c)10000 cm – Sai vì khác tên đơn vị. d). 1 km – Đúng vì 10000dm=1000m = 1km 4.Củng cố: -GV nhận xét tiết học- GDTT 5.-Dặn dò: HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau : ứng dụng tỉ lệ bản đồ * Điều chỉnh bổ sung : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : 6/04/2010 Ngày dạy : 07/04/2010 TUẦN : 30 MÔN :Toán TIẾT : 148 BÀI : ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ I/.Mục đích yêu cầu : 1/ Kiến thức : - Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ 2/ Kĩ năng : -Biết cách tính độ dài thật trên mặt đất từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ. 3/ Thái độ : Yêu thích học toán –tự giác làm bài II/.Chuẩn bị :*GV : Bảng phụ - phiếu bài 1 -Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ sẵn trên giấy khổ to. *HS : vở BT- nháp III/.Hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập +Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000, độ dài thu nhỏ là 1 cm,1dm thì độ dài thật là bao nhiêu ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới:Giới thiệu bài: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú a).Giới thiệu bài toán 1 -GV treo bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi và nêu bài toán SGK -Hướng dẫn giải: +Trên bản đồ, độ rộng của cổng trường thu nhỏ là xăng-tỉ lệ-mét ? +Bản đồ Trường mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào ? +1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét ? +2 cm trên bản đồ ứng với độâ dài thật là bao nhiêu xăng-ti-mét ? -Yêu cầu HS trình bày lời giải của bài toán. b).Giới thiệu bài toán 2 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán 2 trongSGK. +Độ dài thu nhỏ trên bản đồ của quãng đường Hà Nội – Hải Phòng dài bao nhiêu mi-li-mét ? +Bản đồ được vẽ với tỉ lệ nào ? +1 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mi-li-mét ? +102 mm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu mi-li-mét ? -Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán. c).Thực hành Bài 1 -Yêu cầu HS đọc đề bài toán. -Yêu cầu HS đọc cột thứ nhất, sau đó hỏi: +Hãy đọc tỉ lệ bản đồ. +Độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu ? +Vậy độ dài thật là bao nhiêu ? +Vậy điền mấy vào ô trống thứ nhất ? -Yêu cầu HS làm tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó gọi 1 HS chữa bài trước lớp. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - Gv nhận xét -chấm điểm *Bài 3 -Tiến hành tương tự như bài tập 2. -Nghe GV nêu bài toán và tự nêu lại. +Là 2 cm. +Tỉ lệ 1 : 300. +Là 300 cm. +Với 2 Í 300 = 600 (cm) -HS trình bày như SGK.(vào bảng con) -1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc trong SGK. +Dài 102 mm. +Tỉ lệ 1 : 1000000. +Là 1000000 mm. +Là 102 Í 1000000 = 102000000 (mm) -HS trình bày như SGK.( Vào bảng con) -1HS đọc đề bài trong SGK. - HS nhận phiếu và đọc +Tỉ lệ 1 : 500000. +Là 2 cm. +Là: 2 cm Í 500000 = 1000000 cm. +Điền 1000000 cm. -HS cả lớp làm bài, sau đó theo dõi bài chữa của bạn. -1 HS đọc đề bài trước lớp. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp . Bài giải Chiều dài thật của phòng học đó là: 4 Í 200 = 800 (cm) 800 cm = 8 m Đáp số: 8 m - HS nhận xét bài bạn -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở Đáp số: 675 km 4.Củng cố: -GV nhận xét tiết học.GDTT 5.-Dặn dò:HS về nhà xem chuẩn bị bài sau * Điều chỉnh bổ sung : -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : 7/04/2010 Ngày dạy : 08/04/2010 TUẦN : 30 MÔN :Toán TIẾT : 149 BÀI : ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ ( TIẾP THEO ) I/.Mục đích yêu cầu : 1/ Kiến thức : - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ 2/ Kĩ năng : Biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ dựa vào độ dài thật và tỉ lệ bản đồ 3/ Thái độ : Yêu thích học toán –tự giác làm bài II/.Chuẩn bị : GV : Bảng phụ - phiếu bài 1 HS : vở BT- nháp III/.Hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm bài tập 3 của tiết 148. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: Giới thiệu bài:ứng dụng tỉ lệ bản đồ(tt) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú a).Hướng dẫn giải bài toán : Bài toán 1 -Yêu cầu HS đọc bài toán 1. +Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên sân trường dài bao nhiêu mét ? +Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào ? +Bài yêu cầu em tính gì ? +Làm thế nào để tính được ? +Khi thực hiện lấy độ dài thật giữa hai điểm A và B chia cho 500 .Khoảng cách A và B trên bản đồ được yêu cầu tính theo đơn vị nào ? -Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán. -GV nhận xét bài làm của HS trên bảng. Bài toán 2 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán 2 trước lớp. +Bài toán cho em biết những gì ? +Bài toán hỏi gì ? -Yêu cầu HS làm bài -GV nhận xét bài làm của HS. b). Luyện tập – Thực hành Bài 1 -Yêu cầu HS đọc đề bài toán. +Hãy đọc tỉ lệ bản đồ. +Độ dài thật là bao nhiêu ki-lô-mét ? +Vậy độ dài thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu xăng-tỉ lệ-mét ? +Vậy điền mấy vào ô trống ở cột thứ nhất -Yêu cầu HS làm tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó gọi 1 HS chữa bài trước lớp. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -Gọi 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. * Bài 3 -Gọi HS đọc đề bài toán. +Bài toán cho biết những gì ? +Bài hỏi gì ? -Yêu cầu HS làm bài. -Nhận xét bài làm của HS trên bảng -1 HS đọc thành tiếng-Trả lời câu hỏi: +Là 20 m. +Tỉ lệ 1 : 500. +Tính khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ. +Lấy độ dài thật chia cho 500. +Đổi đơn vị đo ra xăng-tỉ lệ-mét vì đề bài yêu cầu tính khoảng cách hai điểm A và B trên bản đồ theo xăng-ti-mét. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp Bài giải 20 m = 2000 cm Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ là: 2000 : 500 = 4 (cm) Đáp số: 4 cm -1 HS đọc trước lớp + Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây dài 41 km,tỉ lệ bản đồlà1:1000000. +Quãng đường Hà Nội – Sơn Tây thu nhỏ trên bản đồ dài bao nhiêu mm -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. Đáp số: 41 mm -1HS đọc đề bài trong phiếu- trả lời +Tỉ lệ 1 : 10000. +Là 5 km. 5 km = 500000 cm. +Là: 500000 : 10000 = 50 (cm) +Điền 50 cm. -HS cả lớp làm bài vào nháp , sau đó theo dõi bài chữa của bạn. -1 HS đọc đề bài trước lớp. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu. Bài giải 12 km = 1200000 cm Quãng đường từ A đến B trên bản đồ : 1200000 : 100000 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm -1 HS đọc trước lớp +CD: 15 m và CR :10 m. Tỉ lệ bản đồ là 1 : 500 +Độ dài của mỗi cạnh hình chữ nhật thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu cm -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 4..Củng cố: -GV nhận xét tiết học 5.Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị các dụng cụ để tiết sau * Điều chỉnh bổ sung : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn : 8/04/2010 Ngày dạy : 09/04/2010 TUẦN : 30 MÔN :Toán TIẾT : 150 BÀI : THỰC HÀNH I/.Mục đích yêu cầu : 1/ Kiến thức : -Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế và tập ước lượng. 2/ Kĩ năng :Thực hành đo độ dài và ước lượng đoạn thẳng trong thực tế 3/ Thái độ : Yêu thích học toán –tự giác làm bài II/.Chuẩn bị : GV : -GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một phiếu ghi kết quả thực hành như sau Phiếu thực hành Nhóm: Ghi kết quả thực hành vào ô trống trên bảng: 1. Lần đo Chiều dài bảng của lớp học Chiều rộng phòng học Chiều dài phòng học 1 2 3 2. Dùng cọc tiêu chọn 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất. Họ tên Ước lượng độ dài 10 bước chân Độ dài thật của 10 bước chân -HS chuẩn bị theo nhóm 4, mỗi nhóm: một thước dây cuộn, một số cộc mốc, một số cọc tiêu. HS : vở BT- nháp III/.Hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Ổn định: 2.KTBC: -Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành của các nhóm 3.Bài mới:Giới thiệu bài:thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi chú a).Hướng dẫn thực hành tại lớp * Đo đoạn thẳng trên mặt đất -Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi. -Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B. -Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B ? -Kết luận cách đo đúng như SGK -GV và 1 HS thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm. * Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK +GV nêu cách gióng các cọc tiêu như sau: Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác định. Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu: -Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng. -Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng. b). Thực hành ngoài lớp học -Phát cho mỗi nhóm một phiếu thực hành -Nêu các yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu thực hành theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu. -Báo cáo kết quả thực hành -Cho HS vào lớp, thu phiếu của các nhóm và nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm. -HS tiếp nhận vấn đề. -Phát biểu ý kiến trước lớp. -Nghe giảng. -Quan sát hình minh hoạ trong SGK và nghe giảng. -HS nhận phiếu.thực hành đo bằng thước dây, bước chân -Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS. -HS báo cáo kết quả 4.Củng cố: -GV nhận xét thực hành. GDTT 5.-Dặn dò:HS về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành sau. * Điều chỉnh bổ sung : --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: