I) Mục tiêu:
- Củng cố về số ngày trong các tháng của năm. Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
- Có kỹ năng nhận biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học và bài toán tìm một phần mấy của một số.
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
II) Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK, nội dung bài tập 1 lên bảng phụ
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III) Phương pháp:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
Tuần 5: Ngày soạn: 29/ 9/ 2006 Ngày giảng: 2 2006 Tiết 21 : Luyện tập. I) Mục tiêu: - Củng cố về số ngày trong các tháng của năm. Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày. - Có kỹ năng nhận biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học và bài toán tìm một phần mấy của một số. - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập. Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK, nội dung bài tập 1 lên bảng phụ - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức : Cho hát, nhắc nhở học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 7 thế kỷ = năm 1/5 thế kỷ = năm 20 thế kỷ = năm 1/4 thế kỷ = năm GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi bảng. b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Cho HS đọc đề bài sau đó tự làm bài. a. Kể tên những tháng có : 30 ngày, 31 ngày, 28 ngày ( hoặc 29 ngày) ? b. Năm nhuận có bao nhiêu ngày ? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày ? GV nhận xét chung. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài: - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. Bài 3: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỷ nào? + Lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chứ vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh vào năm nào? Năm đó thuộc thế kỷ nào? - GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở. Bài 4: Yêu cầu HS đọc đầu bài , sau đó làm bài vào vở. GV hướng dẫn HS cách đổi và làm bài. 1/4 phút bằng bao nhiêu giây ? con đổi như thế nào ? - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS Bài 5: Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ GV nhận xét chungvà chữa bài. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Tìm số trung bình cộng” Chuẩn bị đồ dùng, sách vở 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. 7 thế kỷ = 700 năm 1/5 thế kỷ = 20 năm 20 thế kỷ = 2 000 năm 1/4 thế kỷ = 25 năm HS ghi đầu bài vào vở HS đọc đề bài và làm bài vào vở. a. Các tháng có 31 ngày là: tháng 1,3,5,7,8,10,12 - Các tháng có 28 hoặc 29 ngày là : tháng 2 - Các tháng có 30 ngày là : tháng 4,6,9,11 b. Năm nhuận có 365 ngày, năm không nhuận có 366 ngày - HS chữa bài vào vở. - HS nối tiếp lên bảng làm bài: 3 ngày = 72 giờ 1/3 ngày = 8 giờ 8 phút = 480 giây 1/4 giờ = 15 phút 3 giờ 10 phút = 190 phút 4 phút 20 giây = 260 giây - HS nhận xét bài làm của các bạn, chữa bài. - HS trả lời câu hỏi: + Năm đó thuộc thế kỷ thứ XVIII. + Nguyễn Trãi sinh vào năm : 1980 – 600 = 1 380. Năm đó thuộc thế kỷ thứ XIV. - HS nhận xét, chữa bài. 1 Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm. - 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở. - Lấy 60 chia cho 4. Bài giải: Đổi : 1/4 phút = 15 giây 1/5 phút = 12 giây Ta có 12 giây < 15 giâg Vậy Bình chạy nhanh hơn và chạy nhanh hơn là : 15 – 12 = 3 ( giây ) Đáp số : 3 giây HS chữa bài vào vở - HS quan sát đồng hồ và trả lời. + Đồng hồ chỉ 9 giờ kém 20 phút hay 8 giờ 40 phút. + 5 kg 8 g = 5 008 g - HS chữa bài. - Lắng nghe - Ghi nhớ Ngày soạn: 30/9/2006 Ngày giảng: 3 2006 Tiết 22 : Tìm số trung bình cộng. I) Mục tiêu: - Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số. - Thành thạo và biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK, vẽ hình bài tập 4 lên bảng phụ - HS : Sách vở, đồ dùng môn học. Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức : Cho hát, nhắc nhở học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm: 1 giờ 24 phút.84 phút 4 giây 3 ngày.70 giờ 56 phút GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi bảng. b. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng: Bài toán 1: Cho HS đọc đề bài sau đó GV hướng dẫn HS cách giải bài toán. Gv hướng dẫn HS tóm tắt: GV nêu nhận xét : Ta gọi 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4. Ta nói : Can thứ nhất có 6 lít, can thứ hai có 4 lít, trung bình mỗi can có 5 lít. Bài toán 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự trả lời các câu hỏi: + Bài toán cho biết những gì? + Bài toán hỏi gì ? GV hướng dẫn HS cách giải bài toán: Tóm tắt: + Số nào là số trung bình cộng của ba số 25, 27,32 ? Ta viết : (25 + 27 + 32) : 3 = 28 Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tống của các số đó ròi chia tổng đó cho các số hạng. c. Thực hành, luyện tập : Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự làm bài. Tìm số trung bình cộng của các số sau: a. 42 và 52 36; 42 và 57 c. 34; 43; 52và 39 d. 20; 35; 37; 65và 73 - GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đầu bài , sau đó làm bài vào vở. - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài: + Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9? + Vậy TB cộng của các số đó là bao nhiêu? GV nhận xét chung. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về học bài , làm bài tập - Chuẩn bị đồ dùng, sách vở 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. 1 giờ 24 phút < 84 phút 4 giây 3 ngày > 70 giờ 56 phút - HS ghi đầu bài vào vở - HS đọc đề bài và làm bài vào nháp. - 1 Học sinh lên bảng làm bài. Bài giải: Tổng số lít dầu của hai can là: 6 + 4 = 10 ( lít ) Số lít dầu rót vào mỗi can là: 10 : 2 = 5 ( lít ) Đáp số : 5 lít dầu + HS theo dõi và nhắc lại. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết số HS của 3 lớp lần lượt là 25,27 và 32 HS. + Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu HS. - HS làm bài theo nhóm Bài giải: Tổng số học sinh của cả ba lớp là: 25 + 27 + 32 = 84 (học sinh) Trung bình mỗi lớp có số học sinh là: 84 : 3 = 28 ( học sinh ) Đáp số: 28 học sinh - Số 28 là số trung bình cộng của ba số: 25 , 27, 32. - HS nhắc lại quy tắc. - HS đọc yêu cầu của bài rồi tự làm bài : a. Trung bình cộng của 42 và 52 là: ( 42 + 52 ) : 2 = 47 b. Trung bình cộng của 36; 42 và 57 là: ( 36 + 42 + 57 ) : 3 = 45 c. Trung bình cộng của 34; 43; 52 và 39 là: ( 34 + 43 + 52 + 39 ) : 4 = 42 d. Trung bình cộng của 20;35;37;65 và 73 là: ( 20 + 35 + 37 + 65 + 73 ) : 5 = 46 - HS chữa bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. Bài giải: Bốn bạn cân nặng số ki – lô - gam là: 36 + 38 + 40 + 43= 148 ( kg) Trung bình mỗi bạn cân nặng là: 148 : 4 = 37 ( kg ) Đáp số: 37 kg - HS đọc yêu cầu và làm bài + Các số tự nhiên từ 1 đến 9 là : 1;2;3;4;5;6;7;8;9. Vậy Trung bình cộng của các số đó là: ( 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 ) : 9 = 5 - Lắng nghe Ngày soạn:2/10/2006 Ngày giảng: 4 2006 Tiết 23 : Luyện tập. I) Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng. - Thành thạo khi giải bài toán về tìm số trung bình cộng của nhiều số. - Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn II) Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK - HS : Sách vở, đồ dùng môn học III) Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành IV) các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định tổ chức : Cho hát, nhắc nhở học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : - Muốn tìm số TB cộng của nhiều số ta làm như thế nào? 3.Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài – Ghi bảng. b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Cho HS nêu y/c của bài sau đó tự làm vào vở Gọi 2 HS đọc kết quả GV nhận xét đánh giá Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự trả lời các câu hỏi: + Bài toán cho biết những gì? + Bài toán hỏi gì ? GV hướng dẫn HS cách giải bài toán: Gv chữa bài bổ sung, nhận xét cho điểm Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự làm bài. Chúng ta phải tính TB số đo chiều cao của mấy bạn? Nhận xét, cho điểm Bài 4 : + Có mấy loại ô tô ? + Mỗi loại có mấy ô tô ? Tương tự Gv gợi ý Hs làm bài vào vở. Bài 5: -Muốn tìm số còn lại chúng ta phải biết được gì ? Có tính được tổng của hai số không ? Tính bằng cách nào ? - Nhận xét chữa bài - Cho HS tự làm phần b) 4 . Tổng kết, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài trong vở BT Chuẩn bị bài sau : “Biểu đồ” Chuẩn bị đồ dùng, sách vở - HS ghi đầu bài vào vở - HS tự làm bài vào vở, đổi chéo vở KT a) ( 96 + 121 + 143 ) : 3 = 120 b) (35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27 HS đọc đề bài và làm bài vào nháp. 1 HS lên bảng làm bài Bài giải: Số dân tăng thêm của cả 3 năm là: 96 + 82 + 71 = 249( người ) Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là: 249 : 3 = 83 ( người ) Đáp số : 83 người HS đọc đề bài. 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở Bài giải Tổng số đo chiều cao của cả 5 bạn là: 138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670 ( cm) Trung bình số đo chiều cao của 5 bạn là : 670 : 5 = 134 ( cm ) Đáp số: 134 cm - HS đọc đề bài. - Có 2 loại ô tô, loại chở được 36 tạ thực phẩm và loại chở được 45 tạ thực phẩm. - Có 5 chiếc ô tô chở 36 tạ và có 4 chiếc ô tô chở 45 tạ. - HS làm bài vào vở, đổi chéo vở để KT. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải Số thực phẩm 5 xe đầu chở được là: 36 x 5 = 180 (tạ ) Số thực phẩm 4 xe sau chở được là: 45 x 4 = 180 (tạ ) Trung bình mỗi xe ô tô chở được là : (180 + 180) : ( 5 +4 ) = 40 ( tạ ) Đáp số : 40 tạ HS đọc phần a. Phải tính tổng của 2 số, sau đó lâý tổng trừ đi số đã biết. Lấy số TB cộng của hai số còn lại nhân với 2 ta được tổng của hai số . 1 HS lên bảng làm bài. a) Tổng của hai số là : 9 x 2 = 18 Số cần tìm là : 18 – 12 = 6 - 1 HS lên bảng làm bài b) Tổng của hai số là : 28 x 2 = 56 Số cần tìm là : 56 – 30 = 26 - Lắng nghe - Ghi nhớ __________________________________ Ngày soạn: 2 – 10 - 2006 ngày giảng : 5 2006 Tiết 24 : Biểu đồ. I) Mục tiêu: Giúp học sinh - Bước đầu nhận biết về biểu đồ trạnh. - Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh. - Bước đầu xử lí liệu trên biểu đồ tranh. II) Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK - HS : Sách vở, đồ dùng môn học - Hình vẽ biểu đồ như SGK III) Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành IV) các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. ổn định tổ chức Hát, KT sĩ số B. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng C bị cho tiết học C. Dạy học bài mới : a) Giới thiệu – ghi đầu bài : b) Tìm hiểu biểu đồ : các con của năm gia đình - GV treo biểu đồ : Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình. +Biểu đồ có mấy cột ? +Cột bên trái cho biết gì ? +Cột bên phải cho biết những gì ? +Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào ? +Nêu những điều em biết về các con của năm gia đình thông qua biểu đồ ? +Những Gia đình nào có 1 con gái ? Có 1 con trai ? c) Luyện tập, thực hành : Bài 1 : + Biểu đồ biểu diễn nội dung gì ? + Khối bốn có mấy lớp, đọc tên các lớp đó ? + Cả 3 lớp tham gia mấy môn thể thao ? Là những môn nào ? + Môn bơi có mấy lớp tham gia ? Là những lớp nào ? + Môn nào có ít lớp tham gia nhất ? + Hai lớp 4B và 4C tham gia tất cả mấy môn ? Trong đó họ cùng tham gia những môn nào ? Bài 2 : - Hướng dẫn học sinh yếu quan sát kỹ để làm bài . - GV đi từng bàn giúp đỡ học sinh nào còn lúng túng. Nhận xét chữa bài. Gv đánh giá ghi điểm C. Củng cố - dặn dò : - Nhân xét tiết học, HS về nhà làm bài tập trong vở BTT và chuẩn bị bài sau. Hát tập thể HS ghi đầu bài vào vở - HS quan sát biểu đồ. - HS quan sát và trả lời các câu hỏi : - Biểu đồ có 2 cột. - Cột bên trái nêu tên của các gia đình. - Cột bên phải cho biết số con. Mỗi con của từng gia đình là trai hay gái. - Các gia đình : cô Mai, cô Đào, cô Lan, cô Hồng và cô Cúc. - Gia đình cô Mai có 2 con gái. - Gia đình cô Lan có 1 con trai. - Gia đình cô Hồng có1 con trai và 1 con gái. - Gia đình cô Đào có 1 con gái. - Gia đình cô Cúc có 2 con trai. - Có 1 con gái là gia đình cô Hồng và cô Đào. Có 1 con trai là gia đình cô Lan và cô Hồng. - HS quan sát biểu đồ rồi tự làm bài. - Biểu đồ biểu diễn các môn thể thao khối lớp bốn tham gia. - Khối lớp có 3 lớp là :4A , 4B, 4C . - 4 môn thể thao là bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu. - Có 2 lớp tham gia là 4A và 4 B. -Môn cờ vua chỉ có lớp 4A tham gia . - Tham gia tất cả các môn. Trong đó họ cùng tham gia môn đá cầu. - HS đọc đề bài, tự làm vào vở - 3 HS lên bảng mỗi H/s làm 1 ý Bài giải a) Số tấn thóc gia đình bác Hà thu hoạch được trong năm 2002 là : 10 x 5 = 50 (tạ) ; 50 tạ = 5 tấn b) Số tạ thó năm 2000 gia đình bác Hà thu được là : 10 x 4 = 40 ( tạ ) Năm 2002 giia đình bác Hà thu được nhiều hơn năm 2000 là : 50 – 40 = 10 (tạ) c) Số tạ thóc năm 2001 gia đình bác Hà thu được là : 10 x 3 = 30 ( tạ ) Số tấn thóc cả 3 năm gia đình bác Hà thu được là : 40 + 30 + 50 = 120 ( tạ ) 12 0tạ = 12 tấn + Năm thu hoach được nhiều thóc nhất là năm 2002, năm thu hoạch được ít thóc nhất là năm 2001. - HS tự đánh giá - HS lắng nghe Ngày soạn: 3 – 10 - 2006 ngày giảng : 6 2006 Tiết 25 : Biểu đồ. ( tiếp theo ) I) Mục tiêu: Giúp học sinh -Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột. -Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột. -Bước đầu xử lí liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản. II) Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK - HS : Sách vở, đồ dùng môn học - Hình vẽ biểu đồ như SGK III) Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành IV) các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. ổn định tổ chức Hát, KT sĩ số B. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra đồ dùng C bị cho tiết học C. Dạy học bài mới : a) Giới thiệu – ghi đầu bài : b) Giới thiệu biểu đồ hình cột : Số chuột của 4 thôn đã diệt - GV treo biểu đồ : Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột của 4 thôn đã diệt. + Biểu đồ có mấy cột ? + Dưới chân của các cột ghi gì ? + Trục bên trái của biểu đồ ghi gì ? + Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ? - Hưỡng dẫn HS đọc biểu đồ : + Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào ? + Chỉ trên biểu đồ cột biểu diễn số chuột đã diệt được của từng thôn. + Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất ? thôn nào diệt được ít chuột nhất ? + Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột ? +Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột ? Đó là những thôn nào ? Luyện tập, thực hành : Bài 1 : + Biểu đồ này là BĐ hình gì ? BĐ biểu diễn về cái gì ? + Có những lớp nào tham gia trồng cây ? + Hãy nêu số cây trồng được của mỗi lớp ? + Có mấy lớp trồng trên 30 cây ? Là những lớp nào ? + Lớp nào trồng được nhiều cây nhất ? + Lớp nào trồng được ít cây nhất ? Bài 2 : Gọi HS nêu Y/ c của bài Tương tự H/ dẫn H/s làm tiếp phần b) - GV quan sát giúp đỡ H/ s làm bài. - Nhận xét chữa bài. D. Củng cố - dặn dò : - Nhân xét tiết học, HS về nhà làm bài tập trong vở BTT và C/B bài sau. Hát tập thể HS ghi đầu bài vào vở - HS quan sát biểu đồ. - HS quan sát và trả lời các câu hỏi : - Biểu đồ có 4 cột. - Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn. - Trục bên trái của biểu đồ ghi số con chuột đã diệt. - Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó - Của 4 thôn : Đông, Đoài, Trung, Thượng. -2 HS lên chỉ và nêu : + Thôn Đông diệt được 2000 con chuột. + Thôn Đoài diệt được 2200 con chuột. + Thôn Trung diệt được 1600 con chuột. + Thôn Thượng diệt được 2750 con chuột. - Nhiều nhất là thôn Thượng, ít nhất là thôn Trung. - Cả 4 thôn diệt được : 2000 + 2200 + 1600 + 2750 =8550(con) - Có 2 thôn là thôn Đoài và thôn Thượng -HS quan sát biểu đồ -Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp bốn và lớp năm đã trồng. - Lớp 4A , 4B, 5A, 5B, 5C - Lớp 4A : 45 cây Lớp 4B : 28 cây Lớp 5A : 45 cây Lớp 5B : 40 cây Lớp 5C : 23 cây - Có 3 lớp trồng được trên 30 cây. Đó là lớp : 4A, 5A, 5B. - Lớp 5A trồng được nhiều nhất. - Lớp 5C trồng được ít nhất. - HS nhìn SGK và đọc phần đầu của bài tập. -HS nêu miệng phần a). -HS lầm phần b) vào vở. Số lớp 1 của năm học 2003- 2004 nhiều hơn của năm học 2002- 2003 là : 6 – 3 = 3 ( lớp ) Số HS lớp 1của trường Hoà Bình năm học 2003 – 2004 là : 35 x 3 = 105 ( Học sinh ) Số HS lớp 1 của trường Hoà Bình năm học 2004 – 2005 là : x 4 = 128 ( Học sinh ) Số Hs của trường Hoà Bình năm học 2002 – 2003 ít hơn năm học 2004 – 2005 là : 128 - 105 = 23 (Học sinh) Đáp số : 3 lớp ; 105 H/s ; 23 H/s - HS lắng nghe
Tài liệu đính kèm: