Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hữu Sáu

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hữu Sáu

1. Bài cũ : Thực hiện bài 2 SGK/40

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : . củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên.

b. Hướng dẫn làm bài tập

HSG : Bài 5 SGK/41 và bài 57/13 VBT của Đ Đ H

Bài 1 : Thử lại phép cộng.

- GV nêu phép cộng :

- Phát hiện.

- H/dẫn HS thử lại : Muốn thử lại ta làm thế nào ?

- Thực hiện thử lại ở bảng con.

- Tương tự 2 em lên bảng thực hiện.

- Chữa bài

Bài 2 : Thử lại phép trừ (thực hiện theo mẫu).

 + Muốn thử phép trừ ta làm gì ?

- Gọi 3 HS lên bảng

- Chữa bài

Bài 3 : Củng cố cách tìm SH chưa biết, tìm SBT.

- Gọi HS yếu nhắc lại :

+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?

+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?

- Cá nhân thực hiện.

- Tổ chức.

 

doc 5 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hữu Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
-Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. 
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Thực hiện bài 2 SGK/40
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : ... củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên.
b. Hướng dẫn làm bài tập
HSG : Bài 5 SGK/41 và bài 57/13 VBT của Đ Đ H
Bài 1 : Thử lại phép cộng.
- GV nêu phép cộng :
- Phát hiện.
- H/dẫn HS thử lại : Muốn thử lại ta làm thế nào ?
- Thực hiện thử lại ở bảng con.
- Tương tự 2 em lên bảng thực hiện.
- Chữa bài
Bài 2 : Thử lại phép trừ (thực hiện theo mẫu).
 + Muốn thử phép trừ ta làm gì ?
- Gọi 3 HS lên bảng
- Chữa bài
Bài 3 : Củng cố cách tìm SH chưa biết, tìm SBT.
- Gọi HS yếu nhắc lại : 
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ?
- Cá nhân thực hiện.
- Tổ chức.
4. Củng cố, dặn dò :
Chọn kết quả đúng của x :
	X – 425 = 625
A. 1050	B. 1150
C. 1151	D. 1051
- Về nhà làm bài tập 4 SGK/41; bài 1,2, 3 vở bài tập.
(hướng dẫn bài 4)
- Bảng con.
- Thực hiện ở bảng con.
- Sửa sai nếu có.
- Nêu như SGK
- Bảng con.
- Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài ở bảng lớp.
- Tự chấm bài mình bằng bút chì.
- HS nêu như SGK
- 3 em làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở
+ Hai HS có địa chỉ nhắc lại.
- Hai em lên bảng, cả lớp làm vào vở rồi nhận xét và chấm bài mình.
- Phát huy tinh thần đồng đội khi thảo luận giúp bạn yếu hiểu và cùng làm được bài.
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
- Nhận biết được biẻu thức đơn giản chứa hai chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng phụ kẻ như SGK nhưng chưa đề số
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : Thực hiện bài 2 VBT/37. Kết hợp chấm vở nhà của 3 em có địa chỉ. 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu 
b.Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ.
* Biểu thức có chứa hai chữ
- Đọc đề bài toán ví dụ.
- Chỉ vào bảng kẻ sẵn và nói : 
+ Anh câu được 3 con cá (viết 3 vào cột 1)
+ Em câu được 2 con cá (viết 2 vào cột thứ hai)
+ Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ?
Viết 3 + 2 vào cột số cá của hai anh.
- Làm tương tự với các trường hợp khác.
- Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ?
- Giới thiệu : a + b được gọi là biểu thức có hai chữ.
b)Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ
- Hỏi và viết lên bảng :
Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu ?
- Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b.
- Làm tương tự với a = 4 và b = 0 ; a = 0 và b = 1 ; ...
- Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì ?
c. Thực hành
HSG : Làm bài 4 SGK/42.
Bài 1
Cho HS tự làm rồi chữa.
Bài 2 (a,b)
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- Chốt bài làm đúng.
Bài 3
- Treo bảng phụ.
- Y/c nêu nội dung các dòng trong bảng.
- Yêu cầu HS làm bài. 
3. Củng cố, dặn dò :
Về nhà làm bài tập 1, 2, 3/38 VBT.
- 2 em lên bảng làm
- Một em đọc to, cả lớp dõi theo.
+ Cả hai anh em câu được 5 con cá.
- Hai ahn em câu được a + b con cá.
- Vài em nhắc lại.
- ... thì a + b = 3 + 2 = 5.
- Tìm giá tri của biểu thức a + b trong từng trường hợp.
- ... ta tính được một giá trị của biểu thức a + b.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài bạn, tự chữa bài mình.
- Thực hiện như bài 1
- Từ trên xuống dòng đầu nêu giá trị của a, dòng thứ hai là giá trị của b, dòng thứ ba là giá trị của biểu thức a x b, dòng dưới cùng là giá trị của biểu thức a : b.
- 1 em lên bảng, cả lớp làm vở.
- Nhận xét và sửa bài nếu có.
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Kẻ sẵn bảng số có nội dung như SGK/42 còn chừa lại các các cột.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định :
Bài cũ : Kiểm tra VBT học sinh
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học 
b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng
- Đính bảng số như đã nêu ở phần ĐDDH
- Thực hiện giá trị của biểu thức a + b và 
b + a điền vào bảng.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30.
Nên a +b = b +a.
- Làm tương tự với các giá trị khác của a và b.
- Cho HS nhận xét.
- Ta viết : a +b = b + a.
c. Thực hành
Bài 1
- Nêu y/c bài tập.
- Trả lời miệng.
Bài 2
Dựa vào tính chất giao hoán của phép cộng để viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
4. Củng cố, dặn dò :
Chọn câu trả lời đúng.
Tính giá trị của m x n nếu m = 4, n = 9
A. 36	 B. 35	 C. 40	D. 32
- Về nhà làm bài tập 1, 2, 3, 4 VBT/39.
- 2 em lên bảng làm. Cả lớp làm bảng con
- Đọc bảng số.
- 3 em lên bảng thực hiện, mỗi em một cột để hoàn thành bảng đó.
- Giá trị của biểu thức a +b và b + a đều bằng 50.
- Ta thấy giá trị của a +b và b + a luôn luôn bằng nhau.
- Khi đổ chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- Vài em nhắc lại.
Căn cứ vào phép cộng dòng trên, nêu kết quả phép cộng ở dòng dưới.
- Học sinh tự làm rồi chữa.
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Kẻ sẵn bảng phụ ví dụ như SGK/43
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Tính theo cách thuận tiện nhất.
a) 145 + 789 +855 462 + 9856 +548
b) 912 +3457 + 88 245 + 6023 + 755
3. BÀI MỚI
a. Giới thiệu bài : 
b. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
a) Biểu thức có chứa ba chữ
- Đọc bài toán ví dụ.
- Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ?
- Ghi vào bảng kẻ sẵn : Nếu An câu được 2 con cá. Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ?
- Làm tương tự với các trường hợp khác.
- Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá ?
- Giới thiệu : a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
b) Giá trị của biểu thức chứa ba chữ
- Viết : Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu ?
- Khi đó ta nói 9 là một giá trị của biểu thức a + b + c.
Làm tương tự với các trường hợp còn lại.
* Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì ?
2.2. Luyện tập
HSG : Bài 4 SGK/44.
Bài 1
- Tổ chức.
- Quan sát HS yếu giúp đỡ thêm (Duy, Kiệt, Thúy )
- Chốt lời giải đúng.
Bài 2
Hình thức tương tự như bài 1.
4. Củng cố, dặn dò : 
Về nhà làm bài tập 1, 2, 3, 4 VBT/40.
- Bảng con.
- Lắng nghe.
- Một em đọc, cả lớp dõi theo.
- Ta thực hiện phép cộng số con cá của ba bạn với nhau.
- Cả ba bạn câu được 2 +3 + 4 con cá.
- Nêu tổng số cá của ba người trong mỗi trường hợp để có bảng số như SGK/43.
- Cả ba người câu được a + b + c con cá.
- Nếu a = 2 ; b = 3 ; c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
- Tìm giá trị của biểu thức trong từng trường hợp.
* ... ta tính được một giá trị của biểu thức a + b+ c.
- Vài HS có địa chỉ nhắc lại.
- Hai em lên bảng thực hiện, cả lớp làm vở.
- Nhận xét bài bạn.
- Tự chấm bài mình bằng bút chì.
.
Thực hiện như bài 1
	 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bảng phụ như SGK/45
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Ổn định :
2. Bài cũ : Thực hiện bài 3 c)
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : ... một tính chất khác của phép cộng, đó là tính chất kết hợp.
b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng
- Chỉ vào bảng kẻ, y/c đọc bảng số.
- Thực hiện tính giá trị của biểu thức : 
(a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
- Nhận xét.
- Diễn đạt bằng lời.
c. Thực hành
HSG : Bài 63/14 VBT của Đ Đ H
Bài 1 a (dòng 2,3) ; 1b (dòng 1,3) :
Y/c HS tự làm rồi sửa chung ở bảng lớp.
- Giải thích cách làm.
Bài 2 :
-Phân tích đề toán (bút đàm).
- Tổ chức thảo luận nhóm 4.
- Cố vấn.
4. Củng cố, dặn dò :
Về nhà làm bài 1, 2, 3 VBT/41
- Bảng con
- Lắng nghe.
- Một em đọc.
- Hai em lên bảng, mỗi em tính 1 trường hợp.
... (a + b) + c = a + (b + c)
- Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- Vài em đọc lại ở SGK/45.
- Hai em làm ở bảng, cả lớp làm vở.
- HS khá.
- HS trong nhóm trình bày, bổ sung, chất vấn nhau để hiểu sâu hơn.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc