Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 9-11 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 9-11 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn

1.Ổn định:

2.KTBC:

 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm lại bài tập 2 của tiết 40, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới :

 a.Giới thiệu bài:

 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc.

 b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :

 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?

 -Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc

bẹt ?)

 -GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Cô kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.

 -GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ?

 -Các góc này có chung đỉnh nào ?

 

doc 36 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 9-11 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010.
Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2010.
Tuần 9
Tiết 41 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I – Mục đích – Yêu cầu :
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
 - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê kê.
 - Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2, Bài 3(a).
II. Đồ dùng dạy học:
 -Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm lại bài tập 2 của tiết 40, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc.
 b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?
 -Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc 
bẹt ?)
 -GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Cô kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
 -GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ?
 -Các góc này có chung đỉnh nào ?
 -GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
 -GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
 -GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau:
 +Vẽ đường thẳng AB.
 +Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
 -GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK.
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.
 -GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
 -Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ?
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào vở.
 -GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
4.Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
- Hát vui.
-3 HS lên bảng trả lời 3 câu hỏi của bài 2, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Hình ABCD là hình chữ nhật.
-Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
-HS theo dõi thao tác của GV.
-Là góc vuông.
-Chung đỉnh C.
-HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, 
-HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
-Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.
-HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV.
-Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
-Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I.
-1 HS đọc trước lớp.
-HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp:
AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC, BC và AB.
-HS cả lớp.
Tiết 42 HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I – Mục đích – Yêu cầu :
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song.
 - Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2, Bài 3(a).
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng và ê ke.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 41.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng song song. 
 b.Giới thiệu hai đường thẳng song song :
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình.
 -GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
 -GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: 
+Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không ?
 -GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.
 -GV yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống.
 -GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song (chú ý ước lượng để hai đường thẳng không cắt nhau là được).
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
 -GV: Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau ?
 -GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ.
 Bài 2
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 -GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE.
 -GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED).
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong bài.
 -Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
 -Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
 -GV vẽ thêm một số hình khác và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 3 và chuẩn bị bài sau.
- Hát vui.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Bài 4
a) AB vuông góc với AD, AD vuông góc với DC.
b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC, BC và CD.
-HS nghe.
-Hình chữ nhật ABCD.
-HS theo dõi thao tác của GV.
 A B
 D C
-Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song.
-HS nghe giảng.
-HS tìm và nêu. Ví dụ: 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa chính, khung ảnh, 
-HS vẽ hai đường thẳng song song.
-Quan sát hình.
-Cạnh AD và BC song song với nhau.
-Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với NP.
-1 HS đọc.
-Các cạnh song song với BE là AG,CD.
-Đọc đề bài và quan sát hình. (Hoạt động nhĩm)
-Báo cáo kết quả.
-Cạnh MN song song với cạnh QP.
-Cạnh DI song song với cạnh HG, cạnh DG song song với IH.
-HS cả lớp.
Tiết : 43 VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I – Mục đích – Yêu cầu :
 - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
 - Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3 tiết 42, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ cùng thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau. 
 b.Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước :
 -GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát (vẽ theo từng trường hợp).
 -Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB.
 -Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB.
 Điểm E nằm trên đường thẳng AB.
 -GV tổ chức cho HS thực hành vẽ.
 +Yêu cầu HS vẽ đường thẳng AB bất kì.
 +Lấy điểm E trên đường thẳng AB (hoặc nằm ngoài đường thẳng AB).
 +Dùng ê ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với AB.
 -GV nhận xét và giúp đỡ các em còn chưa vẽ được hình.
 c.Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác :
 -GV vẽ lên bảng tam giác của ABC như phần bài học của SGK.
 -GV yêu cầu HS đọc tên tam giác.
 -GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
 -GV nêu: Qua đỉnh A của hình tam giác ABC ta vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC, cắt cạnh BC tại điểm H. Ta gọi đoạn thẳng AH là đường cao của hình tam giác ABC.
 -GV nhắc lại: Đường cao của hình tam giác chính là đoạn thẳng đi qua một đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện của đỉnh đó.
 -GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của hình tam giác ABC.
 -GV hỏi: Một hình tam giác có mấy đường cao ?
 d. Hướng dẫn thực hình :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó vẽ hình.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài vẽ của các bạn, sau đó yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu cách thực hiện vẽ đường thẳng AB củ ... hiệu là dm2.
 -GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2cm2, 
3dm2, 24dm2 và yêu cầu HS đọc các số đo trên.
 * Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông 
 -GV nêu bài toán: Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm.
 -GV hỏi: 10cm bằng bao nhiêu đề-xi-mét ?
 -Vậy hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 1dm.
 -GV hỏi lại: Hình vuông cạnh 10cm có diện tích là bao nhiêu ?
 -Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu ?
 -Vậy 100cm2 = 1dm2.
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ để thấy hình vuông có diện tích 1dm2 bằng 100 hình vuông có diện tích 1cm2 xếp lại.
 -GV yêu cầu HS vẽ hình vuông có diện tích 1dm2.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV viết các số đo diện tích có trong đề bài và một số các số đo khác, chỉ định HS bất kì đọc trước lớp.
32dm2 ; 911dm2 ; 1952dm2 ; 492 000dm2.
 Bài 2
 -GV lần lượt đọc các số đo diện tích có trong bài và các số đo khác, yêu cầu HS viết theo đúng thứ tự đọc.
 -GV chữa bài.
Bài 3
 -GV yêu cầu HS tự điền cột đầu tiên trong bài.
 -GV viết lên bảng:
48dm2 =  cm2
 -GV yêu cầu HS điền số thích hợp vào chỗ trống.
 -GV hỏi: Vì sao em điền được 
48dm2 = 4800cm2 ?
 -GV nhắc lại cách đổi trên: Vì đề-xi-mét vuông gấp 100 lần xăng-ti-mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ đề-xi-mét vuông ra đơn vị diện tích xăng-ti-mét vuông ta nhân số đo đề-xi-mét vuông với 100 (thêm hai chữ số 0 vào bên phải số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông).
 -GV viết tiếp lên bảng:
2000cm2 =  dm2
 -GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
 -GV hỏi: Vì sao em điền được:
2000cm2 = 20dm2
 -GV nhắc lại cách đổi trên: Vì xăng-ti-mét vuông kém 100 lần so với đề-xi-mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ xăng-ti-mét vuông ra đơn vị diện tích đề-xi-mét vuông ta chia số đo xăng-ti-mét vuông cho 100 (xóa đi 2 chữ số 0 ở bên phải số đo có đơn vị là xăng-ti-mét vuông).
 -GV yêu cầu HS tự làm phần còn lại của bài.
 Bài 5:Dành cho HS khá giỏi 
 -GV yêu cầu HS tính diện tích của từng hình, sau đó ghi Đ (đúng), S (sai) vào từng ô trống.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm lại bài tập 2 và chuẩn bị bài sau.
- Hát vui.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Bài 1c: 5642 x 200 = 1 128 400
Bài 2c: 1450 x 800 = 1 160 000
 Bài 4 Bài giải
Chiều dài tấm kính là:
30 x 2 = 60 (cm)
Diện tích của tấm kính là:
60 x 30 = 1800 (cm2)
Đáp số: 1800 cm2
-HS nghe.
-HS vẽ ra giấy kẻ ô.
-HS: 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
-Cạnh của hình vuông là 1dm.
-Là cm2.
-HS nêu: Là kí hiệu của đề-xi-mét viết thêm số 2 vào phía trên, bên phải. (dm2).
-Một số HS đọc trước lớp.
-HS tính và nêu: 10cm x 10cm = 100cm2
-HS: 10cm = 1dm.
-Là 100cm2.
-Là 1dm2.
-HS đọc: 100cm2 = 1dm2.
-HS vẽ vào giấy có kẻ sẵn các ô vuông 
1cm x 1cm.
-HS thực hành đọc các số đo diện tích có đơn vị là đề-xi-mét vuông.
-Hs cả lớp làm vào bảng con.
-3 HS lên bảng sửa bài. 
-HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn .
-HS tự điền vào vở:
1dm2 =100cm2
100cm2 = 1dm2
-HS điền:
48 dm2 =4800 cm2
-HS nêu:
Ta có 1dm2 = 100cm2
Nhẩm 48 x 100 = 4800
Vậy 48dm2 = 4800cm2
-HS nghe giảng.
-HS điền:
2000cm2 = 20dm2
-HS nêu:
Ta có 100cm2 = 1dm2
Nhẩm 2000 : 100 = 20
Vậy 2000cm2 = 20dm2
-HS nghe giảng.
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
-HS tính và làm bài vào vở.
Diện tích hình vuông là:
1 x 1 = 1 (dm2)
Diện tích hình chữ nhật là:
20 x 5 = 100 (cm2)
1dm2 = 100cm2
Điền Đ vào câu a và S vào câu b, c, d.
-HS cả lớp.
Tiết 55 MÉT VUÔNG
I – Mục đích – Yêu cầu :
 -Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. 
 -Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông, m2.
 -Biết được 1 m2 = 100 dm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2 và ngược lại.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3.
 II. Đồ dùng dạy học:
 -GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS điền vào bài tập 2 của tiết 54, đồng thời kiểm tra vở về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với một đơn vị đo diện tích khác, lớn hơn các đơn vị đo diện tích đã học. Đó là mét vuông. 
 b.Giới thiệu mét vuông :
 * Giới thiệu mét vuông (m2)
 -GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2.
 -GV nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét về hình vuông trên bảng.
 +Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu ?
 +Hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu ?
 +Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ ?
 +Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao 
nhiêu ?
 +Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại ?
 +Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao 
nhiêu ?
 -GV nêu: Vậy hình vuông cạnh dài 1 m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ có cạnh dài 1 dm.
 -Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m. (GV chỉ hình)
 -Mét vuông viết tắt là m2.
 -GV hỏi: 1m2 bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ?
 -GV viết lên bảng:
 1m2 = 100dm2
 -GV hỏi tiếp: 1dm2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
 -GV: Vậy 1 m2 bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
 -GV viết lên bảng:
 1m2 = 10 000cm2
 -GV yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét vuông với đề-xi-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV: Bài tập yêu cầu các em đọc và viết các số đo diện tích theo mét vuông, khi viết kí hiệu mét vuông (m2) các em chú ý viết số 2 ở phía trên, bên phải của kí hiệu mét (m).
 -Yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV gọi 2 HS lên bảng, đọc các số đo diện tích theo mét vuông, yêu cầu HS viết.
 -GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết.
 Bài 2 ( 2 dòng đầu)
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS giải thích cách điền số ở cột bên phải của bài.
 +Vì sao em điền được:
 400dm2 =4m2
 -GV nhắc lại cách đổi trên: Vì đề-xi-mét vuông kém 100 lần so với mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ đề-xi-mét vuông ra đơn vị diện tích mét vuông ta chia số đo đề-xi-mét vuông cho 100 (xóa đi hai chữ số 0 ở bên phải số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông).
 +Vì sao em điền được:
 2110m2 = 211000dm2
 -GV nhắc lại cách đổi trên: Vì mét vuông 100 lần so với đề-xi-mét vuông nên khi thực hiện đổi đơn vị diện tích từ mét vuông ra đơn vị diện tích đề-xi-mét vuông ta nhân số đo mét vuông cho 100 (viết thêm hai chữ số 0 ở bên phải số đo có đơn vị là mét vuông).
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Với HS khá, GV yêu cầu HS tự giải bài toán, với HS trung bình, yếu GV gợi ý HS bằng cách đặt câu hỏi:
 +Người ta đã dùng hết bao nhiêu viên gạch để lát nền căn phòng ?
 +Vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch ?
 +Mỗi viên gạch có diện tích là bao nhiêu ?
 +Vậy diện tích của căn phòng là bao nhiêu mét vuông ?
 -GV yêu cầu HS trình bày bài giải.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4:dành cho HS khá giỏi.
 -GV vẽ hình bài toán 4 lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ nêu cách tính diện tích của hình.
 -GV hướng dẫn: Để tính được diện tích của hình đã cho, chúng ta tiến hành chia hình thành các hình chữ nhật nhỏ, tính diện tích của từng hình nhỏ, sau đó tính tổng diện tích của các hình nhỏ.
 -GV yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách chia hình đã cho thành 3 hình chữ nhật nhỏ.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm phần bài tập còn lại của bài 2 và chuẩn bị bài sau.
- Hát vui.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- 812dm2
- 1969dm2 
- 2812dm2
-HS nghe.
-HS quan sát hình.
+Hình vuông lớn có cạnh dài 1m (10 dm).
+Hình vuông nhỏ có độ dài là 1dm.
+Gấp 10 lần.
+Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dm2.
+Bằng 100 hình.
+Bằng 100dm2.
-Hs lắng nghe
-HS dựa vào hình trên bảng và trả lời: 
 1m2 = 100dm2.
-Hs đọc 
-HS nêu: 1dm2 =100cm2
-HS nêu: 1m2 =10 000cm2
-HS nêu:
1m2 =100dm2
1m2 = 10 000cm2 
-HS nghe GV nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài vào vở, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo để kiểm tra bài lẫn nhau.
-HS đọc.
-2 HS lên bảng làm bài, HS 1 làm hai dòng đầu, HS 2 làm hai dòng còn lại, HS cả lớp làm bài vào vở.
+HS nêu: Ta có 100dm2 = 1m2, mà 400 : 100 = 4
Vậy 400dm2 = 4m2 
-HS nghe GV hướng dẫn cách đổi.
+HS nêu: Ta có 1m2 = 100dm2,
mà 2110 x 100 = 211000
Vậy 2110m2 = 211000dm2
-HS nghe GV hướng dẫn cách đổi.
-HS đọc.
+Dùng hết 200 viên gạch.
+Là diện tích của 200 viên gạch.
+Diện tích của một viên gạch là:
30cm2 x 30cm2 = 900cm2
+Diện tích của căn phòng là:
900cm2 x 200 = 180 000cm2 ,
180 000cm2 = 18m2.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Một vài HS nêu trước lớp.
-HS suy nghĩ và thống nhất có hai cách chia.
-HS cả lớp.
GIÁO VIÊN SOẠN
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGUYỄN VĂN CHIẾN

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 9 - 11.doc