Toán
Tiết 21 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp hs
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm
- Biết năm nhuận và năm không nhuận có 365 ngày
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
II/ Các hoạt động dạy-học:
A. KTBC: Gọi hs lên bảng điền số thích hợp vào chỗ chấm.
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay các em sẽ củng cố các kiến thức đã học về các đơn vị đo thời gian.
2/ HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs nêu lại
Thứ hai, ngày tháng năm 200 Toán Tiết 21 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp hs - Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm - Biết năm nhuận và năm không nhuận có 365 ngày - Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ. II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học Sự kiện lịch sư' Năm-thế kỉ Tính đến nay được .... - Lê Lợi đánh tan quân Minh 1448 - .......... ...................... - Quang Trung đại thắng quân Thanh 1789 - ........... ..................... - Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - .......... ..................... A. KTBC: Gọi hs lên bảng điền số thích hợp vào chỗ chấm. Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay các em sẽ củng cố các kiến thức đã học về các đơn vị đo thời gian. 2/ HD luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs tự làm bài - Gọi hs nêu lại Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs tự làm bài - Y/c hs đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau Bài 3: Gọi hs đọc y/c - Hỏi lần lượt, hs trả lời -Chọn câu trả lời đúng nhất. Bài 4: Gọi hs đọc y/c - Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn, chúng ta phải làm gì? - Để so sánh thời gian chạy của Nam và Bình ta làm sao? - Y/c hs tự làm bài. Bài 5: Y/c hs quan sát đồng hồ va đọc giờ trên đồng hồ sau đó chọn câu đúng nhất. - Gọi hs nêu kết quả. 3/ Củng cố, dặn dò: Bạn nào có thể đếm trên hai bàn tay để tính số ngày của tháng 3, tháng 11. - Về nhà tập xem đồng hồ để đọc giờ nhanh - Bài sau: Tìm số trung bình cộng. Nhận xét tiết học. - HS lên bảng thực hiện - Lắng nghe - 2 hs đọc đề bài - Hs làm bài + Tháng có 30 ngày là 4,6,9,11 + Tháng có 31 ngày là: 1,3,5,7,8,10,12. + Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày b) Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày - 1 hs đọc y/c - HS làm bài 3 ngày = 42 giờ 1/3 ngày = 8 giớ 4 giờ = 240 phút 1/4 giờ = 15 phút 8 phút = 480 giây 1/2 giờ = 30 giây 3 giờ 10 phút = 190 phút 2 phút 5 giây = 125 giây 4 phút 20 giây = 260 giây - HS đổi vở ktra bài. - 2 hs đọc y/c a) Quang Trang đại phá quân thành vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ XVIII b) Nguyễn Trãi sinh vào năm : 1980 - 600 = 1380 Năm đó thuộc thế kỉ XIV HS khác nhận xét sau câu trả lời của bạn - 2 hs đọc y/c - Cần phải so sánh thời gian chạy của Nam và Bình. - Đổi thời gian chạy của hai bạn ra đơn vị giây rồi so sánh. - HS làm bài vào vở nháp 1/4 phút = 15 giây 1/5 phút = 12 giây Ta có: 12 giây < 15 giây Vậy Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là: 15 - 12 = 3 (giây) Đáp số: 3 giây. - HS quan sát đồng hồ và tự khoanh vào câu đúng trong SGK a) B, b) C - 1 hs lên bảng thực hiện. --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ,ngày tháng năm 200 Toán Tiết 22 TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I/ Mục tiêu: Giúp hs - Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số - Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số II/ Đồ dùng dạy-học: Sử dụng hình vẽ SGK III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với 1 dạng toán điển hình đầu tiên đó là tìm số trung bình cộng của nhiều số. 2/ Vào bài: a. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng * Bài toán 1: Gọi hs đọc đề toán - GV tóm tắt bài toán - Tất cả có bao nhiêu lít dầu? - Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít? - Gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp - Bạn nào có thể rút ra nhận xét gì về bài toàn này? - Ta nói: Trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6 - Dựa vào cách giải bài toán trên, Em nào hãy nêu cách tính số dầu trung bình trong mỗi can? - Để tìm số trung bình cộng của 2 số 4 và 6 ta làm sao? - Nói: 2 chính là số các số hạng của tổng 4 và 6. - Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao? Bài toán 2: Gọi hs đọc đề bài - Muốn tìm số hs trung bình mỗi lớp có ta làm sao? - Y/c hs tự làm bài, 1 hs lên bảng giải - Số trung bình cộng của 3 số 25,27,32 là mấy? - Gọi hs nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. bBài tập ở lớp: Bài 1: gọi hs đọc y/c - Viết bảng lần lượt từng bài, 1 hs lên bảng làm , cả lớp thực hiện phép tính vào B Bài 2: gọi hs đọc đề toán rồi y/c các em tự làm bài. - Gọi 1 hs lên bảng lớp thực hiện Bài 3: Gọi hs đọc đề bài - Hãy nêu các số tự nhiên liên tiếp từ 1-9? - Y/c hs nêu cách tính. - Y/c hs làm bài vào vở nháp. 3/ Củng cố, dặn dò: - Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao? - Về nhà xem lại bài . Nhận xét tiết học. - Lắng nghe - 1 hs đọc to trước lớp. - HS quan sát - Có 4 + 6 = 10 lít dầu - Thì mỗi can có 5 lít (10:2 = 5) - 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở Số lít dầu có tất cả: 4+ 6 = 10 (lít) Số lít dầu rót đều vào mỗi can là: 10 : 2 = 5 (lít) Đáp số : 5 lít dầu - Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu - Lắng nghe + Trước tiên ta tính tổng số dầu trong cả 2 can + Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can. - Ta tính tổng của đó rồi chia tổng đó cho 2. - Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng. - 1 hs đọc đề bài - Ta tính tổng số hs của 3 lớp sau đó lấy tổng chia cho 3 - 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm bài. - 28 là số trung bình cộng của ba số: 25,27,32 - 1 hs nhắc lại. - 1 hs đọc y/c - HS làm vào B và nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số a) (42 + 52) : 2 = 27 b) (36 + 42 + 57 ) : 3 = 45 c) ( 34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42 d) (20 + 35 + 37 + 65 + 73 ) : 5 = 46 - Cả lờp làm bài, 1 hs lên bảng thực hiện Cả bốn em cân nặng là: 36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg) Trung bình mỗi em cân nặng là: 148 : 4 = 37 (kg) Đáp số: 37 kg - 1 hs đọc đề bài - HS nêu: 1, 2, 3, 4 , 5, 6, 7, 8, 9 - Ta tính tổng của tất cả các số từ 1-9 rồi chia tổng đó cho 9 - 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp. (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9) : 9 = 5 Thứ tư, ngày tháng năm 200 Toán Tiết 23 LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Giúp hs củng cố: - Hiểu biết ban đầu về số TBC và cách tìm số trung bình cộng - Giải bài toán về tìm số trung bình cộng. Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi hs lên bảng thực hiện Tìm số TBC của các số: a) 23, 71 b) 34, 91, 64 c) 456, 620, 148, 372 Nhận xét, cho điểm B/ Dạy-học bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ giải một số bài toán để củng cố về cách tìm số trung bình cộng. 2/ HD luyện tập: Bài 1: y/c hs tự làm bài - 2 hs lên bảng giải Bài 2: Gọi hs đọc đề bài , y/c hs tự làm bài, sửa bài. Bài 3: Gọi hs đọc đề bài, làm bài, chữa bài Bài 4: Gọi hs đọc đề bài - Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành Bài 5: Gọi hs đọc đề bài - Muốn biết số còn lại chúng ta phải biết được gì? - Tính tổng của 2 số bằng cách nào? - Y/c hs làm bài, 1 hs lên bảng lớp thực hiện. 3/ Củng cố, dặn dò: - Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao? - Về nhà xem lại bài. Bài sau: Biểu đồ Nhận xét tiết học - 3 hs lên bảng lớp thực hiện và nêu cách tính tìm số TBC a) 47, b) 63, c) 399 - Lắng nghe - HS tự làm bài a) Số TBC của 96, 121, 143 là: ( 96 + 121 + 143) : 3 = 120 b) Số trung bình cộng của 35, 12, 24, 21 và 43 là: ( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27 * Tổng số người tăng thêm trong 3 năm: 96 + 82 + 71 = 249 (người) Trung bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm: 249 : 3 = 83 (người) Đáp số: 83 người Bài 3: Tổng số đo chiều cao của 5 hs là: 138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670 (cm) Trung bìnhg số đo chiều cao của mỗi hs là: 670 : 5 = 134 (cm) Đáp số: 134 cm - 1 hs đọc đề bài - HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày. Số ta thực phẩm 5 ô tô đi đầu chuyển: 36 x 5 = 180 (tạ) Số tạ thực phẩm 4 ô tô đi sau chuyển: 45 x 4 = 180 (tạ) Số tạ thực phẩm 9 ô tô chuyển: 180 + 180 = 360 (tạ) Trung bình mỗi ô tô chuyển: 360 : 9 = 40 (tạ) 40 tạ = 4 tấn Đáp số: 4 tấn. - Phải tính tổng của 2 số, sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết. - Lấy số trung bình cộng của 2 số nhân với 2 ta được tổng. - HS làm bài a) Tổng của 2 số là: 9 x 2 = 18 Số cần tìm là: 18 - 12 = 6. Đáp số: 6 b) Tổng của hai số là: 28 x 2 = 56 Số cần tìm: 56 - 30 = 26 . ĐS: 26 -------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm , ngày tháng năm 200 Toán Tiết 24 BIỂU ĐỒ I/ Mục tiêu: Giúp hs - Bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh - Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ - Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ tranh. II/ Đồ dùng dạy-học: - Phóng to biểu đồ Các con của 5 gia đình. III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu đồ dạng đơn giản, đó là biểu đồ tranh. 2/ Làm quen với biểu đồ tranh. - Treo biểu đồ Các con của năm gia đình. Y/c hs quan sát và đọc tên biểu đồ Giới thiệu: Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình. - Biểu đồ gồm mấy cột? - Cột bên trái cho biết gì? - Cột bên phải cho biết những gì? - Biểu đồ có mấy hàng? - Hãy đọc tên những gia đình được nêu trên biểu đồ. - Nhìn vào từng hàng ta biết được gì? - Gia đình nào có 2 con gái? Gia đình nào có 1 con trai? 2/ Luyện tập, thực hành: Bài 1: Treo biểu đồ " Các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia". Y/c hs quan sát biểu đồ - Biểu đồ biểu diễn nội dung gì? - Những lớp nào được nêu tên trong biểu đồ? - Khối lớp Bốn tham gia mấy môn thể thao, gồm những môn nào? - Môn bơi có mấy lớp tham gia, là những lớp nào? - Môn nào có ít lớp tham gia nhất? - Hai lớp 4B, 4C tham gia tất cả mấy môn? Hai lớp đó cùng tham gia nhưng môn nào? - Lớp 4A tham gia nhiều hơn lớp 4C mấy môn? Bài 2: Gọi hs đọc đề bài, gọi 3 hs lần lượt lên bảng làm . cả lớp làm vào vở 3/ Củng cố, dặn dò: - Các em đã biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ.Về nhà xem lại bài. Bài sau: Biểu đồ (tt) - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe - Hs quan sát và đọc tên biểu đồ - Biểu đồ gồm 2 cột - Cột bên trái nêu tên của các gia đình - Cột bên phải nói về số con trai, con gái của mỗi gia đình.. - Biểu đồ có 5 hàng - Gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng, cô Đào, cô Cúc. - Nhìn vào hàng thứ nhất ta biết gia đình cô Mai có 2 con gái, hàng thứ` hai gia đình cô Lan có 1 con trai, hàng thứ ba gia đình cô Hồng có 1 trai, 1 gái, hàng thứ tư ta biết gia đình cô Đào có 1 con gái, hàng thứ năm ta biết gia đình cô Cúc có 2 con trai. - Gia đình cô Mai có 2 con gái, gia đình cô Lan có 1 con trai - Hs quan sát biểu đồ - Biểu diễn các môn thể thao khối 4 tham gia. - Lớp 4A, 4B, 4C - Tham gia 4 môn thể thao là bơi, nhảy dây, cờ vua, đá cầu. - Môn bơi có 2 lớp tham gia là 4A và 4C - Môn cờ vua có ít lớp tham gia nhất, chỉ có 4A - Hai lớp tham gia tất cả 3 môn, trong đó họ cùng tham gia môn đá cầu. - Nhiều hơn 1 môn. - 1 hs đọc đề bài, hs làm theo y/c a) Số tấn thóc gia đình bác Hà thu hoạch trong năm 2002 là: 10 x 5 = 50 9tạ); 50 tạ = 5 tất b) Số tạ thóc năm 2000 gia đình bác Hà thu hoạch được là: 10 x 4 = 40 (tạ) Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 là: 50 - 40 = 10 (tạ) c) Số tạ thóc năm 2001 gia đình bác Hà thu được là: 10 x 3 = 30 (tạ) Số tấn thóc cả 3 năm gia đình bác Hà thu hoạch được là: 40 + 30 + 50 = 120 (tạ); 120 tạ = 12 tấn Năm thu hoạch được nhiều thóc nhất là năm 2002, năm thu hoạch ít thóc nhất là năm 2001. --------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày tháng năm 200 Toán Tiết 25 BIỂU ĐỒ (TT) I/ Mục tiêu: Giúp hs - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột - Biết cách đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột - Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản. II/ Đồ dùng dạy-học: - Biểu đồ về " Số chuột bốn thôn đã diệt được" vẽ trên bảng phụ. - Biểu đồ BT 1, biểu đồ 2, giấy khổ lớn thực hiện câu b III/ các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Giới thiệu bài: Ngoài biểu đồ tranh các em đã làm quen trong bài trước. Trong thực tế còn có nhiều dạng biểu đồ khác nhau. Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm quen với dạng biểu đồ khác đó là biểu đồ hình cột. 2/ Vào bài: * Hoạt động 1: Làm quen với biểu đồ - Treo biểu đồ và giới thiệu: Đây là biểu dồ biểu diễn “Số chuột bốn thôn đã diệt được”, các em hãy quan sát để trả lời các câu hỏi sau: - Hàng dưới ghi gì? Nêu tên các thôn diệt chuột? - Các số ghi bên trái của biểu đồ biểu thị gì? Tăng bao nhiêu? - Các số ghi trên mỗi cột biểu diễn gì? - Chiều cao của mỗi cột có ý nghĩa như thế nào? - Hãy đọc số chuột thôn Đông đã diệt được? - Vì sao em biết? - Nêu số chuột đã diệt của các thôn còn lại? - Qua quan sát và đọc các số liệu trên biểu đồ. Bạn nào hãy nêu cách đọc biểu đồ? - Treo bảng các bước đọc biểu đồ (viết sẵn bảng phụ) gọi hs đọc lại - Gọi 1 hs lên bảng đọc lại biểu đồ “Số chuột bốn thôn đã diệt” * Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Y.c hs hoạt động nhóm đôi, 1 em hỏi, em kia trả lời sau đó đổi việc cho nhau. - Gọi từng cặp hs lên thực hiện. a) Những lớp nào đã tham gia trồng cây? b) Lớp 4 A trồng được bao nhiêu cây? Lớp 5 B trồng được bao nhiêu cây? Lớp 5C trồng được bao nhiêu cây? c) Khối lớp Năm có mấy lớp tham gia trồng cây? d) Có mấy lớp trồng trên 30 cây, là những lớp nào? e) Lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Lớp nào trồng ít cây nhất? Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Treo biểu đồ, gọi 2 hs lên bảng điền tiếp vào chỗ chấm. (câu a) - Câu b) Y/c hs thực hiện trong nhóm 4 - Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả lên bảng. HS khác nhận xét. Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh. 3/ củng cố, dặn dò: - Hãy nêu cách đọc biểu đồ? - Về nhà tập đọc và nhận xét biểu đồ (bảng số liệu thống kê môn Địa lí) - Bài sau: Luyện tập Nhận xét tiết học. Lắng nghe - HS quan sát biểu đồ - Các tên các thôn diệt chuột : Thôn Đông, Đoài, Trung, Thượng. - Ghi số chuột theo thứ tự tăng dần và tăng đều 250 con. - Biểu diễn số chuột thôn đó đã diệt. - Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn. Cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn. - Thôn Đông diệt được 2000 con - Vì trên đỉnh cột biểu diễn số chuột diệt được của thôn Đông có số 2000 - Thôn Đoài 2200 con, thôn Trung 1600 con, thôn Thượng 2750 con. - Muốn đọc được biểu đồ, trước tiên ta đọc tên biểu đồ, xem tên hàng ngang dưới, xem tên và các số ghi bên trái biểu đồ, độ cao thấp của các cột trong biểu đồ và số ghi trên cột. - 2 hs đọc to trước lớp. - 1 hs lên bảng đọc to trước lớp - 2 hs nối tiếp nhau đọc bài 1 - HS hoạt động nhóm đôi - 2 cặp hs lên thực hiện, các bạn khác nhận xét. - 4A, 4B, 5A, 5B, 5C - 35 cây - 40 cây - 23 cây. - có 3 lớp tham gia trồng cây: 5A, 5B, 5C - Có 3 lớp trồng trên 30 cây: 4A, 5B, 5C - 5A trồng nhiều cây nhất, 5C trồng ít cây nhất. - 3 hs nối tiếp nhau đọc - 2 hs lên bảng thực hiện. Các bạn khác nhận xét. - HS thực hiện trong nhóm 4 - Đại diện nhóm lên trình bày Số lớp Một của năm 2003-2004 nhiều hơn năm 2002-2003 là: 6 – 3 = 3 (lớp) Số hs lớp Một của trường Hoà Bình năm học 2003-2004 là: 35 x 3 = 105 (học sinh) Số hs lớp Một của trường Hoà Bình năm 2004-2005 là: 32 x 4 = 128 (học sinh) Số hs lớp Một của trường Hoà Bình năm 2002-2003 ít hơn năm 2004-2005 là: 128 – 102 = 26 (học sinh) Đáp số: 3 lớp, 105 hs, 26 hs - Đọc tên biểu đồ, xem tên hàng ngang dưới, xem tên và các số ghi bên trái cột biểu đồ, xem độ cao thấp các cột và các số ghi trên cột. ------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: