Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 14+15 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 14+15 - Nguyễn Thị Thủy

Luyện từ và câu:

LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI

I. Mục tiêu:

- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy(BT2,BT3,BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5)

- HS có thói quen sử dụng đúng câu hỏi.

II. Đồ dùng dạy-học:

- giấy khổ to viết sẵn 3 câu hỏi BT3, phiếu bài tập.

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Bài cũ:

- Câu hỏi dùng đề làm gì ?

- Em nhận biết câu hỏi nhờ dấu hiệu nào ?

- Cho ví dụ về câu hỏi tự hỏi mình?

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 14+15 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 14
Thứ hai Ngày dạy: 30/11/2009
Toán :
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết chia một tổng cho một số 
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác .
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV : Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ:
- 3 HS lên bảng đặt tính: 425 x 367 ; 783 x 218 ; 491 x 204.
2. Bài mới. 
a Giới thiệu bài:
b Hướng dẫn HS nhận biết tính chất "Một tổng chia cho 1 số"
- GV giới thiệu 2 biểu thức:
(35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp
- 2 HS lên bảng thực hiện:
 (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8	; 	 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8.
- So sánh 2 kết quả tìm được 
? Vậy khi chia 1 tổng cho 1 số nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể làm như thế nào ?
- HS nêu quy tắc (nhiều em)
c. Thực hành:
Bài 1.a: HS nêu yêu cầu
- Lưu ý H xem các số hạng chia hết cho số chia không ? 2 dãy làm 2 cách của bài tập sau đó đổi ngược lại.
 	 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7.
 	 (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7.
Bài 2: 
- H nêu yêu cầu, GV hướng dẫn H làm giấy nháp. 
- H so sánh 2 kết quả
- Rút ra kết luận: Chia 1 hiệu cho 1 số.
 (Tương tự chia 1 tổng cho 1 số).
3. Củng cố- dặn dò
- HS nhắc lại kết luận chia 1 tổng cho 1 số.
- Về nhà học thuộc bảng chia. GV nhận xét giờ học.
 _________________________________
Tập đọc :
CHÚ ĐẤT NUNG
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời của nhân vật .
- Hiểu nội dung truyện (Phần đầu): Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .
- Bồi dưỡng HS tính can đảm.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ:
 2HS đọc bài "Văn hay chữ tốt" và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
b1 Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn (L1).
+ Luyện đọc từ khó: Sưởi, cưỡi ngựa, kị sĩ rất bảnh.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn (L2) H tìm cách ngắt giọng câu
 Chắt còn một đồ chơi... đất/em...trâu.
 Chú bé đất ngạc nhiên /hỏi lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn( L3).
- HS luyện đọc nhóm (3).
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b2 Tìm hiểu bài:
* 1 HS đọc to đoạn 1, trả lời câu hỏi.
? Cu chắt có những đồ chơi nào ? ( chàng kị sĩ, công chúa, chú bé bằng đất).
? Chúng khác nhau như thế nào ? (Công chúa, chàng kị sĩ sẽ được nặn từ bột màu rất đẹp, sặc sỡ, chú bé đất nặn từ đất sét).
* HS đọc thầm đ2.
? Chú bé đất đi đâu, gặp chuyện gì ? (H nêu).
- GV chốt.
* HS đọc đoạn 3.
? Vì sao chú bé đất quyết định trở thành đất nung ?
? Chi tiết "nung trong lửa”, tượng trưng cho điều gì ?.
+ H/đ nhóm 2: Trả lời câu 3, 4.
- Đại diện nhóm trả lời, HS khác nhận xét.
- GV chốt lại.
? Yêu cầu HS lấy ví dụ về câu tục ngữ, thành ngữ nói về ý chí, nghị lực ?
+ "Lửa thử vàng, gian nan thử sức"
? Nội dung bài nói gì?(như mục tiêu)
b3 Hướng dẫn đọc diễn cảm:
? Bài có mấy nhân vật ?
? Cách đọc giọng của từng nhân vật như thế nào ?
- GV chốt: Chàng kị sĩ: Kênh kiệu.
 Hòn Rấm: Vui, ôn tồn.
 Đất: Ngạc nhiên, mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu.
- 3 HS đọc thể hiện.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn: "Ông hòn rấm... hết"
+ HS luyện đọc nhóm (3).
+ Vài nhóm thể hiện, thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố- dặn dò:
? Bài văn nói về chú bé nào ? chú bé có gì đáng yêu ?( Ghi nội dung bài)
- Gv liên hệ giáo dục.
- Về nhà luyện đọc đ2. GV nhận xét giờ học.
____________________________________________________________________
Thứ ba Ngày dạy:1/12/2009
Luyện từ và câu: 
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy(BT2,BT3,BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5)
- HS có thói quen sử dụng đúng câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy-học:
- giấy khổ to viết sẵn 3 câu hỏi BT3, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ:
- Câu hỏi dùng đề làm gì ? 
- Em nhận biết câu hỏi nhờ dấu hiệu nào ? 
- Cho ví dụ về câu hỏi tự hỏi mình?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm viết vào vở.
 - Lần lượt HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, chốt lời giải đúng.
? Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ?
? Trước giờ học, các em thường làm gì ?
? Bến cảng như thế nào ?
? Bọn trẻ xóm em thả diều ở đâu ?
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ viết kết quả vào vở nháp.
- GV tổ chức cho H chơi "xì điện"
- Đại diện các nhóm chỉ vào nhóm bạn hỏi ai, ngược lại.
 VD: Ai đọc hay nhất lớp ?/ Cái gì dùng để viết bảng ?
- GV làm trọng tài khen những em trả lời nhanh và em đặt câu hỏi đầy đủ.
Bài 3: 
- H nêu yêu cầu của bài.
- GV giải thích từ nghi vẫn trong mỗi câu hỏi (từ để hỏi, thể hiện sự thắc mắc).
- GV mời 2-3 học sinh lên bảng làm bài tập trên phiếu, gạch dưới từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi, cả lớp và GV nhận xét.
 a) Có phải .... không ?
 b). ........ ..... phải không ?
 c) ......................à ?
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài. Mỗi em tự đặt câu hỏi với mỗi từ hoặc 1 cặp từ nghi vấn (có phải - không ? /phải không ? - à ?)/
 - HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi đã đặt, mỗi em đặt 3 câu, Gv nhận xét, HS trình bày vào vở.
 VD: - Có phải hồi nhỏ chữ Cao Bá Quát rất xấu không ?
 - Bạn thích ăn kẹo sô cô la à?
 - Loan đã đọc quyển truyện này chưa ?
Bài 5: - H đọc yêu cầu bài, hoạt động nhóm 2.
 - Em hiểu như thế nào là câu hỏi ?
 - Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 2 câu hỏi là a, d.
 3 câu không phải là câu hỏi; b, c, e.
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà viết vào vở 2 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi
 _______________________________
Toán :
CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số(chia hết, chia có dư)
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm toán.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ:
- 2 HS thực hiện phép chia: 128 : 6 và 231 : 5 
- cả lớp làm giấy nháp.
- HS nhận xét, GV ghi điểm.
2. Bài mới. 
a Giới thiệu bài
b Tìm hiểu bài
* Trường hợp chia hết: 128 472: 6
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm giấy nháp. 128 472 6
- HS nhận xét, chốt kết quả đúng. 08 21412 
+ Thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải 	24 
* Trường hợp chia có dư: 07
 230 859 : 5 12
- HS lên bảng đặt tính, HS làm giấy nháp. 0
- HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
 230 859 5
 30 46171
 08
 35
 09
 4 *Lưu ý: Số dư < số chia.(4 < 5)
c. Thực hành:
Bài 1(dòng 1,2): HS lần lượt đặt tính vào phiếu.
 HS (nêu) dán phiếu, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 a) Chia hết. 	 b) Chia có dư.
Bài 2: 1 H đọc yêu cầu.
 - H làm bài vào vở, 1 H thực hiện trên bảng lớp.
 - Lớp theo dõi, nhận xét, chốt kết quả đúng.
 Số lít xăng mỗi bể là:
 128610 : 6 = 21435 (l) 
 Đáp số: 21435lít .
3. Củng cố- dặn dò:
- HS nhắc lại cách chia cho số có 1 chữ số.
- GV nhận xét giờ học.
	 _________________________________
Chính tả: (Nghe - viết) : 
CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. Mục tiêu:
- HS nghe nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê
- Làm đúng các bài luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai 2a, 3b.
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở .
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bút dạ và 3-4 tờ phiếu khổ to viết cả đoạn văn( hoặc những câu văn cần điền) trong bài tập 2a hoặc 2b
- Một số tờ giấy A4 để các nhóm HS thi làm bài tập3
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Bài cũ:
- 2HS lên bảng viết: Phim truyện, kiếp nghèo, huyền ảo.(Lớp viết nháp)
2. Bài mới: 
a Giới thiệu bài:
b Hướng dẫn HS nghe, viết chính tả.
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn.
- 1 HS đọc bài chính tả.
? Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê 1 chiếc áo đẹp như thế nào ?
? Bạn nhỏ đối với búp bê ra sao ?
- Hướng dẫn viết từ khó:
- HS tìm, luyện viết vào bảng con: Phong phanh, sa tanh, loe ra, đính dọc, nhỏ xíu.
- GV đọc bài từng câu: HS viết bài.
- GV đọc HS soát lỗi . 
- GV thu vở, chấm bài.
c Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Chọn s/x điền vào chỗ trống, HS nêu yêu cầu của đề.
- HS lần lượt điền vào chỗ trống tiếp sức.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng: Xinh, xóm, xít, sang sáng, sở, xinh, sợ.
- HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào nhóm theo phiếu. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Các từ có thể: Siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sáng ý, sành sỏi, sát sao.
 + Xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh mướt, xanh non...
- HS nghe bổ sung.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
____________________________________________________________________
Thứ tư	 Ngày dạy:2/12/2009
Toán: 	 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kỹ năng :
- Thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số(chia hết và chia có dư) .
- Bồi dưỡng HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Giấy khổ to ghi bài 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ:
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm nháp 67494 : 7 ; 42780 : 5
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: HS đặt tính vào nháp (2HS lên bảng tính).
 359361 : 9 ; 238057 : 8
 - Nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 2(a):
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV tổ chức cho HS thi làm bài.
 - Đại diện các nhóm lên làm bài.
 Số bé là: (42506 - 18472) : 2 = 12017
 Số lớn là: 12017 + 18472 = 30489
 - Lớp nhận xét
 - G V tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh nhất.
Bài 4(a): Tính bằng hai cách
- HS làm vào vở 
- 1HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét ,thống nhất kết quả
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
	___________________________
Kể chuyện:	 
BÚP BÊ CỦA AI ?
I. Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của GV nói được lời thuyết minh cho mỗi tranh minh họa (BT1), bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê và kể được phần kết của câu chuyện với tình huống cho trước(BT3)
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: phải biết  ...  chủ yếu:
1. Bài cũ:
- 2 HS lên bảng thực hiện: 4674 : 82	9146 : 72
- HS làm vào vở nháp, nhận xét kết quả của bạn.
2. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập và chữa bài 
Bài 1: HS đặt tính và tính vào nháp.
- 4 HS lần lượt lên bảng thực hiện.
 855 : 45	579 : 36	9009 : 33	9276 : 39
Bài 2: HS yêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu các quy tắc tính giá trị của biểu thức .
- HS làm bài vào vở.
	b)46857 + 3444 : 28 = 46857 + 123
	 = 46980
 	 601759 - 1988 : 14 = 601759 – 142
	 = 601617.
3 Củng cố,dặn dò
- HS nhắc lại cách chia số có 2 chữ số.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về làm vở bài tập .
 ____________________________
Tập làm văn: 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) của một bài văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả .
- Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẻ giữa lời tả và lời kể.
-Lập dàn ý một bài văn miêu tả chiếc áo mặc đến lớp .
II. Đồ dùng dạy học.
- 1 số tờ phiếu khổ to viết 1 ý của bài tập 2b.
- 2 tờ phiếu để HS tập dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc áo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ:
- Thế nào là miêu tả ?
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật ?
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 
- H đọc thầm bài văn "Chiếc xe đạp của chú Tư"
 Suy nghĩ, trao đổi, trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
a)* Mở bài: "Trong làng tôi, ... xe đạp của chú..."
- Giới thiệu chiếc xe đạp (mở bài trực tiếp).
*Thân bài: "ở xa xóm vườn... Nó đá đó...
- Tả chiếc xe đạp và t/c của chú Tư với chiếc xe .
* Kết bài: Câu cuối.
- Nêu kết thúc của bài (niềm vui của đám con nít...), kết bài tự nhiên.
b). Chiếc xe đạp được tả theo trình tự:
- Tả bao quát chiếc xe, xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.
- Tả những bộ phận có đặc điểm nổ bật: Xe màu vàng, 2 cái vành láng cóng.
- Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe.
 + Bao giờ dừng xe, chú cũng rút giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ.
 + Chú âu yếm gọi chiếc xe là con ngựa sắt.
c). Tác giả quan sát chiếc xe bằng những giác quan nào ?
- Bằng mắt nhìn, tai nghe.
d). Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn:
- Chú gắn 2 con bướm bằng thiếc ... cành hoa.
- Bao giờ dừng xe... sạch sẽ.
- Chú âu yếm... ngựa sắt.
- Chú dặn bạn nhỏ...
- Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.
- Những lời kể lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: chú yêu quý chiếc xe, rất hãnh diện vì nó.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài.- GV ghi đề lên bảng:
 Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
- HS làm bài cá nhân, GV phát giấy và bút dạ cho 2 HS, GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- 1 số HS đọc dàn ý, GV nhận xét.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng,
- GV nhận xét, đi đến một dàn ý chung:
a) Mở bài: 
- Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay là 1 chiếc áo sơ mi đã cũ (mới) em mặc hơn 1 năm.
b) Thân bài:
- Tả bao quát chiếc áo.
 + áo màu trắng.
 + Chất vải cô tông, không có ni lông nên mùa đông ấm, mùa hè mát.
 + Dáng áo rộng, tay không quá dài.
- Tả từng bộ phận: - Cổ côn mềm vừa vặn.
- áo có 2 cái túi trước ngực (thêu hoa...)
- hàng khuy trắng sáng, được khâu chắc chắn.
c) Kết luận bài:
- Tình cảm em với chiếc áo.
 + áo em đã cũ nhưng em rất thích.
 + Em và mẹ đã đạp xe đến chợ để chọn mua từ năm ngoái.
 + Em có cảm giác mình lớn lên khi mặc áo.
3. Củng cố, dặn dò
- Thế nào là miêu tả ?
- Muốn có bài văn miêu tả chi tiết, hay cần chú ý điều gì ?
- Về nhà hoàn thành dàn ý bài văn tả chiếc áo.
- Chuẩn bị trước 1-2 đồ chơi em thích. GV nhận xét giờ học.
____________________________________________________________________
Thứ 6 Ngày dạy: 11/12/2009 
Toán: 
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số .
- Rèn cho HS kỹ năng chia cho số có 2 chữ số thành thạo.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính:	 672 : 21	 897 : 34
- HS ở lớp làm giấy nháp.
2. Bài mới.
a. Trường hợp chia hết: 10105 : 43 = ? 10105 43
 HS nhận xét số bị chia, số chia. 150 23
- HS dựa vào kiến thức chia cho số có 2 chữ số : 215
- Đặt tính và thực hiện tính vào vở nháp: 	 00
- 1 HS lên bảng thực hiện 	 
- HS nhận xét, chốt kết quả đúng 
- GV nhắc lại cách thực hiện. 
b. Trường hợp có dư : 26345 : 35 26345 35
- HS đặt tính và thực hiện tính vào vở nháp	 184 752 (dư 25) 
- HS nhận xét số dư so với số chia. 095
- GV nhắc lại cách thực hiện và 25
 tập cho HS kỹ năng ước lượng.
c. Thực hành:
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm bài vào vở.
- 1 số HS lần lượt lên bảng thực hiện đặt tính và tính:
- Cả lớp nhận xét, chữa bài .
Bài 2(khá, giỏi): 
HS đọc bài toán: Bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?
- HS giải vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài .
- Lớp thống nhất kết quả 
3. Củng cố, dặn dò
- GV chấm 1 số bài của HS, nhận xét.
- HS nhắc lại cách chia cho số có 2 chữ số.
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
- GV nhận xét giờ học.
 ____________________________
Luyện từ và câu :
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ ĐẶT CÂU HỎI
I. Mục tiêu: 
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi , xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.
- Nhận biết được mối quan hệ giữa các nhân vật tính cách của nhân vật qua lời đối đáp .
- Giáo dục HS ý thức giữ lịch sự với mọi người .
II. Đồ dùng dạy học.
- Bút dạ và 2 tờ phiếu khổ to viết yêu cầu bài tập 2.
- 3 tờ phiếu khổ to kẻ bảng TL để HS làm bài tập III
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ:
- HS làm miệng lại bài tập 1,2
- 1HS làm 2b 3c
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Nhận xét: 
Bài 1.- 1HS đọc yêu cầu BT 1: 
- HS nêu, GV và HS chốt lời giải đúng:
 + Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
 + Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: Lời gọi: Mẹ ơi!
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ viết vào Vở.
- GV phát phiếu cho 2 HS.
- HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi của mình
- Cả lớp và GV nhận xét cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hê giữa mình và người được hỏi chưa?
- 2 HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc những câu hỏi mình đã đặt. - GV nhận xét.
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp suy nghĩ trả lời.
 GV: Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác.
c. Ghi nhớ: SGK
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ
- 2 HS đọc to ghi nhớ 
d. Luyện tập:
Bài 1:
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS hoạt động nhóm 2: Trao đổi cùng bạn.
-2 nhóm làm vào phiếu khổ to, trình bày kết quả bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét:
a) Quan hệ trong hai nhân vật là quan hệ Thầy- trò.
 + Thầy Rơ- nê hỏi Lu-i rất ân cần trìu mến., chứng tỏ Thầy rất yêu học trò.
 + Lu- i Pa xtơ trả lời Thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng Thầy giáo.
b) Quan hệ trong 2 nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước bị giặc bắt.
 + Tên sĩ quan Phát xít hỏi cậu bé rất hách dịch, xấc xược.
 + Cậu bé trả lời trống không vì cậu bé yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS đọc các câu hỏi trong đoạn trích.
- GV giải thích yêu cầu: trong đoạn văn có 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già.
Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không? Vì sao?
( ....Là câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẳn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn nhỏ) .
C. Củng cố, dặn dò
- Khi hỏi chuyện người khác, để giữ phép lịch sự, chúng ta cần làm gì?
- Về nhà viết bài tập 1(III) vào vở.
- GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn: 
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: 
- HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ ... ) .
- Phát hiện được những đặc điểm riêng, phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác .
- Bồi dưỡng kỹ năng quan sát cho HS.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGK, 1 số đồ chơi Máy bay, ô tô, chong chóng...
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả 1 đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ:
- 1 H đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo.
2. Bài mới.
a Giới thiệu bài.
b. Nhận xét:
Bài 1: - 3 HS nối tiếp nhau đoc yêu cầu của bài và các gợi ý a,b,c,d.
-1 số HS giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để quan sát.
- HS đọc thầm lại yêu cầu của bài và gợi ý SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào vở .
- HS nối tiếp nhau trình bày kết quả quan sát của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét theo tiêu chí.
Bài 2:- Khi quan sát những đồ vật cần chú ý những điểm gì?
- HS phát biểu.
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lý từ bao quát đến toàn bộ.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan.
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác
GV nêu một số ví dụ.
c. Ghi nhớ: -3HS đọc ghi nhớ trong SGK.
d. Luyện tập:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS.
- HS nối tiếp nhau đọc dàn ý đã lập.
GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất.
3. Củng cố,dặn dò
- Khi quan sát đồ vật, em cần chú ý những gì?
- Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn miêu tả đồ chơi.
- Chuẩn bị bài TLV "Luyện tập giới thiệu địa phương"
____________________________________
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS tự đánh giá các việc làm được và chưa làm được trong tuần để tự mình sửa chữa, rèn luyện.
- Triển khai kế hoạch tuần 16.
- Tiếp tục GD HS truyền thống Quân đội nhân dân qua tháng thi đua chào mừng ngày 22/12.
II.Lên lớp
1. Lớp trưởng đánh giá các hoạt động trong tuần.
2. GV nhận xét chung.
- Duy trì sĩ số đều đặn.
- Các em làm toán chia còn sai nhiều, ước lượng thương quá chậm (Thu Thảo, Thành, Khánh, Dung, Hải Long).
- Các nề nếp lớp học duy trì tốt.
- HS vẫn còn quên vở và ĐHT
3.Kế hoạch tuần tới
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12:
- Thi đua dành nhiều điểm 9-10.
- Giữ vững các nề nếp tốt.
- Tìm hiểu về những anh hùng có công vơí đất nước, về anh bộ đội (làm báo ảnh)
- Bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu
- Tiếp tục kiểm tra bảng nhân chia .
- Tham gia vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
- Hoàn thành thu nộp đợt 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_1415_nguyen_thi_thuy.doc