Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 16+17 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 16+17 - Nguyễn Thị Thủy

I-Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng :

-Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.

- Giải bài toán có lời văn

- Giáo dục HS tính chính xác , cẩn thận .

II Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1. Bài cũ: 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính( lớp làm nháp):

 69104 : 56 ; 32570 : 24

2. Bài mới:

a. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập :

 Bài 1(dòng 1,2):

- HS nêu yêu cầu rồi làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.

- Lớp thống nhất kết quả .

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 16+17 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ 2 Ngày dạy: 14/12/2009 
Toán : 
LUYỆN TẬP
I-Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng :
-Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn
- Giáo dục HS tính chính xác , cẩn thận .
II Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính( lớp làm nháp):
 69104 : 56 ; 32570 : 24
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập :
 Bài 1(dòng 1,2): 
- HS nêu yêu cầu rồi làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
- Lớp thống nhất kết quả .
 7425	15	4674 82	35136	18	18408	52
 142	495	0574 57	171	1957	280	354
	075	0	 093	 208
	 0 136	0
	 10
Bài 2:
- HS đọc đề ,tóm tắt bài toán rồi giải vào vở 
- 1HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
1050 viên gạch loại đó thì lát được:
1050:25 = 42(m2)
Đáp sô: 42 m2
3. Củng cố , dặn dò:
Nhận xét tiết học ,dặn về nhà làm bài tập 4 vào vở.
 __________________________________
Tập đọc:
KÉO CO
I. Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co với giọng sôi nổi .
- Hiểu các từ ngữ: Giáp,... .
- Nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thuợng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy.
của dân tộc.
- HS yêu quý và lưu giữ những trò chơi dân gian của dân tộc 
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1.Bài cũ. 2 em đọc thuộc bài: Tuổi ngựa.
- GV gọi 1 HS nêu ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài - Ghi đề bài.
b. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 2 lượt.
Đ1: kéo co .... bên ấy thắng Đ2: hội làng Hữu Trấp...người xem hội Đ3: đoạn còn lại
- GV kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ .
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một hai em đọc cả bài.GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài.
- HS đọc đoạn 1. Quan sát tranh minh hoạ.
? Qua phần đầu bài văn em hiểu cách kéo co như thế nào?( Kéo co có 2 đội, số người mỗi đội bằng nhau,...)
- HS trả lời- GV nhận xét.
?Ý đoạn 1 nói gì?(cách thức chơi kéo co)
- HS đọc đoạn 2 trả lời.
? Thi giới thiệu về cách kéo co ở làng Hữu Trấp?
 Cả lớp bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
?Ý đoạn 2 nói gì?(cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp)
- HS đọc 3 đoạn trả lời.
? Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?(Đó là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng, số người mỗi bên không hạn chế,...)
? Vì sao trò kéo co bao giờ cũng vui?(đông người tham gia, khônh khí ganh đua sôi nổi,...)
? Ngoài kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?(đấu vật, múa võ, đánh cờ người, thổi cơm thi,...)
?Ý đoạn 3 nói gì?(cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn)
- HS đọc lại toàn bài.
?Nội dung bài nói gì? Như mục tiêu
* Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn đoạn 2 (hội làng Hữu Trấp...người xem hội)
- Cho các tổ thi đọc, bình chọn bài đọc hay nhất.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò.
- 1 em nêu nội dung của bài .
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Kể lại cách chơi kéo co cho người thân nghe.
 Thứ 3 Ngày dạy: 15/12/2009 
Chính tả : (Nghe viết)
KÉO CO
I. Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co .
- Làm đúng bài tập 2a.
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở .
II. Đồ dùng: Giấy A4 cho HS thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
1 HS đọc 5 - 6 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch.VD:Trốn tìm, cắm trại.
- HS trả lời - GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Một HS đọc đoạn văn cần viết, cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm đoạn cần viết .Nêu nội dung của đoạn
- GV hướng dẫn cách trình bày, HS luyện viết chữ khó vào giấy nháp .(Hữu Trấp, Quế Võ, ganh đua,...)
- GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
- GV đọc - HS dò bài.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2b.
- GV phát giấy khổ A4 cho một số HS viết.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.( nhảy dây, múa rối, giao bóng )
- HS và cả lớp nhận xét.
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết lời giải đúng.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.- GV chấm bài nhận xét.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Làm tiếp các bài tập còn lại.
Toán: 
 THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương .
- Rèn kỹ năng chia nhanh, chính xác .
- Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên nhẫn .
II. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ : - HS chữa bài 4 (2HS lên bảng).
- GV kiểm tra vở 
2. Bài mới :
a. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. 9450 : 35 = ?
* GV hướng dẫn HS đặt tính và tính
- Đặt tính 9450 35
	 245 270
	 	 000
- Tính từ trái sang phải.
Gọi HS nêu cách chia.
- GV viết vào bảng lớp( như SGK )
Chú ý: ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0 phải viết chữ số 0 ở vị trí thứ 3 ở thương.
b. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục.
- GV viết: 2448: 24
- Đặt tính và tính.
- HS nêu cách thực hiện - GV ghi bảng.
 2448 24	
 0048 102
	00
c. Thực hành:
Bài 1(dòng 1,2): Đặt tính rồi tính:
 - HS làm bài vào nháp - một số em lên bảng làm.
 - GV nhận xét sửa sai.
 8750 35	 23520 26	 2996 28	 2420 12
 175	250 052 520	0196	107 020	201
	00 00	0	 8
	 0
Bài 2(HS giỏi): HS đọc yêu cầu của bài.
 - 1 em lên bảng làm bài. Cả lớp giải vào vở.
Giải:
	 Đổi 1 giờ 12 phút = 72 phút
	 Trung bình mỗi phút bơm được là.
	 97200 : 72 = 1350 (l)
	 Đáp số: 1350 l nước.
3. Củng cố dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm vở BT .
 ____________________________
Luyện từ và câu: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI.
I. Mục tiêu:
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc(BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm(BT2)
- Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số tờ phiếu để HS làm bài tập.
- Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Bài cũ. - 1 HS đọc lại phần ghi nhớ.
- 1 HS làm bài tập 2a. GV chấm nhận xét.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài . GV nêu yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cùng HS cả lớp nói cách chơi một số trò chơi các em có thể chưa biết.
VD: Trò chơi lò cò: Dùng một chân vừa nhảy vừa di chuyển một viên sỏi, trên những ô vuông trên mặt đất.
- Từng cặp HS trao đổi, làm bài .
- GV phát phiếu cho HS. Đại diện các nhóm trình bày kết quả cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
- GV phát phiếu. Mời 3 - 4 HS lên bảng làm bài. GV và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải.
- Một HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài: Chọn thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn.
- GV nhắc các em.
+ Chú ý phát biểu thành tình huống đầy đủ.
+ Có tình huống có thể dùng 1,2 thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn (VD: Nếu bạn em chơi với 1 số bạn hư nên học kém hẳn đi,em sẽ nói với bạn: Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi..
- HS nối tiếp nhau nói lời khuyên bạn - GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- HS đọc lại các câu thành ngữ, tục ngữ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học thuộc các thành ngữ, tục ngữ trong bài .
____________________________________________________________________
 Thứ 4 Ngày dạy: 16/12/2009 
Toán : 
CHIA CHO SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số (chia hết và chia có dư).
- Rèn kỹ năng chia nhanh, chính xác .
- GDHS tính cẩn thận, kiên nhẫn
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ.
- GV ghi bảng 2 phép tính: 4640 : 54 5605: 78.
- HS lên đặt tính và tính : GV ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Trường hợp chia hết : 1944: 162 = ?
- HS dựa vào cách chia cho số có 2 chữ số để đặt tính và nêu cách tính:
* Đặt tính.
* Tính từ trái sang phải.
- GV hướng dẫn HS phải lấy 3 chữ số để chia . 
- GV giúp HS ước lượng thương trong mỗi lần chia
 1944 162
	 0324 12
	 0
b. Trường hợp chia có dư : 8469: 241 = ?
HS nêu cách đặt tính và tính.
HS vừa nói GV ghi bảng. 
	8469	241
	1239	35
	 034
c. Thực hành.
Bài 1a: HS đặt tính rồi tính.
- Cả lớp làm vở,2 em lên bảng làm bài.
	 2120 424	 1935 354
 00	5 160	5
Bài 2a: HS nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.
- HS làm vào vở , gọi 1 em chữa bài.
a) 1995 235 +8910: 495 = 468825 + 18 = 468843
3. Củng cố dặn dò.
GV nhận xét tiết học.Về nhà hoàn thành bài số 2b
Kể chuyện : 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
HOẶC THAM GIA.
I. Mục tiêu: 
1. Rèn kỹ năng nói : 
- HS chọn được một câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. 
- HS biết giữ gìn, quý trọng đồ chơi .
II. Đồ dùng:
 Bảng lớp viết sẵn 3 cách xây dựng cốt truyện.
III. Các hoạt động dạy - học.	
1. Bài cũ: 
-1 HS kể lại câu chuyện các em đã được học hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi hoặc những con vật quen thuộc gần gũi với trẻ em.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài - ghi đề bài..
-1 em đọc lại đề bài - GV ghi bảng.
b. Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- 1 em đọc lại đề bài, GV gạch dưới các từ quan trọng.(Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh).
c. Gợi ý kể chuyện.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý cả lớp đọc thầm SGK.
- GV nêu 3 tình huống XD cốt truyện. Em có thể kể theo1 trong 3 hướng đó.
- Khi kể chú ý cách xưng hô: tôi
- HS chuẩn bị dàn ý.
d. Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện theo cặp.
Từng cặp HS kể cho nhau nghe. GV theo dõi.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- 1 vài HS kể chuyện trước lớp.
- Các em kể xong nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố,dặn dò.
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn về nhà kể lại cho người thân nghe.
 Chuẩn bị bài sau. Một phát minh nho nhỏ.
Tập đọc:
TRONG QUÁN ĂN ²BA CÁ BỐNG"
I. Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, rõ ràng toàn bài ; đọc đúng các tên nước ngoài . Biết đọc phân biệt lời người dẫn với lời các nhân vật .
- Hiểu các từ ngữ : mê tín, ngay dưới mũi .
- Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé người gỗ Bu- ra -ti - nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ độc ác đang tìm cách hại mình .
- Bồi dưỡng trí thông minh, sự khôn khéo c ... . Mục tiêu: Giúp HS : 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5 . 
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
- HS chú ý tích cực trong tiết học
II.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho ví dụ 
- GV kiểm tra vở BT
2. Bài mới :
a. Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5.
*GV cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5.
*-HS tự tìm vài số chia hết cho 5 và vài số không chia hết cho 5.
*Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5
- Một số HS lên bảng viết kết quả.Lớp bổ sung 
- GV cho HS quan sát đối chiếu,so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 5. 
- GV cho vài HS nêu lại kết luận trong bài học 
- GV chốt lại: Muốn biết một số có chia hết cho 5 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. Nếu chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5...
b.Thực hành:
Bài 1 :
- HS chọn ra các số chia hết cho 5 và cho biết tại sao lại chọn các số đó.
Bài 4 : 
- HS nêu yêu cầu , HS làm bài 
- HS nêu miệng kết quả , cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng .
3. Củng cố ,dặn dò:
Bài tập nâng cao: Từ các số 0,1,2,5 hãy viết tất cả các số có 4 chữ số chia hết cho 5.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS ghi nhớ các dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 đã học .
__________________________
Tập làm văn :
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
 I. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn .
- Nhận biết được cấu tạo của một đoạn văn(BT1), biết viết một đoạn vân tả bao quát một chiếc bút. 
- Bồi dưỡng HS có kỹ năng quan sát, miêu tả các sự vật.
II. Đồ dùng dạy học.
- 1 tờ phiếu khổ to viết lời giải BT2, 3.
- 2 tờ phiếu khổ to để HS làm BT1 (III).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ:
- GV trả bài viết. Nêu nhận xét, công bố điểm.
2. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b. Nhận xét:
- 3 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài tập 1, 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm lại bài "Cái cối tân" suy nghĩ, làm bài cá nhân vào vở bài tập: Nêu ý chính của mỗi đoạn.
- HS phát biểu ý kiến. HS nhận xét.
- GV dán bảng tờ giấy đã viết kết quả làm bài, chốt lại lời giải đúng .
+ Mở bài:	Đoạn 1:	Giới thiệu về cái cối được tả trong bài
+ Thân bài:	Đoạn 2:	Tả hình dáng bên ngoài của cái cối
	Đoạn 3:	Tả hoạt động của cái cối.
+ Kết bài:	Đoạn 4:	Nêu cảm nghĩ về cái cối.
c. Ghi nhớ:
- 3 HS đọc ghi nhớ.
d. Luyện tập:
Bài tập 1: 	- 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại bài "Cái bút máy", thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập. 
- GV phát phiếu cho 2 HS. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét.
- 2 HS làm bài trên phiếu có lời giải đúng dán bài lên bảng, lớp chốt lời giải
a) Bài văn gồm có 4 đoạn. Mỗi lần xuống dòng được xem là 1 đoạn.
b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút.
c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút
d) + Câu mở đầu đoạn 3: "Mở nắp tra.... nhìn không rõ"
 + Câu kết đoạn: "Rồi em.... cất vào cặp".
 + Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn HS giữ gìn ngòi bút.
Bài tập 2:- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ để viết bài.
- GV nhắc nhở, hướng dẫn HS viết..
- HS viết bài.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết. GV nhận xét:
+Bài viết chỉ yêu cầu tả bao quát cái bút.
+Bài có đi sâu vào tả các bộ phận của cái bút không.
+Viết 1 đoạn hay viết cả bài
3. Củng cố, dặn dò
 .- 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Về nhà hoàn chỉnh bài vở.
- Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
____________________________________________________________________
Thứ 6 Ngày dạy: 25/12/2009 Toán :
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; dấu hiệu chia hết cho 5 .
- Nhận biết các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
- Bồi dưỡng HS tính linh hoạt, sáng tạo.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ:
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2. Lấy ví dụ về số chia hết cho 2 và số không chia hết cho 2.
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5. Lấy ví dụ về số chia hết cho 5 và số không chia hết cho 5.
2. Bài mới. 
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu. HS làm bài vào vở.
- HS nêu và giải thích tại sao lại chọn các số đó.
 a) Số chia hết cho 2: 4568, 66814, 2050, 3576, 900
 b) Số chia hết cho 5: 2050, 900, 2355
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu vào giấy nháp.
- GV kiểm tra, HS phân tích, GV nhận xét.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu.	 HS tự làm bài vào vở.
- HS nêu, GV và HS nhận xét.
 a) Các số chia hết cho 5 có tận cùng là 0; 5.
 Các số chia hết cho 2 có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8.
 Các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0
 Ta có: 480; 2000; 9010
 b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5: 296; 324
 c) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2: 	345; 3995
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
- GVgiao bài tập về nhà, vở bài tập.
- GVnhận xét giờ học.
Luyện từ và câu:
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I.Mục tiêu: HS hiểu:
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? .
- Nhận biết và bước đầu tạo dược câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành, luyện tập. 
- HS yêu thích môn học .
II. Đồ dùng dạy học.
- 3 băng giấy - mỗi băng viết 1 câu kể Ai làm gì?Tìm đọc ở bài tập I 1
- Một số tờ phiếu viết các câu kể Ai làm gì? ở bài tập III 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ:
- 2 HS làm lại các BT3 (luyện tập) ở tiết TLVC trước .
- HS nhận xét, GV kết luận và ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Nhận xét:
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập.
- HS 1 đọc đoạn văn tả hội đua voi. HS 2 đọc 4 yêu cầu bài tập.
- HS lần lượt thực hiện các yêu cầu bài tập.
a) Yêu cầu 1: Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể phát biểu ý kiến.
Câu 1:	Hàng trăm ... về bãi Câu 2:	 Người .... nườm nượp.
Câu 3:	Mấy anh .... rộn ràng.
* Yêu cầu 2, 3:
- HS suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- GV dán 3 băng giấy viết 3 câu văn, mời 3 HS lên bảng gạch 2 dạch dưới bộ phận VN, HS kết hợp nêu ý nghĩa của VN.
* Yêu cầu 4: H suy nghĩ, chọn ý đúng, phát biểu.
c. Ghi nhớ:
- VN trong câu kể Ai làm gì? Nêu lên điều gì?( nêu lên HĐ của người hay vật)
- VN trong câu kể Ai làm gì? do từ loại nào đảm nhiệm?( Do động từ và CĐT )
- HS đọc ghi nhớ SGK.	
- HS lấy ví dụ và phân tích rõ	
d. Luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài tập, tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn, phát biểu.
- HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng: C3, 4, 5, 6, 7.
- HS xác định VN trong câu bằng cách gạch 2 gạch dưới VN.
- Phát phiếu cho 3 - 4 HS làm bài. HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng.
- GV chốt giải đúng 
Câu 	 	 VN trong câu
C3:	đeo gùi vào rừng
C4:	giặt giũ bên những giếng nước
C5:	đùa vui trước nhà sàn
C6:	chụm đầu nên những ché rượu cần
C7:	sửa soạn khung cửi.
Bài 2: 
- 1HS nêu yêu cầu. Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS làm bài trên phiếu, dán bài lên bảng, trình bày. HS và GV nhận xét.
Bài 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập, hướng dẫn HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh, suy nghĩ, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò
- 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài.
- Về nhà viết vào vở bài tập 3 (III)
- GV nhận xét giờ học.
 ____________________________
Tập làm văn :
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn mêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn 
- Biết viết các đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách. 
- Trau dồi ngôn ngữ và kỹ năng viết văn cho HS .
II. Đồ dùng dạy học.
- Một số kiểu, mẫu cặp sách HS 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ:
- 1 HS nhắc lại kết thúc về đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
- 1 HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:	 
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp. HS làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến... GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
a) Cả 3 đoạn văn đều thuộc phần thân bài.
b) Đ1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp
 Đ2: Tả quai cặp và dây đeo.
 Đ3:	 Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c) Đ1: Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi
 Đ2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ...
 Đ3:	 Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- GV nhắc HS chú ý:.
+ Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn, miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Cần dựa vào gợi ý a, b, c.
+ Để đoạn văn tả cái cặp của mình không giống cái cặp của bạn khác, cần chú ý miêu tả đặc điểm riêng của cái cặp.
- HS đặt trước mặt cặp sách của mình để quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài.
- HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình. GV nhận xét.
- GV chọn 1 - 2 bài viết tốt, đọc chậm, nêu nhận xét, ghi điểm.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
- GV nhắc HS chú ý đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn tả bên trong chiếc cặp của mình.
- HS đặt chiếc cặp trước mặt mở ra quan sát các bộ phận bên trong và viết bài .
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình. GV nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà viết hoàn chỉnh 2 đoạn văn thực hành trên lớp.
- GV nhận xét giờ học.
 ___________________________________________ 
 SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- HS tự phấn đấu, rèn luyện thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS.
-Tổng kết đợt thi đua chào mừng 22/12. Triển khai kế hoạch tuần 18.
II. Lên lớp:
1. Đánh giá hoạt động tuần qua :
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá hoạt động.
- GV nhận xét :
- Ưu điểm:
+ Tất cả HS đều có ý thức thi đua trong đợt 22-12( đã làm hoàn thành báo ảnh )
+ Duy trì sĩ số, đảm bảo tính chuyên cần.Chuẩn bị bài mới, học bài cũ khá tốt.
+ Vệ sinh lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh trong lớp.
+ Hăng say xây dựng bài (Nam, Thu Trang, Huyền...)
- Tồn tại: 
+Chưa thuộc bảng nhân, chia: Thu Thảo, Khánh
+ Nói chuyện riêng: còn nhiều em.
+ Kỹ năng giải toán của HS còn yếu .
2. Kế hoạch tuần tới:
- Tích cực ôn tập và kiểm tra học kỳ I để đạt kết quả tốt.
- Giữ ấm cơ thể, tuỵêt đối phải đủ dép và áo ấm
- Giữ vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_1617_nguyen_thi_thuy.doc