Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Bùi Thị Nhung - Tuần 18

Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Bùi Thị Nhung - Tuần 18

I. Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

II/ Đồ dùng dạy-học: Phiếu ghi tên 1 bài Tập đọc

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 13 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1069Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Bùi Thị Nhung - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Hứa Tạo Giáo viên : Bùi Thị Nhung
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 18
 Từ 17 / 12 / 2012 đến 21 / 12 / 2012
 Tục ngữ : Con hơn cha là nhà có phúc
Thứ 
Buổi 
Môn
Tên bài dạy
Hai
17/12
Sáng
Chào cờ
Tập đọc
Toán
NGLL-ATGT
Ôn tập – tiết 1
Dấu hiệu chia hết cho 9
Ba
18/12
Sáng
Kể chuyện
Toán
LT&C
Ôn tập – tiết 2
Dấu hiệu chia hết cho 3
Ôn tập – tiết 3
Chiều
T.làm văn
 Khoa học
LTT
Ôn tập – tiết 4
Không khí cần cho sự cháy
Tư
19/12
Sáng
Tập đọc
Luyện T/Việt
Toán
Ôn tập– tiết 5
Luyện tập
Năm
20/12
Chiều
LT&C
Toán
Chính tả
 Khoa học
Ôn tập – tiết 6
Luyện tập chung
Ôn tập – tiết 7
Không khí cần cho sự sống
Sáu
21 /12
Chiều
Tập làm văn
Toán
Luyện T/Việt
SHL
Ôn tập – tiết 8
Kiểm tra định kì học kì I
Sinh hoạt tuần 18
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
TẬP ĐỌC : ÔN TẬP TIẾT 1
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học ( tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được ba đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
II/ Đồ dùng dạy-học: Phiếu ghi tên 1 bài Tập đọc 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra TĐ và HTL:
- Gọi hs lên bảng bốc thăm bài đọc 
- Gọi hs đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc .
- Nhận xét – ghi điểm.
2/Bài tập 2 
- Gọi hs đọc y/c
-Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm trên? 
- Các em hãy thảo luận nhóm 6 để hoàn thành bảng như SGK/174 (phát phiếu cho 2 nhóm) , các em phân công mỗi bạn viết về 2 truyện. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Y/c các nhóm nhận xét theo các yêu cầu: nội dung ghi từng cột có chính xác không? Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không? 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Bài sau: Ôn tập 
Nhận xét tiết học 
- Lần lượt hs lên bốc thăm và chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi. 
- HS đọc y/c
- Ông Trạng thả diều, "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi, Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn "Ba cá bống", Rất nhiều mặt trăng. 
- Làm việc trong nhóm 6
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét 
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
ÔngTrạng thả diều 
Trinh Đường 
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học 
 Nguyễn Hiền
"Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi 
Từ điển nhân vật l/sử VN 
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn 
Bạch Thái Bưởi 
Vẽ trứng 
Xuân Yến 
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại 
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi 
Người tìm đường lên các vì sao
Lê QuLong, Ph/Ng Toàn 
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki 
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1 
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt 
Cao Bá Quát 
Chú Đất Nung 
Nguyễn Kiên 
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra. 
Chú Đất Nung 
Trong quán ăn "Ba cá bống" 
A-lếch - xây Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô 
Rất nhiều mặt trăng 
Phơ-bơ 
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn . 
Công chúa nhỏ 
TOÁN : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I/ Mục tiêu:
Biết hiệu chia hết cho 9.
Bước đầu vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ K/tra bài cũ
2/ Bài mới:
H/dẫn hs tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9
- Y/c hs tìm và nêu các số chia hết cho 9 , các số không chia hết cho 9 
- Gọi hs lên bảng viết vào 2 cột thích hợp 
Các số chia hết cho 9 -phép chia tương ứng 
 36 (36 : 9 = 4) 54 (54 : 9 = 6) 
 72 (72 : 9 = 8) 81 (81 : 9 = 9) 
 - Các em dựa vào cột bên trái (các số chia hết cho 9 ) để tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9 
- Nếu hs nêu các số có chữ số tận cùng là 2, 6, 1, 4 thì chia hết cho 9 thì GV dùng ví dụ để bác bỏ ý kiến của hs
- Các em hãy tính nhẩm tổng của các chữ số. 
- Gọi hs phát biểu 
- Gọi hs tìm ví dụ các số có tổng các chữ số là 9 
Kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 
- Gọi hs nêu ví dụ các số có tổng các chữ số không phải là 9 
Kết luận: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9 
- Vậy muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào đâu? 
3) Thực hành:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Muốn biết trong các số trên, số nào chia hết cho 9, ta phải làm sao? 
- Y/c hs tính trong 2 phút
- Gọi hs nêu kết quả và giải thích 
Bài 2: 
Thực hiện giống bài 1 
- Gọi hs nêu kết quả 
C/ Củng cố, dặn dò:
 - Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết một số chia hết cho 9?
- Về nhà tự làm bài tập trong VBT
- Bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 3 
- Hs th/hiện bảng con bài 2 ( 96 )
 Lần lượt nêu: 18, 27, 36, 54,...33, 24, 57,82,...
- Lần lượt lên bảng viết 
các số không chia hết cho 9-phép chia tương ứng 
 34 (34 : 9 = 3 dư 7) 30 (30 : 9 = 3 dư 3)
 87 (87 : 9 = 9 dư 6 ) 91 ( 91 : 9 = 10 dư 1) 
- Hs lần lượt nêu 
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 
- HS lần lượt nêu: 423, 459, 9837,...
- Vài hs nhắc lại 
- Hs phát biểu: các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9 
- Hs đọc ghi nhớ SGK 
- HS đọc y/c
- Ta tính tổng các chữ số của số đó. Nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì ta xác định số đó chia hết cho 9 
- 2 Hs th/hiện bảng, lớp th/hiện bảng con 
- Nêu kết quả: số 99, 108, 5643, 29385 
- Các số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 5554; 1097 
- HS trả lời 
- HS lắng nghe và thực hiện.
TOÁN : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I/ Mục tiêu:
Biết hiệu chia hết cho 3.
Bước đầu vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2. 
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC: Dấu hiệu chia hết cho 9
2. Dạy-học bài mới:
HS tự tìm dấu hiệu chia hết cho 3
- Y/c hs tìm các số chia hết cho 3 và không chia hết cho 3
- Em tìm một số chia hết cho 3 bằng cách nào? 
- Y/c hs lên bảng ghi vào 2 cột thích hợp. 
- Các em đọc các số chia hết cho 3 ở cột bên trái và tìm đặc điểm chung của các số này dựa vào việc tính tổng các chữ số của mỗi số. 
- Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số này với 3 ? 
- Đó chính là dấu hiệu chia hết cho 3
- Gọi hs phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3 
- Y/c hs nêu ví dụ 
- Y/c hs tính tổng các chữ số không chia hết cho 3 và cho biết tổng các số này có chia hết cho 3 không? 
- Muốn biết một số có chia hết cho 3 hay không ta làm sao? 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK 
3) Thực hành: 
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Muốn biết các số trên, số nào chia hết cho 3, các em làm thế nào? 
- Gọi hs nêu kết quả 
Bài 2: Muốn biết các số trên số nào không chia hết cho 3 ta làm sao? 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3
- Bài sau: luyện tập
Nhận xét tiết học 
- 2 Hs th/hiện bảng, lớp th/hiện bảng con bài 3 ( 97)
- HS tự tìm và nêu trước lớp 
+ Em dựa vào bảng nhân 3
- HS lần lượt lên ghi vào 2 cột thích hợp
- HS đọc và tính tổng các chữ số 
- Các số đều có tổng các chữ số chia hết cho 3
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 
- HS lần lượt nêu ví dụ
- HS tính và rút ra kết luận: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3
- Ta chỉ việc tính tổng các chữ số của số đó. Nếu tổng các chữ số của số đó chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3, nếu tổng các chữ số của số đó không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3. 
- Vài hs đọc trước lớp 
- HS đọc y/c
- 1 Hs th/hiện bảng, lớp th/hiện bảng con 
 Các số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 92313 
- Ta tính tổng các chữ số của từng số.
 Các số không chia hết cho 3 là: 502; 6823; 55553; 641311 
- Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 
- 
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
Kể chuyện: ÔN TẬP TIẾT 2
I/ Mục tiêu: 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài, 2 cách kết bài.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Giới thiệu bài : Nêu MĐ, YC của tiết học
2/ Kiểm tra TĐ và HTL
- Tiếp tục gọi hs lên bốc thăm đọc và TLCH trong nội dung bài đọc
- Nhận xét – ghi điểm.
* Bài tập 2: (viết 1 MB theo kiểu gián tiếp, 1 MB theo kiểm mở rộng theo đề TLV "Kể chuyện ông Nguyễn Hiền" 
- Gọi hs đọc y/c của đề
- Y/c hs đọc thầm bài Ông Trạng thả diều
- Gọi hs đọc nội dung cần ghi nhớ về 2 cách MB và 2 cách kết bài trên bảng phụ.
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi hs trình bày 
- Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho hs
3/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ những nội dung vừa học ở BT 2
- Hoàn chỉnh phần MB, KB, viết lại vào vở
- Bài sau: Ôn tập
- Hs lần lượt lên bốc thăm đọc và TLCH
- HS đọc y/c
- Đọc thầm 
* MB trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. 
* MB gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
* Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình thêm về câu chuyện
* Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm 
- Tự làm bài, viết phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền. 
- Lần lượt đọc các mở bài và kết bài
a) MB gián tiếp: Ông cha ta thường nói: Có chí thì nên, câu nói đó thật đúng với Nguyễn Hiền-Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất ở nước ta. Ông phải bỏ học vì nhà nghèo nhưng nhờ có ý chí vươn lên ông đã tự học. Câu chuyện như sau: 
b) Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho mọi thế hệ học trò, chúng em ai cũng nguyện cố gắng để xứng danh con cháu Nguyễn Hiền Tuổi nhỏ tài cao. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Luyện từ và câu: ÔN TẬP TIẾT 3
I/ Mục tiêu: 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt Ch xác định bộ phận câu đã học: Làm gì? Thế nào ? Ai ? (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu viết tên t ... Ôn bài cũ:
- Tổ chức cho hs thi tìm các số chia hết cho 2,5, 9, 3.
- Gọi mỗi lượt 4 hs lên thi tìm viết các số chia hết cho 2, 5, 9, 3 và giải thích. (2 em trong đội sẽ nối tiếp nhau viết các số chia hết cho 2,5,9,3. Trong vòng 1 phút, đội nào viết được nhiều số chia hết cho 2,5,9,3 thì đội đó thắng.)
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Căn cứ vào đâu ta biết dấu hiệu chia hết cho 2,cho 5?
- Để biết được dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 ta căn cứ vào đâu? 
3) Thực hành:
Bài 1: Ghi tất cả các số lên bảng, gọi hs trả lời theo y/c của bài và giải thích. 
Bài 2: Gọi hs trả lời miệng.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Dấu hiệu chia hết 
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- 2 Hs th/hiện bảng, lớp th/hiện bảng con bài 3 , 4 ( 98 )
- 4 lượt hs (16 em) lên thực hiện 
- căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải
- Căn cứ vào tổng các chữ số của một số.
- Nối tiếp nhau trả lời
a) Các số chia hết cho 3 là: 4563; 2229; 3576; 66816
b) Các số chia hết cho 9 là: 4563; 66816
c) Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229; 3576 
- HS th/hiện bảng con 
a) 945 b) 225, 255, 285 c) 762, 768 
TẬP LÀM VĂN : ÔN TẬP TIẾT 4
I/ Mục tiêu: 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu viết tên các bài TĐ, HTL
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Kiểm tra TĐ và HTL
- Gọi hs lên bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi của bài đọc.
- Nhận xét – ghi điểm.
2 Bài tập 2 
- Gọi hs đọc y/c của bài tập
- HD hs thực hiện từng yêu cầu :
a) Quan sát một dồ dùng học tập, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. 
- Gọi hs xác định yêu cầu của đề. 
- Gọi hs đọc nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ
- Y/c hs từ làm bài (phát phiếu cho 3 hs) 
- Gọi hs phát biểu ý kiến 
a) Mở bài 
b) Thân bài 
c) Kết bài: 
b) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng.
- Y/c hs viết bài
- Gọi hs đọc bài của mình 
- Cùng hs nhận xét, 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ nội dung vừa học BT 2
- Về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh phần MB, KB, viết lại vào vở. 
- HS lên bốc thăm đọc và trả lời
- HS đọc y/c
- HS đọc y/c
- HS đọc to trước lớp
- Quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp. 
- Lần lượt phát biểu
- Nhận xét 
 Giới thiệu cây bút quý do ông em tặng nhân ngày sinh nhật.
 * Tả bao quát bên ngoài:
- Hình dáng thon, mảnh
- Chất liệu gỗ, rất thơm, chắc tay.
- Màu tím, không lẫn với bút của ai.
- Nắp bút cũng bằng gỗ, đậy rất kín
- Hoa văn trang trí là hình những chiếc lá tre
- Cái cài bằng thép trắng. 
* Tả bên trong: 
- Ngòi bút rất thanh, sáng loáng
- Nét bút thanh, đậm. 
 Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận , không bao giờ quên đậy nắp, không bao giờ bò quên bút. Em luôn cảm thấy như có ông em ở bên mình mỗi khi dùng cây bút. 
- Tự làm bài
- Lần lượt đọc bài của mình
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2012
Tập đọc : ÔN TẬP TIẾT 5
I/ Mục tiêu: 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Nghe – viết bài CT ( tốc độ viết khoảng 80 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Viết tên từng bài TĐ và HTL
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
2/ KT tập đọc và HTL 
- Tiếp tục gọi hs lên bảng bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài tập đọc
- Nhận xét – ghi điểm.
* Bài tập 2 (Nghe-viết: Đôi que đan) 
- GV đọc bài Đôi que đan
- Bài Đôi que đan nói lên điều gì? 
- Y/c hs đọc thầm và phát hiện những từ khó viết trong bài
- HD hs phân tích và viết lần lượt các từ khó vào B 
- Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì?
- Đọc từng cụm từ, câu
- Đọc lần 2
- Chấm chữa bài
- Y/c hs đổi vở cho nhau để kiểm tra 
- Nhận xét 
3/ Củng cố, dặn dò:
- HTL bài thơ Đôi que đan
- Bài sau: Ôn tập
- Nhận xét tiết học 
- HS lần lượt lên bảng đọc và TLCH 
- HS lắng nghe
- Hai chị em bạn nhỏ tập đan. Từ hai bàn tay của chị, của em, những mũ, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha dần dần hiện ra. 
- giản dị, dẻo dai, đan hoài, đỡ ngượng. 
- phân tích và lần lượt viết vào B 
- Nghe, viết, kiểm tra
- Viết vào vở
- Soát lại bài
- Đổi vở nhau kiểm tra 
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
 - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2, bài 3; 
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Luyện tập
- Hãy nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 (mỗi dấu hiệu y/c hs cho một ví dụ để minh họa)
- Nhận xét – ghi điểm.
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện tập về các dấu hiệu chia hết và vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải toán
2) Thực hành:
Bài 1: Ghi các số lên bảng, gọi hs trả lời 
- Số nào chia hết cho 2?
- Số nào chia hết cho 3?
- Số nào chia hết cho 5?
- Số nào chia hết cho 9? 
Bài 2 Gọi hs trả lời và nêu cách làm 
Bài 3: Gọi hs lên bảng làm bài
- Cùng hs nhận xét, bổ sung 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Về nhà tự làm bài vào VBT
- Bài sau: Kiểm tra cuối HKI 
- HS lần lượt lên bảng thực hiện y/c
- Lắng nghe 
- 3 Hs th/hiện bảng, lớp th/hiẹn bảng con
- Các số chia hết cho 2 là: 4568, 2050, 35766
- Các số chia hết cho 3 là: 2229, 35766
- Các số chia hết cho 5 là: 7435, 2050
- Các số chia hết cho 9 là: 35766 
a) Tìm số có chữ số tận cùng là 0 thì số đó chia hết cho cả 2 và 5 (64620, 5270)
b) Trước hết ta tìm các số chia hết cho 2 (64620, 5270, 57234) , sau đó ta tính tổng các chữ số của từng số, nếu tổng các chữ số của từng số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho cả 3 và 2 (57234, 64620 
c) Ta chọn số chia hết cho cả 5 và 2, sau đó tính tổng các chữ số của 2 số này. Nếu tổng các chữ số của mỗi số chia hết cho cả 3 và 9 thì số đó chia hết cho 2,5,3,9 (64620) 
- HS lên bảng làm bài ' lớp th/hiện vở
a) 528; 558; 588 b) 603; 693
c) 240 d) 354 
- HS nhắc lại 
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ năm 20/12/2012
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
(KIỂM TRA ĐỌC )
 I/ Mục tiêu:
Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, HKI (Bộ GD&ĐT – Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008).
 II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết nội dung BT1 (phần nhận xét)
- Một số tờ giấy trắng để hs làm BTIII.2
- Bốn bảng nhóm, trên mỗi băng viết 1 ý của BT III.1
III/ Các hoạt động dạy-học:
Ngày soạn : 13/12/2012
Ngày dạy : Thứ năm 20/12/2012
Môn: CHÍNH TẢ 
Tiết 18: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I 
TIẾT 2
I/ Mục tiêu: 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Giới thiệu: Nêu MĐ, YC của tiết ôn tập
B/ KT tập đọc và HTL: 
- Gọi những hs chưa có điểm lên bốc thăm đọc và TLCH 
- Nhận xét – ghi điểm.
* Bài tập 2 : (Đặt câu với những từ ngữ thích hợp để nhận xét về các nhân vật. 
- Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs làm bài vào VBT
- Gọi hs đọc các câu văn mình đã đặt. 
*Bài tập 3 (chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyến khích hoặc khuyên nhủ bạn) 
- Gọi hs đọc y/c
- Các em đọc lại bài tập đọc Có chí thì nên, nhớ lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết. 
- Y/c hs tự làm bài (phát phiếu cho 2 hs)
- Gọi hs trình bày kết quả
a) Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao? 
b) Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn?
c) Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo người khác? 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Những em chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc
- Bài sau: Ôn tập 
- HS lên bốc thăm đọc và TLCH 
- HS đọc y/c
- Tự làm bài
- Nối tiếp nhau đọc những câu văn đã đặt.
a) Nguyễn Hiền rất có chí./ Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao./ Nhờ thông minh, ham học và có chí, Nguyễn Hiền đã trở thành Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. 
b) Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên nhẫn, khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c) Xi-ôn-cốp-xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có./ Xi-ôn-cốp-xki đã đạt được ước mơ từ thuở nhỏ nhờ tài năng và nghị lực phi thường. 
d) Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ./Nhờ khổ công luyện tập, từ một người viết chữ rất xấu, Cao Bá Quát nổi danh là người viết chữ đẹp. 
e) Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn./ Bạch Thái Bưởi đã trở thành anh hùng kinh tế nhờ tài năng kinh doanh và ý chí vươn lên, thất bại không nản.
- HS đọc y/c
- Tự làm bài 
- Trình bày 
a) Có chí thì nên.
. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
. Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững.
b) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
. Thất bại là mẹ thành công.
. Thua keo này, bày keo khác.
c) Ai ơi ....tròn vành mới thôi!
- Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu cạch câu rùa mặc ai!
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN 
Tiết 90: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
I/ Mục tiêu:
Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng, lớp.
Thực hiện phép cộng, trừ các số đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo diện tích đã học.
Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, hai đường thẳng song song, vuông góc.
Giải bài toán có đến ba bước tính trong đó có bài toán: Tìm số trung bình cộng; Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Ngày soạn : 14/12/2012
Ngày dạy : Thứ sáu 21/12/2012
 Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 36: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
 (KIỂM TRA VIẾT )
I/ Mục tiêu:
 Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, HKI.
II/ Các hoạt động dạy-học:
HỌC SINH LÀM BÀI KIỂM TRA 
( Đề bài BGH)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18 Nhung.doc