Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Bùi Thị Nhung - Tuần 19

Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Bùi Thị Nhung - Tuần 19

A. Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ ngữ: Cẩy Khây, sống sót, lên đường, vạm vỡ.Đọc đúng toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, chí hướng

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

- GDHS biết làm việc nghĩa.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh họa bài, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

- HS: vở các môn, sgk.

C. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 136 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Bùi Thị Nhung - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn: 12/01/2013 THỨ 2 Ngày giảng: 14/01/2013
Tiết 1: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
=======================================
Tiết 2: Âm nhạc
Giáo viên chuyên dạy
===================================
Tiết 3: Tập đọc:
BỐN ANH TÀI.
A. Mục tiêu: 
- Đọc đúng các từ ngữ: Cẩy Khây, sống sót, lên đường, vạm vỡ...Đọc đúng toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh, vạm vỡ, chí hướng
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
- GDHS biết làm việc nghĩa.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa bài, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc. 
- HS: vở các môn, sgk.
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
- Nx, đánh giá.
III. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
*Luyện đọc:
- Đọc toàn bài
- Chia đoạn 
- Đọc nối tiếp lần 1.
- Luyện đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài: 
- Đọc bài và TLCH:
+ Những chi tiết nói lên sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây?
Cẩu Khây: 
+ Chuyện gì xảy ra với quê hương của Cẩy Khây?
Yêu tinh: 
+ Cẩy khây diệt trừ yêu tinh cùng với những ai?
+ Mỗi người bạn của Cẩy khây có tài năng gì?
=>Nội dung bài?
* Luyện đọc diễn cảm: 
- HD giọng đọc: 
- Đọc nối tiếp.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1, 2
+ Đọc mẫu
+ HD cách đọc, giọng đọc.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nx, tuyên dương.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu ND bài.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
12’
10’
9’
3’
- Lớp hát đầu giờ.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
- Ghi đầu bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Bài chia làm 5 đoạn: 
- 5 HS đọc.
- Đọc từ khó.
- 5 HS đọc.
- 1 HS đọc từ khó.
- 2 HS đọc và sửa lỗi cho nhau.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
+ Các chi tiết nói lên sức mạnh và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây: nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín nắm xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18tuổi đã tinh thông võ nghệ.
+ Quê hương của Cẩy khây xuất hiện một con yêu tinh, nó bắt người và súc vật làm cho bản làng tan hoang. Nhiều nơi không còn ai sống sót.
+ Cẩy Khây diệt trừ yêu tinh cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng tay Đục Máng.
+ Năm Tay Đóng Cọc: dùng tay làm vồ đóng cọc, mỗi quả đấm giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Lấy Tai Tát Nước: lấy vành tai tát nước lên ruộng cao bằng mái nhà. Móng Tay Đục Máng: lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng để dẫn nước vào ruộng.
 *ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
- 5 HS đọc nối tiếp
+ HS đọc theo cặp.
+ 2, 3 HS thi đọc.
- 2 HS nhắc lại. 
========================================
Tiết 4: TOÁN:
KI -LÔ - MÉT VUÔNG
A. Mục tiêu:
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki - lô - mét vuông, biết ki lô mét vuông (Km2) là đơn vị đo diện tích. Biết 1km² = 1 000 000 m² và ngược lại.
- Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki - lô - mét vuông. Áp dụng làm được một số bài tập. Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- GDHS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh vẽ trên một cánh đồng hoặc khu rừng.
- HS: Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 
 - Nhận xét và cho điểm .
III. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
* Giới thiệu về ki - lô – mét vuông
- Treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng ( khu rừng, biển ..) và nêu vấn đề: Cánh đồng này có hình vuông mỗi cạnh của nó dài 1km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng.
 1 km x 1 km = 1km 
=> Ki- lô- mét- vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
=>Ki- lô- mét- vuông là viết tắt của km đọc là ki-lô-mét-vuông.
+ 1km bằng bao nhiêu mét? 
+ Em hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1000 m.
- Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km và hình vuông có cạnh dài 1000 km, bạn nào cho biết 1km vuông bằng bao nhiêu mét vuông?
*Luyện tập: 
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống:	.
- Làm bài cá nhân.
- Nx, ghi điểm.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
1’
4’
1’
14’
14’
7’
7’
- HS thực hiện yêu cầu 
- HS nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh đồng: 
1km x 1km = 1km².
- HS nhìn bảng và đọc ki- lô - mét vuông.
- Đọc y/c.
- 1 HS làm bảng, lớp làm phiếu.
+ 921 km²
+ 2000 km²
+ Năm trăm linh chín ki-lô-mét
+ Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô-mét vuông.
* HĐCN
- Đọc y/c.
- 3 HS nối tiếp lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, HS cả lớp làm bài vào vở.
 1km² = 1 000 000 m² 
 1 000 000m² = 1km²
1m² = 100dm² 
5km²=5000 000m²
 32cm² = 3249dm² 
 2 000 000 m² = 2km² 
+ Hai đơn vị diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
Bài 4: Chọn số thích hợp chỉ:
b. Diện tích nước Việt Nam
- Nx, tuyên dương.
IV. Củng cố, dặn dò: 
- Hai đơn vị đo diện tích gấp và kém nhau mấy đơn vị?
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
3’
+ Hai đơn vị đo diện tích liền nhau kém nhau 100 lần.
* HĐCN
- Nối tiếp trả lời.
+ 330 991 km²
- Hai đơn vị đo DT gấp và kém nhau 100 đơn vị.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
==================================
Tiết 5: Đạo đức:
GV bộ môn
========================================================
Ngày soạn: 13/01/2013 Thứ 3 Ngày giảng: 15/01/2013
Tiết 1: Thể dục
GV bộ môn
=============================
Tiết 2: Khoa học
GV bộ môn
=============================
Tiết 3: Toán:
LUYỆN TẬP
 A. Mục tiêu:
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích. Đọc thông tin trên biểu đồ cột.
- Áp dụng giải được các bài toán có liên quan đến diện tích có đơn vị ki- lô- mét vuông.
- GDHS có ý thức làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sgk, giáo án.
- HS: vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
Tg	
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài tập 
 1km2 = ..m2
 1dm2 = ..m2
 1000000 m2 = km2
 23 m2 42dm2 =dm2
- Nhận xét - cho điểm. 
III. Bài mới:	29’
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng	1’
b, HD luyện tập:	28’
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:	10’
- Chữa bài, ghi điểm.
Bài 3: Phần b 
- Đọc số đo diện tích của các thành phố, sau đó so sánh.
- TP nào có diện tích lớn nhất, thành phố nào có diện tích bé nhất?
- Nhận xét, cho điểm HS. 
Bài 5: 
- Giới thiệu về mật độ dân số: là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích 1km² 
- Đọc biểu đồ trang 101 SGK và hỏi : 
+ Biểu đồ thể hiện điều gì ?
+ Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố.
- Tự trả lời hai câu hỏi của bài vào vở bài tập.
- Nhận xét và cho điểm HS.
IV. Củng cố, dặn dò: 
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lam thế nào? 
- Về làm bài tập 2, 4 và bài 3 phần a và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
4’
1’
11’
10’
10’
3’
- 2 HS thực hiện, HS dưới lớp thực hiện vào giấy nháp.
- HS nghe
* HĐCN
- 1 HS đọc y/c.
- 3 HS nối tiếp lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột, HS cả lớp làm vào vở.
 530dm² = 53000cm²
 13dm²29cm² = 1329cm² 
 84600cm² = 846dm²
 300dm² = 3m² 
 10km²=10.000.000m²
 9 000 000m² = 9km² 
*HĐCN – miệng
- 2 HS đọc.
- T. phố HCM có diện tích lớn nhất.
- T. phố HN có diện tích nhỏ nhất.
* HĐCN
- HS nghe
- Đọc biểu đồ và trả lời câu hỏi:
+ Mật độ dân số của ba thành phố lớn là HN, HP, HCM.
+ Mật độ dân số của HN là 2952 người /km, của thành phố HP là 1126 người/km, của thành phố HCM là 2375 người/km 
- HS làm bài vào vở BT, Trình bày:
 a) Thành phố HN có mật dân số lớn nhất.
 b) Mật độ dân số thành phố HCM gấp đôi mật độ dân số thành phố HP.
- 2, 3 HS trả lời.
- 2, 3 HS trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
======================================
Tiết 4: Luyện từ và câu
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ “AI LÀM GÌ?”
A. Mục tiêu:
- Hiểu vai trò cấu tạo của bộ phận CN trong câu kể Ai làm gì? Biết xác định bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với các từ ngữ đã cho đóng vai trò làm chủ ngữ.
- Áp dụng làm được bài tập.
- GDHS tự giác làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi ghi nhớ.
- HS: Vở LTVC
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm ta bài cũ: 
+ Nêu ghi nhớ tiết học trước ?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: 
b, Nội dung: 
* Nhận xét:
1. HS đọc nội dung bài tập
+ Tìm các câu kể “Ai làm gì?”
trong đoạn văn trên?
2. Xác định chủ ngữ trong mỗi câu tìm được.
- Muốn tìm được chủ ngữ của các câu HS đặt câu hỏi.
- Một đàn ngỗng: chỉ con vật, cụm danh từ.
- Hùng: ý nghĩa của CN chỉ người danh từ.
- Thắng: Chỉ người – danh từ
- Em: Chỉ người – danh từ
- Đàn ngỗng: Chỉ con vật – cụm danh từ
3. Nêu ý nghĩa của từ ngữ 
4. Cho biết chủ ngữ của các câu sau trên do loại từ nào tạo thành 
*Ghi nhớ: 
- Treo bảng phụ ghi nhớ
*Luyện tập:
Bài 1: Đọc lại đoạn văn sau:
a, Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
b, Xác định chủ ngữ của từng câu tìm được ?
- Nx, ghi điểm.
Bài 2: Đặt câu với các từ ngữ ...
- Làm bài cá nhân vào vở 
- Đọc câu mình đặt
- Nx, chữa bài.
Bài 3: 
- Làm cá nhân vào vở.
- Đọc câu của mình.
- Nx, bổ sung.
IV. Củng cố - dăn dò: 
- Nhắc lại ghi nhớ?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học 
1’
3’
1’
10’
1’
15’
5’
5’
5’
3’
- Hát chuyển tiết
- HS thực hiện yêu cầu 
- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn từng cặp trao đổi trả lời lần lượt 3 câu hỏi.
+ Đoạn văn có 6 câu trừ câu: 
“Tiến không có súng cũng chẳng có kiếm” 5 câu còn lại đều là câu kể “Ai làm gì?”
+ Con gì vươn cổ dài, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ? (Một đàn ngỗng) 
+ Ai đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến ? ( Hùng)
+ Ai mếu máo nấp vào sau lưng tiến ? (Thắng)
+ Ai liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa? ( em)
+ Con gì kêu quàng quạc,vươn cổ chạy miết? ( Đàn ngỗng)
- HS nhận xét chữa.
- CN nêu người hoặc con vật có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
- Chọn ý đúng: ý a đúng
- Do danh từ và các từ kèm theo nó ( Cụm danh từ) tạo thành.
- 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS đọc – ... t 7: Bồi dưỡng Toán
Dạy buổi chiều.
 =====================================================
Ngày soạn: 5/02/2013 Ngày giảng: Thứ 6/08/02/2013.
Tiết 1: Thể dục:
GV bộ môn dạy
=============================
Tiết 2 : Toán:
LUYỆN TẬP(122).
A. Mục tiêu:
 - HS biết so sánh hai phân số khác mẫu số. Giới thiệu so sánh hai phân số có cùng tử số.
 - Vận dụng tốt kiến thức lí thuyết để làm các bài tập.
 - Tích cực, tự giác, sôi nổi trong tiết học. Áp dụng vào trong cuộc sống.
B. Đồ dùng dạy – học:
 - Phiếu học tập bài 1
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
 - Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- So sánh phân số sau: và
- Nhận xét và cho điểm HS.
III. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Ghi bảng
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: So sánh hai phân số. 
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ?
- Gọi 1 HS lên làm câu a. 
- Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm so sánh 1 phần
- Chữa từng phần của bài.
Bài 2: 
- Viết phần a của bài tập lên bảng và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm ra 2 cách so sánh phân số và .
- Nhận xét sau đó thống nhất hai cách so sánh :
• Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh.
• So sánh với 1.
*Lưu ý: Khi hai phân số cần so sánh có một phân số lớn hơn 1 và phân số kia nhỏ hơn 1.
Bài 3 :
- Quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số ; .
- Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số trên.
- Phân số nào là phân số bé hơn.
- Mẫu của phân số lớn hơn hay bé hơn mẫu của phân số ? 
- Phân số nào lớn hơn ?
- Mẫu của phân số lớn hơn hay bé hơn mẫu của phân số ?
- Như vậy, khi so sánh hai phân số có cùng tử số, ta có thể dựa vào mẫu số để so sánh như thế nào ?
- Nhắc lại kết luận, sau đó tự làm tiếp các phần còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Đọc đề bài sau đó làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Muốn so sánh hai phân số có cùng tử số ta làm như thế nào?
- Nhắc lại ND bài.
- Tổng kết giờ học, HD HS làm các bài tập trong VBT.
- Nhận xét tiết học.
1’
2’
1’
7’
7’
8’
8’
3’
 2’
- Hát
- 1 HS trả lời. 1 em lên làm bài
 + = = . Giữ nguyên .
Vì > nên > 
- Nghe GV giới thiệu bài.
*HĐCN
- Đọc y/c
- Ta quy đồng mẫu số hai phân số rồi mới so sánh.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 Em làm và nhắc lại cách so sánh
a) < 
- 3 nhóm nhận nhiệm vụ. Gắn kết quả.
- Nhóm khác nhận xét
b) Rút gọn = = . Vì < nên < .
* HĐCL
- HS trao đổi với nhau, sau đó phát biểu ý kiến trước lớp.
+ 3 HS lên làm theo cách 1:
a) > 
b) > 
* HĐCN
- 1 HS thực hiện và nêu kết quả so sánh :
 > 
- Phân số cùng có tử số là 4.
- Phân số bé hơn là phân số .
- Mẫu số của phân số lớn hơn mẫu số của phân số . 
- Phân số lớn hơn là phân số .
- Mẫu số của phân số bé hơn mẫu số của phân số . 
- Với hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn và ngược lại phân số nào có mẫu số bé hơn thì lớn hơn.
- HS làm bài vào vở bài tập, 2 em lên làm 
 > ; > 
* HĐNĐ
- 1 em đọc yêu cầu
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Trình bày như sau :
a) Vì 4 ; ; .
b) Quy đồng các phân số ; ; 
 Ta có:
 = = ; = = ; 
 = = . 
Vì < < nên <<
=> ;;.
- 1 HS nhắc lại
- Lắng nghe.
 ==================================================
Tiết 2: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC
BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI (41).
A. Mục tiêu:
- HS nhận biết một số điểm đặc sẳctong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu ( BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn tả lá cây hoặc thân cây hoặc gốc cây một cây em thích( BT2), đoạn văn phải có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá, lời văn chân thật, sinh động, tự nhiên.
 	- Yêu thích cây cối, có ý thức trồng và chăm sóc cây cối.
B. Đồ dùng dạy - học:
 - Giấy khổ to và bút dạ
 - Bảng phụ ghi sẵn những điểm đáng chú ý trong cách tả của mỗi tác giả ở từng đoạn văn.
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc kết quả quan sát một cái cây mà em thích.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
III. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- Đọc yêu cầu và nội dung nhắc HS đọc đoạn văn Bàng thay lá và Cây tre đọc thêm ở nhà hoặc lúc làm bài.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm gồm 4 HS
- Đọc kĩ đoạn văn, phân tích để thấy được:
+ Tác giả miêu tả cái gì?
+ Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Các nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
- Treo bảng phụ ghi sẵn những điểm đáng chú ý trong cách tả của tác giả ở mỗi đoạn văn.
Bài 2
- Làm bài cá nhân. Phát giấy khổ to cho 3 HS tả 3 bộ phận của cây.
- Viết vào giấy khổ to dán lên bảng và đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, sửa chữa lỗi ngữ pháp, dùng từ cho từng bài văn.
- Nhận xét, cho điểm HS viết tốt
- Đọc bài của mình
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt.
IV. Củng cốm - Dặn dò:
- Khi miêu tả một cây nào đó các em cần chú ý đến những bộ phận nào của cây? Khi miêu tả bộ phận đó thì miêu tả như thế nào?
- Cây cối có tác dụng gì? Em đã làm được gì để cây luôn toả tác dụng?
- Nhắc lại ND bài.
- Về nhà xem lại bài và hoàn thiện.Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
1’
3’
1’
15’
15’
3’
2’
- Hát 
- 2 HS đứng tại chỗ đọc bài.
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn: Lá bàng và Cây sồi già
- Thảo luận, làm việc trong nhóm theo yêu cầu.
- Trình bày, bổ sung
Ví dụ:
a. Đoạn văn Lá bàng
- Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, chính xác, sinh động.
b. Đoạn văn Cây sồi già
- Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa động sang mùa hè.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh như: áo như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười,...
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm bài vào vở hoặc giấy.
- 3 đến 5 HS đọc bài
- 2 HS nêu
- HS ghi nhớ.
 =================================================
 Tiết 4: Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP (40).
(Tích hợp GDBVMT Phương thức: Khai thác trực tiếp)
A. Mục tiêu: 
 - HS biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học .
 - Bước đầu làm quen với một số thành ngữ liên quan đến cái đẹp. Sử dụng được các từ để đặt câu.
 - Giáo dục HS biết yêu quí và quí trọng cái đẹp trong cuộc sống.
B . Đồ dùng dạy học 
 - Một số tờ giầy khổ to viết nội dung BT2 
C. Các hoạt động dạy học:
(Nội dung GDBVMT được lồng ghép ở mục liên hệ)
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ND ghi nhớ bài: “Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?”
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
b. HD làm bài tập :
Bài 1: Tìm các từ.
- Cho lớp thảo luận theo nhóm 6: Nhóm 1, nhóm 2 thảo luận câu a. Nhóm 3, nhóm 4 thảo luận câu b
a. Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người 
b. Các từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách cuả con người .
- Nhận xét và chốt lại các từ đúng
Bài 2: Tìm các từ : 
a. Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật và con người:
b. Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người:
- Nhận xét và chốt lại những từ đúng.
Bài 3: Đặt câu với một từ vừa tìm được ở BT1,2 
- HS làm vào vở. Gọi 4 – 5 HS đọc bài
- Nhận xét và chọn những câu hay ghi bảng
Bài 4: Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào chỗ thích hợp ở cột B
- Chia lớp thành 3 nhóm thi gắn đúng các câu thành ngữ vào chỗ chấm. Mỗi nhóm cử một đại diện lên gắn. Nhóm nào gắn đúng, nhanh nhóm đó thắng
- Chốt lại đáp án đúng và tuyên bố nhóm thắng cuộc. Liên hệ giáo dục học sinh qua các câu thành ngữ này.
IV. Củng cố- Dặn dò:
- Em hãy kể 1 – 2 từ ngữ chỉ vẻ đẹp của con người hoặc của cảnh vật, thiên nhiên.?
- Duyên dáng có phải là vẻ đẹp của con người không?
- Nhắc lại ND bài.
- Về hoàn thành các bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học. 
 1’
 3’
 1’
25’
 3’
 2’
- Hát
- 1 HS thực hiện yêu cầu.
- Ghi đầu bài vào vở.
- Thảo luận theo nhóm 6.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- Thảo luận theo yêu cầu của GV 
- Các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét
a. Xinh đẹp, đẹp, xinh, xinh tươi, xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh, tươi tắn, tươi giòn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha, .
b. Thuỳ mị, dịu dàng, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, lịch sự, nết na, chân thành, chân thực , chân tình, thẳng thắn, bộc trực, cương trực, dũng cảm, quả cảm, khảng khái, khí khái ....
- Thảo luận cặp đôi.
- Một số nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
a. Tươi đẹp, rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kĩ vĩ, hùng tráng...
b. Xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha ......
- HS thực hiện vào vở. 4- 5 HS đọc bài
* VD: - Chị gái em rất dịu dàng.
 - Màu xuân tươi đẹp đã về.
- Hội chợ thành phố Sơn La trang hoàng rực rỡ.
- Đọc y/c.
- Đại diện 3 nhóm lên gắn
+ Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.
+ Ai cũng khen chị Ba đẹp người, đẹp nết.
+ Ai viết cẩu thả chắc chắn chữ như gà bới.
- 1- 2 HS nhắc lại
- HS lắng nghe.
 ==================================================
Tiết 5: Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 22
A. Mục tiêu:
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp.
 	- Phương hướng tuần tới
B. Nhận xét chung
1. Đạo đức:
 	- Đa số HS trong lớp ngoan ngoãn lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo. 
2. Học tập:
 	- Đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ. Vẫn còn học sinh nghỉ học: 
 	- Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quên sách vở: Duy,...
 	- Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện rì rầm, còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng: Dơ, duy,... 
- Tuyên dương nhiều em có ý thức học bài tốt: Nguyệt, Hoan,...
 3. Công tác thể dục vệ sinh:
 	- Vệ sinh đầu giờ: HS tham gia nhanh nhẹn, đầy đủ. Thể dục tham gia với tác phong nhanh nhẹn, tập tương đối đều.
 	- Tuần này lớp ta trực tuần song một số em chưa tham gia dọn nhà vệ sinh.
C. Phương hướng tuần tới:
 	- Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy
 	- Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, của liên đội, của ban lao động.
=========================================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19 den tuan 22 lop 4.doc