Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Lê Quý Hợi - Tuần 21

Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Lê Quý Hợi - Tuần 21

I- MỤC TIÊU:

KT: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Anh hùng lao động.

KNS: -Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân

-Tư duy sáng tạo

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Ảnh chân dung SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 48 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 957Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn khối 4 - Lê Quý Hợi - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 01 năm 2013
Buổi sáng
Tiết 1
CHÀO CỜ – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
****************************************
Tiết 2
TẬP ĐỌC
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I- MỤC TIÊU: 
KT: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Anh hùng lao động.
KNS: -Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
-Tư duy sáng tạo
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Ảnh chân dung SGK	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định lớp, hát:
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài : “ Trống đồng Đông Sơn” và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
3/ Giới thiệu bài: GV dùng tranh để giới thiệu
Dạy bài mới:
1/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc :
- Đọc nối tiếp 4 đoạn ( 2-3 lượt)
GV kết hợp sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ
Luyện tập theo cặp.
Gọi HS đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1:
 Nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn (1) 2, 3, trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu “ Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?
Chốt ý:Giáo sư Trần Đại Nghĩa là người cĩ tinh thần yêu nước cao.
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến?
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng tổ quốc?
* Ơng là người tài giỏi, chăm chỉ, yêu khoa học 
Gọi đọc đoạn còn lại. Hỏi :
-Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
+Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa những cống hiến như vậy?
Chốt ý:Với tấm lịng vì đất nước , Tận tụy , hết lịng với cơng việc , sự thơng minh , ham mê học hỏi và say mê khoa học những đĩng gĩp của ơng đã dược nhà nước cơng nhận , ơng là nhà khoa học xuất sắc .
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: cho HS tự đọc 
- GV nhận xét chung:
- Luyện tập và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Chọn đoạn “ Năm 1946 . . . của giặc”
- GV lưu ý HS cách đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Nối tiếp:
- Nêu nội dung chính, ý nghĩa của bài
- GV chốt ý:
- Nhận xét tiết học.
- Về học và chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau mỗi em một đoạn 
- Đọc theo cặp ( 2 phút)
- Một học sinh đọc toàn bài
- Một HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS trả lời 
- Nhận xét, bổ sung ( nếu cần) - -- - Đọc thầm, suy nhĩ trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Suy nghĩ độc lập, trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Thảo luận nhóm đôi, trình bày . 
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Đọc nối tiếp nhau 1 em đọc 1 đoạn.
- Tìm đúng giọng đọc bài văn.
- Nhận xét.
- Thi đua 3 tổ.
- Chọn bạn đọc diễn cảm nhất.
- HS trả lời.
******************************************
Tiết 3
TOÁN
RÚT GỌN PHÂN SỐ
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Bước đầu phân biệt về rút gọn phân số và phân số tối giản.
- Biết cách rút gọn phân số ( trong một số trường hợp đơn giản).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định lớp, hát:
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
a) = ; = . b) = = ; = .
GV nhận xét, ghi điểm.
3/ Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học .
Dạy bài mới
1/ Nhận biết thế nào là rút gọn phân số?
- Gọi HS đọc mục a / SGK.
- Yêu cầu HS tự tìm cách giải quyết và giải thích vì sao ?
-Chốt ý , giới thiệu cách rút gọn phân số (như SGK / 112.)
VD 1: Rút gọn phân số ; 
- GV hướng dẫn HS rút gọn phân số như SGK.
Giới thiệu: Phân số không thể rút gọn được nữa. ( vì tử số và mẫu số không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào lớn hơn 1) nên ta gọi là phân số tối giản.
- GV nhận xét, chốt ý về cách rút gọn phân số.
Luyện tập - Thực hành.
Bài 1a: Nêu yêu cầu bài tập , tự làm bài :
GV nhận xét bài làm của HS, chốt ý.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài tập, thảo luận nhĩm , làm bài . 
- Cho nhận xét chốt ý. 
Nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Về học, làm bài tập 1b và chuẩn bị bài sau. 
 - Hai HS lên bảng thực hiện.
- Cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 HS đọc , Nêu ý kiến .
- Tự nhận xét 2 phân số và 
- Lắng nghe, theo dõi.
- Cả lớp làm vào nháp.
- 1 HS làm bảng lớp.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nhắc lại các bước rút gọn phân số và trường hợp phân số cần rút gọn .
- 2 HS đọc. Cả lớp làm vào vở nháp. 3 HS làm trên bảng.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm 2.
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét.
****************************************
Tiết 4
THỂ DỤC
(giáo viên đơn môn dạy)
***************************************
Tiết 5
NGOẠI NGỮ
(giáo viên đơn môn dạy)
*****************************************
Buổi chiều
Tiết 1
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
Tập đọc
I/ Mục tiêu: Giúp HS
Rèn kĩ năng đọc đúng, rõ ràng các bài tập đọc từ tuần 19 đến 21
Hiểu nội dung bài ở mức độ đơn giản.
II/ ĐDDH:
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
 2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
	Học sinh đọc lại các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 21
	+ Bốn anh tài ( trang 4 và trang 13)
	+ Chuyện cổ tích về loài người (trang 9)
	+ Trống đồng Đông Sơn ( trang 17)
	+ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (trang 21)
GV đặt vài câu hỏi liên quan đến bài học.
NX và giúp các em đọc tốt hơn.
*********************************************
Tiết 2
MỸ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ. TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
I-Mục tiêu 
- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày. 
- HS biết cách sắp xếp hoạ tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích. 
- HS có ý thức làm bài đẹp trong trang trí và trong cuộc sống. 
II-Đồ dùng dạy học 
*Giáo viên 
- Một số bài trang trí hình tròn 
*Học sinh 
-SGK
- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 
- Bút chì, màu vẽ , tẩy
III-Các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-ổn định tổ chức 
2-Bài mới : Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1: Quan sát - nhận xét
- GV yêu cầu HS tìm và nêu ra những đồ vật có dạng hình tròn có trang trí 
- GV cho HS quan sát hình tròn 
+Hoạ tiết nào là chính ?
+Hoạ tiết nào là phụ 
+Dùng những hoạ tiết nào để trang trí hình tròn 
+Màu sắc như thế nào ?
- GV nêu trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ 
-Vẽ hình tròn, kẻ trục ngang dọc 
-Chọn hoạ tiết, chia mảng
-Vẽ hoạ tiết 
-Tô màu theo ý thích 
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV yêu cầu HS làm bài 
- Hướng dẫn làm bài 
-Hướng dẫn vẽ màu 
Hoạt động 4 : Đánh giá - nhận xét
GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài tiêu biểu 
- GV bổ sung cùng HS xếp loại và khen ngợi HS có bài vẽ đẹp 
3-Củng cố dặn dò
GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
Kiểm tra đồ dùng học tập 
- HS trả lời
- HS quan sát
+ở giữa
+Xung quanh 
+Hoa, lá. động vật 
+Hài hoà, có đậm, nhat..
HS quan sát
HS vẽ trang trí hình tròn
HS chọn ra bài mình thích 
Chuẩn bị bài sau 
Tiết 3
PHỤ ĐẠO MÔN TOÁN
Môn: Toán
I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Rút gọn và quy đồng các phân số
II/ ĐDDH:
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: 
	Phân số lớn hơn 1, phân số bé hơn 1, phân số bằng 1.
2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
	Bài 1: Rút gọn các phân số
a) b) 
	Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số
a) b) c) 
	Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số
a) b) 
3/ Chấm chữa bài, NX, dặn dò:
*******************************************
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
Buổi sáng
Tiết 1
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định:
2.KTBC: Rút gọn phân số 
 -GV YCHS lean bảng làm BT. 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng rút gọn phân số và nhận biết phân số bằng nhau.
 b).Hướng dẫn luyện tập
 *Bài tập 1: -GV gọi HS nêu YCBT
-YCHS làm việc nhóm bàn
-Gọi HS trình bày KQ 
-GV nhận xét và tuyên dương. 
* Bài tập 2: GV gọi HS nêu YCBT
- Để biết phân số nào bằng phân số chúng ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào PHT
*Bài tập 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-YCHS giải thích cách làm.
 *Bài tập 4a,b: Tính (theo mẫu)
 -GV viết bài mẫu lên bảng, sau đó vừa thực hiện vừa giải thích cách làm:
 +Vì tích ở trên gạch ngang và tích ở dưới gạch ngang đều chia hết cho 3 nên ta chia nhẩm cả hai tích cho 3.
 +Sau khi chia nhẩm cả hai tích cho 3, ta thấy cả hai tích cũng cùng chia hết cho 5 nên ta tiếp tục chia nhẩm chúng cho 5. Vậy cuối cùng ta được .
 -GV yêu cầu HS làm tiếp phần b 
*Bài tập 4c: (Dành cho HS khá, giỏi)
4.Củng cố - GV cho HS nêu lại cách rút gọn phân số
- GV giáo dục HS ham thích môn học và rèn tính cẩn thận trong tính toán .
5- Dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài . 
- CBB : Quy đồng mẫu số các phân số
- Nhận xét tiết học
HS hát 
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
; 
; 
-HS lắng nghe. 
-HS nêu YCBT
-HS thảo luận nhóm bàn
-Đại diện trình bày KQ
; ; ; 
-HS nêu YCBT
- Chúng ta rút gọn các phân số, phân số nào được rút gọn thành thì phân số đó bằng phân số .
-HS rút gọn các phân số và báo cáo kết quả trước lớp.
; 
-HS tự làm bài. Có thể rút gọn các phân số để tìm phân số bằng phân số , cũng có thể nhân cả tử số và mẫu số của với 5 để có = .
-HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
b). Cùng chia nhẩm tích ở trên và ở dưới gạch ngang cho 7, 8 để được phân số .
-HS tự làm bài.
c). Cùng chia nhẩm tích ở trên và ở dưới gạch ngang cho 19, 5 để được phân số .
-HS nêu cách rút gọn phân số
************************************************
Tiết 2
CHÍNH TẢ
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I – MỤC TIÊU :
- Nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Làm đúng bài tập 3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ba bốn tờ phiếu khổ to pho to nội dung BT 2 a, 3a. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
-HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai  ... êu cầu hs làm thí nghiệm như hình 2 trang 85 SGK.
-Như trên, em hãy giải thích tại sao ta nghe được âm thanh của chiếc đồng hồ? Em rút ra được điều gì?
-Em hãy nêu ví dụ âm thanh truyền được qua chất rắn và chất lỏng
4.Củng cố -Trò chơi “Nói chuyện qua điện thoại”
-Yêu cầu hs làm điện thoại nối dây. Phát cho mỗi em một mẫu tin ghi trên tờ giấy, hs phải truyền tin này cho bạn ở đầu dây kia, chú ý nói nhỏ không cho người giám sát nghe. Nhóm nào nói đúng tin là đạt yêu cầu.
-GV giáo dục HS hiểu được sự lan truyền của âm thanh để vận dụng trong cuộc sống. Nhất là khi nói chuyện qua điện thoại .
5- Dặn dò:
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học
-HS hát 
-HS thực hiện
-HS nêu
-Nêu ý kiến.
-Làm thí nghiệm như SGK và quan sát: Giơ trống phía trên mặt ống bơ, mặt trống song song với tấm ni lông bọc miệng ống và gần tấm ni lông; tấm ni lông rung 
-Mặt trống rung chuyền sự rung động vào không khí và chuyền tới bề mặt tấm ni lông.
-Rung động lan truyền trong không khí đến tai ta làm cho màng nhĩ rung và ta cảm nhận được âm thanh.
-Làm như hướng dẫn và đặt tai sát thành chậu chỗ gần chiếc đồng hồ để nghe.
-Giải thích. Âm thanh truyền được qua chất lỏng và chất rắn.
-Gõ thước lên mặt bàn, áp tai xuống nghe và bít tai kia lại, ta sẽ nghe được âm thanh.
-Áp tai xuống đất nghe tiếng vó ngựa, bước chạy từ xa
-Cá heo, cá voi nói chuyện với nhau dưới nước .
-HS thực hiện theo hướng dẫn 
*********************************************
Thứ sáu ngày 25 tháng 01 năm 2012
Tiết 1
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I MỤC TIÊU: 
- Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); Biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).
* Mục tiêu riêng:
- GDBVMT: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên từ đó thêm yêu quý thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Thầy: Bảng phụ, tranh minh họa cây sầu riêng, bãi ngô, cây gạo, phiếu
 -Trò: SGK, vở ,bút,nháp 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định: 
2/Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra viết: Tả đồ vật.
-GV tổng kết sơ lược về văn tả đồ vật.
-Nhận xét chung.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối 
Hoạt động 1: Nhận xét
Bài 1: -Gọi HS đọc lại bài “Bãi ngô”
 - GV nêu yêu cầu và cho cả lớp đọc thầm lại bài: Xác định các đoạn và nội dung của từng đọan.
 - Gọi HS trình bày ý kiến thảo luận.
GV chốt ý ghi bảng.
.Đoạn 1: 3 dòng đầu: Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
.Đoạn 2: “4 dòng tiếp” Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái. 
.Đoạn 3: Phần còn lại: Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch. 
Bài 2:*Gọi HS đọc đoạn văn “Cây mai tứ quý”
*GV yêu cầu HS so sánh về trình tự có gì khác nhau. 
-GV nhận xét, chốt ý -> ghi bảng.
 Bài: Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây. Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây. 
Hoạt động 2: Ghi nhớ:
Bài 3: -Gọi HS nêu yêu cầu và TLCH
 -Cả lớp, gv nhận xét và kết luận ghi nhớ 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: -Gọi HS đọc to bài “Cây gạo”
 -GV YC HS thảo luận cho biết cây gạo được miêu tả theo trình tự như thế nào.
 -Cả lớp, GV nhận xét, chốt ý.
 Bài 2: -GV gọi HS nêu YCBT
-Cho HS tự lập dàn bài (dàn ý) vào vở.
-Gọi vài HS đọc dàn ý đã lập được.
-Cả lớp, GV nhận xét, ghi điểm.
4/ Củng cố, -Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ..
*GDBVMT: Vẻ đẹp của thiên nhiên đã giúp ích gì cho đời sống tinh thần của con người?
 5 Dặn dò:
-Về nhà học lại ghi nhớ
-Nhận xét tiết học .
HS hát 
-HS nhắc lại tựa bài 
-HS đọc lại bài “Bãi ngô”
-HS thảo luận nhóm bàn, trình bày ý kiến.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-3 HS nhắc lại
-2 HS đọc lại bài.
-HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi.
-Vài nhóm nêu ý kiến
-Vài HS nhắc lại 
-Vài HS trả lời theo nội dung cần ghi nhớ.
-1 HS đọc to bài “Cây gạo”
-HS thảo luận, phát biểu ý kiến.
-Bài văn được cấu tạo theo 3 phần: (mở bài, thân bài, kết luận). Tả theo từng thời kì phát triển của bông gạo.
-Vài HS nhắc lại
-HS nêu YCBT
-HS làm bài vào vở
-3-5 HS đọc dàn ý mình đã lập trước lớp.
-Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
+ Làm cho cuộc sống thêm xinh tươi , phong phú và đa dạng , làm cho con người trở nên yêu nhiên nhiên , lạc quan và yêu đời 
*******************************************
Tiết 2
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu các em làm BT1/116 .
Quy đồng mẫu số các phân số . 
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này, các em sẽ luyện tập về quy đồng mẫu số các phân số .
 b).Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1a: Gọi HS nêu YCBT 
-GV yêu cầu HS làm bài vào nháp
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài tập 1b: (Dành cho HS khá, giỏi)
Bài tập 2a: GV gọi HS đọc yêu cầu BT
 -GV yêu cầu HS viết 2 thành phân số có mẫu số là 1.
 -GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số và thành 2 phân số có cùng mẫu số là 5.
 * Khi quy đồng mẫu số và 2 ta được hai phân số nào ?
Bài tập 2b: (Dành cho HS khá, giỏi)
-YCHS tự làm và nêu KQ 
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài tập 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
-GV hỏi KQ
Bài tập 4: GV gọi HS đọc yêu cầu BT
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài tập 5: (Dành cho HS khá, giỏi)
 -GVYCHS nêu KQ và giải thích cách tính.
4.Củng cố - 
-GV cho HS nêu lại ghi nhớ 
-GV giáo dục HS rèn tính cẩn thận ,chính xác trong khi làm bài .
5- Dặn dò: HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm về quy đồng mẫu số các phân số và chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học
HS hát 
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
a/ và 
 ; 
b/ và 
* và giữ nguyên PS 
-HS lắng nghe. 
-HS nêu YCBT
-HS làm nháp, trình bày KQ
*và 
 ; 
*và 
 và giữ nguyên PS 
*và 
 ;
-HS làm bài cá nhân và nêu KQ
KQ:
* và giữ nguyên PS 
* và giữ nguyên PS 
* ; 
-HS đọc yêu cầu BT
-HS viết bảng con
2 = = ; Giữ nguyên .
-Khi QĐMS và 2 ta được hai phân số và .
-HS làm và nêu KQ
 và ; và 
-HS tự làm bài
-HS nêu
a/ và Ta có: 
 ; 
b/ KQ: ; ; 
-HS nêu YCBT
-HS làm vào vở
* ; 
-HS tự làm và nêu KQ
a/ ; b/ 1; c/ 1
-HS nêu lại ghi nhớ 
*******************************************
Tiết 3
ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI: BÀN TAY MẸ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Cho học sinh tập cách hát có luyến xuống, mỗi tiếng là 2 móc đơn (một phách).
- Qua bài hát nhắn như các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Chép sẵn nhạc và lời của bài hát lên bảng, thanh phách.
- Học sinh: Nhạc cụ, sách giáo khoa..
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HĐ Giáo viên
HĐ của HS
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số sách vở 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài TĐN số 5
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
- Mẹ là người nuôi nấng, chăm sóc, dạy bảo chúng ta thành người.
b. Nội dung:
- Giáo viên hát cho cả lớp nghe lần 1.
- Giáo viên giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
* Hoạt động 1: Dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích.
“Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con. Cơm con ăn tay mẹ nấu, nước con uống tay mẹ đun. Trời nóng bức gió từ tay mẹ con ngủ ngon. Trời giá rét cũng vòng tay mẹ ủ ấm con. Bàn tay mẹ vì chúng con, từ tay mẹ con lớn khôn”.
- Cho học sinh hát kết hợp cả bài (2 - 4 lần).
* Hoạt động 2:
- Cho học sinh hát kết hợp với gõ nhịp theo phách, theo nhịp.
- Cho học sinh hát kết hợp với một số động tác phụ họa (giáo viên hướng dẫn mẫu).
- Gọi 1 vài cá nhân, hoặc nhóm lên bảng biểu diễn trước lớp.
* Hoạt động 3:
? Em hãy kể tên một số bài hát viết về mẹ mà em biết
? Em có thể hát bài hát mà ca ngợi về mẹ cho cả lớp nghe được không
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên đọc bài thơ “Gió từ tay mẹ” trong sách giáo khoa cho cả lớp nghe.
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài tiếp sau.
- Thực hiện yêu cầu GV
- Cả lớp hát 1 bài.
- 2 em lên bảng đọc
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh hát cả bài
- Hát kết hợp với gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Thi biểu diễn trước lớp.
- Lời ru của mẹ, chỉ có một trên đời 
- Học sinh hát
- Học sinh lắng nghe.
*********************************************
Tiết 4
THỂ DUC
(gv đơn môn dạy)
***********************************************
Tiết 5
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ – SINH HOẠT
 I. MỤC TIÊU:
HS tự nhận xét tuần 21.
Rèn kĩ năng tự quản. 
Tổ chức sinh hoạt Đội.
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Hoạt động 1:
Sơ kết lớp tuần 21:
1.Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
2.Lớp tổng kết :
-Học tập: Tham gia kiểm tra tháng 1 nghiêm túc.
-Nề nếp:
+Thực hiện giờ giấc ra vào lớp tốt
+ Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi.
-Vệ sinh:
+Vệ sinh cá nhân tốt
+Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
-Tuyên dương: Cả lớp ngoan, có nhiều cố gắng.
3.Công tác tuần tới:
-Khắc phục hạn chế tuần qua.
-Chuẩn bị tham gia thi viết chữ đẹp.
-Thực hiện thi đua giữa các tổ.
-Vui Tết Nguyên đán an toàn, khoẻ, lành mạnh.
*Hoạt động 2:
Sinh hoạt Đội:
-Ôn lại nghi thức đội viên và tập Morse
- Ôn bài múa tập thể
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Đội cờ đỏ sơ kết thi đua.
-Lắng nghe giáo viên nhận xét chung.
-Thực hiện.
DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21 tich hop.doc