Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Đọc, viết được các số đến 100 000.

2. Kĩ năng

- Biết phân tích cấu tạo số.

3. Thái độ

- Tự giác ôn tập.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn bảng số BT 2.

- Học sinh: VBT Toán.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 87 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Chương một: SỐ TỰ NHIÊN. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
2. Kĩ năng
- Biết phân tích cấu tạo số.
3. Thái độ
- Tự giác ôn tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ vẽ sẵn bảng số BT 2.
- Học sinh: VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- Gọi HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm VBT.
- GV chữa bài.
a) Các số trên tia số được gọi là những số gì?
- Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
b) Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì?
- Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nêu:
a) Viết số thích hợp vào các vạch của tia số.
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Các số tròn chục nghìn.
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
- Các số tròn nghìn.
- Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm VBT.
- HS kiểm tra bài nhau.
- Đọc.
a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
b) Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị thành các số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS khác làm VBT.
TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh, xếp thứ tự (đến 4 số) các số đến 100 000.
3. Thái độ
- Tự giác ôn tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập: Cho các chữ số 1, 4, 7, 9 hãy:
a) Viết số lớn nhất có bốn chữ số trên.
b) Viết số bé nhất có bốn chữ số trên.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm VBT.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện tính của các phép tính trong bài.
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu Hs nêu cách so sánh của một số cặp số trong bài.
- GV nhận xét.
Bài 4
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Vì sao em sắp xếp được như vậy?
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm nháp.
- Tính nhẩm.
- 8 HS nối tiếp tính nhẩm.
- Đặt tính rồi thực hiện các phép tính.
- Nhận xét.
- Nêu.
- So sánh các số và điền dấu >, <, = thích hợp.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm VBT.
- Nêu cách so sánh.
- Tự so sánh các số với nhau và sắp xếp các số theo thứ tự:
 b) 92 678; 82 697; 79 862; 62 978.
- Các số đều có năm chữ số, ta so sánh đến hàng chục nghìn thì được 9 > 8 > 7 > 6 vậy ta sắp xếp theo thứ tự 92 678; 82 697; 
79 862; 62 978.
TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
2. Kĩ năng
- Tính được giá trị của biểu thức.
3. Thái độ
- Tự giác ôn tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập: Viết 5 số chẵn lớn nhất có năm chữ số; 5 số lẻ bé nhất có năm chữ số.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả. 
Bài 2
- Yêu cầu HS tự thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện tính.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức b).
- Yêu cầu HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm nháp.
- HS làm bài.
- 4 HS lên bảng làm ý b).
- Nêu.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Biểu thức có dấu tính cộng, trừ, nhân, chia chúng ta thực hiện nhân, chia trước, cộng, trừ sau.
- 1 HS lên bảng làm.
b) 6000 – 1300 x 2 
= 6000 – 2600 = 3400
TIẾT 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ.
2. Kĩ năng
- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
3. Thái độ
- Tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng tính giá trị của biểu thức:
a) (75894 – 54689) x 3
b) 13545 + 24318 : 3
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ.
a) Biểu thức có chứa một chữ.
- Gọi HS đọc bài toán ví dụ.
- Muốn biết Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào?
- GV treo bảng số và hỏi: Nếu mẹ cho Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- GV viết 1 vào cột Thêm, viết 3 + 1 vào cột có tất cả.
- Tương tự với các trường hợp còn lại.
- Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- Giới thiệu 3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ.
b) Giá trị của biểu thức chứa một chữ.
- Nếu a = 1 thì 3 + a = ?
- Nêu: Khi đó ta nói 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a.
- Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm?
- Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?
2.3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- GV viết bảng biểu thức 6 + b.
- Phải tính giá trị của biểu thức 6 + b với b bằng mấy?
- Nếu b = 4 thì 6 + b bằng bao nhiêu?
- Vậy giá trị của biểu thức 6 + b với b = 4 là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bảng số a).
+ Dòng thứ nhất trong bảng cho biết gì?
+ Dòng thứ hai trong bảng cho em biết điều gì?
- x có những giá trị cụ thể nào?
- Khi x = 8 thì giá trị của biểu thức 125 + x là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS tự làm các phần tiếp.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu biểu thức phần b).
- Tính giá trị của biểu thức 873 – n với những giá trị nào của n?
- Muốn tính giá trị của 873 – n với 
n = 10 ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm tiếp với n = 0.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm nháp.
- Lan có 3 quyển vở, mẹ cho Lan thêm...quyển vở. Lan có tất cả...quyển vở.
- Thực hiện phép tính cộng số vở Lan có ban đầu với số vở mẹ cho thêm.
- Quan sát và trả lời: Lan có tất cả 3 + 1 quyển vở.
- Theo dõi.
- Nêu số vở.
- Lan có tất cả 3 + a quyển vở. 
- Nghe.
- Nếu a = 1 thì 3 + a = 3+ 1= 4
- Nghe.
- Ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi thực hiện tính.
- Tính được một giá trị của biểu thức 3 + a. 
- Tính giá trị của biểu thức.
- Đọc.
- Với b = 4.
- Nếu b = 4 thì 6 + b = 6 + 4 = 10.
- Là 6 + 4 = 10.
- Làm bài.
- Đọc.
+ Giá trị cụ thể của x.
+ Giá trị của biểu thức 125 + x tương ứng với từng giá trị của x.
- x có các giá trị là 8, 30, 100.
- Khi x = 8 thì giá trị của biểu thức 125 + x = 125 + 8 = 133.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Đọc.
- Biểu thức 873 – n.
- Với n = 10; n = 0; n = 70; 
n = 300.
- Với n = 10 thì biểu thức 
873 – n = 873 – 10 = 863.
873 – n = 873 – 0 = 873.
TIẾT 5: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
2. Kĩ năng
- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay số bằng chữ.
3. Thái độ
- Tự giác luyện tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng tính giá trị của biểu thức 123 + b với b = 30; b = 145.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- GV treo bảng phụ chép sẵn nội dung phần a), yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức nào?
- Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 x a với a = 5?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại (mỗi ý 1 trường hợp).
- GV nhận xét.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Nhắc HS các biểu thức trong bài có đến 2 dấu tính, có dấu ngoặc, vì thế sau khi thay chữ bằng số chúng ta chú ý thực hiện các phép tính cho đúng thứ tự.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi hình vuông là bao nhiêu?
- Giới thiệu: Gọi chu vi hình vuông là P. Ta có: P = a x 4.
- Yêu cầu HS đọc đề bài 4 sau đó làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm nháp.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Đọc.
- Biểu thức 6 x a.
- Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính 6 x 5 = 30.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Nghe.
- 2 HS lên bảng làm 
a) Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x7 = 35 + 21 = 56.
b) Với m = 9 thì 168 – m x 5 = 168 – 9 x 5 = 168 – 45 = 123.
- Nhận xét.
- Nhắc lại.
- Là a x 4.
- Đọc công thức tính chu vi hình vuông.
- 1 HS lên bảng làm bài.
a) Chu vi hình vuông là:
3 x 4 = 12 (cm)
Tuần 2
TIẾT 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
2. Kĩ năng
- Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số.
3. Thái độ
- Tự giác luyện tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng tính giá trị của biểu thức ...  bé vậy ta có 2 lần của số bé là bao nhiêu?
- Tìm số bé, số lớn?
- Yêu cầu HS trình bày lời giải.
- GV nêu: Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
d) Hướng dẫn giải bài toán (cách 2)
- Khi thêm vào số bé phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào?
- Tổng mới là bao nhiêu?
- Tổng mới lại chính là 2 lần của số lớn. Vậy ta có 2 lần số lớn là bao nhiêu?
- Tìm số lớn, số bé?
- Yêu cầu HS trình bày lời giải.
- GV nêu: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
2.3. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt:
 ? tuổi
Tuổi bố: 
Tuổi con: 36 tuổi 58 tuổi
 ? tuổi
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
 ? em
Trai: 
Gái : 4 em 28 em
 ? em
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
- Đọc.
- Cho biết tổng của hai số là 70. Hiệu của hai số đó là 10.
- Tìm hai số.
- Nghe.
- Vẽ sơ đồ.
- Theo dõi.
+ Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn.
+ 1 HS lên bảng vẽ.
 ?
Số lớn: 
Số bé : 10 70
 ? 
- Suy nghĩ, trả lời.
- Số lớn bằng số bé.
- Là hiệu của hai số.
- Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé.
+ Tổng mới là: 70 – 10 = 60.
+ Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60 
- Số bé là: 60 : 2 = 30 
 Số lớn là: 30 + 10 = 40 hoặc
 70 – 30 = 40
- Trình bày.
- Nghe và ghi nhớ.
- Tổng của chúng tăng thêm đúng bằng phần hơn của số lớn hơn so với số bé.
- Tổng mới là: 70 + 10 = 80
- Hai lần số bé là: 70 + 10 = 80
- Số lớn là: 80 : 2 = 40
 Số bé là: 40 – 10 = 30 hoặc
 70 – 40 = 30 
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
- Nghe và ghi nhớ.
- Đọc.
- Tuổi bố, tuổi con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 38 tuổi.
- Hỏi tuổi của mỗi người.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
Bài giải (Cách 1)
Hai lần tuổi của bố là:
58 + 38 = 96 (tuổi)
Tuổi của bố là:
96 : 2 = 48 (tuổi)
Tuổi của con là:
48 – 38 = 10 (tuổi)
Đáp số: Bố: 48 tuổi; Con: 10 tuổi
Bài giải (Cách 2)
Hai lần tuổi của con là:
58 – 38 = 20 (tuổi)
Tuổi của con là:
20: 2 = 10 (tuổi)
Tuổi của bố là:
10 + 38 = 48 (tuổi)
Đáp số: Bố: 48 tuổi; Con: 10 tuổi
- Đọc.
- Trả lời.
- 2 HS lên bảng làm bài.
Bài giải (Cách 1)
Hai lần số học sinh trai là:
28 + 4 = 32 (học sinh)
Số học sinh trai là:
32 : 2 = 16 (học sinh)
Số học sinh gái là:
16 – 4 = 12 (học sinh)
Đáp số: Trai: 16 HS; Gái: 12 HS
Bài giải (Cách 2)
Hai lần số học sinh gái là:
28 – 4 = 24 (học sinh)
Số học sinh gái là:
24 : 2 = 12 (học sinh)
Số học sinh gái là:
28 – 12 = 16 (học sinh)
Đáp số: Trai: 16 HS; Gái: 12 HS
TIẾT 38: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
2. Kĩ năng
- Giải bài toán theo các bước.
3. Thái độ
- Tự giác làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm BT3 tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Luyện tập 
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài phần a), b).
- GV nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu dạng toán.
- Gọi Hs lên bảng làm bài.
Tóm tắt
 ? tuổi
Em: 8 tuổi 
Chị : 36 tuổi
 ? tuổi
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
Bài 4
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
Tóm tắt
 ? sản phẩm
P.Xưởng I: ?sp
P.Xưởng II : 1200 sp
 ? sản phẩm
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm.
- Đọc.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
a) Số lớn là: (24 + 6) : 2 = 15
 Số bé là: 15 – 6 = 9
b) Số lớn là: (60 + 12) : 2 = 36
 Số bé là: 36 – 12 = 24
- Nêu.
- Đọc.
- Nêu.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
Bài giải (Cách 1)
Tuổi của chị là:
(36 + 8) : 2 = 22 (tuổi)
Tuổi của em là:
22 – 8 = 14 (tuổi)
Đáp số: Chị: 22 tuổi; Em: 14 tuổi
Bài giải (Cách 2)
Tuổi của em là:
(36 – 8) : 2 = 14 (tuổi)
Tuổi của chị là:
14 + 8 = 22(tuổi)
Đáp số: Chị: 22 tuổi; Em: 14 tuổi
- Đọc.
- Làm bài.
Bài giải (Cách 1)
Số sản phẩm phân xưởng II làm: (1200 + 120) : 2 = 660 (s. phẩm)
Số sản phẩm phân xưởng I làm: 660 – 120 = 540 (s. phẩm)
Đáp số: P.Xưởng I: 540 s. phẩm
 P.Xưởng II: 660 s. phẩm
Bài giải (Cách 2)
Số sản phẩm phân xưởng I làm: (1200 – 120) : 2 = 540 (s. phẩm)
Số sản phẩm phân xưởng II làm: 540 + 120 = 660 (s. phẩm)
Đáp số: P.Xưởng I: 540 s. phẩm
 P.Xưởng II: 660 s. phẩm
TIẾT 39: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
2. Kĩ năng
- Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Thái độ
- Tự giác làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng là: 325 và 99
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Luyện tập 
Bài 1
- Yêu cầu HS nêu cách thử lại của phép cộng và phép trừ.
- Yêu cầu HS làm bài phần a).
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hướng dẫn HS: Trong bài có các dấu tính nhân, chia, cộng, trừ, có biểu thức có cả dấu ngoặc nên cần chú ý thực hiện cho đúng thứ tự.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
Bài 3
- Gọi HS đọc đầu bài.
- GV viết lên bảng biểu thức: 
98 + 3 + 97 + 2. Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất.
- Hướng dẫn HS: Có thể tính giá trị của các biểu thức (chỉ có phép cộng) theo cách thuận tiện bằng cách đổi chỗ các số hạng của tổng và nhóm các số hạng có kết quả là số tròn để cộng với nhau.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Dựa vào tính chất nào mà chúng ta có thể thực hiện được việc tính giá trị của các biểu thức trên theo cách thuận tiện?
- GV yêu cầu HS phát biểu quy tắc của hai tính chất trên.
Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt
? lít
Thùng to: 
Thùng bé: 120 lít 600 lít
 ? lít
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nêu.
- Làm bài.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Theo dõi.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
a) 570 – 225 – 167 + 67
= 345 – 167 + 67
= 178 + 67
= 245
b) 468 : 6 + 61 x 2
= 78 + 122
= 200
- Đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài.
 98 + 3 + 97 + 2 
= (98 + 2) + (97 + 3)
= 100 + 100
= 200
- Theo dõi.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Dựa vào tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
- Nêu.
- Đọc.
- Nêu.
- 1 HS lên bảng.
Bài giải (Cách 1)
Số lít nước chứa trong thùng to:
(600 + 120) : 2 = 360 (l)
Số lít nước chứa trong thùng bé:
360 – 120 = 240 (l)
Đáp số: Thùng to: 360 lít
 Thùng bé: 240 lít
Bài giải (Cách 2)
Số lít nước chứa trong thùng bé:
(600 – 120) : 2 = 240 (l)
Số lít nước chứa trong thùng to:
240 + 120 = 360 (l)
Đáp số: Thùng to: 360 lít
 Thùng bé: 240 lít
TIẾT 40: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
2. Kĩ năng
- Nhận biết bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke.
3. Thái độ
- Hứng thú với môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Thước thẳng, ê ke.
- Học sinh: VBT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
30'
3’
1. Kiểm tra bài cũ
- Tính nhanh:
a) 4578 + 7895 + 5422 + 2105
b) 5462 + 3012 + 6988 + 4538
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
a) Giới thiệu góc nhọn
- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB.
- Yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
- GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.
- Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
- GV nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
- GV yêu cầu HS vẽ góc nhọn.
b) Giới thiệu góc tù 
- GV vẽ lên bảng góc tù MON.
- Yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
- GV giới thiệu: Góc này là góc nhọn.
- Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
- GV nêu: Góc tù lớn hơn góc vuông.
- GV yêu cầu HS vẽ 1 góc tù.
c) Giới thiệu góc bẹt
- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD.
- Yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
- GV vừa vẽ hình vừa nêu: tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD “thẳng hàng” (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
- Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- Yêu cầu HS sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông.
- GV yêu cầu HS vẽ 1 góc bẹt.
2.3. Luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và đọc tên các góc, nêu rõ góc đó là góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt.
- GV nhận xét.
Bài 2
- Hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình tam giác ABC.
- Yêu cầu HS nêu tên từng góc trong hình tam giác ABC và nói rõ đó là góc gì?
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng.
- Quan sát hình.
- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.
- Nêu: góc nhọn AOB.
- 1 HS lên bảng kiểm tra, góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- Nghe và ghi nhớ.
- 1 HS vẽ lên bảng.
- Quan sát hình.
- Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM, ON.
- Nêu: Góc tù MON.
- 1 HS lên bảng kiểm tra, góc tù MON lớn hơn góc vuông.
- Nghe và ghi nhớ.
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp.
- Quan sát hình.
- Góc COD có đỉnh O và hai cạnh OC, OD.
- Theo dõi thao tác của GV.
 C
C O D
- Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau.
- Góc bẹt bằng hai góc vuông.
- 1 HS lên bảng vé, lớp vẽ nháp.
- Quan sát và nối tiếp đọc tên các góc.
+ Các góc nhọn là: MAN, UDV.
+ Các góc vuông là: ICK.
+ Các góc tù là: PBQ, GOH.
+ Các góc bẹt là: XEY.
- Dùng ê ke kiểm tra góc và trình bày: Hình tam giác ABC có ba góc nhọn.
- Nêu: Góc nhọn ABC, ACB, CAB.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan 4 HKI tuan 1 den tuan 8 theo chuong trinhgiam tai.doc