Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 22 năm 2010

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 22 năm 2010

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài (Chú giải). Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.

3. Thái độ: Giáo dục hs ham thích trồng cây.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Tranh (SGK)

HS: SGK.

 

doc 29 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 22 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22: (Từ ngày 1/2 đến ngày 5/2/2010)
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Tập đọc. Tiết 43
Sầu riêng
 ( Mai Văn Tạo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài (Chú giải). Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi.
3. Thái độ: Giáo dục hs ham thích trồng cây.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh (SGK)
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát – KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Đọc thuộc lòng bài : Bè xuôi sông La, trả lời câu 3, 4 cuối bài?
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: GT chủ điểm và bài học.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
HS: 1 em đọc toàn bài. Chia đoạn
HS: Đọc nối tiếp bài 2-3 lần
GV: Lắng nghe sửa lỗi phát âm đúng tên riêng. Giải nghĩa từ (chú giải).
HS: Luyện đọc theo nhóm; 1 nhóm đọc trước lớp. 
GV: Đọc diễn cảm toàn bài 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
HS: Đọc lướt đoạn 1 và trả lời:
1P
10P
(5P)
10P
- 3 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
CH: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- ...miền Nam.
HS: Đọc thầm toàn bài; trao đổi câu hỏi 2 theo cặp. Đại diện phát biểu.
CH: Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa, quả, dáng cây sầu riêng.
+ Hoa: trổ vào cuối năm; thơm ng từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giát như hương cau, hương bưởi; đậu thành ống cánh sen con...giữa những cánh hoa.
CH: Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa, quả, dáng cây sầu riêng.
+ Quả: lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến; mùi thơm đậm bay xa...của mật ong già hạn; vị ngọt đam mê.
+ Dáng cây: thân khẳng khiu cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.
CH: Em có nhận xét gì với cách miêu tả hoa, trái và thân cây sầu riêng?
- Tg miêu tả hoa, trái sầu riểngất đặc sắc, vị ngon đến đam mê trái ngược hoàn toàn với dáng của cây.
GV: Giảng từ: Quyên rũ 
- ...làm cho người ta mê mẩn vì cái gì đó
CH: Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?
- Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.
- Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
- Đứng ngắm cây sầu riêng... kì lạ này.
-Vậy mà khi trái chín... đam mê.
CH: Tìm ý chính của từng đoạn?
HS: Trao đổi theo bàn và phát biểu
ý 1: Hương vị đặc biệt của quả sầu riêng.
ý 2: Những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
ý 3: Dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng.
CH: Tìm ý chính của bài?
*Nội dung: Bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm.
HS: Đọc nối tiếp 3 đoạn.Nêu cách đọc bài. 
GV: Hướng dẫn đọc đoạn 2.
HS: Đọc diễn cảm đoạn 1 theo cặp. 3 hs thi đọc. Nhận xét bình chọn bạn đọc hay. 
GV: Nhận xét, cho điểm.
8P
- giọng tả nhẹ nhàng chậm rãi.
- Nhấn giọng: trái quý, hết sức đặc biệt, thơm đậm; rất xa; lâu tan; ngào ngạt; thơm mùi thơm;béo cái béo,ngọt, quyến rũ,kì lạ, thơm ngát; toả khắp vườn; tím ngắt; lủng lẳng, khẳng khiu; cao vút; thẳng đuột; dáng cong; dáng nghiêng; chiều quằn; chiều lượn; ngạt ngào; đam mê,...
 4. Củng cố: (2P)
CH: Nêu ý chính của bài?(Bài văn ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng)
GV: Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà đọc kĩ bài để đọc diễn cảm hơn. Chuẩn bị bài Chợ tết.
....................................................................................................
Toán : Tiết 106
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số).
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào việc rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (chủ yếu là hai phân số).
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu bài 4.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Viết phân số bằng phân số: ; ta có ; 
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập.
HS: Tự làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng chữa bài, lớp đôỉ chéo vở trao đổi bài.
GV: Nhận xét, chữa bài
1P
28P
Bài 1 (118). Rút gọn phân số:
HS: Tự suy nghĩ làm bài.1 em nêu kết quả.
Bài 2 (118)
GV: Cùng lớp trao đổi cách làm.
+ Rút gọn các phân số:
-> Các phân số : bằng 
HS: Tự làm bài vào vở. 4 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo vở kt bài bạn.
GV: Thu chấm một số bài.
Bài 3 (118). 
a) và ta có MSC: 24
b) và ta có MSC :45
c) và (MSC: 36)
d) HS K-G : và (MSC: 12)
giữ nguyên 
GV: Dán phiếu – Hướng dẫn
HS: Suy nghĩ cá nhân và viết câu trả lời vào bảng con. 
Bài 4 (118):(HS K-G)
GV: Yêu cầu hs giơ bảng và trao đổi ý kiến:
- Kết quả đúng: Phần b có 2 số ngôi sao đã tô màu. 3
4. Củng cố: (2P)
GV: Hệ thống bài- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1P) Về nhà xem trước bài 107.
 .............................................................................................
Khoa học: Tiết 43
 Âm thanh trong cuộc sống (Tiết 1)
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh có thể: Hiểu được vai trò, ích lợi của âm thanh trong đời sống. 
2. Kĩ năng: Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống (giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe; dùng để làm tín hiệu (tiếng trống, tiếng còi xe, ). Nêu được ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.
3. Thái độ: GD HS có ý thức sử dụng âm thanh trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Chuẩn bị đồ dùng làm thí nghiệm (HĐ4)
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Chia 2 nhóm. Tổ chức chơi trò chơi: Tìm từ diễn tả âm thanh:
 - N1: Nêu tên nguồn gốc phát ra âm thanh (đồng hồ)
 - N2: Từ phù hợp diễn tả âm thanh.
GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
HS: Quan sát các hình trang 86 (SGK), trả lời
CH: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?
GV: Kết luận.
1P
10P
- Âm thanh giúp cho con người giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe; dùng để làm tín hiệu (trống, còi, )
KL: Âm thanh rất cần cho cuộc sống của con người.
Hoạt động 3: Làm việc cặp.
CH: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không thích?
HS: Diễn tả thái độ trước TG âm thanh xung quanh. Viết thành 2 cột (thích, không thích), nêu lí do. 
CH: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh?
GV: Kết luận. 
9P
- Ghi lại âm thanh giúp cho con người có thể nghe lại được những bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước vào băng sau đó phát lại. 
KL: Hiện nay có rất nhiều cách ghi lại âm thanh .
Hoạt động 4: Trò chơi “Làm nhạc cụ”
GV: Chia nhóm 4, giao việc.
HS: Các nhóm chuẩn bị 5 chai. HS biểu diễn
9P
- Đổ nước vào chai, từ vơi đến gần đầy (5 chai)
CH: So sánh âm do các chai phát ra khi gõ 
HS: Đại diện nêu. Đánh giá bài biểu diễn của nhóm bạn.
GV: Kết luận.
KL: Khi gõ, chai rung động phát ra âm thanh. Chai nhiều nước khối lượng lớn hơn sẽ phát ra âm thanh trầm hơn
4. Củng cố: (2P)
HS: Nêu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh? (Ghi lại âm thanh giúp cho con người có thể nghe lại được những bài hát,  sau đó phát lại) 
GV: Hệ thống bài.
5. Dặn dò: (1P) - Ôn và thực hành lại bài. Chuẩn bị bài sau. 
 ........................................................................................................................
Lịch sử : Tiết 22 
Trường học thời Hậu Lê.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học xong bài này, hs biết: Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới giáo dục; tổ 
chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê. Tổ chức giáo dục thời Hậu 
Lê có quy củ, nền nếp hơn.
2. Kĩ năng:.Thảo luận nhóm.
3. Thái độ: Coi trọng sự tự học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu học tập.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
CH: Bộ luật Hồng Đức có nội dung cơ bản nào? (Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, 
địa chủ,bảo vệ chủ quyền quốc gia)
GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê
GV: Phát phiếu tổ chức cho hs trao đổi nhóm 4:
HS: Thảo luận - Trình bày
1P
10P
(5P)
CH: Việc học dưới thời Hậu Lê được tổ chức như thế nào?
- Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức nề nếp và quy củ....
CH: Trường học thời Hậu Lê dạy những điều gì?
- dạy những điều nho giáo.
CH: Chế độ thi cử thời Hậu Lê ntn?
- Cứ 3 năm có một kì thi Hương
GV: Nhận xét thống nhất.
Hoạt động 3: Những biện pháp khuyến khích học tập nhà Hậu Lê.
HS: Đọc thầm sgk, tiếp nối nhau trả lời.
CH: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
GV: Kết luận
18P
Kết luận: Giáo dục thời Hậu Lê có tổ chức nề nếp và quy củ....
- Tổ chức lễ xướng danh (lễ đọc tên người đỗ).
- Tổ chức lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng).
- Khắc tên tuổi người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài.
- Nhà Hậu Lê còn kiểm tra định kì trình độ của quan lại để các quan phải thường xuyên học tập.
Kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm tới vấn đề học tập. Sự phát triển gd đã góp phần quan trọng đối với việc xây dựng Nhà nước và nâng cao trình độ dân trí, văn hoá người Việt.
4. Củng cố: (2P)
HS: Đọc ghi nhớ bài.
GV: Nhận xét tiết học. 
5. dặn dò: (1P) Về nhà học thuộc bài, xem trước bài học tiết sau.
 ..........................................................................................................
Đạo đức: Tiết 22
 Lịch sự với mọi người (Tiết 2)
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu: + Thế nào là lịch sự với mọi người
 + Vì sao cần phải lịch sự với mọi người
2. Kĩ năng: - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
 - Có thái độ: Tự trọng, tôn trọng người khác, tôn trọng nếp sống văn minh; Đồng tình với những người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với những người cư xử bất lịch sự.
3. Thái độ: GD HS biết cư sử lịch sự với mọi người
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:(1P)- Hát
2. Kiểm tra bài cũ:(2P) 
HS: 2 HS nêu ghi nhớ của bài
GV: Nhận xét - đánh giá
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT 2 - SGK)
HS: Nêu yêu cầu bài tập
GV: Chia nhóm- giao việc.
HS: Thảo luận nhóm 2 các ý kiến và đóng vai theo tình huống- trình bày.
Lớp nx và đánh giá các cách giải quyết.trình bày.
CH: Em đồng tình ... ố đoạn văn mẫu.
2. Kĩ năng: Viết được 1 đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu viết tóm tắt lời giải bài tập 1.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Đọc K. quả quan sát một cây em thích trong khu vườn trường em hay nơi em ở.
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
HS: Đọc nối tiếp nhau 2 đoạn văn. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn yêu cầu bài. Nhiều Hs phát biểu, lớp trao đổi
GV: Chốt lại và dán phiếu.
HS: Đọc lại.
HS: Đọc yêu cầu của bài. Chọn tả một bộ phận em yêu thích.
CH: Em chọn bộ phận nào của cây để tả?
HS: Lần lượt hs nêu ý thích em định tả. Hs viết đoạn văn vào vở. 3 hs đọc đoạn văn vừa viết.
GV: Nhận xét, sửa chữa cho hs.
1P
28P
Bài 1(41)
a. Đoạn tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian 4 mùa xuân hạ, thu, đông.
b. Đoạn tả cây sồi: Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
- Hình ảnh so sánh: Nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
- Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi già như có tâm hồn của người: Mùa đông cây sồi già cau có, khinh khỉnh vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều.
Bài 2 (41)
VD: Em định tả tán lá, thân cây, hoa, quả..
4. Củng cố: (2P)
GV: Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: (1P) 
 VN hoàn chỉnh đoạn văn vào vở, đọc 2 đoạn văn đọc thêm. Chuẩn bị bài TLV 45.
	..............................................................................................................
Khoa học. Tiết 44
Âm thanh trong cuộc sống (tiếp theo).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được một số loại tiếng ồn 
2. Kĩ năng: Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
3. Thái độ:	Có ý thức và thực hiện được một số hoạt động dơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Tranh ảnh về các loại tiêngư ồn và việc phòng chống ( sưu tầm).
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Nêu vai trò của âm thanh đối với con người? VD? (Âm thanh giúp cho con người giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe; dùng để làm tín hiệu (trống, còi, )
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Nguồn gây tiếng ồn.
GV: Tổ chức hs quan sát tranh theo nhóm 4 và ghi lại kết quả
HS: Quan sát, thảo luận. Đại diện các nhóm báo cáo. Lớp trao đổi và phân loại tiếng ồn.
GV: Kết luận.
Hoạt động 3: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
HS: Trao đổi nhóm 4 TLCH
CH: Nêu tác hại của tiếng ồn?
CH: Cách phòng chống?
HS: Đại diện trình bày.
GV: KL
Hoạt động 3: Các việc nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
GV: Tổ chức cho hs trao đổi theo nhóm 2.
HS: Trao đổi và ghi ra những việc nên và không nên làm. Đại diện các nhóm trình bày,lớp traođổi bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý
1P
10P
10P
8P
Kết luận: Có nhiều loại tiếng ồn như : tiếng xe chạy, họp chợ, máy nổ, công trường, nhà máy, súc vật kêu, nước chảy, gió thổi,...
KL: Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh,có hại cho tai, 
KL: Cần có những biện pháp chống tiếng ồn:
+ Có những quy định về không gây tiếng ồn nơi công cộng.
 + Sử dụng các vật ngăn cách tiếng ồn truyền đến tai.
4. Củng cố: (2P)
HS: Đọc mục bạn cần biết sgk/ 89.
GV: Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1P) - VN học thuộc bài. Chuẩn bị bài sau: N6: Hộp kín; tấm kính, nhựa trong; tấm kính mờ; tấm ván;...
.................
Mĩ thuật:
Đ/c Nguyễn Thị Ngà dạy
..............................................................................................
Kĩ thuật Tiết 22
Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn. (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đánh giá kiến thức khâu thêu đã học.
2. Kĩ năng: Khâu thêu một sản phẩm đã học.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh quy trình. Một số mẫu khâu thêu đã hoc.
HS: Dụng cụ, vật liệu khâu thêu. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: KT chéo vật liêu, dụng cụ của bạn.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dãn thực hành.
GV: G. thiệu các mẫu khâu thêu đã học.
HS: Quan sát.
GV: Nêu yêu cầu thực hành.
HS: Tiếp tục thực hành.
GV: Theo dõi nhắc nhở hs.
Hoạt động 3: Đánh giá , nhận xét SP 
HS: Trình bày sản phẩm theo nhóm 
GV: Nêu tiêu chí đánh giá.
HS: Đánh giá, nhận xét theo nhóm.
GV: Nhận xét, đánh giá bài của hs.
1P
20P
8P
- Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn đã học.
4. Củng cố: (2P)
GV: Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs có sản phẩm tốt.
5. Dặn dò: (1P) Về nhà chuẩn bị bài sau.
.....................................................................................................
Sinh hoạt 
 Nhận xét tuần 22
*Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhận xét của tổ chuyên môn
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 23: ( Từ ngày 22/ 2 đến 26 / 2/ 2010)
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010
Tập đọc: Tiết 45
Hoa học trò
 (Theo Xuân Diệu)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ : phần tử, đỏ rực, vô tâm, tin thắm, câu đối đỏ. Nội dung: Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng. Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với học trò
2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn giọng nhẹ nhàng, suy tư.Tốc độ đọc 90 tiếng/ phút.
2. Thái độ : GD HS có ý thức bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên 
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Tranh minh hoạ bài đọc. BP hướng dẫn luyện đọc
HS: SGK
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:(1P)- Hát – KT Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:(2P)
HS: Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết. Nêu ý chính của bài? Người các ấp đi chợ Tết 
trong khung cảnh đẹp như thế nào?
GV: Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
- 1 Hs khá đọc toàn bài.
- HD chia đoạn:
- 3 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
- Theo dõi HS đọc sửa lỗi phát âm và kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc nối tiếp (3 lần).
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài, 2 cặp đọc trước lớp
- Đọc mẫu bài.
- Hs nghe.
* Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1:
- Cả lớp đọc:
- Tìm từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
Giảng từ: phần tử
- Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
- Đỏ rực là màu đỏ như thế nào?
- Đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
- Tác giả sử dụng biện pháp gì trong đoạn văn trên?
- ...so sánh, giúp ta cảm nhận hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
- Đoạn 1nói lên điều gì?
ý 1: Số lượng hoa phượng rất lớn.
- Đọc lướt đoạn 2,3 và trả lời:
- Tại sao tác gỉa lại gọi hoa phượng là "hoa học trò"?
- ...vì phượng là loài cây rất gần gũi với tuổi học trò. Phượng được trồng nhiều ở sân trường, hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò, hoa phượng gắn liền với những buồn vui của tuổi học trò.
- Hoa phượng nở gợi cho mỗi học trò cảm giác gì? Vì sao?
Giảng từ: vô tâm
- Cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì xa trường, xa bạn bè thầy cô, ... Vui vì báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú.
- Hoa phượng còn gì đặc biệt làm ta náo nức?
Giảng từ: câu đối đỏ
- Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ.
- Tác giả dùng giác quan nào để cảm nhận được lá phượng?
- ...thị giác, vị giác, xúc giác...
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Bình minh hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng màu cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
- Em cảm nhận điều gì qua đoạn 2,3?
 ý 2,3: Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
- Đọc toàn bài em cảm nhận được điều gì?
- Hs nối tiếp nhau nêu cảm nhận
Nội dung: (MT)
- Gv ghi bảng nội dung
- 1-2 HS đọc lại
* Đọc diễn cảm.
- 3 Hs đọc nối tiếp cả bài.
- Đọc bài với giọng như thế nào cho hay?
- Giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng: cả một loạt; cả một vùng; cả một góc trời; muôn ngàn con bướm thắm; xanh um; mát rượi; ngon lành; xếp lại; e ấp; xoè ra; phơi phới; tin thắm; ngạc nhiên; bất ngờ; chói lọi; kêu vang; rực lên,...
-Trưng bảng phụ, HD luyện đọc diễn cảm Đ1.
- 1 HS đọc, HS nêu cách đọc hay 
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm.
- Gv cùng Hs nx bình chọn bạn đọc hay.
 4. Củng cố:
	 - Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng?
	 - Nx tiết học. 
 5. Dặn dò:
 - Vn đọc bài và học cách quan sát, miêu tả hoa, lá phượng của tác giả. Chuẩn bị bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
.........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 221.doc