Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 28 năm 2009

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 28 năm 2009

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

2. Kĩ năng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 90 chữ / 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 8 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 28 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 
Tập đọc Tiết 55
Ôn tập (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu (HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
2. Kĩ năng: Hs đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì II; Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 90 chữ / 1phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc và HTL .
HS: Bốc thăm, chọn bài ( Khoảng 1/3 số học sinh trong lớp) Hs lên bốc thăm và xem lại bài 1- 2 phút.
1P
20P
CH: Đọc hoặc HTL 1 đoạn hay cả bài ?
HS: Thực hiện theo yêu cầu trong phiếu. đọc và trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
HS: Đọc yêu cầu bài.
8P
Bài 2 (95).
CH: Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất?
- Bốn anh tài.
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
GV: Tổ chức Hs trao đổi theo N2
HS: Trao đổi – Nêu nội dung chính và nhân vật trong 2 truyện. Lần lượt đại diện các nhóm nêu. Lớp nx bổ sung
GV: Nhận xét chung, chốt ý đúng:
4. Củng cố: (2P)
GV: Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: (1P)
 - Về nhà đọc bài tập đọc HTL từ học kì II.
..
Toán Tiết 135
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố: Nhận biết hình dạng và một số đặc điểm của một số hình đã học.
2. Kĩ năng: Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông và hình chữ nhật; các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.
3. Thái độ:
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức: (1P)
 2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Nêu cách tính diện tích hình thoi và lấy ví dụ minh hoạ?
GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài tập.
GV: Vẽ hình lên bảng. Tổ chức học sinh tự làm bài.
HS: Tự làm bài vào nháp. Lần lượt hs nêu từng câu. Lớp nhận xét, bổ sung.
1P
28P
Bài 1, 2.(144)
Bài 1: a,b,c - Đ; d- S.
Bài 2: a – S; b,c,d - Đ.
GV: Chốt ý đúng.
HS: Đọc yêu cầu bài.
 Bài 3(144)
GV: Tổ chức hs trao đổi cả lớp
CH: Nêu cách làm để chọn câu đúng?
HS: Trả lời câu chọn để khoanh
- Tính diện tích các hình rồi so sánh và chọn 
 - Câu a.
CH: Nêu cách tính diện tích của từng hình?
HS: Lần lượt nêu.
GV: Cùng học sinh nx, chốt ý đúng.
Bài 4.(144) HS K-G
GV: HD HS trao đổi cách làm bài
- Tính nửa chu vi, tính chiều rộng rồi tính diện tích.
HS: Làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải
GV: Thu vở chấm chữa bài .
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28(m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 - 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 x 10 = 180(m2)
Đáp số: 180 m2
4. Củng cố: (2P)
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
 Làm bài tập VBT tiết 136. Chuẩn bị bài KT ĐK
..
Khoa học Tiết 54
Nhiệt cần cho sự sống.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết: Mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau. Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
2. Kĩ năng: Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
 Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Kể tên các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống và vai trò của chúng? (Mặt trời, ngọn lửa, bếp điện, mỏ hàn điện, bàn là, ...)
GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Trò chơi Ai nhanh ai đúng
GV: Chia lớp thành 4 nhóm- Hướng dẫn chơi.
HS: Tiến hành chơi.
CH: Kể tên 3 cây và 3 con vật có thẻ sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà bạn biết? (Hs kể tên các con vật hoặc cây bất kì (đúng yêu cầu)
CH : Thực vật phong phú, pt xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào ? 
1P
18P
Cách chơi: Gv đưa ra câu hỏi, Gv có thể chỉ định hs trong nhómn trả lời. Mỗi câu hỏi cho thảo luận nhiều nhất 1 phút. Đội nào lắc chuông trước được trả lời.
- Nhiệt đới.
CH: Vùng có nhiều loài động vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
- Ôn đới.
CH: Vùng có ít loài động vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
- Sa mạc và hàn đới.
CH: Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào? 
0oC
CH: Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng?
- Tưới cây, che dàn.
- ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.
CH: Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi ?
- Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát.
- Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió.
CH: Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người?
GV: Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng – Kết luận.
Hoạt động 2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
GV: Yêu cầu hs trao đổi theo cặp.
HS: Trao đổi, tiếp nối nhau phát biểu.
CH: Điều gì xảy ra nếu TĐ không được mặt trời sưởi ấm?
GV: Kết luận.
10P
- Chống nóng: 
- Chống rét:
( Các nhóm kể vào nháp nhiều là thắng).
KL: Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự lớn lên, sinh sản của ĐV và TV. Mỗi loại ĐV, TV có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp
- Gió ngừng thổi. Nước ngừng chảy và đóng băng, không có mưa.
 Trái Đất không có sự sống.
4. Củng cố: (2P)
CH: Điều gì xảy ra nếu TĐ không được mặt trời sưởi ấm? (Gió ngừng thổi. Nước ngừng chảy và đóng băng, không có mưa. Trái Đất không có sự sống.)
GV: Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập. Chuẩn bị cho tiết sau: Tất cả các đồ dùng làm thí nghiệm về nước cho tiết trước: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi lanh, đèn nhiệt kế,...Quan sát cây ở các thời điểm khác nhau: sáng, trưa, chiều vào hôm trời nắng.
 ....................................................................................................
Lịch sử Tiết 28:
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long 
(Năm 1786)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học, hs hiểu: Diễn biến cuộc tiến công ra Bắc tiêu diệt chính quyền học Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn. Hiểu được ý nghĩa của việc nghĩa quan Tây Sơn làm chủ Thăng Long là mở đầu cho việc thống nhất đất nước sau hơn 20 năm chia cắt.
2. Kĩ năng: Nêu được ý nghĩa của việc nghĩa quan Tây Sơn làm chủ Thăng Long .
3. Thái độ: Giáo dục HS Tôn trọng truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bản đồ hành chính Việt Nam
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Mô tả lại một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII.
GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
HS: Dựa vào bản đồ tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn. 1, 2 Hs chỉ trên bản đồ, lớp quan sát.
Hoạt động 2: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
1P
18P
GV: Tổ chức hs đọc sgk và trả lời các
câu hỏi, trao đổi cả lớp
 HS: Thực hiện
CH: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra bắc vào
- ...Năm 1786, do Nguyễn Huệ
khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích cuả cuộc tiến quân là gì?
tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
CH: Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc có thái độ ntn?
- Kinh thành thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên, Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành.
CH: Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ ntn?
- Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
CH: Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ?
GV: Kết luận, chốt lại ý chính trên.
Hoạt động 2: Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ.
CH: Kể những mẩu chuyện, tài liệu về anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
HS: Kể trong nhóm 3, sau cử một đại diện tham gia cuộc thi.
GV: Cùng hs nx, bình chọn nhóm có bạn kể tốt nhất
10P
- Làm chủ Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh. Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
4. Củng cố: (2P)
HS: Nêu phần ghi nhớ của bài.
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài sau.
.
Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
.
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2010
Toán Tiết 136
Kiểm tra định kì giữa học kì 2
Luyện từ và câu Tiết 55
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nghe viết chính tả, đoạn văn miêu tả Hoa giấy. Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?. 
2. Kĩ năng: Trình bày đúng đoạn văn miêu tả Hoa giấy. Rèn kĩ năng đặt câu về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?. 
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: phiếu học tập.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Nghe - viết chính tả (Hoa giấy).
HS: 1 hs đọc đoạn văn: Hoa giấy. Cả 
1P
20P
- 1 Hs đọc, lớp theo dõi.
lớp đọc thầm
CH: Nêu nội dung đoạn văn?
- Đoạn văn tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy.
GV: Giới thiệu tranh ảnh để HS quan sát.
HS: Đọc thầm đoạn văn tìm từ dễ viết sai, viết vào nháp.
GV: Chỉnh sửa cho hs, nhắc nhở hs viết bài
GV: Đọc chính tả.
HS: viết bài, soát lỗi.
- VD: rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát,...
GV: Thu chấm, nx chung bài viết.
Hoạt động 3: Bài tập 
10P
Bài tập 2 (96) Đặt câu.
HS: Nêu yêu cầu.
GV: Hướng dẫn hs làm bài.
CH: Mỗi bài tập yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học?
- Phần a. ...kiểu câu kể Ai làm gì?
- Phần b. ...Kiểu câu kể Ai thế nào?
- Phần c. .....Kiểu câu kể Ai là gì?
GV: Phát phiếu 
HS: Thực hiện cả 3 yêu cầu trên. 3 Hs làm bài vào phiếu, lớp làm bài vào nháp. Dán phiếu. Trình bày
GV: Cùng hs nx chốt bài làm đúng, ghi điểm.
VD: a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy đứa bọn em chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
4. Củng cố: (2P)
GV: Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà hoàn thành bài tập 2 vào vở
Kể chuyện Tiết 28
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1). Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc và văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
2. Kĩ năng: Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu như tiết 1.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức: (1P)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Kiểm tra tập đọc và HTL (1/3 số học sinh trong lớp).Thực hiện như tiết 1.
Hoạt động 3: Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu và nêu nội dung chính.
GV: Tổ chức hs trao đổi:
HS: Trao đổi N2: Nêu tên các bài TĐ và nêu nội dung chính của bài đó. Thảo luận nhóm trước lớp, mỗi nhóm trao đổi 1 bài. Lớp nx, bổ sung.
GV: Nhận xét chốt ý đúng theo bảng sau:
1P
7P
8P
Tên bài
Nội dung chính
Sầu riêng
Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng- loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ Tết
Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống thôn quê nhộn nhịp vào dịp Tết.
Hoa học trò
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ- một loài hoa gắn với học trò
Khúc hát...
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn.
 Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức của mình = ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
Đoàn thuyền...
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
Hoạt động 4: Nghe - viết
15P
HS: 1 Hs đọc bài cả lớp đọc thầm bài - TLCH
CH: Bài thơ nói lên điều gì?
- ..Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.
HS: Nêu và viết các từ dễ viết sai.
- VD: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết 
GV: Sửa lỗi cho HS, nhắc nhở hs cách viết bài và đọc chính tả cho hs viết.
HS: viết bài vào vở. soát lỗi bài.
GV: Chấm một số bài, nhận xét chung.
4. Củng cố: (2P)
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà ôn bài tiếp theo tiết 4.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 28.doc