Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 29 năm 2010

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 29 năm 2010

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ : rừng cây âm âm, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng diễn cảm nhẹ nhàng. HTL 2 đoạn cuối bài.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu cảnh đẹp đất nước

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Bảng phụ HD luyện đọc

 

doc 54 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 29 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29: (Từ ngày 12 / 4 " 16 / 4 / 2010)
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Tập đọc: Tiết 57
Đường đi Sa Pa
 (Theo Nguyễn Phan Hách)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ : rừng cây âm âm, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng diễn cảm nhẹ nhàng. HTL 2 đoạn cuối bài.
3. Thái độ: Giáo dục hs yêu cảnh đẹp đất nước
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ HD luyện đọc
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)- Hát ; KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1:Giới thiệu chủ điểm : Khám phá Thế giới và giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc.
3P
10P
GV: Hướng dẫn đọc.
HS: 1 Hs đọc toàn bài. Chia đoạn:
- 3 đoạn: 
 Đ1: Đầu ... liễu rủ.
 Đ2: Tiếp ... núi tím nhạt.
 Đ3: Còn lại.
HS: Đọc nối tiếp: 2 lần
GV: Nghe, kết hợp sửa phát âm. kết hợp giải nghĩa từ khó: Hmông, Tu Dí, Phù Lá, hoàng hôn (SGK)
HS: Luyện đọc theo cặp; 1 cặp đọc
trước lớp.
GV: Đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
HS: Đọc thầm đoạn 1: trả lời.
10P
CH: Nói điều các em hình dung khi đọc đoạn 1?
Giảng từ: rừng cây âm âm
- Du khách đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xoá tựa mây trời,..
CH: Nêu ý đoạn 1?
ý1: Phong cảnh đường đi SaPa.
CH: Đọc thầm đoạn 2 nói điều em hình dung được về 1 thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa?
Giảng từ: hoàng hôn.
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
CH: ý đoạn 2?
ý2: Phong cảnh 1 thị trấn trên đường đi Sa Pa.
CH: Đọc lướt đoạn còn lại và miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa?
- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu....
CH: Nêu ý đoạn 3?
ý3: Cảnh đẹp Sa Pa.
CH: Nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế bằng lời của tác giả?
HS: Nhiều Hs tiếp nối nhau trả lời: 
VD: + Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ôtô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
+ Những bông hoa chuối rực lên như ...
+ Nắng phố huyện vàng hoe.
+ Sương núi tím nhạt....
CH: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà tặng diệu kì của thiên nhiên"?
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
CH: Tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với Sa Pa như thế nào?
- Ca ngợi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước
CH: Nêu ý chính bài?
ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
Hoạt động 4: Đọc d/ cảm và HTL.
HS: Đọc nối tiếp cả bài. Nêu cách đọc.
8P
- Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng hoe, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng kì diệu...
GV: Trưng bảng phụ HD luyện đọc diễm cảm Đ1:
HS: Luyện đọc theo cặp. Cá nhân, cặp thi đọc
GV: Cùng Hs nx, ghi điểm.
HS: Nhẩm Học thuộc lòng từ : Hôm sau ... đi hết". Cá nhân thi đọc thuộc lòng
.
GV: NX, ghi điểm Hs đọc tốt.
4. Củng cố:(2P)
CH: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà tặng diệu kì của thiên nhiên"? (Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.)
GV: Nhận xét giờ học.	 - Nx tiết học.
5. Dặn dò: (1P) - Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài 58
................................................................................................................
Toán: Tiết 140
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết giải toán"Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số"
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán"Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số"
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ BT 1
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: 1 Hs nêu: các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số? Lấy ví dụ minh và giải?
GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập. 
HS: Đọc yêu cầu bài.
1P
28P
Bài 1. (149)
GV: treo bảng phụ. Tổ chức trao đổi và tìm các bước giải bài:
- Vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm độ dài mỗi đoạn.
HS: Lớp làm bài vào nháp. 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra trao đổi bài.
GV: Cùng hs nx, chữa bài.
Bài giải
Ta có sơ đồ : 
 ?m
Đoạn1: 28m 
Đoạn 2: 
 ?m
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 ( phần ).
 Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x3 = 21(m)
 Đoạn thứ hai dài là:
28 – 21 = 7 (m)
Đáp số: Đoạn 1: 21 m; 
 Đoạn 2: 7 m.
GV: H. dẫn làm tương tự bài 1.
Bài 2 (149) (HS K-G)
HS: Làm bài vào nháp chữa bài.
 ?bạn
Nam ? 12 bạn
Nữ 
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 1 = 3 ( phần ).
 Số bạn trai là:
12 : 3 = 4 (bạn)
 Số bạn trai là:
12 - 4 = 8 (bạn)
 Đáp số: 4 bạn trai
 8 bạn gái
Bài 3 (149)
GV: Hướng dẫn hs nêu cách giải bài toán
HS: Lớp làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa bài
GV: Chấm chữa bài.
Bài giải
Vì số lớn giảm 5 lần, thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
Ta có sơ đồ : ?
Sốlớn 72 
Số bé: 
 ?
 Số bé là: 72 : (5 + 1) = 12
 Số lớn là: 72 - 12 = 60
 Đáp số: Số lớn: 72; Số bé : 12.
GV: Tổ chức Hs đặt đề toán miệng rồi giải bài toán vào nháp, chữa bài.
HS: 1 Hs lên bảng giải bài
GV: Nx, chữa bài.
Bài 4. (149) (HS K-G)
Bài giải
Thùng thứ nhất chứa số lít dầu là: 180 : (1 + 4) = 36 (l)
Thùng thứ hai chứa số lít dầu là: 180 - 36 = 144 (l)
 Đáp số: 36 lít; 144 lít.
4. Củng cố: (2P)
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P) - Về nhà xem lại bài tập VBT tiết 140. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học Tiết 57
Thực vật cần gì để sống.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu học tập. Dụng cụ làm thí nghiệm.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
CH: Nhiệt cần cho sự sống ntn? ( nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản, sự phân bố của động vật và thực vật) 
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Làm việctheo nhóm
1P
18P
GV: Chia nhóm 4, phát phiếu, HD
HS: Các nhóm quan sát H1, H2- TLCH, thảo luận
CH: Các cây đậu trên có những điều kiện sống nào giống nhau?
 CH: Trong 5 cây đậu, cây nào sẽ sống và phát triển bình thường, vì sao?
- Cùng gieo 1 ngày, cây 1, 2, 3, 4 trồng bằng lớp đất giống nhau
- Cây 4 vì đã có đủ nước, ánh sáng, không khí, chất khoáng
CH: Những cây 1, 2, 3, 5 sẽ như thế nào? Tại sao cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh
- Cây1 thiếu ánh sáng, cây 3 thiếu nước. Cây 2 thiếu không khí, cây 5 thiếu chất khoáng
CH: Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường?
HS: Đại diện trình bày, lớp nx, bổ sung.
GV: Kết luận. 
KL: Cây sống và phát triển
bình thường khi có đủ chất khoáng, nước, không khí, ánh sáng
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
CH: Nếu em trồng 1 cây hoa( cây cảnh cây thuốc..), hàng ngày em sẽ làm gì để giúp cây phát triển tốt?
10P
HS: Suy nghĩ, tiếp nối nhau trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, khen ngợi HS đã có kĩ năng trồng cây.
4. Củng cố: (2P)
CH: Nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường? (Cây sống và phát triển bình thường khi có đủ chất khoáng, nước, không khí, ánh sáng)
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P) - Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................................
Lịch sử: Tiết 29 
Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết: Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
2. Kĩ năng: Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ.
3. Thái độ: Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Lược đồ sgk ( TBDH).
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Kể lại chiến thắng Tây Sơn tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Diễn biến trận đánh Quang Trung đaị phá quân Thanh.
HS: Đọc sgk và trả lời:
1P
18P
CH: Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta?
- PK phương Bắc từ lâu đã muốn thôn tính nước ta, nay mượn cớ giúp nhà Lê khôi phục ngai vàng nên quân Thanh kéo sang x.lược nước ta.
GV: Treo lược đồ. HD HS traođổi nhóm
HS: Đọc sgk và xem trên lược đồ kể lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo nhóm 4.
CH: Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ làm gì? Vì sao nói Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế là việc làm cần thiết?
- ...Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Đây là việc cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, chỉ có Nguyễn Huệ mới đảm đương nhiệm vụ đó.
CH: Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?
-...ngày 20 tháng chạp năm 1789. Ông cho quân lính ăn Tết trước rồi chia thành 5 đạo quân để tiến đánh Thăng Long. Làm lòng quân thêm hứng khởi, quyết tâm đánh giặc.
CH: Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân ?
- Đạo 1: do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng vào Thăng Long, đạo 2 và 3 do đô đốc Long và đô đốc Bảo chỉ huy tiến vào Tây Nam Thăng Long, Đạo 4 do đô đốc Tuyết chỉ huy tiến vào Hải Dương, đạo 5 do đô đốc Lộc chỉ huy tiến vào Lạng Giang.
CH: Trận đánh bắt dầu ở đâu? Diễn ra khi nào ? Kết quả ra sao ?
- Mở màn là trận Hà Hồi, diễn ra vào đêm 3 Tết Kỷ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng.
HS: 2 em thuật lại trận Đống Đa trên 
lược đồ
GV: Kết luận tóm tắt ý trên
Hoạt động 3: Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang
Trung.
10P
CH: Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc? 
- ...từ Nam ra Bắc đó là đoạn đường dài, gian lao, nhưng nhà vua cù ...  một số bài chấm. Nhận xét.
10 000mm. 500m.
GV: HD làm bài
HS: Thảo luận theo cặp, đại diện nêu:
GV: Nhận xét và kết luận
Bài 3 (155) 
+ Phần a,c: S
+ Phần b,d: Đ.
4. Củng cố:(2P)
CH: Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì? 
GV: Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò:(1P) - Về nhà làm lại các bài tập ( Trang 155)
.................................................................................................................
Thể dục: 
Đ/c Thảo dạy
................................................................................................................
Tập làm văn: Tiết 59
Luyện tập quan sát con vật.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả.
2. Kĩ năng: Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật.
3. Thái độ: Giáo dục hs yêu quý các con vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Một số tranh, ảnh chó mèo cỡ to.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức: (1P)
 2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: 1 Hs nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn quan sát.
HS:1Hs đọc to bài văn,lớp thầm bài văn.
1P
28P
Bài 1 (119)
Bài 2 (119)
GV: Nêu yêu cầu bài
HS: Trao đổi theo cặp và ghi vào nháp. Các nhóm nêu miệng, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
GV: Nhận xét chung ghi bảng tóm tắt
- Để miêu tả đàn ngan, tác giả bài văn trên đã quan sát những bộ phận nào của chúng? Ghi lại những câu miêu tả mà em cho là hay?
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hình dáng
chỉ to hơn cái trứng một tí
Bộ lông
vàng óng, như màu của những con tơ nõn mới guồng
Đôi mắt
chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi đưa lại như có nước.
Cái mỏ
màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ, mọc ngăn ngắn đằng trước.
Cái đầu
xinh xinh vàng nuột.
Hai cái chân
lủn chủn, bé tí, màu đỏ hồng.
CH: Những câu miêu tả nào em cho là hay?
HS: Tiếp nối nhau nêu.
GV: Treo tranh, ảnh các con vật
HS: Quan sát. Viết lại kết quả quan sát vào nháp. Nhiều học sinh trình bày, lớp nx trao đổi, bổ sung.
GV: Nhận xét chung:
Bài 3 (119)
VD: Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
 Bộ lông
hung hung có sắc vằn đo đỏ
 Cái đầu
tròn tròn
 Hai tai
dong dỏng, dựng đứng
 Đôi mắt
hiền lành, ban đêm sáng long lanh
Bộ ria
vểnh lên có vẻ oai vệ lắm
 Bốn chân
thon nhỏ, bước đi êm, nhẹ như lướt trên mặt đất
 Cái duôi
dài, thướt tha, duyên dáng.
HS: Đọc yêu cầu bài
GV: HD Hs làm bài vào nháp 
HS: Nhớ lại làm bài và tiếp nối nhau nêu miệng 
Bài 4 (120).
QS và miêu tả các HĐ thường xuyên của con mèo (hoặc con chó) nói trên.
GV: Cùng hs nx, khen hs miêu tả HĐ của con mèo, (hoặc chó) sinh động.
4.Củng cố:(2P) 
CH: Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật? (Bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần)
GV: Hệ thống ND bài- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:(1P)
 - Về nhà viết hoàn chỉnh 2 đoạn văn bài 3,4 vào vở. VN quan sát các bộ phận con vật em yêu thích.
*Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
......................................... 
Thứ năm ngày 15 tháng năm 2010
Toán: Tiết 148
ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh: từ độ dài thu nhỏ và tỉ lệ bản đồ cho trước, biết cách 
tính độ dài thật trên mặt đất
2. Kĩ năng: Vận dụng giải bài toán liên quan.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ : Vẽ bản đồ Trường Mầm non xã Thắng Lợi
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Cho biết tỉ lệ bản đồ là 1:10 000 cm; Độ dài thu nhỏ 1cm ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm; dm; m? (Độ dài thu nhỏ 1cm ứng với độ dài thật là 10 000 cm ) 
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiêụ bài toán 1.
1P
10P
GV: Treo bản đồ, ghi đề toán.
HS: Đọc lại đề.
CH: Độ dài thu nhỏ trên bản đồ dài mấy xăng-ti-mét?
- Dài 2cm.
CH: Bản đồ Trường Mầm non xã Thắng Lợi vẽ theo tỉ lệ nào?
- Tỉ lệ 1: 300
CH: 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng ti mét?
- 300 cm.
CH: 2cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu xăng ti mét?
2 cm x 3 cm = 6 cm.
GV: Yêu cầu hs giải bài toán vào nháp.
HS: 1 Hs lên bảng giải bài, lớp nx, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt bài đúng
Bài giải
Chiều rộng thật của cổng trường là:
2 x 300 = 600 (cm)
 600 cm = 6m
 Đáp số : 6m
GV: Lưu ý: Nên viết 102 x 1000 000 không nên viết ngược lại.
HS: Làm bài
GV: Nhận xét, chốt bài đúng
Bài toán 2:Làm tương tự bài 1.
 Bài giải
Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài là:
102 x 1000 000 =102000000(mm )
102 000 000 = 102 km
 Đáp số: 102 km.
Hoạt động 3: Luyện tập.
HS: Đọc yêu cầu bài
18P
Bài 1 (157).
GV: Kẻ bảng. Hướng dẫn.
HS: Làm bài vào vở nháp, 3 Hs lên bảng chữa bài, lớp nx, bổ sung, trao đổi.
GV: Nhận xét chung, chốt bài đúng.
Đáp án: Độ dài thật lần lượt là: 
1000 000cm; 45 000 dm;
100 000 mm.
GV: HD tìm hiểu bài toán.
HS: Lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa.
GV: Thu chấm chữa bài.
HS: Cả lớp làm vào vở và 1 hs lên bảng làm.
GV: Nhận xét, chữa bài
Bài 2 (157) 
Bài giải
Chiều dài thật của phòng học là:
4x200 = 800 (cm)
 800cm = 8m
 Đáp số : 8m
Bài 3 (157) (HS K-G)
Làm tương tự bài 2.
Bài giải
Quãng đường TPHCM - Quy Nhơn dài là:
27 x 2 500 000 = 67 500 000 (cm)
 67 500 000 cm = 675 km
 Đáp số: 675 km
4. Củng cố: (2P) 
GV: Hệ thống ND bài- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P) - Về nhà làm lại bài tập 1
 ...................................................................................................
Luyện từ và câu : Tiết 60
Câu cảm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận biết được câu cảm
2. Kĩ năng: Biết đặt và sử dụng câu cảm.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi nhớ
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: 2,3 Hs đọc đoạn văn viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm.
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Phần nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu bài
GV: Tổ chức hs trao đổi theo nhóm đôi.
HS: Thảo luận trả lời :
GV: nhận xét chung chốt ý đúng.
CH: Cuối câu trên có dấu gì?
1P
13P
Bài 1,2,3 (120)
Câu: Chà, con mèo có bộ lông đẹp làm sao!
+ Dùng thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của con mèo.
- Câu: A! Con mèo này khôn thật!
+ Thể hiện sự thán phục, sự khôn ngoan của con mèo.
- Cuối các câu trên có dấu chấm than.
CH: Câu cảm dùng để làm gì?
CH: Trong câu cảm thường có những từ ngữ nào?
- Câu cảm thường bộc lộ cảm xúc của người nói.
- Câu cảm thường có các từ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật
GV: Treo bảng phụ
HS: Đọc Phần ghi nhớ (SGK)
Ghi nhớ: Câu cảm là dùng câu bộ lộ cảm xúc....cuối câu cảm thường có dấu chấm than.
Hoạt động 3: Phần luyện tập.
GV: HD cách làm bài.
15P
Bài 1 (121)
HS: Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng.
VD: a. Chà (Ôi, ), con mèo này bắt chuột giỏi quá!
( Câu còn lại làm tương tự)
GV: Cùng hs nx, bổ sung, trao đổi, chốt câu đúng:
HS: Đọc yêu cầu bài
Bài 2 (121)
GV: HD cách làm
HS: Lần lượt hs nêu từng tình huống
GV: Cùng hs nx, trao đổi, bổ sung, chốt câu đúng, ghi điểm.
HS: Đọc yêu cầu bài. Trao đổi theo cặp. Phát biểu.
VD: 
a. Bạn giỏi quá!
 Bạn thật là tuyệt!
b. Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!..
Bài 3 (121) 
a. Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
GV: Nhận xét,chốt câu trả lời đúng và thảo luận tình huống ba câu cảm đó.
b. Bộc lộ cảm xúc thán phục.
c. Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
4. Củng cố: (2P)
CH: Câu cảm dùng để làm gì? Trong câu cảm thường, thường có những từ ngữ nào? (Câu cảm thường bộc lộ cảm xúc của người nói. Câu cảm thường có các từ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật)
GV: Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: (1P) - Về nhà tự đặt 3 câu cảm vào vở. Chuẩn bị bài sau.
.....................................................................................................................
Chính tả: (Nhớ - viết) Tiết 30
Đường đi sa pa
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi
2. Kĩ năng: Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã HTL trong bài Đường đi Sa Pa.
3. Thái độ: Giáo dục hs giữ vở sạch , chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu học tập (BT2a)
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: 2 hs lên bảng viết: trung thành, chung sức, con trai, cái chai, phô trương, chương trình,lớp nx, bổ sung
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả.
1P
20P
HS: 2 em đọc thuộc lòng đoạn văn 
CH: Phong cảnh Sa Pa được thay đổi như thế nào?
-thay đổi theo thời gian trong một ngày. Ngày thay đổi mùa liên tục: mùa thu, mùa đông, mùa xuân.
HS: Tìm và đọc từ dễ lẫn, cả lớp luyện 
VD: thoắt cái, khoảnh khắc, 
viết.
GV: Hướng dẫn cách trình bày.
HS: Cả lớp viết bài vào vở. đổi chéo vở soát lỗi
GV: Thu một số bài chấm, nhận xét.
mưa tuyết, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý, diệu kì,
Hoạt động 3: Bài tập.
HS: Đọc yêu cầu
8P
Bài 2a (115)
GV: Kẻ lên bảng, HD làm.
HS: Làm bài vào phiếu theo N2. Đại diện 3 nhóm lên bảng thi, lớp nx
GV: Cùng hs nx, chốt bài đúng.
ong
ông
ưa
r
rong chơi, ròng ròng, rong biển, bán hàng rong, đi rong,
nhà rông, rồng, rỗng, rộng, rồng lên,
rửa, rữa, rựa,
d
cây dong, dòng nước, dong dỏng,..
cơn dông,(hoặc cơngiông) 
dựa, dừa, dứa,.. 
gi
giong buồm, gióng hàng, giọng nói, giỏng tai, giong trâu, trống giong cờ mở,
cơn giông, giống, nòi giống,
ở giữa, giữa chừng,
GV: Chép đề bài lên bảng
HS: Tự làm bài vào vở, 1 Hs lên chữa bài.
GV: Cùng hs nx chung, chốt bài đúng
Bài 3 (116) 
Thứ tự điền đúng: thế giới, rộng, biên giới, dài.
4. Củng cố: (2P)
GV: Hệ thống ND bài- Nhận xét tiết học
 5. Dặn dò: (1P) - Ghi nhớ các từ để viết đúng.
...................................................................................................................
Âm nhạc:
Đ/C Linh dạy
.................................................................................................................
Thể dục: 
Đ/c Thảo dạy
................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 29.doc