Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 5 - Trường TH Võ Thị Sáu

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 5 - Trường TH Võ Thị Sáu

CHÀO CỜ

TIẾT 2 TẬP ĐỌC

$9: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

I. Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát toàn bài, dõng dạc, phân biệt được lời lời nhân vật với người dẫn chuyện.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.

 - Hiểu được nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thực.

II. Đồ dùng dạy - học :

 - GV: Tranh minh hoạ trong SGK.

 

doc 27 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 5 - Trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn: 22/09/2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 24/09/2012
TIẾT 1 CHÀO CỜ
TIẾT 2 TẬP ĐỌC
$9: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu:
 - Đọc lưu loát toàn bài, dõng dạc, phân biệt được lời lời nhân vật với người dẫn chuyện..
 - Hiểu các từ ngữ trong bài: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
 - Hiểu được nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thực.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV: Tranh minh hoạ trong SGK.
III- Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét - ghi điểm cho HS
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài - Ghi bảng.
b, Luyện đọc:
- GV chia đoạn: Bài chia làm 4 đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV h/dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
c- Tìm hiểu bài:
 H: Nhà Vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
H: Nhà Vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
H: Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói sự thật?...
H:Câu chuyện có ý nghĩa gì?
d-Luyện đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
Tổ chức thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét chung.	
3.Củng cố-dặn dò:-Nhận xét giờ học
-HS thực hiện yêu cầu
Hs theo dõi
-1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Nhà Vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi
Hs trả lời
- HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi
+ Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm, sợ Chôm sẽ bị trừng phạt.
-HS đọc đoạn cuối - cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
+Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của riêng mình mà nói dối làm hỏng việc chung.
-HS ghi vào vở - nhắc lại nội dung
-HS 4 em đọc nối tiếp, lớp theo dõi cách đọc.
-HS theo dõi tìm cách đọc hay
-HS bình chọn bạn đọc hay nhất
TIẾT 3 TOÁN
$21: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:- 
 - Củng cố về số ngày trong các tháng của năm. 
 - Năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ
HS lên chữa bài tập 2
GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - Ghi bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1:Đọc yêu cầu của bài
- GV nhận xét chung.
Bài tập 2:
Cho hs làm bảng làm
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài tập 3:
- Nhận xét và chữa bài.
Bài tập 4:
- GV hướng dẫn HS cách đổi và làm bài.
1/4 phút bằng bao nhiêu giây? Em đổi như thế nào?
- GV nhận xét, chữa bài và cho điĨm HS
Bài tập 5:
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ
- GV nhận xét chung và chữa bài.
3. Củng cố, cặn dò
- GV nhận xét giờ học
- 2 em lên bảng làm
- HS theo dõi
- HS đọc bài và làm bài.
- Hs nêu miệng kết quả
- HS nối tiếp lên bảng làm bài: 
 3 ngày = 72 giờ 1/3 ngày = 8 giờ
 8 phút = 480 giây 1/4 giờ = 15 phút
 3 giờ 10 phút = 190 phút
 4phút 20 giây = 260 giây
- HS nhận xét bài làm của các bạn, chữa bài.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Năm đó thuộc thế kỷ thứ XVIII.
+ Nguyễn Trãi sinh vào năm
1980 - 600 = 1 380.
+ Năm đó thuộc thế kỷ thứ XIV.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm. 
- HS làm vào vở.
Bài giải:
Đổi: 1/4 phút = 15 giây
 1/5 phút = 12 giây
Ta có 12 giây < 15 giây
Vậy Bình chạy nhanh hơn và chạy nhanh hơn là: 15 - 12 = 3 ( giây )
 Đáp số: 3 giây
- HS chữa bài vào vở
- HS quan sát đồng hồ và trả lời.
- HS chữa bài.
- Lắng nghe
TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC
$5: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (T1)
I. Mục tiêu: Học xong bài HS có khả năng
 1. Nhận thức được các em có quyền, có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về 
những vấn đề có liên quan đến trẻ em
 2. Biết thực hiện quyền của mình trong cuộc sống của mình trong gia đình, nhà trường
 3. Biết tôn trọng ý kiến của người khác 
*KNS:Kĩ năng trình bày ý kiến trong gia đình và lớp học.Kĩ năng lắng nghe người khác trinh bày ý kiến
II. Đồ dung dạy học:
 -SGK, vở BT
III. Các họat động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ
H: Nêu nội dung phần nhớ của ghi bài học tiết trước
GV nhận xét
2. Bài mới:
a/Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
b/ Các hoạt động:
+HĐ 1:* Hoạt động nhóm
Câu 1,2 SGK/9
Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em
KL:Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. ..Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và bày tỏ ý kiến của mình.
+HĐ 2: Hoạt động N 2
BT 1/9
Nêu yc BT
KL: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của Hồng và Khánh là không đúng
+HĐ 3: Hoạt động cá nhân
BT 2/10
Nêu từng ý kiến
KL: các ý kiến a,b,c,d là đúng. Ý kiến đ là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp vời hòan cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần thực hiện
Ghi nhớ :
 3. HĐ nối tiếp: 
-Thực hiệu yc BT 4/10 SGK
- 2 HS
Các nhóm diễn tả
Các nhóm thảo luận
Các nhóm trình bày
1Em đọc yc BT
HS bày tỏ ý kiến
Giải thích lí do
2em đọc ghi nhớ
CHIỀU
TIẾT 2 KHOA HỌC
$9: SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHÂT BÉO VÀ MUỐI ĂN
 I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết được vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
- Nêu được ích lợi của muối i-ốt
- Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn.
 II.Đồ dùng dạy học:
	- Các hình minh họa trang 20,21 SGK 
	- Sưu tầm các tranh ảnh những tác hại do không ăn muối i-ốt.
 III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. kiểm tra bài cũ:
H: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
H: Tại sao nên ăn nhiều cá ?
- NX đánh giá
 2. Dạy -học bài mới
 a. Giới thiệu bài:
 b. Bài giảng
* Hoạt động 1: Trò chơi “Kể tên những món rán (chiên) hay xào”
+ Chia lớp thành 3 đội chơi
+ Thành viên mỗi đội nối tiếp nhau lên ghi tên các món rán hay xào.
+ Gia đình em thường rán , xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật?
* Hoạt động 2 : Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
Thảo luận nhóm theo định hướng.
+ HS quan sát hình SGK/20 và đọc kĩ các món ăn trên bảng trả lời câu hỏi 
1. Món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
2. Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
YC HS trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Nhận xét từng nhóm.
- GV yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết”
* GV kết luận :. 
1. Những món ăn : thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào 
2. Vì trong chất béo động vật có chứa axít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có nhiều axít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn kết hợp chúng để đảm bảo dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch.
* Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn ?
- GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa và trả lời câu hỏi : Muối i-ốt có ích lợi gì cho con người ?
- Gọi 3-5 HS trình bày ý kiến của mình, GV ghi lên bảng.
- Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết”
- GV hỏi : Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì ?
- GV ghi nhanh những ý kiến không trùng lặp lên bảng
* GV kết luận : Ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.
3. .Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc mục “Bạn cần biết”.
Bài sau : Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- 2 emTL
- Lắng nghe
+ HS chia đội và cử trọng tài của đội mình.
+ HS lên bảng viết 
- 5-7 HS trả lời
- Chia nhóm và hoạt động theo định hướng của GV.
+ 2-3 HS trình bày
- HS đọc.
- HS mang những tranh ảnh mình có ra để trình bày.
- HS thảo luận cặp đôi
- Trình bày ý kiến
- 2 HS đọc trước lớp, lớp theo dõi.
- HS nối tiếp nhau trả lời
- Lắng nghe.
 TIẾT 3 ÔN TIẾNG VIỆT
$5: LUYỆN TẬP TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY 
I. Mục tiêu
 - Củng cố lại khái niệm từ ghép và từ láy.
 - Nhận biết từ ghép và từláy trong đoạn văn, thơ. Tìm được các từ láy âm, láy vần, láy cả âm cả vần. đặt câu được với từ ghép và từ láy.
 - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
*Hướng dẫn học sinh ôn tập khái niệm về từ ghép và từ láy.
 - hế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép?
 - hế nào là từ láy? Có mấyloại từ láy?
*Bài tập vận dụng
Bài 1: Dùng gạch chéo tách các từ trong 2 câu sau và xếp vào bảng phân loại
“Mưa/ mùa/ xuân /xôn xao/ phơi phới/Những/ hạt mưa/ bé nhỏ /mềm mại/ rơi/ mà/ như/ nhảy nhót”/
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Bài 2: Gạch bỏ từ không cùng nhóm cấu tạo với các từ còn lại trong những dãy từ sau:
a) nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn, nơm nớp.
b) lạnh lẽo, lạnh lùng,lành lạnh, lạnh tanh, lành lặn.
c) đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đúng đắn, rổ rá.
d) lạnh toát, lạnh giá, lạnh nhạt, lạnh lẽo.
e) ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật, chân thật.
g) thật lòng,thật thà,thành thật, chân thật.
* Đọc đề, làm miệng nêu lí do vì sao từ đó khác với các từ còn lại.
 - Nhận xét, chốt ý đúng:a. nhóm từ láy từ “nứt nẻ” là từ ghép..
Bài 3: Thay các từ đơn hoặc tổ hợp từ trong đoạn văn sau thành từ láy để các câu văn trở nên sinh động hơn. Chép lại đoạn văn sau khi đã thay từ.
a) Gió thỏi mạnh, lá cây rơi nhiều; từng đàn cò bay nhanh theo mây.
b) Mưa rất to suốt đêm ngày, mưa làm ttối mặt mũi.
c) Trên nền trời có những cánh cánh cò đang bay.
*Đọc đề , tìm từ thay và viết lại vào vở.
+Chấm bài và nhận xét, chốt bài đúng( các từ có thể thay thế)
 a) ào ào, lả tả, vun vút.
 b) ồ ồ (xỗi xả) tói tăm.
 c) rập rờn (chấp chới)
Bài 4: Cho đoạn văn sau:
	Giữa/ vườn lá/ xum xuê/, xanh mướt /còn /ướt/ đẫm/ sương đêm/, có/ một/ bông hoa /rập rờn// trước gió/. Màu/ hoa/ đỏ thắm/, cánh/ hoa/ mịn màng/, khumkhum/ úp /sát/vào /nhau /như/ còn /ngập ngừng /chưa/ muốn/ nở /hết. Đoá hoa/ toả hường/ thơm ngát.
a)Tìm từ phức có trong doạn văn trên và xếp vào hai nhóm;
-Từ ghép:..
-Từ láy:..
b) Chia tiếng các từ ghép, từi láy đã tìm được vào bảng phân loại sau:
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
Từ láy âm đầu
Từ láy âm đầu và vần
.
..
..
.
..
.
..
Bài5: Tìm từ hoa /là/ hàng/ ngàn/ ngọn lửa /hồng tươi. hàng /ngàn/ búp nõn/ là/ hàng ngàn/ ánh nến/ trong xanh.ghép có trong các câu sau ( trừ các danh từ riêng) và xếp vào các nhóm:
	-Hàng/ n ... bài, nhận xét.
Bài 2: Đặt câu.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân vào vở.
- Gọi hs đọc câu đặt được.
- Chữa bài, nhận xét.
3.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau.
- 2 HS
- HS theo dõi
- 1 hs đọc ví dụ.
- Nhóm 2 hs thảo luận, nêu miệng kết quả.
- Các nhóm nêu kết quả trước lớp.
+Dòng 1: truyện cổ
+Dòng 2: cuộc sống, tiếng, xưa
+Dòng 3: cơn, nắng. mưa
+Dòng 4:con, sông, rặng, dừa
+Dòng 5: đời, cha, ông
+Dòng 6:con, sông, chân, trời
+Dòng 7:truyện cổ
+Dòng 8: mặt, ông cha
- 1 hs đọc lại các từ vừa tìm được.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài theo nhóm 4, trình bày kết quả.
+ Từ chỉ người: ông cha, cha ông
+ Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời
+ Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa
+ Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng xưa, đời
- 4- 5 hs đọc ghi nhớ.
- Hs lấy thêm ví dụ về danh từ ngoài sgk.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, 2 hs làm vào bảng nhóm, chữa bài.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs đặt câu vào vở.
- Hs nối tiếp nêu câu vừa viết.
TIẾT 2 KHOA HỌC
$10: ĂN NHIỀU RAU VÀ HOA QUẢ CHÍN SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Giải thích được lý do phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
 - Nêu được thực phẩm an toàn.
 - Kể được những biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh hình trang 22 - 23 SGK, sơ đồ tháp dinh dưỡng Tr.17 SGK.
 - Một số rau quả tươi, héo. Một số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp.
 *KNS :Kĩ năng nhận diện và lựa chọn thực phảm sạch, an toàn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
H: Tại sao phải ăn phối hợp chất béo ĐV và chất béo TV?
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài 
b, Hoạt động 1:
- Giáo viên yêu cầu hs quan sát tháp sơ đồ dinh dưỡng.
- Kết luận: Nên ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ Vitamin , chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống tào bón.
- Hoạt động 2: Tiêu chuẩn thực phẩm sạch
 H: Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
 - Giáo viên nhận xét, bổ sung:
=>Đối với các loại gia cầm, gia súc cần được kiểm dịch.
-Hoạt động 3: *Trò chơi
 Các biện pháp thực hiện giữ VSAT thực phẩm.
- Chía lớp thành 3 nhóm:
 + Nhóm 1: -Cách chọn thực ăn tươi sống.
 + Nhóm 2: -Cách nhận ra thức ăn ôi, héo
 + Nhóm 3:Cách chọn đồ hộp, chọn những thức ăn được đóng gói .
- Giáo viên nhận xét và nêu cách chọn rau quả tươi.
+ Quan sát hình dáng bên ngoài.
+ Quan sát màu sắc, sờ, nắ
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài saun.
3.Củng cố - Dăn dò:
Nhận xét tiết học
Hs trả lời
Hs theo dõi
- Cần ăn nhiều rau, quả chín
- Học sinh xem lại tháp sơ đồ dinh dưỡng.
* Thảo luận nhóm 2:
+ Thực phẩm được coi là sạch và an toàn cần được nuôi trồng theo đúng quy trình và hợp vệ sinh.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm.
+ Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ:
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
TIẾT 3 ÔN TOÁN
$6: LUYỆN TẬP: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Vận dụng đẻ giải các bài tập có liên quan.
- Phát triển tư duy.
II.Đồ dùng dạy học:Hệ thống bài tập.
III.Hoạt động dạy học.
1.Ổn định
2.Bài mới:
a, Hướng dẫn học sinh luyện tập.
+ Nhắc lại quy tắc tìm số trung bình cộng của nhiều số.
b,Vận dụng làm các bài tập sau:
Bài 1: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 32, 47, 68, 53, 45.
b) 57, 42, 78, 63, 55.
*Yêu cầu học sinh làm nháp và bảng lớp.
Bài 2: lớp 4A quyên góp được 3 quyển vở, lớp 4 B quyên góp được 28 quyển vở. Lớp 4C quyên góp được nhiều hơn 4B là 7 vở. Hỏi trung bình mỗi lớp góp được bao nhiêu quyển vở?
- HS đọc đề và làm bài vào vở.
- HS báo cáo kết quả. Gv chốt kq đúng: 32 quyển vở
Bài 3: Một ô tô trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km, trong hai giờ sau mỗi giờ đi được 43km. Hỏi TB mỗi giờ xe ô tô đi được bao nhiêu km?
*Tiến hành tương tự bài trên. đáp số :46 km
Bài 4: Lớp 4A và lớp 4B trung bình mỗi lớp có 22học sinh tiên tiến. Hỏi 4B có bao nhiêu học sinh tiến tiến, biết 4A có 24 học sinh tiên tiến?
Bài 5:Trung bình cộng của hai số là 50. Tìm hai số đó biết số này gấp 3 lần số kia.
- HS làm vào vở, Gv chấm nhận xét
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Bài tập về nhà:
Ngày soạn: 26/09/2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 28/09/2012
TIẾT 2 TẬP LÀM VĂN
$10: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy,học chủ yếu:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
H: Cốt truyện là gì?
H: Cốt truyện thường gồm những phần nào?
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
b, Nhận xét:
+Bài tập 1:
- Những sự việc tạo thành cốt truyện:
“Những hạt thọc giống”?
H: Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào? 
 Bài tập 2:
H: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?
H: Em có nhận xét gì về dấu hiệu này của đoạn 2?
=>Giáo viên chốt ý: 
Bài tập 3:
H: Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì? 
H: Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
c, Ghi nhớ: 
d. Luyện tập:
H: Câu chuyện kể lại chuyện gì? 
H: Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
H: Đoạn 1 kể sự việc gì?
H: Đoạn 2 kể sự việc gì?
H: Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
H: Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 3. Củng cố,dặn dò:
- Nhân xét tiết học.
- 2 HS Trả lời các câu hỏi.
- HS đọc yêu cầu:
- Đọc lại truyện: “Những hạt thóc giống”
+ Sự việc 1: Nhà Vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế: luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi cho.
+ Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nẩy mầm.
+ Sự việc 3: Chụm dỏm tõu vua sự thật trước sự ngạ nhiờn của mọi người.
+Sự việc 4:NHà Vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
+ Sự việc 1: Được kể trong đoạn 1 (ba dòng đầu)
+ Sự việc 2: Được kể trong đoạn 2 (2 dòng tiếp).
+ Sự việc 3: Được kể trong đoạn 3 (8 tiếp) 
+Sự việc 4:Được kể trong đoạn 4(4 dòng còn lại)
+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. 
+ ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn. 
- Học sinh đọc yêu cầu 
+ Kể về một sự việc trong một chuôĩ sự việc làm cốt truyện của truyện.
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
- Hs đọc ghi nhớ
- Học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập
+ Câu chuyện kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa trung thực, thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+ Đoạn 1 kể về cuộc sống và tình cảm của 2 mẹ con: Nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm. 
+ Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+ Phần thân đoạn 
+ Kể việc cô bé kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
- Học sinh viết vào vở nháp
- Đọc bài làm của mình.
TIẾT 3 TOÁN
$25: BIỂU ĐỒ ( TIẾP THEO)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột.
-Bước đầu xử lí liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
II. Đồ dùng dạy – học :
- Hình vẽ biểu đồ SGK
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:
Gọi HS lên bảng chữa bài tập 2 sgk
2. Bài mới
a) Giới thiệu - ghi đầu bài.
b) Giới thiệu biểu đồ hình cột :
- Số chuột của 4 thôn đã diệt
- GV treo biểu đồ: Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột của 4 thôn đã diệt.
H: Biểu đồ có mấy cột?
H: Dưới chân của các cột ghi gì?
H: Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
H:Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì?
- Hướng dẫn HS đọc biểu đồ:
c) Luyện tập, thực hành :
Bài 1
H: Biểu đồ này là BĐ hình gì? BĐ biểu diễn về cái gì?
H: Có những lớp nào tham gia trồng cây?
H: Hãy nêu số cây trồng được của mỗi lớp?
H:Có mấy lớp trồng trên 30 cây? Là những lớp nào?
H: Lớp nào trồng được nhiều cây nhất?
H: Lớp nào trồng được ít cây nhất?
 Bài 2:
- Tương tự H/ dẫn H/s làm tiếp phần b
- GV quan sát giúp đỡ H/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
4. Củng cố - dặn dò : 
- Nhân xét tiết học, HS về nhà làm bài tập trong vở BTT và C/B bài sau.
- 1 em
- HS nghe
- HS quan sát biểu đồ.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi :
+ Biểu đồ có 4 cột.
+ Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn.
+ Trục bên trái của biểu đồ ghi số con chuột đã diệt.
+ Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó
-2 HS lên nêu số liệu 
-HS quan sát biểu đồ
+ Biểu đồ hình cột, biểu diễn số cây của khối lớp bốn và lớp năm đã trồng.
+ Lớp 4A , 4B, 5A, 5B, 5C
 - Lớp 4A : 45 cây .
+ Có 3 lớp trồng được trên 30 cây. Đó là lớp : 4A, 5A, 5B.
+ Lớp 5A trồng được nhiều nhất.
+ Lớp 5C trồng được ít nhất.
HS nêu Y/c của bài
- HS nêu miệng phần a).
- HS lầm phần b) vào vở.
Số lớp 1 của năm học 2003-2004 nhiều hơn của năm học 2002-2003 là:
 6 – 3 = 3 (lớp)
Số HS lớp 1của trường Hoà Bình năm học 2003-2004 là:
 35 x 3 = 105 (Học sinh)
 Đáp số: 105 HS
- HS lắng nghe
TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
$5:SINH HOẠT LỚP TUẦN 5
 I. Mục tiêu : 
- Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
 II. Chuẩn bị : 
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. Hoạt động lên lớp 
1. Ổn định: Hát tập thể
2. Nội dung:
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
 Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
- Cá nhân tiến bộ
-Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
 - Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
Nhận xét chung:
Ưu: Vệ sinh tốt,sách vở khá đầy đủ, biết tham gia các hoạt động đoàn thể
Tồn tại: Học sinh học bài còn yếu, về nhà cần cố gắng học bài nhiều hơn nữa
Tuyên dương cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ
Công tác tuần tới:
Phát động phong trào thi đua
Vệ sinh trường lớp.
Khắc phục những tồn tại của tuần trước
Chăm sóc cây.
Đóng góp các khoản tiền
 * Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 5(2).doc