Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 20 - Trường TH Võ Thị Sáu

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 20 - Trường TH Võ Thị Sáu

CHÀO CỜ

TIẾT 2 TẬP ĐỌC

$39: BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Đọc đúng các từ khó trong bài : sống sót, lè lưỡi, núc nác, chạy trốn, thung lũng.

+ Đọc diễn cảm toàn bài, nhấn gọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa .

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: núc nác, thung lũng, núng thế, quy hàng.

+ Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

3. Giáo dục HS ý thức tham gia làm việc thiện.

II. Chuẩn bị: + Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 20 - Trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2012
TIẾT 1 CHÀO CỜ
TIẾT 2 TẬP ĐỌC
$39: BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
1. Đọc đúng các từ khó trong bài : sống sót, lè lưỡi, núc nác, chạy trốn, thung lũng.
+ Đọc diễn cảm toàn bài, nhấn gọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa .
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: núc nác, thung lũng, núng thế, quy hàng..
+ Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
3. Giáo dục HS ý thức tham gia làm việc thiện.
II. Chuẩn bị: + Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
-H: Sau khi sinh ra , vì sao cần có ngay người mẹ?
-H: Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì?
-H: Nêu ý nghĩa bài thơ?
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Luyện đọc: 
+ Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
- GV chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: 6 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- YC HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS đọc chưa đúng.
+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa một số từ khó: núc nác, núng thế, quy hàng.
- Gọi HS khá đọc cả bài.
- GV đọc mẫu. 
c. Tìm hiểu bài: 
+ Gọi HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào? 
- Thấy yêu tinh bà cụ đã làm gì ?
- Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
 + Gọi HS đọc đoạn 2 và TLCH:
- Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh? 
- Vì sao anh em Cầu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
- Ý đoạn 2 nói lên điều gì?
d. Luyện đọc diễn cảm. 
+ YC HS nối tiếp đọc từng đoạn của bài.
+ Nhận xét và tìm cách đọc hay.
-GV HD cách đọc: Đoạn đầu đọc giọng hồi hộp, đoạn 2 giọng khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn luyện đọc diễn cảm 1 đoạn.
+ YC HS luyện đọc theo nhóm.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Câu chuyện ca ngợi điều gì? 
+ GV gọi HS đọc lại ý nghĩa của bài.
+ Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài: “Trống đồng Sơn Đông”.
- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
+ 2 HS đọc nối tiếp đoạn.
+ HS phát âm sai đọc lại.
- HS đọc chú giải SGK.
- Lớp theo dõi.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- Được bà cụ giúp đỡ, nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ.
- Bà cụ giục 4 anh em chạy trốn.
Ý1: Bốn anh em đến chỗ ở của yêu tinh được bà cụ giúp đỡ.
- Có thể phun nước như mưa làm nước ngập cả cánh đồng, làng mạc.
- Cẩu Khây hé cửa ... yêu tinh núng thế phải quy hàng.
- Vì có sức khỏe và tài năng phi thường, đánh nó bị thương, phá hết phép thần thông cảu nó, buộc nó phải quy hàng.
- Ý 2: Anh em Cẩu Khây đã đoàn kết nên chiến thắng được yêu tinh.
- 2 HS đọc nối tiếp, lớp theo dõi tìm cách đọc.
- 1 HS khá đọc, lớp theo dõi tìm từ nhấn giọng: vắng teo, lăn ra ngủ, đập cửa, chạy trốn...
+ HS luyện đọc theo nhóm đôi.
+ 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của bốn anh em Cẩu Khây.
TIẾT 3 TOÁN
$96: PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số của phân số.
 - Biết đọc biết viết phân số.
 - Giáo dục HS tính chính xác khi đọc, viết phân số.
II. Chuẩn bị: + Các hình minh hoạ như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu công thức tính S hình bình hành ?
+ Sửa bài tập 4 
* GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Giới thiệu phân số: 
- GV treo lên bảng hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu.
-H: Hình tròn được chia làm mấy phần bằng nhau ?
-H: Có mấy phần được tô màu ?
*GV nêu: + Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu Năm phần sáu hình tròn .
- Năm phần sáu viết là: (viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5).
- GV yêu cầu HS đọc và viết 
- GV giới thiệu tiếp: Ta gọi là phân số.
- GV: Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6
- GV hướng dẫn cách viết phân số:
-H: Khi viết phân số thì mẫu số được viết ở trên hay ở dưới vạch ngang. 
-H: Mẫu số của phân số cho biết điều gì?
-GV: Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra . Mẫu số luôn luôn phải khác 0
- GV lần lượt đưa ra các hình tròn, hình vuông, hình zích zắc như SGK. YC HS đọc phân số chỉ phần đã được tô màu của mỗi hình.
- Nêu được tử số và mẫu số, giải thích được vì sao ?
- GV nhận xét: Các phân số trên, mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
c) Luỵện tập: 	 
Bài 1 
+ YC HS đọc kĩ yêu cầu bài tập và tự làm bài, sau đó yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét từng hình.
Bài 2: 
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như BT 2, gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét chốt bài làm đúng.
Bài 3: 
 + Bài tập YC chúng ta làm gì?
+ GV đọc cho HS viết.
- Gv nhận xét cách viết đúng.
Bài 4 : Bài tập YC chúng ta làm gì? 
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ các phân số bất kì đọc cho nhau nghe.
- Gv viết lên bảng các phân số, YC HS đọc.
- VD: ; ; ... 	
- Gv theo dõi nhận xét phần đọc các phân số. 
3. Củng cố dặn dò: 
-H: Nêu 1 số ví dụ về phân số rồi đọc các phân số đó, chỉ ra tử số, mẫu số.
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài: “Phân số và phép chia số tự nhiên”.
- 3 HS lần lượt lên bảng làm.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS quan sát hình trên bảng.
- 6 phần bằng nhau.
- có 5 phần được tô màu.
+ HS lắng nghe.
- 2 em lên bảngviết và đọc. Cả lớp viết vào nháp.
- HS nhắc lại.
- Mẫu số được viết ở dưới vạch ngang.
- Cho biết hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau.
- HS đọc các phân số đã được tô màu.
- HS lần lượt nêu tử số và mẫu số của các hình.
- 2 HS đọc kết luận SGK.
- HS tự làm bài và nêu kết quả.
- Hình 1:Viết , đọc hai phần năm.
+ Mẫu số là 5 cho biết HCN đã được chia thành 5 phần bằng nhau.
+ Tử số là 2 cho biết đã tô màu 2 phần bằng nhau.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- Viết các phân số.
- 3 HS lên bảng viết.
 ; ; ; ; .
- Đọc các phân số.
- HS làm việc theo cặp.
- HS lần lượt đọc các phân số trên bảng.
- HS nối tiếp nhau nêu VD.
- Lắng nghe và thực hiện.
TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC
$20: KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 2 )
I. Mục tiêu:
1. Giúp HS hiểu rằng mọi của cải trong xã hội có đựoc là nhờ những người LĐ.
2. Hiểu được sự cần thiết phải kính trọng, biết ơn người lao động, dù đó là những người lao động bình thường nhất.
+ Đồng tình, noi gương những bạn có thái độ đúng đắn với người lao động. Không đồng tình với những bạn chưa có thái độ đúng với những người lao động.
3. Giáo dục HS có những hành vi văn hoá, đúng đắn với người lao động.
II. Chuẩn bị: + Một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
-H: Thế nào là kính trọng và biết ơn người lao động?
-H: Kể lại câu chuyện “Buổi học đầu tiên”.
- GV nhận xét và đánh giá.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến 
+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét, trình bày, giải thích các ý sau:
a) Với mọi người lao động, chúng ta đều phải chào hỏi lễ phép.
b) Giữ gìn sách vở đồ dùng và đồ chơi. 
c) Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động khác 
d) Giúp đỡ người lao động mọi lúc mọi nơi 
e) Dùng hai tay khi đưa và nhận vật gì với người lao động 
* Hoạt động 2: Đóng vai (BT4) 
- Chia lớp thành 4 nhóm, YC các nhóm đóng vai với 1 trong các tình huống sau:
a) Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư. Tư sẽ ....
b) Hân nghe mấy bạn trong lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Hân sẽ ...
c) Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang làm việc ở góc phòng. Lan sẽ... 
- YC các nhóm lên đóng vai.
- GV nhận xét về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
* Hoạt động 3:Trình bày sản phẩm.
- YC các nhóm trình bày kết quả sưu tầm được: có thể là bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh nói về người lao động.
* GV nhận xét kết luận: Người lao động là người làm ra của cải cho xã hội và được mọi người kính trọng. Sự kính trong, biết ơn đó đã được thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ và bài thơ nổi tiếng.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Gọi HS đọc mục ghi nhớ.
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS sưu tầm các cau ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện ca ngợi người lao động. Chuẩn bị bài: “Lịch sự với mọi người”.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Lần lượt HS bày tỏ ý kiến
+ Lớp lắng nghe.
- Đúng
- Đúng
- Sai
- Sai.
- Đúng
- Các nhóm tiến hành chọn tình huống và đóng vai.
- Lần lượt các nhóm lên đóng vai. Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Các nhóm lần lượt trình bày sản phẩm.
- Lắng nghe.
+ 2 HS đọc.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
CHIỀU
TIẾT 2 KHOA HỌC
$39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
1. Phân biệt được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm. 
2. Nêu được những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm. 
+ Nêu được những tác hại của không khí bị ô nhiễm.
3. Giáo dục HS có thức và vận động mọi người cùng tham gia giữ cho không khí trong sạch.
II. Chuẩn bị: + Các hình trang 78 và 79 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
-H: Nói về tác động của gió ở cấp 5, cấp 7 lên các vật xung quanh khi gió thổi qua ?
-H: Nêu một số cách phòng chống bão ?
- GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới: 
a) Giới thiệu bài:Không khí có ở mọi nơi trên Trái Đất. Không khí rất cần cho sự sống của mọi sinh vật. Không khí không phải lúc nào cũng trong lành. Nguyên nhân nào làm cho không khí bị ô nhiễm? Có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người, thực vật, động vật? Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu điều đó?
* Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp.
Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm. 
- YC HS QS các hình minh họa trang 78, 79 sgk. Và TLCH:
-H: Hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch. Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm? Dấu hiệu nào cho em biết điều đó? 
-H: Nêu rõ nội dung từng hình ?
- YC các nhóm trình bày.
- GV nhận xét chốt ý đúng từng hình:
+ Hình  ... GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Ôn củng cố kiến thức:
+Nêu cách tính S hình bình hành? 
+ Nêu cách tính P hình bình hành khi biết số đo của 2 cạnh liền nhau?
 + Phân số bằng nhau ,phân số bằng 1, lớn hơn 1, nhỏ hơn 1.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: Tính diện tích hình bình hành biết chiều cao bằng 350 m, cạnh đáy dài gấp đôi chiều cao.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề.
- Y/c HS làm bài.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
* GV chốt KT về tính S hình bình hành.
Bài 2: Hình bình hành ABCD có độ dài AB là a; độ dài BC là b. Tính chu vi hình bình hành, biết:
a) a = 25cm; b = 17cm.
b) a = 35dm; b = 2m.
c) a = 1m25cm; b = 95cm.
- GV y/c HS nêu công thức tính chu vi hình bình hành.
- Y/c HS làm bài theo công thức.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
* GV chốt KT về tính P hình bình hành.
Bài 3: Trong các phân số dưới đây, phân số nàp bằng phân số ?
 ; ; ; .
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- GV chấm điểm, nhận xét chung.
* GV chốt KT về phân số bằng nhau.
Bài 4: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:
 A C D H N B
AC = . . . AB
AH = . . . AB 
AD = . . . AB
CN = . . . AB
DN = . . . AB
- GV y/c HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
* GV chốt KT.
Bài 5: Đọc các phân số:
 ; ; ; ; ; ; ; ; ; ; ; ;
a) Hãychọn các PS có giá trị bằng1? 
b) Hãy chọn các PS có giá trị bé hơn 1?
c) Hãy chọn các PS có giá trị lớn hơn 1?
- Y/c HS làm bài vào vở.
- GV y/c HS lên bảng chữa bài.
- GV thu vở chấm, chữa bài chốt kết quả đúng.
* GV chốt KT.
HĐ3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ra bài tập về nhà.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS đọc đề bài, phân tích và làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên chữa bài.
- HS lớp nhận xét.
- HS đọc y/c.
- HS nêu công thức tính P hình bình hành.VD:
 a) Chu vi hình bình hành là:
 ( 25 + 17 ) 2 = 84 (cm).
b) Đổi: 2m = 20dm 
 Chu vi hình bình hành là:
 (35 + 20) 2 = 110 (dm)
c) Đổi: 1m25cm = 125cm 
 Chu vi hình bình hành là:
 (125 + 95) 2 = 440 (dm)
- HS đọc y/c, xác định y/c.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
+ Phân số : 
 = vì = = .
- HS đọc y/c.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
VD: AC = AB
 AH = AB
 . . . . . .
- HS đọc y/c.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên chữa bài.
a) . . . . .; ; ; ;
b) . . . . .; ; ; ;
c) . . . . .; ; ; ;
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013
TIẾT 2 TẬP LÀM VĂN
$40: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu: 
1. HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn.
2. Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống.
3. Có ý thức với công việc xây dựng quê hương.
II. Chuẩn bị: + Tranh minh hoạ một số nét đổi mới ở địa phương em.
 + Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
2. Dạy học bài mới:
a). Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc nội dung bài tập
+ YC HS đọc thầm bài: Nét mới ở Vĩnh Sơn. Và trả lời câu hỏi.
-H: Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
-H: Kể lại những đổi mới nói trên?
* GV: Nét mới ở Vĩnh Sơn là mẫu về một bài giới thiệu. Dựa theo bài mẫu đó, có thể lập dàn ý vắn tắt của một bài giới thiệu. GV treo bảng phụ đã viết sẵn dàn ý:
+ Gọi HS nhìn bảng đọc.
Bài 2:
+ Gọi đọc yêu cầu đề bài.
+ GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu, tìm được nội dung cho bài giới thiệu:
- Các em phải nhận ra những đổi mới của xóm làng, nơi mình ở có thể là: phát triển phong trào trồng cây, gây rừng, chăn nuôi, nghề phụ, chống tệ nạn xã hội vv
+ Yêu cầu HS nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu.
+ Cho HS thực hành giới thiệu về những đổi mới ở địa phương:
- Thực hành giới thiệu trong nhóm.
- Thi giới thiệu trước lớp.
+ Yêu cầu cả lớp theo dõi, bình chọn bạn giới thiệu hay.
+ HS lắng nghe GV giới thiệu.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm SGK.
+ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Của xã Vĩnh Sơn, ... quanh năm.
+ Người dân Vĩnh đã biết trồng lúa nước 2 vụ / năm, ... chăn nuôi.
+ Nghề nuôi cá phát triển ... hiện thực.
+ Đời sống của người dân được cải thiện.... năm học trước.
+ HS đọc dàn ý: 
- Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (Tên, đặc điểm chung).
- Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
- Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
+ 1 HS đọc yêu cầu.
+ HS lắng theo dõi GV hướng dẫn.
+ HS nối tiếp giới thiệu.
+ HS thực hành giới thiệu.
+ Giới thiệu trong nhóm.
+ Mỗi nhóm đại diện 1 em 
lên giới thiệu, lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn.
* Ví dụ:
+ Gia đình tôi sống ở làng Thăng Long, trong một toà nhà 16 tầng. Ngày gia đình tôi mới chuyển đến, chỉ có vài nhà hiện đại. Nay đã có rất nhiều đổi khác. Tôi muốn giới thiệu với các bạn về những đổi mới hàng ngày ở đây.
+ Đổi mới đầu tiên là ở đây đã có những con đường bê tông rộng rãi, thay cho những con đường rải đá ngày trước. Tiếp theo là những bể bơi của người lớn và trẻ con bắt đầu mở cửa, bán vé cho khách vào bơi...
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại bài vào vở bài giới thiệu của mình. Tiết sau tổ chức treo tranh ảnh về sự đổi mới.
TIẾT 3 TOÁN
$100: PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1. Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số.
2. Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của phân số.
3. Giáo dục HS cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: + Các băng giấy kết hợp hình vẽ SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài:
- Viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1: 8 ; 14 ; 32 ; 0 ; 1 .
-Viết 1 phân số: bé hơn 1; bằng 1; lớn hơn 1
2. Dạy học bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) HD HS nhận biết hai phân số bằng nhau:
- GV dán 2 băng giấy lên bảng và hỏi:
-H: Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần? 
-H: Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất?
-H: Băng giấy thứ hai được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần? 
-H: Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai ?
-H: Hãy so sánh phần được tô màu của hai băng giấy?
-H: Vậy băng giấy so với băng giấy thì như thế nào?
+ Vậy: = 
* GV giới thiệu: và là hai phân số bằng nhau. Vậy làm thế nào để từ phân số 
Ta có được phân số 
-H: Như vậy để từ phân số có được phân số , ta đã nhân cả tử số và mẫu số của phân số này với mấy ?
-H: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì? 
-H: Hãy tìm cách để từ phân số ta có được phân số ? 
-H: Như vậy để từ phân số có được phân số , ta đã chia cả tử số và mẫu số của phân số này cho mấy ?
H: Khi chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì? 
+ YC HS mở SGK đọc kết luận về tính chất cơ bản của phân số.
c) Thực hành: 
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng:
Chẳng hạn: = = Ta có: hai phần năm bằng sáu phần mười lăm....
Bài 2:
- YC HS tự tính giá trị của các biểu thức.
- H: Hãy so sánh giá trị của 18 : 3 và 
 (18 4 ) : (3 4) ? 
-H: Vậy khi ta thực hiện nhân cả số bị chia và số chia của một phép chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không?
- H: Hãy so sánh giá trị của 81 : 9 và
 ( 81 : 3) : (9 : 3) ?
-H: Vậy khi ta chia hết cả số bị chia và số chia của một phép chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không?
- Gọi HS đọc lại nhận xét SGK.
Bài 3:
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở rồi sửa bài 
a) = = b) = = = .
3. Củng cố dặn dò: 
+ GV yêu cầu HS nêu tính chất cơ bản của phân số.
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà làm các BT trong VBT chuẩn bị bài: “Rút gọn phân số”.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
+ HS quan sát 2 băng giấy.
- Băng giấy thứ nhất được chia thành 4 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần.
- băng giấy đã được tô màu.
- Băng giấy thứ hai được chia thành 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần.
- băng giấy đã được tô màu.
- Phần được tô màu của hai băng giấy bằng nhau.
- băng giấy = băng giấy 
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến:
- = = 
- Để từ phân số có được phân số , ta đã nhân cả tử số và mẫu số của phân số này với 2.
- Ta được một phân số bằng phân số đã cho.
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến: - = = 
- Để từ phân số có được phân số , ta đã chia cả tử số và mẫu số của phân số này cho 2.
- Ta được một phân số bằng phân số đã cho.
+ 3 HS lần lượt nêu tính chất cơ bản của phân số.
+ 1 HS đọc.
+ HS nối tiếp làm trên bảng, lớp làm vào vở, sau đó nhận xét bài trên bảng.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
a) 18 : 3 = 6 
(18 4 ) : (3 4) = 72 : 12 = 6
b) 81 : 9 = 9
( 81 : 3) : (9 : 3) = 27 : 3 = 9 
- 18 : 3 = (18 4 ) : (3 4) 
- Thương không thay đổi.
- 81 : 9 = ( 81 : 3) : (9 : 3) 
- Thương không thay đổi.
- 2 HS đọc.
+ 1 em nêu.
+ 3 em lên bảng, lớp làm bài vào vở, sau đó nhận nhận xét, sửa bài.
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe và thựuc hiện.
TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
$20: SINH HOẠT LỚP TUẦN 20
I MỤC TIÊU 
-Nhằm đánh giá lại tình hình hoạt động nề nếp thực hiện nội quy trường lớp của lớp trong tuần 20.
- Tuyên dương những HS có thành tích, phê bình những học sinh vi phạm nội quy trường lớp. 
- Đưa ra kế hoạch hoạt động tuần 21
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Báo cáo kế hoạch đã hoạt động trong tuần 20. 
Kế hoạch hoạt động tuần 21
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1- Ổn định :Cho cả lớp hát
2-Kiểm tra: Việc chuẩn bị báo cáo của các bộ phận lớp
3-Bài mới
Hoạt động 1 :Báo cáo kết quả hoạt động trong tuần 20 của lớp
 - Giáo viên cho từng bộ phận báo cáo .
+ Lớp phó HT
+ Lớp phó VT
+ Lớp phó lao động 
Lớp trưởng báo cáo tổng hợp 
 - Cho các bộ phận cùng nêu và cả lớp cùng xét những học sinh có thành tích để tuyên dương.
 - Nêu những học sinh chưa thực hiện tốt hoặc vi phạm nội quy để phê bình .
 * Gv nhận xét chung .
Hoạt động 2 : Phổ biến kế hoạch tuần 21
Tiếp tục thực hiện tốt nội quy trường lớp.
Vệ sinh lớp sạch sẽ trước khi vào lớp .
Nhắc nhở gia đình nộp các khoản tiền.
Tham gia tốt các phong trào do nhà trường tổ chức.
GV giao nhiệm vụ cho các bộ phận và lớp thực hiện .
 Bao bọc lại sách vở
4- Củng cố dăn dò:
- GV nhắc nhở các bộ phận và cả lớp cố gắng thực hiện thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4(9).doc