Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy thứ 9 năm 2012

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy thứ 9 năm 2012

Tiết 2: Tập đọc:

Thư chuyện với mẹ.

I- Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

 - Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

KN:

 -Lắng nghe tích cực; giao tiếp; thương lượng.

II- Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy thứ 9 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9:
Ngày soạn: 3/11/2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
-------------------- & œ --------------------
Tiết 2: Tập đọc:
Thư chuyện với mẹ.
I- Mục tiêu:
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
 - Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KN:
 -Lắng nghe tích cực; giao tiếp; thương lượng. 
II- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và TLCH.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc :
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.(SGV)
 * Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và TLCH:
? Từ “thưa” có nghĩa là gì?
? Cương xin mẹ đi học nghề gì?
? “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
? Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
? Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
? Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
? Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Ghi ý chính đoạn 2.
- Gọi HS đọc từng bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.
- Gọi HS trả lời 
? Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc:
- Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
- Yêu cầu HS đọc theo cách đọc đã phát hiện.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn 
“Cương thấy nghèn nghẹn ... khi đốt cây bông” 
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thị đọc diễn cảm.
- Nhận xét tiết học.
3. Củng cố - dặn dò:
? Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và soạn bài Điều ước của vua Mi- đát.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự.
+ Đ1: Từ ngày phải nghỉ học  đến phải kiếm sống.
+ Đ2: mẹ Cương  đến đốt cây bông.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 3 HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc, cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+ “thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
+ Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
+ “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
Đoạn 1 nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Bà ngạc nhiên và phản đối.
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
+ Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
- 2 HS nhắc lại.
1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài.
- 3 HS đọc phân vai. HS phát biểu cách đọc hay (như đã hướng dẫn)
- 3 HS đọc phân vai.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc. 
- HS trả lời.
-------------------- & œ --------------------
Tiết 3: Toán: Tiết 41
Hai đường thẳng vuông góc (tr.50)
I- Mục tiêu : 
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
 - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 (a).
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ.
 - Ê ke, thước thẳng.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 40, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?
 ? Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt ?)
 - GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: kéo dài DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
 - GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ?
 ? Các góc này có chung đỉnh nào ?
 - Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
 - GV yêu cầu HS quan sát để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
 - Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau.
 + Vẽ đường thẳng AB.
 + Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được AB và CD vuông góc với nhau.
 - GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 c. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1:
 - GV vẽ lên bảng hình a, b trong SGK.
 ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.
 - GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
 ? Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ?
 Bài 2:
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào vở.
 - GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
 Bài 3:
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 - GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp.
GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- Là góc vuông.
- Chung đỉnh C.
- HS nêu: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, 
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- Dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không.
- HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK 
- Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp:
AB và AD, AD và DC, DC và CB, CD và BC, BC và AB.
- HS dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau vào vở.
- 1 HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS cả lớp.
Tiết 4: Đạo đức:
Tiết kiệm thời giờ (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
 - Biết được lợi ích của việc tiết kiệm thời giờ.(HS khá - giỏi biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ).
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,... hằng ngày một cách hợp lí.
 - GD HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.	
KN:
 - Xác định giá trị của thời gian là vô giá
 - Lập kế hoạch khi làm việc, học tập để sử dụng thời gian hiệu quả
 - Quản lí thời gian trong sinh hoạt học tập hằng ngày
 - Bình luận, phê phán việc lãng phí thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
- SGK đạo đức 
- Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 .KTBC:
 - GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 + Nêu phần ghi nhớ của bài 
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm thời giờ”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Kể chuyện “Một phút” –trong SGK/14-15
- GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS.
 - GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15. 
 - GV kết luận:
 Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/15)
 - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận: 
Nhóm 1 câu a,b; 
Nhóm 2 câu c,d; 
Nhóm 3 câu đ,e
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16)
-GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
 Nhóm 1 : Điều gì sẽ xảy ra nếu HS đến phòng thi bị muộn.
 Nhóm 2 : Nếu hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay thì điều gì sẽ xảy ra?
 Nhóm 3 : Điều gì sẽ xảy ra nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm?
 - GV chốt lại ý đúng.
*Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3-SGK)
 Thảo luận nhóm:
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài 
 Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành hoặc không tán thành) :
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận:
 + Ý kiến a là đúng.
 + Các ý kiến b, c, d là sai
- GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
 - Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân 
 -Viết, vẽ, sưu tầm các mẩu chuyện, truyện kể, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ 
“Tiết kiệm tiền của”.
- HS thảo luận.
- Đại diện lớp trả lời.
Các nhóm thảo luận để trả lời tán thành hay không tán thành theo từng nội dung tình huống.
-Cả lớp trao đổi, thảo luận và giải thích.
+ HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi.
+ Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
+ Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
a. Thời giờ là quý nhất.
b. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
c. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác.
d. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc trong cùng 1 lúc.
- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu 
(Bài tập 4- SGK/16) 
HS trao đổi với bạn bên cạnh 1 số việc cụ thể mà em đã làm để tiết kiệm thời giờ.
-------------------- & œ --------------------
Tiết 5: Khoa học:
Bài 17: Phòng tránh tai nạn ...  của hình vuông là các góc gì ?
 - GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK:
 + Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.	
 + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm.
 + Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
 d. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1a(54):
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.
 - GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp.
 - GV yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật.
 - GV nhận xét.
 Bài 2a (54):
 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.
Bài 1a (55):	
 - GV HS đọc đề bài, tự vẽ hình vuông, tính chu vi và diện tích của hình.
Bài 2a (55):
 - GV yêu cầu HS vẽ vào VBT đếm số ô vuông trong hình để vẽ hình.
 - Hướng dẫn HS xác định tâm của hình tròn, giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.
 M N
 P QP
Q
+ Các góc này đều là góc vuông.
- Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN.
- HS vẽ vào giấy nháp.
- Các cạnh bằng nhau.	.
- Là các góc vuông.
- HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS vẽ vào VBT.
- HS nêu các bước như phần bài học của SGK.
- Chu vi của hình chữ nhật là:
 (5 + 3) x 2 = 16 (cm)
- HS làm bài cá nhân.
- HS cả lớp.	
- HS làm bài vào VBT.
- HS vẽ hình vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Tiết 2: Tập làm văn:
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
I. Mục tiêu:
 - Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trao đổi; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt muc đích.
 - Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
KN:
 - Thể hiện sự tự tin; Lắng nghe tích cực; Thương lượng; Đặt mục tiêu, kiên định. 
II Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ ghi đầu bài. Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
-Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài:
 * Tìm hiểu đề:
-Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
-GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
-Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nội dung cần trao đổi là gì?
+Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+Mục đích trao đổi là để làm gì?
+Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
 * Trao đổi trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động , cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 * Trao đổi trước lớp:
-Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
+Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu không?
+Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp chưa, có giàu sức thuyết phục chưa?
+Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn có tự nhiên, mạnh dạn khi trao đổi không?
-Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
3. Củng cố – dặn dò:
Hỏi : +Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT (nếu có) và tìn đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
-3 HS lên bảng kể chuyện.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
+Trao đổi về nguyện vọng muốn học hem một môn năng khiếu của em.
+Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.
+Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.
+Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.
*Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
*Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật.
*Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
-HS hoạt động trong nhóm. Dùng bảng nhóm để ghi các ý kiến thống nhất.
-Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
- HS lắng nghe và trả lời.
-------------------- & œ --------------------
Tiết 3: Địa lí:
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tiếp theo).
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
 + Sử dụng sức nước sản xuất điện .
 +Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý,...
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới( rừng rậm, nhiều loại cây tạo thành nhiều tầng...), rừng khộp( rùng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ( lược đồ)và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan , sông Xrê Pốk , sông Đồng Nai.
- HS khá, giỏi:
 +Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ.
 + giải thích những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá.
GD:
-Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi và trung du
 +Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ
 +Trồng trọt trên đất dốc
 +Khai thác khoáng sản, rừng, sức nước
 +Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
-Một số dặc điểm chính của môi trường và TNTN và việc khai thác TNTN ở miền núi và trung du (rừng, khoáng sản, đất đỏ ba dan, sức nước..)
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Tranh, ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
 -Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên .
 -Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên .
 -Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu , em hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì ?
 GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động nhóm :
 GV cho HS làm việc trong nhóm theo gợi ý sau:
 - Quan sát lược đồ hình 4 , hãy :
 +Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên .
 +Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
 -Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh ?
 -Người dân tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì ?
 -Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì ?
 -Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào ?
 GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
 GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
 GV gọi HS chỉ 3 con sông Xê Xan , Ba , Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y-a-li trên BĐ Địa lí tự nhiên VN.
 4/.Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên:
 *Hoạt động từng cặp :
 -GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong SGK ,trả lời các câu hỏi sau :
 +Tây Nguyên có những loại rừng nào ?
 +Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau ?
 +Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh, ảnh và các từ gợi ý sau: Rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm .
 -Cho HS lập bảng so sánh 2 loại rừng: Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp (theo môi trường sống và đặc điểm).
 -GV cho HS đại diện trả lời câu hỏi trước lớp.
 -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 -GV giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật .
 * Hoạt động cả lớp :
 Cho HS đọc mục 2 ,quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
+Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì ?
+Gỗ được dùng để làm gì ?
+Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ ?
+Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên ?
+Thế nào là du canh, du cư ? 
+Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
-GV nhận xét và kết luận .
3.Củng cố, dặn dò :
 GV cho HS trình bày tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng ,khai thác nước, khai thác rừng ) .
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thành phố Đà Lạt”.
 -Nhận xét tiết học.
-HS chuẩn bị tiết học .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét ,bổ sung.
-HS thảo luận nhóm .
-sông Xê Xan , sông Xrê Pốk , sông Đồng Nai.
-Bắt nguồn từ cao nguyên và chảy ra biển
-Các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh vì chảy từ cao 
-Làm thuỷ điện...
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
-HS lên chỉ tên 3 con sông .
-HS quan sát và đọc SGK để trả lời .
-HS đại diện cặp của mình trả lời .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS xác lập theo sự hướng dẫn của GV.
 -HS đọc SGK và quan sát tranh,ảnh để trả lời .
+Du canh: là hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chống cạn kiệt ,vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này đến nơi khác.
Du cư: hình thức sinh sống lang thang, không có nơi cư trú nhất định 
+Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS trình bày .
-------------------- & œ --------------------
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 9.
I. Mục tiêu:
 - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua
 - Biết được phương hướng của tuần tới.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Đánh giá trong tuần qua.
 -Duy trì được sĩ số, nề nếp của lớp.
 -Trang phục tương đối đầy đủ, đúng quy định
*Tồn tại:
 - Chưa học bài ở nhà: Lô Nga, Hiển,...
 - Sách vở chưa đầy đủ: Toản
 - Nói chuyện riêng trong giờ học: Hiển, Tâm,...
 - Vệ sinh lớp học còn chưa tự giác
2.Phương hướng tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm của tuần trước.
 - Phát động phong trào " Bông hoa điểm mười" chào mừng ngày 20/11
 -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chăm sóc cây xanh thường xuyên.
 - Học và làm bài tập trước khi đến lớp.
 - Tiếp tục thu nộp các khoản tiền.
 - Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra giữa kì 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(11).doc