Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 26-32 - Năm học 2007-2008

Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 26-32 - Năm học 2007-2008

Tiết 26: Bài TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T.1)

I Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng hiểu:

+ Thế nào là hoạt động nhân đạo

+ Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.

II. Đồ dùng: -3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng (HS) - Phiếu điều tra theo mẫu.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: Ôn tập

- Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?

- Tại sao cần phải giữ gìn các công trình công cộng?

B. Bài mới:

*. Giới thiệu bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.

 

doc 44 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 26-32 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26:
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2007
ĐẠO ĐỨC:
Tiết 26: Bài TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T.1)
I Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng hiểu:
+ Thế nào là hoạt động nhân đạo
+ Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng: -3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng (HS) - Phiếu điều tra theo mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Ôn tập
- Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- Tại sao cần phải giữ gìn các công trình công cộng?
B. Bài mới:
*. Giới thiệu bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
1. HĐ1: 
- Kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hành động nhân đạo.
2. HĐ2: Bài tập 1
- Kết luận:
+ Việc làm trong các tình huống a, b là đúng.
+ Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân
3. HĐ3: Bày tỏ ý kiến (BT3)
- Kết luận:
+ Ý kiến a đúng
+ Ý kiến b sai
+ Ý kiến c sai
+ Ý kiến d đúng
- Ghi nhớ: Giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn là việc làm nhân đạo mà mỗi người cần thực hiện.
- Thảo luận nhóm
- Dựa vào các thông tin SGK/37 -> TLCH:
+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra?
+ Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- Làm việc nhóm đôi
+ Trao đổi -> TLCH ở BT1 SGK/38
- Làm việc cá nhân
+ Lựa chọn ý kiến bằng thẻ qui định -> nêu lí do chọn ý kiến
- Đọc nội dung phần ghi nhớ
4. Hoạt động tiếp nối:
- Tổ chức cho học sinh tham gia quyên góp các bạn học sinh nghèo chăm học ở trường (1 lần/tháng)
- Sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao tục ngữ,  về các hoạt động nhân đạo.
---------------------------------------------
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007
THỂ DỤC:
Tiết 51: Bài MỘT SỐ BÀI TẬP RLTTCB – TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I Mục tiêu: 
- Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay, tung và bắt bóng theo nhóm hai ba người; Nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Tró chơi:”Trao tín gậy” yêu cầu biết cách chơi, bước đầu tham gia được trò chơi để rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo.
II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường.
- 2 còi, 2 học sinh/1 bóng nhỏ, 2 học sinh/1 dây, 2-4 tín gậy hoặc bóng.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đ.lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động các khớp
- Ôn các động tác tay, chân, lường bụng và phối hợp của bài thể dục phát triển chung (2 x 8 nhịp)
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại
2. Phần cơ bản:
a/ Bài tập RLTTCB
- Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm 2 người
- Ôn tung bóng và bắt bóng theo nhóm 3 người
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau
+ Thi nhảy dây
b/ Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Trao tín gậy”
+ Nêu trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu
+ Tổ chức cho học sinh chơi
3. Phần kết thúc:
- Hệ thống bài
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát
- Tập một số động tác hồi tỉnh
- Nhận xét, dặn dò 
6’-10’
1’
1’
1’
18’-22’
9’-11’
2’
2’
2’
2’-3’
1’
9’-11’
4’-6’
1’
1’-2’
1’-2’
1’
- 4 hàng dọc
- 4 hàng ngang
- Đội hình hàng ngang
- Đội hình hàng ngang
- Vòng tròn
- Vòng tròn -> điểm số theo chu kì 1-2, cho số 2 tiến 4-5 bước, quay sau, bước sang trái hoặc phải thành đứng đối diện.
- 3 cặp tạo thành 2 nhóm mỗi nhóm 3 người.
- Tập nhóm đôi
- Theo nhóm
KHOA HỌC
Tiết 51: Bài NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TT)
I Mục tiêu: 
- Học sinh nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
- Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng
II. Đồ dùng:- Chuẩn bị chung: Phích nước sôi.- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 cốc, lọ có cắm ống thủy tinh.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Nóng, lạnh và nhiệt độ
- Nêu nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nước đá đang tan?
B. Bài mới:
*. Giới thiệu bài: Nóng, lạnh và nhiệt độ (tt)
1. HĐ1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
- Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.
2. HĐ2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên
- Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao hơn. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật. 
- Làm việc theo nhóm:
+ Tiến hành thí nghiệm SGK/102 -> so sánh kết quả thí nghiệm với kết quả đã dự đoán trước.
- Làm việc theo nhóm:
+ Tiến hành thí nghiệm SGK/103
+ Giải thích: Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu sự thay đổi của nước và một số chất lỏng khác khi nóng lên và lạnh đi.
- CB: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2007
KĨ THUẬT:
Tiết 26: Bài CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH CƠ KHÍ ( T1 )
I Mục tiêu:
- Học sinh biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp tháo các chi tiết.
- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II. Đồ dùng: - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật (T.1)
2. HĐ1: Hướng dẫn học sinh gọi tên và nhận dạng các chi tiết, dụng cụ.
- Giới thiệu: Bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết đúng các chi tiết, dụng cụ và dụng cụ khác nhau, phân thành 7 nhóm:
+ Các tấm nền
+ Các loại thanh thẳng
+ Các thanh chữ U và chữ L
+ Bánh xe, bánh đai, các chi tiết khác
+ Các loại trục
+ Oác và vít, vòng hãm
+ Cờ-lê, Tua-vítD93
3 HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng Cờ-lê, tua-vít
a/ Lắp vít:
- Khi lắp các chi tiết, dùng ngón cái và ngón trỏ (tay trái) vặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít, ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua vít theo chiều kim đồng hồ.
b/ Tháo vít:
- Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít vặn cán tua-vít ngược chiều kim đồng hồ.
c/ Lắp ghép một số chi tiết:
- Thao tác mẫu cách lắp ghép một số chi tiết.
- Thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của các mối ghép và sắp gọn gàng vào hộp. 
- Làm việc cả lớp
+ Quan sát
+ Nhận dạng, gọi tên
- Quan sát, thực hành
- Làm việc cá nhân
+ Quan sát H4 SGK/80
+ Thực hành lắp ghép một trong 4 chi tiết 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu tên 7 nhóm chi tiết chính của bộ lắp ghép?
- CB: Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình cơ khí (T.2)
--------------------------------------------
LỊCH SỬ
Tiết 26: Bài CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Từ TK XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh -> Nam Bộ ngày nay.
- Cuộc khẩn hoang từ TK XVI đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất ở các vùng hoang hóa.
- Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hòa hợp với nhau.
- Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc. 
II. Đồ dùng:- Bản đồ Việt Nam TK XVI – XVII - Phiếu học tập học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Trịnh-Nguyễn phân tranh.
- Do đâu mà vào đầu TK XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt?
- Cuộc xung đột giữa các tập đoàn đã gây ra những hậu quả gì?
B. Bài mới:
*. Giới thiệu bài: Cuộc khẩn hoang ở đàng trong
1. HĐ1: Xem bản đồ
- Treo bản đồ Việt Nam TK XVI-XVII
2. HĐ2: Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang.
- Trước TK XVI, từ sông Gianh vào phía Nam, đất hoang còn nhiều xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc di cư vào Nam cùng nhân dân địa phương khai phá, làm ăn. Từ cuối TK XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo và bắt tù binh tiến dần vào phía Nam khẩn hoang hoang lập làng.
3. HĐ3: Kết quả của cuộc khai hoang.
- kết quả là xây dựng cuộc sống hòa hợp, xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc. 
- Làm việc cả lớp
+ Quan sát -> xác định trên địa phận từ sông Gianh -> Quảng Nam và từ Quảng Nam -> Nam Bộ ngày nay.
- Thảo luận nhóm
+ Dựa vào SGK thảo luận -> trình bày khái quát tình hình nước ta từ sông Gianh -> ĐBSCL?
- Làm việc cả lớp
+ Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì?
4. Củng cố, dặn dò:
- Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng gì đối với việc phát triển nông nghiệp?
- CB: Thành thị ở TK XVI-XVII
---------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2007
THỂ DỤC:
Tiết 52: Bài DI CHUYỂN TUNG, BẮT BÓNG, NHẢY DÂY 
	TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I Mục tiêu: 
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người; Nhảy dây kiểu chân trước, ... e đẩy hàng
- Lắp được từng bộ phận và lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe đẩy hàng.
II. Đồ dùng:
- Mẫu xe đẩy hàng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Lắp xe đẩy hàng
2. HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu
+ Giới thiệu mẫu xe đẩy hàng
+ Xe gồm có 5 bộ phận
Giá đỡ trục bánh xe
Tầng trên của xe và giá đỡ
Thành sau xe
Càng xe
Trục bánh xe
+ Tác dụng: dùng xe đẩy hàng để chở hành lí.
3. HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a/ Hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết
b/ Lắp từng bộ phận
- Lắp giá đỡ trục bánh xe
- Lắp tầng trên của xe và giá đỡ
- Lắp thành sau xe, càng xe, trục xe
c/ Lắp ráp xe đẩy hàng
- Giáo viên thực hành lắp ráp theo qui trình
- Kĩ thuật sự hoạt động của xe
d/ Hướng dẫn học sinh cách tháo các chi tiết xếp vào hộp.
- Tháo rời từng bộ phận -> tháo rời các chi tiết
- Xếp gọn các chi tiết vào hộp
- Làm việc cả lớp
- Quan sát -> TLCH:
+ Xe đẩy hàng gồm có những bộ phận nào?
+ Nêu tác dụng của xe?
- Làm việc cả lớp
+ Quan sát -> thực hiện từng thao tác
- Quan sát
- Quan sát
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu các thao tác kĩ thuật lắp ráp xe đẩy hàng
- CB: Lắp xe đẩy hàng (tt)
 ----------------------------------------
LỊCH SỬ
Tiết 32 Bài KINH THÀNH HUẾ 
I Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết
- Sơ lược về quá trình xây dựng, sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản văn hoá thế giới.
II. Đồ dùng:
- Hình trong SGK
- 1 số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Nhà Nguyễn thành lập 
- Nhà Nguyễn ra đời trong hòan cảnh nào?
- Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chiệu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình ?
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Kinh thành Huế
1. HĐ1: Quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- GV trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế .
- Yêu cầu vài HS mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
2. HĐ2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế
- Kết luận: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11/12/1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là Di sản văn hóa thế giới 
Làm việc cả lớp
- HS đọc đoạn SGK từ “ Nhà Nguyễn huy động đẹp nhất nước ta thời đó” và mô tả
Làm việc theo nhóm
- Giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được về kinh thành Huế
3. Củng cố, dặn dò:
- Mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
- CB: Tổng kết
 -----------------------------------------------
Thứ nămngày 26/4/2007 
THỂ DỤC
Tiết 64 Bài MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – NHẢY DÂY
I Mục tiêu: 
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu nâng cao thành tích
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường
- Còi, bóng, dây cá nhân
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung 
Đ.lượng 
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai.
2. Phần cơ bản:
a/ Môn tự chọn :Ném bóng:
- Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném bóng vào đích.
- Thi ném bóng trúng đích
b/ Nhảy dây
- Cho HS nhảy dây cá nhân kiểu chân trước chân sau.
- Thi xem ai nhảy giỏi nhất
3. Phần kết thúc:
- Hệ thống bài
- Tập một số động tác hồi tĩnh
- Nhận xét, dặn dò
6’-10’
1’
1’
2’-3’
 18’-22’
9’-11’
5’-6’
3’-4’
9’-11’
4’-6’
1’-2’
2’
1’
4 hàng dọc
1 hàng dọc
Vòng tròn
5 em
2 hàng dọc
2 hàng dọc
2 hàng dọc
KHOA HỌC
Tiết 64 Bài TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT 
I Mục tiêu: Học sinh có thể:
- Kể ra những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.
II. Đồ dùng:
- Hình trang 128, 129 SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Động vật ăn gì để sống?
- Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng ?
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trao đổi chất ở động vật?
1. HĐ1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật
*MT: HS tìm trong hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu...Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường
2. HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
*MT: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
Làm việc theo cặp
+ HS quan sát H1/ 128 SGK
-Kể tên những gì được vẽ trong hình.
- Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật ( ánh sáng, nước, thức ăn) có trong hình
- Phát hiện yếu tố còn thiếu để bổ sung( khônh khí)
- Hoạt động nhóm
+ Các nhóm tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
+ Treo sản phẩm -> ĐD nhóm trình bày
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu quá trình trao đổi chất giữa động vật với môi trường
- CB: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
 ------------------------------------------
Thứ sáu ngày 27/4/2007
ÂM NHẠC : Tiết 32 HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN: EM HÁT GỌI MẶT TRỜI.
 (Nhạc và lời : Nguyễn Thuý Liễu)
I Mục tiêu: 
- Học sinh hát đúng nhạc và lời bài: Em hát gọi mặt trời. Hát đúng những tiếng có luyến 2 nốt móc đơn.
- HS biết hát và trình bày bài hát trong dịp lễ hội dân tộc.
II. Đồ dùng:
- Đàn và bài hát: Em hát gọi mặt trời.
- Tranh ảnh minh họa .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung tiết học: học hát bài: Em hát gọi mặt trời.
2. Phần hoạt động:
- HĐ1: Dạy hát
+ Đọc lời bài hát
+ Dạy hát từng câu
+ Dạy hát từng đoạn
+ Chú ý hát đúng những tiếng có luyến 2 nốt móc đơn.
- HĐ2: Củng cố bài
- Hát lại cả bài
- Lắng nghe
- Hát từng câu, đoạn theo giáo viên
 - Cả lớp hát
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát lại bài hát
- Dặn dò: Tìm động tác thích hợp để phụ họa cho bài hát.
 ----------------------------------------
ĐỊA LÍ : 
Tiết 32 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN
 VIỆT NAM
I Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
- Nêu tương tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta.
- Chỉ trên bản đồ VN vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
- Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát vùng biển.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Tranh, ảnh liên quan.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Biển, đảo và quần đảo
- Nêu ích lợi của biển đông?
- Thế nào là đảo, quần đảo ?
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN
1. Khai thác khoáng sản:
HĐ1: Từng cặp HS dựa vào SGK và tranh ảnh để TLCH.
* Kết luận : Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa nước ta là dầu mỏ và khí đốt. Nước ta đã khai thác được hơn 100 triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra còn khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh.
2. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
HĐ2:
* KL: Vùng biển nước ta có nhiều hải sản quí. Ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản phát triển khắp các vùng biển. Nơi đánh bắt nhiều hải sản nhất là các tỉnh ven biển từ Quãng Ngãi tới Kiên Giang. 
- Làm việc theo từng cặp
HS dựa vào SGK và tranh ảnh TLCH:
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì ?
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào của vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ VN vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó?
- Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm dựa vào SGK và tranh ảnh và lược đồ để TLCH:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản?
+ Hoạt động đánh bắt hải sản ở nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
-Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
- Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển?
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển?
- CB:Ôn tập
--------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 32 KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
1 Kiểm điểm tuần 32:
- Nề nếp : Các em thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. 
- Sinh hoạt tập thể nghiêm túc. Đảm bảo chuyên cần.
- Học tập :Tiến hành ôn tập theo đề cương
 - Lao động : Tổ trực thực hiện tốt nhiệm vụ.
2Phương hướng tuần 33 :
- Tiếp tục duy trì các hoạt động nề nếp chung.
- Ôn tập tốt chuẩn bị cho kì thi cuối HKII
- Tổ 1 trực lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docCAC MON 4 T 26-32 da sua.doc